ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7975/KH-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 19 tháng 11 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA THEO
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Quyết định số 1614/QĐ-TTg
ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi
phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020”;
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng
Kế hoạch tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là
cuộc điều tra), cụ thể như sau:
1. Mục đích của cuộc điều
tra:
Xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận
nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa
chiều để làm cơ sở xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực
hiện các chính sách cho hộ nghèo, người nghèo, hộ cận nghèo, người cận nghèo
trong giai đoạn 2016-2020.
2. Yêu cầu của cuộc điều
tra:
- Cuộc điều tra phải được thực hiện
trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với
tình hình thực tế của tỉnh.
- Cuộc điều tra phải được thực hiện
công khai, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể và
của người dân. Kết quả điều tra phải phản ánh chính xác thực trạng hộ nghèo, hộ
cận nghèo của tỉnh.
- Phải đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.
- Cuộc điều tra phải được thực hiện
trên tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí.
3. Tiêu chí điều tra:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Mục
II, Điều 1, Quyết định 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều
sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”:
3.1. Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; Hoặc có thu nhập bình
quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống
tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
3.2. Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập
bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức
sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản.
3.3. Chuẩn nghèo chính sách và chuẩn mức
sống tối thiểu thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chuẩn nghèo chính sách: Khu vực
thành thị: 900.000 đồng/người/tháng; Khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng.
- Chuẩn mức sống tối thiểu: Khu vực
thành thị: 1.300.000 đồng/người/tháng. Khu vực nông thôn: 1.000.000 đồng/người/tháng.
4. Đối tượng, phạm vi
điều tra:
4.1. Đối tượng điều tra:
Toàn bộ hộ dân cư trú hợp pháp trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật, cụ thể gồm:
- Những hộ có hộ khẩu thường trú (hoặc
diện KT2, KT3) đang sinh sống tại địa bàn điều tra từ 6 tháng trở lên (tính đến
thời điểm lập danh sách điều tra).
- Các trường hợp tạm trú nhưng thực tế
đang sinh sống ổn định, lâu dài tại địa bàn điều tra do Chủ tịch UBND cấp xã
quyết định điều tra.
4.2. Phạm vi điều tra: Thực hiện trên
địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa.
5. Thời gian điều
tra:
Thực hiện từ ngày 01 tháng 11 năm 2015
đến ngày 30 tháng 12 năm 2015.
6. Biểu mẫu điều tra:
Các biểu mẫu điều tra được xây dựng
trên cơ sở các biểu mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có bổ sung
thêm một số chỉ tiêu cần thu thập của tỉnh, gồm:
- Mẫu Phiếu Đăng ký điều tra hộ nghèo,
hộ cận nghèo năm 2015 - Phiếu A1.
- Mẫu Phiếu Nhận dạng nhanh hộ gia
đình - Phiếu A.
- Mẫu Phiếu Chỉ tiêu ước tính thu nhập
của hộ - Phiếu B1
- Mẫu Phiếu Chỉ tiêu về các nhu cầu xã
hội cơ bản - Phiếu B2
- Mẫu Phiếu Thông tin hộ nghèo, hộ cận
nghèo - Phiếu C
- Các Bảng tổng hợp.
7. Quy trình, tiến độ
điều tra:
7.1. Bước 1 (B1):
Công tác chuẩn bị điều tra: từ ngày 01/11/2015 đến 20/11/2015
a) B1.1: Tuyên truyền, quán
triệt về cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đến các cấp, các ngành và cộng
đồng nhân dân.
b) B1.2: Xây dựng Kế hoạch tổ
chức điều tra ở các cấp.
c) B1.3: Chuẩn bị lực lượng
điều tra viên và giám sát các cấp.
- Điều tra viên: sử dụng đội ngũ cán bộ
cấp xã, thôn/tổ dân phố, cán bộ các hội, đoàn thể. Ưu tiên bố trí lực lượng
thanh niên. Định mức bố trí điều tra viên là 100-150 hộ/01 điều tra viên.
