ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 80/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 05
tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Quyết định số
112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát
triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 555/LĐTBXH-BTXH ngày
03/3/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Chương
trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030
trên địa bàn tỉnh như sau:
Phần thứ
nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
I. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
1. Công tác
chỉ đạo
Thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg
ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác
xã hội giai đoạn 2010 - 2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày
22/3/2011 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 28/11/2016 thực hiện
Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020. Để
thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án, hàng năm UBND tỉnh giao Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án.
2. Kết quả
thực hiện
Trong giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh
Lạng Sơn triển khai thực hiện Đề án trong bối cảnh chưa có kinh nghiệm thực tiễn
về phát triển nghề công tác xã hội, qua 8 năm triển khai thực hiện Đề án trên địa
bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:
2.1.
Công tác truyền thông
- Thực hiện nâng cao nhận thức
nghề công tác xã hội, các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã phối hợp xây dựng
Kế hoạch tuyên truyền về Đề án phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh,
đồng thời làm tốt định hướng tuyên truyền trên địa bàn tỉnh, kết quả đã xây dựng
chuyên mục “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trên Cổng thông tin điện tử tỉnh”;
biên tập và in 8.025 quyển tài liệu Hệ thống các văn bản Đề án phát triển nghề
công tác xã hội; 2.200 tờ rơi về các hình ảnh, nội dung hoạt động về công tác
xã hội cung cấp cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã nhằm nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành trên địa bàn về nghề công tác xã hội.
- Thực hiện nâng cao nhận thức
về Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011 -
2020”, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền
thông, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, thông qua các kênh thông tin
chính là: website của cơ sở y tế và trang fanpage hoặc trên trang Facebook của
cơ sở y tế, thường xuyên đăng tải thông tin về hoạt động của cơ sở y tế như
các thành công trong cấp cứu, khám chữa bệnh; những tiến bộ kỹ thuật đang được
triển khai và áp dụng tại cơ sở y tế; cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe,
đăng tải thông tin về các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác khám,
chữa bệnh, đến hoạt động của cơ sở y tế; thành lập Phòng Công tác xã hội, tổ
Công tác xã hội trực tiếp phụ trách công tác truyền thông; đồng thời tư vấn,
truyền thông trực tiếp tới người bệnh các vấn đề liên quan đến thủ tục, chính
sách bảo hiểm, trả lời thắc mắc cho người bệnh… Việc truyền thông bằng hình ảnh,
âm thanh và video về sức khỏe đời sống được cập nhật thường xuyên trên các màn
hình ti vi đặt tại Khoa Khám bệnh và một số khoa, đến nay đã có hàng trăm
chuyên mục về sức khỏe và đời sống được truyền thông vào thứ hai hàng tuần qua
kênh phát thanh của cơ sở y tế; phối hợp với một số xã, phường, thị trấn tổ chức
truyền thông các dịch vụ y tế đặc biệt là dịch vụ y tế vượt tuyến, tuyên truyền
điều trị nghiện các chất dang thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; phát
hơn 600 tờ rơi với nội dung giới thiệu, quảng bá hình ảnh, dịch vụ y tế… tới cộng
đồng; phối hợp với một số trường học tham gia định hướng nghề nghiệp cho học
sinh và giới thiệu nghề nghiệp thu hút hơn 1.000 lượt người tham gia...
2.2.
Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
a) Đào tạo ngắn hạn
Từ năm 2012 đến năm 2020 toàn tỉnh
tổ chức tập huấn kĩ năng công tác xã hội cho 1.768 lượt cán bộ đang làm công
tác xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó bao gồm: 914 cán bộ công chức, viên chức,
cán bộ văn hóa xã hội làm công tác xã hội tại các đơn vị của tỉnh, huyện, xã;
854 cán bộ là đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội, gồm các cán bộ đang giữ chức
vụ là các Phó Chủ tịch Hội phụ nữ, Phó Bí thư đoàn, Hội Nông dân, Cựu chiến
binh… cấp xã. Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các học viên được nâng cao kiến
thức về nghề công tác xã hội, bước đầu nắm bắt được nghiệp vụ cơ bản về nghề
công tác xã hội, từ đó giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội trên
địa bàn tỉnh dần đáp ứng với nhu cầu công tác xã hội hiện nay.
b) Đào tạo dài hạn
Liên kết với Trường Đại học Lao
động - Xã hội tuyển sinh và mở 01 lớp Đại học hệ vừa làm vừa học ngành Công tác
xã hội thời gian đào tạo 4,5 năm cho 69 cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã (trong
đó có 52 học viên đã được hỗ trợ học phí từ nguồn kinh phí Trung ương giao hàng
năm, với mức hỗ trợ là 4.000.000 đồng/học viên/năm). Năm 2018 lớp đã hoàn
thành khóa đào tạo và tốt nghiệp 100%, được Trường Đại học Lao động - Xã hội cấp
bằng đại học ngày 20/10/2018.
2.3.
Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội
a) Phát triển mạng lưới cơ sở
cung cấp dịch vụ xã hội lĩnh vực lao động xã hội
Giai đoạn 2012 - 2020, UBND tỉnh
đã ban hành quyết định thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Thành lập Trung tâm Điều dưỡng
người có công có chức năng tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức
khỏe cho các đối tượng người có công với cách mạng và thực hiện chế độ, chính
sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công; thực hiện công tác
điều dưỡng tập trung đối với trường hợp nguyên là cán bộ lãnh đạo của tỉnh qua
các thời kỳ.
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Trung tâm có chức năng thực hiện công tác xã hội
của các đơn vị, cụ thể:
+ Trung tâm Giới thiệu việc làm
tỉnh Lạng Sơn đổi thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn có chức năng
tư vấn học nghề, việc làm, chính sách, pháp luật lao động cho người lao động;
thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện
các nhiệm vụ về dịch vụ việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp; kết nối, điều
tiết hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo thị trường lao động...
+ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục
- Lao động xã hội tỉnh Lạng Sơn đổi thành Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Lạng Sơn
có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện, phòng, chống
tái nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy văn hóa, dạy nghề; tổ chức
lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, người bán
dâm và người sau cai nghiện ma tuý.
+ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đổi thành Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp
tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã
hội cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng; tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng, phục hồi chức năng, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất cho
đối tượng theo quy định.
b) Phát triển mạng lưới các cơ
sở cung cấp dịch vụ xã hội lĩnh vực y tế
Các hoạt động công tác xã hội
trong các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm trước con đơn giản, thiếu
đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động chủ yếu có tính nhân đạo, từ thiện,
do các phòng chức năng kiêm nhiệm. Do chưa có bộ phận chuyên trách nên hoạt động
công tác xã hội trong các cơ sở y tế thiếu sự điều phối chung. Hoạt động tiếp
nhận hỗ trợ từ cộng đồng còn thụ động, riêng lẻ, chủ yếu là thụ động tiếp nhận
từ phía nhà hảo tâm.
Từ cuối năm 2015 đến nay, hoạt
động công tác xã hội trong các cơ sở y tế được định hình rõ ràng khi các cơ sở
y tế thành lập phòng, tổ công tác xã hội. Hiện nay, trong hệ thống khám, chữa
bệnh của tỉnh có Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập Phòng Công tác xã hội, còn lại
13 cơ sở y tế thành lập tổ công tác xã hội trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp
hoặc Phòng Điều dưỡng, Khoa Khám bệnh. Từ đó, hoạt động công tác xã hội được
triển khai hiệu quả hơn và từng bước chuyên sâu. Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội
của bệnh viện.
c) Phát triển mạng lưới các cơ
sở cung cấp dịch vụ xã hội lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Hằng năm, các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, thành lập tổ tư vấn học đường, tổ chức
tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức (tư vấn trực tiếp,
qua điện thoại, thư điện tử,…), tổ chức tuyên truyền, tư vấn giáo dục chăm sóc
sức khỏe, đặc biệt là vấn đề về tâm lý lứa tuổi cho học sinh, sinh viên; giáo dục
học sinh sống thân thiện, hoà nhập với cộng đồng; ngăn ngừa những suy nghĩ tiêu
cực, hành vi bộc phát, quá khích, trầm cảm… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cụ
thể như sau:
- Số lượng thành viên tổ tư vấn
tâm lý (kiêm nhiệm công tác xã hội): 4.316 người.
- Số lượng cán bộ quản lý, giáo
viên được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội: 1.206 người.
- Các nhà trường đã thực hiện
rà soát, phát hiện nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật:
542 đơn vị.
- Số học sinh được phát hiện có
nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm
pháp luật: 278 học sinh.
- Số học sinh được thực hiện hoạt
động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ: 115.902 học sinh.
- Số học sinh được thực hiện
can thiệp, trợ giúp: 845 học sinh.
- Số trường có cơ chế phối hợp
giữa đơn vị và cơ quan Lao động - Thương binh - Xã hội trong công tác xã hội:
370 đơn vị.
- Số trường có sự phối hợp giữa
gia đình và nhà trường trong thực hiện công tác xã hội: 587 đơn vị.