- Giám sát điều tra: sử dụng đội ngũ
cán bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội, giảng viên nguồn công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.
+ Giám sát cấp tỉnh: 03 người/01 huyện,
thị xã, thành phố;
+ Giám sát cấp huyện: 01 người/01 xã,
phường, thị trấn.
d) B1.4: Bố trí kinh phí cho
cuộc điều tra:
Trên cơ sở dự toán tổng kinh phí điều
tra, Sở Tài chính bố trí bổ sung dự toán kinh phí cho Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện cuộc điều
tra.
đ) B1.5: In ấn biểu mẫu điều
tra, tài liệu hướng dẫn điều tra.
Do tính cấp bách của cuộc điều tra và
để đảm bảo đúng tiến độ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được phép chỉ định
thầu in ấn biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn điều tra trên cơ sở khảo sát giá thực
tế thị trường.
e) B1.6: Tập huấn cho các đơn
vị tham gia điều tra và lực lượng điều tra viên: Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia điều tra và các điều tra
viên.
g) B1.7: Dự báo số lượng hộ
nghèo, hộ cận nghèo để chỉ đạo điều tra:
- Trên cơ sở số lượng hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có thu nhập đến 150% chuẩn nghèo theo chuẩn nghèo cũ giai đoạn
2011-2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo số hộ nghèo, hộ cận nghèo
của từng huyện, thị xã, thành phố theo chuẩn nghèo mới.
- Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị
xã, thành phố dựa trên cơ sở dự báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ 150% chuẩn nghèo cũ để đưa ra dự báo số hộ nghèo,
hộ cận nghèo của từng xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo mới.
- Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã trên
cơ sở dự báo của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện tổ chức triển khai chỉ đạo điều
tra ở các thôn/tổ.
7.2. Bước 2 (B2): Triển khai ghi
Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo: từ 21/11/2015 đến 30/11/2015
a) B2.1: Triển khai cho tất cả hộ dân
đăng ký điều tra hộ nghèo:
- Trưởng thôn/tổ tiến hành phát Phiếu
đăng ký điều tra hộ nghèo năm 2015 (Phiếu A1) cho toàn thể các hộ dân trong
thôn/tổ. Các hộ dân tự điền thông tin và ký tên vào Phiếu A1 để đăng ký được điều
tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 nếu thấy đủ các điều kiện.
- Chậm nhất trong thời gian 04 ngày, hộ
dân nào có nhu cầu đăng ký điều tra thì nộp lại Phiếu A1 cho Trưởng thôn/tổ để tổng
hợp lập danh sách điều tra. Hộ dân nào không nộp lại Phiếu A1 coi như không có
nhu cầu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015.
- Lưu ý: Trường hợp hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2015 (hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ) không nộp phiếu Đăng ký điều
tra thì Trưởng thôn/tổ kiểm tra, nhắc nhở hộ đăng ký.
b) B2.2: Trưởng thôn/tổ lập danh sách
các hộ được điều tra:
- Trên cơ sở các Phiếu A1 được các hộ
dân nộp, Trưởng thôn/tổ tổng hợp vào Phiếu A.
- Trưởng thôn/tổ phối hợp với các
thành viên của cấp ủy và các chi hội (Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, nông dân)
trong thôn/tổ tiến hành chấm điểm và rà soát Phiếu A.
- Những hộ gia đình có dưới 3 chỉ tiêu
trong Phiếu A được đưa vào danh sách điều tra.
c) B2.3: Điều tra viên tiến hành ghi
Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu B), gồm: Phiếu Chỉ
tiêu ước tính thu nhập của hộ (Phiếu B1) và Phiếu chỉ tiêu các nhu cầu xã hội
cơ bản (Phiếu B2)
Điều tra viên đến từng hộ gia đình để
thực hiện ghi các loại phiếu điều tra. Việc ghi Phiếu điều tra thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) B2.4: Giám sát quá trình ghi Phiếu
điều tra:
Trong quá trình điều tra viên tiến
hành ghi phiếu điều tra, giám sát cấp tỉnh và giám sát cấp huyện tiến hành kiểm
tra, giám sát, đôn đốc tiến độ, chỉnh sửa các sai sót để đảm bảo điều tra viên
đi điều tra thực tế tại hộ gia đình, phiếu điều tra được ghi đúng theo quy định,
phản ánh đúng thực tế của hộ được điều tra và đảm bảo tiến độ điều tra.