- Số trường có sự phối hợp giữa
công tác xã hội và công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông: 480 đơn vị.
- Số học sinh được tư vấn tâm
lý, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản: 63.936 học sinh.
- Số học sinh được tư vấn tăng
cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình,
thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội: 71.316 học sinh.
- Số học sinh được tư vấn kỹ
năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp: 53.130 học sinh.
- Số học sinh được tham vấn tâm
lý khi gặp khó khăn cần can thiệp, giải quyết và giới thiệu chuyên gia tư vấn
tâm lý ngoài nhà trường: 1.217 học sinh.
- Có cơ chế phối hợp giữa cơ sở
giáo dục và Đoàn TNCSHCM trong công tác tâm lý: 416 đơn vị.
- Các đơn vị đã thành lập
phòng/góc tư vấn tâm lý và bố trí kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý:
421 đơn vị.
- Số giáo viên, nhân viên làm
công tác tư vấn tâm lý: 3.933 giáo viên, nhân viên.
2.4.
Áp dụng mã ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công
tác xã hội; áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc
thù nghề nghiệp theo hướng dẫn của trung ương
- Thực hiện Thông tư số
34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, trên
địa bàn tỉnh hiện có 06 viên chức đang giữ ngạch công tác xã hội, gồm: 04 viên
chức trình độ đại học, 01 viên chức trình độ cao đẳng và 01 viên chức trình độ
trung cấp; việc thực hiện chức danh và mã số ngạch theo đúng quy định tại Thông
tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH .
- Thực hiện chế độ phụ cấp cho
cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn. Hiện tại tỉnh Lạng Sơn
chưa thành lập được đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, phường, thị
trấn theo Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã
hội xã, phường, thị trấn. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh
tế - xã hội còn khó khăn, khả năng ngân sách hạn chế, do vậy nếu thành lập thêm
đội ngũ công tác viên công tác xã hội sẽ cần bổ sung thêm biên chế, bổ sung
thêm kinh phí vượt quá khả năng của tỉnh, mặc dù hiện tại tỉnh đang áp dụng việc
hỗ trợ cho cán bộ không chuyên trách tuy nhiên chỉ điều chỉnh cho đội ngũ Hội đồng
nhân dân các cấp, chưa phù hợp với cán bộ công tác xã hội.
2.5.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên
làm công tác xã hội trên địa bàn tỉnh
Năm 2018 tổ chức điều tra, rà
soát, thu thập thông tin, cán bộ công tác xã hội cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh,
số liệu đến hết tháng 12/2018 như sau:
- Toàn tỉnh có 5.174 cán bộ làm
công tác xã hội cấp xã, trong đó 1.823 nữ chiếm 35,23% và 3.351 nam chiếm
64,77% so với tổng số cán bộ làm công tác xã hội cấp xã và đều là lao động
trong biên chế cấp xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức điều tra cập nhật cơ
sở dữ liệu về trình độ chuyên môn, đào tạo nghề công tác xã hội, trình độ tin học,
ngoại ngữ, nhu cầu đào tạo nghề công tác xã hội, tình trạng hôn nhân, vị trí
tuyển dụng, công việc chính được giao, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản
lý nhà nước… của cán bộ công tác xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố.
Kết quả điều tra, rà soát, thu
thập thông tin cán bộ công tác xã hội cấp xã năm 2018 của các huyện, thành phố
là cơ sở xây dựng dữ liệu, phục vụ cho thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác xã hội đáp ứng nhu cầu về phát triển
nghề công tác xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
2.6.
Công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án
Hàng năm Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực
hiện Đề án 32 đều thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Đề án phát triển nghề
công tác xã hội. Qua kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình, Đề
án tại các huyện, thành phố đã nắm bắt thực trạng về công tác xã hội, tình hình
triển khai thực hiện công tác xã hội, đồng thời hướng dẫn, trao đổi các vấn đề
tư vấn, kỹ năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các huyện và một số xã, một
số cán bộ chưa hiểu rõ nghề công tác xã hội mà chỉ hiểu nghề công tác xã hội
trong vai trò là thực hiện chế độ chính sách, hoạt động nhân đạo, từ thiện và vận
động xã hội ở một số cơ quan, đoàn thể như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…; đội ngũ người tham gia vào các
hoạt động xã hội và vận động xã hội cũng chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu
về công tác xã hội và các kiến thức liên quan.
2.7.
Kinh phí thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020
Là 4.348 triệu đồng (bốn tỷ ba
trăm bốn mươi tám triệu đồng).