7.3. Bước 3 (B3): Tổng
hợp kết quả điều tra; xác định sơ bộ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016;
họp dân thông qua kết quả rà soát: từ ngày 01/12/2015 đến ngày 07/12/2015
a) B3.1: Trưởng thôn/tổ tổng hợp kết
quả ghi Phiếu điều tra:
Trên cơ sở kết quả ghi phiếu điều tra
của các điều tra viên, Trưởng thôn/tổ tổng hợp kết quả vào Bảng tổng hợp 01.
b) B3.2: Họp thôn/tổ để rà soát, xác định
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Thành phần tham gia gồm: Cán bộ giảm
nghèo (hoặc cán bộ Lao động - TBXH) cấp xã; Trưởng thôn/tổ; Bí thư Chi bộ; Chi
hội trưởng các chi hội thôn; Bí thư Đoàn Thanh niên thôn.
Nội dung họp là rà soát, xác định danh
sách hộ nghèo, hộ cận nghèo dựa trên hướng dẫn Quy trình xác định hộ nghèo, hộ
cận nghèo cấp thôn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Phụ lục 01 - kèm
theo Kế hoạch này)
c) B3.3: Sở Lao động - TBXH nghiệm thu Phiếu B1,
Phiếu B2, Bảng tổng hợp 01 và Danh sách sơ bộ dự kiến hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với các phòng Lao động - TB&XH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức
nghiệm thu kết quả ghi Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu B1
và Phiếu B2) của các điều tra viên và Bảng tổng hợp sơ bộ danh sách hộ nghèo, hộ
cận nghèo của các thôn/tổ. Trong quá trình nghiệm thu Phiếu điều tra, tiến hành
điều chỉnh những sai sót để phù hợp với quy định của cuộc điều tra.
d). B3.4: Họp dân thông qua kết quả rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp thôn, tổ và niêm yết công khai danh sách
- Sau khi Phiếu điều tra đã được nghiệm
thu, Thôn trưởng/tổ trưởng dân phố triển khai cuộc họp dân trong thôn để lấy ý
kiến của người dân về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo sau
khi thông qua họp dân được niêm yết công khai tại thôn/tổ và trụ sở UBND cấp xã
để nhân dân được biết.
7.4. Bước 4: Phê duyệt
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016: từ ngày 07/12/2015 đến ngày
10/12/2015
a) B4.1: Ban chỉ đạo giảm
nghèo cấp xã tổ chức họp thống nhất danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
b) B4.2: Ủy ban nhân dân cấp
huyện căn cứ trên danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do cấp xã trình lên tiến
hành thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo của các xã,
phường, thị trấn.
c) B4.3: Căn cứ trên Quyết định
phê duyệt danh sách hộ nghèo của UBND cấp huyện, UBND cấp xã ban hành Quyết định
công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có tên trong
danh sách.
7.5. Bước 5: Lập danh
sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm 2016: từ ngày 10/12/2015 đến ngày 15/12/2015
a) B5.1: Trên cơ sở danh sách
hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND cấp huyện phê duyệt, UBND cấp xã lập danh sách
đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số vùng khó khăn năm 2016 theo quy định, trình UBND cấp huyện phê duyệt
thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Danh sách gửi về bao gồm cả bản
cứng và bản mềm (file excel).