II. NHỮNG
KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Khó
khăn, hạn chế
- Lạng Sơn là tỉnh miền núi,
biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chưa tự cân đối được ngân
sách, cho nên ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương cho nhiệm
vụ đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng
tác viên công tác xã hội, các hoạt động khác của Đề án hiện nay chưa được cấp
kinh phí để tổ chức thực hiện, nhất là hoạt động củng cố và phát triển mạng lưới
các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và chế độ chính sách đối với đội ngũ
cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo Thông tư liên
tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định.
- Về xây dựng thí điểm mô hình
Trung tâm Công tác xã hội: do Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV
ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ về hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Cung cấp dịch vụ
công tác xã hội công lập chỉ áp dụng cho thành lập Trung tâm Công tác xã hội cấp
huyện, nên không có cơ sở pháp lý để UBND tỉnh phê duyệt.
2. Nguyên
nhân
- Ngoài nguồn kinh phí của
Trung ương hỗ trợ, ngân sách của tỉnh đầu tư cho Đề án 32 còn hạn hẹp chưa đáp ứng
được đầy đủ.
- Nhận thức, hiểu biết của xã hội
nói chung về nghề công tác xã hội còn hạn chế, các cấp, các ngành chưa thật sự
quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để thực hiện Đề án.
- Trình độ và năng lực, kinh nghiệm
của đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội chưa chuyên nghiệp, chưa được đào
tạo bài bản, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Đội ngũ cán bộ làm
công tác xã hội, nhất là ở cấp xã còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và
chưa ổn định.
- Đời sống vật chất và tinh thần
của một số đối tượng và gia đình còn nhiều khó khăn. Nhiều xã, nhiều hộ gia
đình, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghèo; nhiều trẻ em còn rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn; mặt khác, nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người
dân, nhất là các đối tượng yếu thế rất đa dạng nhưng do thói quen và chưa nhận
thức đầy đủ về các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội nên các đối tượng
chưa chủ động đến tiếp cận với các dịch vụ này.
- Các Thông tư hướng dẫn ban
hành chưa phù hợp, cụ thể:
+ Thông tư liên tịch số
09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập áp dụng cho thành lập Trung
tâm Công tác xã hội cấp huyện.
+ Thông tư số
07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh. Tại Thông tư này quy định chế độ phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên
công tác xã hội xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh do ngân sách tỉnh bảo đảm,
rất khó triển khai thực hiện, do nguồn kinh phí của tỉnh không thể đáp ứng được.
- Sự phối hợp của các ngành chức
năng của tỉnh còn thiếu đồng bộ.
Phần thứ
hai
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Để thực hiện hiệu quả các
Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của Thủ tướng
Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn như sau:
I. MỤC
TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển
công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội
về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác
xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của
người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
2. Mục
tiêu cụ thể
2.1.
Từ năm 2021 đến năm 2025
- Đạt 60% số cơ quan, tổ chức,
cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp,
trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân
công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó có ít nhất từ 01 đến 02 cán
bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên
trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp
hàng tháng tối thiểu bằng mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
- Ít nhất khoảng 30% số cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc
tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại
giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức
chính trị - xã hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.
- Khoảng 50% số cơ sở trợ giúp
xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có
cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn,
hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 đạt khoảng 20%.
- Bảo đảm ít nhất 85% trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn
nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
2.2.
Từ năm 2026 đến năm 2030
- Tiếp tục phục vụ phát triển
công tác xã hội bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng và chú trọng hội nhập quốc
tế.
- Khoảng 90% số cơ quan, tổ chức,
cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp,
trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân
công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó có ít nhất từ 01 đến 02 cán
bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên
trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp
hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
- Khoảng 60% số cơ sở trợ giúp
xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch
vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công
tác xã hội và quản lý ca tăng tối thiểu 30% so với năm 2025.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 40% số cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã,
phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan.
- Bảo đảm ít nhất 90% trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn
nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
II. CÁC
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng,
hoàn thiện các quy định về công tác xã hội
a) Nghiên cứu, xây dựng mới,
hoàn thiện các quy định về phát triển công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội
trong các ngành, lĩnh vực: bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại
giam, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội và trong các đoàn thể, tổ chức
chính trị - xã hội;
b) Nghiên cứu, đổi mới cơ chế,
chính sách, phương thức quản lý, vận hành các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã
hội; xây dựng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa, tăng cường
thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công tác xã hội
trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người dân.