Trong quá trình lập danh sách đề nghị
cấp thẻ BHYT năm 2016, cần phải kiểm tra, rà soát, đảm bảo 01 đối tượng chỉ
có 01 thẻ BHYT, không được trùng lắp. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm
đối với việc trùng lắp thẻ BHYT của địa phương quản lý.
b) B5.2: Trên cơ sở Danh sách
đề nghị cấp thẻ BHYT hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số năm 2016
do UBND cấp xã trình, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các
phòng, ban có liên quan (Tài chính, Dân tộc, Kinh tế,...) tiến hành thẩm định lại
danh sách và trình UBND huyện phê duyệt. Trong quá trình thẩm định, nếu có sai
sót hoặc trùng lắp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND cấp
xã để điều chỉnh.
c) B5.3: Sau khi UBND cấp huyện
phê duyệt danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
gửi toàn bộ danh sách đề nghị (cả bản cứng và bản mềm) cho Bảo hiểm xã hội cấp
huyện để tiến hành in ấn thẻ BHYT năm 2016 (đối với hộ nghèo và đồng bào dân tộc
thiểu số miền núi) và tổ chức vận động mua thẻ BHYT năm 2016 (đối với hộ cận
nghèo). Việc lập danh sách BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số phải hoàn thành gửi Bảo hiểm xã hội trước ngày 15/12/2015.
d) B5.4: Bảo hiểm xã hội tiến
hành in ấn và hoàn thành việc in ấn thẻ BHYT để cấp phát cho người dân trước
ngày 25/12/2015.
7.6. Bước 6: Khảo sát
đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo: từ ngày 11/12/2015 đến ngày 30/12/2015
a) B6.1: Trên cơ sở danh sách
hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được UBND cấp huyện phê huyệt và UBND cấp xã công nhận,
điều tra viên đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin về đặc điểm hộ gia
đình (Phiếu C). Trong quá trình thực hiện thu thập thông tin đặc điểm hộ gia
đình, kết hợp thực hiện cả Phiếu thu thập thông tin hộ gia đình của tỉnh và Phiếu
thu thập thông tin hộ gia đình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) B6.2: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả việc ghi Phiếu C.
c) B6.3: Sau khi Phiếu được
nghiệm thu, các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức nhập dữ liệu của
hộ gia đình vào phần mềm quản lý và in ấn Sổ bộ hộ nghèo, Sổ bộ hộ cận nghèo
năm 2016.
7.7. Bước 7: Tổng hợp
báo cáo kết quả: trước ngày 31/12/2012
Căn cứ vào các Quyết định phê duyệt
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp số liệu hộ
nghèo, hộ cận nghèo báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả điều tra rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa báo cáo Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Trên cơ sở khai thác dữ liệu hộ nghèo,
hộ cận nghèo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan có
liên quan in ấn các loại danh sách để thực hiện các chính sách cho người nghèo,
người cận nghèo ngay từ đầu năm 2016.
8. Kinh phí thực hiện
cuộc điều tra:
Tổng kinh phí thực hiện cuộc điều tra
là: 4.563.612.600 đồng. (Bằng chữ: Bốn tỷ, năm trăm sáu mươi ba triệu,
sáu trăm mười hai nghìn, sáu trăm đồng); trong đó:
8.1. Kinh phí bố trí
cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tổng kinh phí: 1.533.392.600 đồng; để thực hiện
các nội dung chi sau:
+ Chi xây dựng phương án điều tra
+ Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra cho
các cấp.
+ Chi in ấn tài liệu hướng dẫn điều
tra và biểu mẫu điều tra.
+ Chi giám sát điều tra, kiểm tra,
phúc tra cấp tỉnh.
+ Chi nghiệm thu, làm sạch phiếu điều
tra.
+ Chi báo cáo tổng hợp cấp tỉnh; Tổ chức
hội nghị công bố.
+ Các khoản khác: văn phòng phẩm,
thông tin liên lạc, làm thêm ngoài giờ.
- Nguồn kinh phí:
+ Kinh phí đã bố trí trong dự toán
NSNN 2015: 300.000.000 đồng
+ Kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung dự
toán: 1.233.392.600 đồng.