2. Phát
triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
a) Thực hiện quy hoạch phát triển
mạng lưới các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực
và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập
theo hướng thực hiện trợ giúp toàn diện, bền vững.
b) Hỗ trợ các mô hình cung cấp
dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại
giam, hệ thống tư pháp, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngôi nhà tạm lánh, mô hình
nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung
cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn, trong đó:
- Giai đoạn 2021 - 2025: hỗ trợ
xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện tại cơ sở trợ giúp
xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, nhà tạm
lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và
mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: hỗ trợ
triển khai nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ
giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế,
ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi
có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.
3. Xây dựng
cơ sở dữ liệu về cán bộ làm công tác xã hội
Rà soát cán bộ, công chức, viên
chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại giam, các cơ sở
giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ưu
tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện
ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc
khác.
4. Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn
kỹ năng cho 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công
tác xã hội
a) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho khoảng
100 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội
(bình quân 10 người/năm); đào tạo kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm
sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, khoảng 10 chỉ tiêu/năm; đào tạo 10
cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
b) Tập huấn nâng cao năng lực,
kỹ năng cho khoảng 1.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác
xã hội (bình quân 100 người/năm) về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc
thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; công tác xã hội
trong lĩnh vực tư pháp, nông thôn miền núi và một số lĩnh vực đặc thù khác.
5. Tuyên
truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân
dân về công tác xã hội
a) Truyền thông nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí công tác xã
hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần,
người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng yếu
thế khác.
b) Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ
năng công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên
làm công tác xã hội.
c) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
và phổ biến pháp luật về lĩnh vực công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên
chức, nhân viên và cộng tác viên.
d) Chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong nước và quốc
tế, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và phương pháp nâng cao năng lực
cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội.
6. Giám
sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch
a) Xây dựng, triển khai hệ thống
chỉ tiêu giám sát, đánh giá theo các nội dung và mục tiêu của Kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức giám sát, đánh giá thực
hiện Kế hoạch hàng năm, giữa kỳ và tổng kết giai đoạn 2021 - 2030 việc thực hiện
Chương trình.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Từ nguồn ngân sách nhà nước
bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng
năm của các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể liên quan và UBND các huyện,
thành phố; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án
liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Từ nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp
pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành xây dựng kế hoạch thực hiện và điều phối thực hiện các nhiệm vụ của
Chương trình.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ nghiên cứu, đề xuất tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
công tác xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, trại giam, cơ sở
giáo dưỡng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Chủ trì, phối hợp với cơ
quan liên quan nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên
công tác xã hội; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo về công tác
xã hội; xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công tác
xã hội; nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã
hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác
xã hội; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ
nguồn kinh phí và cân đối kinh phí ngân sách địa phương bố trí kinh phí hỗ trợ
thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách cả giai đoạn, hàng năm cho các
cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định, hướng dẫn của Trung ương về quản lý, sử
dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Sở Nội
vụ
Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về tổ chức
và hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
4. Sở
Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với các cơ quan liên
quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên
quan thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của sở về công tác xã hội;
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp
đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về
lĩnh vực công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức, nhân viên công tác
xã hội trong trường học.
5. Sở Tư
pháp
Phối hợp với các cơ quan liên
quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật; rà soát, đánh giá tính thống nhất, đồng
bộ, phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội trong hệ thống tư
pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan về phát triển công tác xã hội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của sở.
6. Sở Y tế
Phối hợp với các cơ quan liên
quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật về
công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của sở.
7. Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về phát triển công tác xã hội.
8. Công an
tỉnh
Phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành về phát triển công tác
xã hội; sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc tại trại giam, trường giáo
dưỡng về công tác xã hội.
9. Các sở,
ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện
Chương trình; nghiên cứu, xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc
ban hành theo thẩm quyền để phát triển công tác xã hội.
10. UBND
các huyện, thành phố chịu trách nhiệm
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch
nhằm cụ thể hoá Chương trình phát triển công tác xã hội trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện
các nội dung, giải pháp của Chương trình trên địa bàn tỉnh, thành phố.
c) Bố trí ngân sách, nhân lực,
cơ sở vật chất thực hiện Chương trình lồng ghép kinh phí các chương trình mục
tiêu quốc gia, các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực
hiện Chương trình.
11. Đề nghị
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn
TNCSHCM tỉnh và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội chủ
trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội;
tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về công
tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác
xã hội; tham gia triển khai thực hiện Chương trình.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các Phòng: KG-VX, TH-NC, TH-CB;
- Lưu: VT, KG-VX(NCD).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|