8.2. Kinh phí bố trí
cho UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổng kinh phí: 3.030.220.000 đồng; để thực hiện
các nội dung chi sau:
+ Chi giám sát, kiểm tra, phúc tra cấp
huyện
+ Chi trả công cho điều tra viên
+ Chi nhập Phiếu điều tra
+ Chi báo cáo tổng hợp cấp huyện và cấp
xã.
- Nguồn kinh phí:
+ Kinh phí đã bố trí trong dự toán
NSNN 2015: 888.000.000 đồng
+ Kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung dự
toán: 2.142.220.000 đồng
(Theo Bảng dự toán kinh phí chi tiết
kèm theo Kế hoạch này)
Ngoài các nội dung chi và định mức chi
theo dự toán nêu trên, UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo thực tế công
việc triển khai ở địa phương có thể bố trí thêm kinh phí để thực hiện các công
việc như: kinh phí cấp huyện giám sát, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, kiểm
tra giám sát, in ấn các loại biểu mẫu, danh sách cấp huyện,...
Riêng hai huyện miền núi Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh, Ủy ban nhân dân huyện được phép hỗ trợ thêm kinh phí ghi phiếu điều
tra cao hơn mức chung toàn tỉnh nhưng không vượt quá 120% mức quy định nêu
trên.
9. Tổ chức thực hiện:
9.1. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn cụ thể quy trình điều tra
và các loại biểu mẫu điều tra.
- Tổ chức in ấn toàn bộ biểu mẫu điều
tra, tài liệu hướng dẫn điều tra. Cho phép Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
được chỉ định thầu in ấn biểu mẫu và tài liệu để kịp thời phục vụ cuộc điều tra
đúng tiến độ.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra
cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn và các điều tra viên.
- Chỉ đạo và tổ chức giám sát việc điều
tra ở cơ sở; Tổ chức nghiệm thu kết quả ghi Phiếu điều tra.
- Kết thúc cuộc điều tra, tham mưu UBND
tỉnh báo cáo kết quả điều tra về Bộ Lao động - TB&XH trước ngày 31/12/2015.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch
triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm, trang thiết bị phục vụ công tác quản
lý hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 và triển khai ứng dụng cơ sở dữ
liệu và phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp xã, phường, thị trấn.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án Giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp
cận đo lường nghèo đa chiều tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020, trình Hội đồng
nhân dân tỉnh thông qua trong Quý I/2016.
9.2. Sở Tài chính:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về bố
trí kinh phí tổ chức cuộc điều tra. Hướng dẫn và giám sát các nội dung chi theo
đúng quy định hiện hành.
9.3. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố:
- Giao Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện
và cấp xã trực tiếp chỉ đạo triển khai cuộc điều tra trên địa bàn quản lý.
- Trên cơ sở kế hoạch điều tra của tỉnh,
xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức triển khai cuộc điều tra trên địa
bàn quản lý. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch điều tra ở
cấp xã.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND
các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai cuộc điều tra đảm bảo công khai,
dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành, Mặt trận, các hội, đoàn thể và
của người dân từ thôn, tổ trở lên, chống bệnh thành tích, quan liêu, phản ánh
không đúng thực trạng nghèo của địa phương, cơ sở.
- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức
ghi Phiếu điều tra, giám sát việc điều tra và xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở
cấp xã, cấp thôn thuộc địa bàn quản lý. Tổ chức nhập dữ liệu Phiếu điều tra vào
phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo cơ sở dữ liệu hộ nghèo của địa
phương và của tỉnh.
- Phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2016 trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành Quyết định công nhận
hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc địa bàn
quản lý.
- Chịu trách nhiệm trong việc lập danh
sách BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
miền núi thuộc địa bàn quản lý.
- Tổng kết, báo cáo kết quả điều tra về
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh.
9.4. Ngân hàng Chính
sách xã hội Khánh Hòa; Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng:
- Ngân hàng Chính sách xã hội Khánh
Hòa chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kết hợp khảo
sát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong giai đoạn
2016-2020.
- Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa chủ động phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai lập danh sách
bảo hiểm y tế năm 2016.
- Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp số liệu và danh sách đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tình
hình tỷ lệ hộ nghèo của các xã phục vụ Chương trình Xây dựng Nông thôn mới.
- Sở Xây dựng chủ động phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội để khảo sát, tổng hợp nhu cầu và nguyện vọng hỗ
trợ nhà ở của hộ nghèo.
9.5. Sở Thông tin -
Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa:
Thực hiện công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra hộ
nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp mới để tạo sự hưởng ứng và phát huy tinh
thần làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt cuộc tổng điều tra hộ nghèo.
9.6. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp tham gia phối
hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền,
vận động nhân dân và hội viên tham gia thực hiện tốt cuộc điều tra hộ nghèo, hộ
cận nghèo và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức điều tra ở địa phương, nhất là
ở cấp thôn, tổ.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tổng điều
tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều và
chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015. Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện
nhằm đảm bảo cuộc điều tra đạt chất lượng, tiết kiệm và đúng tiến độ đề ra; báo
cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội) đúng thời gian quy định./.
(Đính kèm Biểu mẫu điều tra; Quy trình
xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp thôn; Bảng dự toán ngân sách thực hiện điều
tra).
Nơi nhận:
-
Bộ Lao động - TB&XH (để B/cáo);
- TT. TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Lao động-TBXH; Tài chính; KH-ĐT; Thông tin - Truyền thông; Nông
nghiệp-PTNT; Xây dựng;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UB MTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể;
- Đài PT-TH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Lưu VT, VX.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Bắc
|
PHỤ
LỤC 01
QUY
TRÌNH PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015 Ở CẤP THÔN/TỔ DÂN PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 7975/KH-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa)
Sau khi các điều tra viên tiến hành khảo
sát thực trạng hộ gia đình để ghi, chấm điểm vào các Phiếu B1 và Phiếu B2, Trưởng
thôn/tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Trưởng thôn) tổ chức họp thôn/tổ để
tiến hành phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo
mới giai đoạn 2016-2020.
Thành phần tham gia gồm: Cán bộ giảm
nghèo (hoặc cán bộ Lao động - TBXH) cấp xã; Trưởng thôn; Bí thư Chi bộ; Chi hội
trưởng các chi hội thôn; Bí thư Đoàn Thanh niên thôn.
Nội dung cuộc họp là rà soát, xác định
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, cụ thể như sau:
I. Cách thức phân loại
hộ:
Trên cơ sở số điểm trên các Phiếu B1
và Phiếu B2, chia thành các nhóm sau:
1. Khu vực thành thị (phường, thị trấn):
Stt
|
Phân loại hộ
|
Mã phân loại
|
Số điểm Phiếu
B1
|
Số điểm Phiếu
B2
|
1
|
Hộ nghèo
|
|
|
|
1.1
|
Hộ nghèo
|
N1
|
Dưới 125 điểm
B1 < 125
|
Không quan
tâm
|
1.2
|
Hộ nghèo
|
N2
|
Từ 125 đến
160 điểm 125 ≤ B1 ≤ 160
|
Từ 30 điểm
trở lên B2 ≥ 30
|
2
|
Hộ có khả năng
nghèo
|
|
|
|
2.1
|
Hộ có khả năng nghèo
|
N3
|
Từ 125 đến
160 điểm 125 ≤ B1 ≤ 160
|
Dưới 30 điểm
B2 < 30
|
2.2
|
Hộ có khả năng nghèo
|
N4
|
Từ 161 đến
190 điểm 161 ≤ B1 ≤ 190
|
Từ 30 điểm
trở lên B2 ≥ 30
|
3
|
Hộ có khả năng cận
nghèo
|
CN1
|
Từ 161 đến
190 điểm 161 ≤ B1 ≤ 190
|
Dưới 30 điểm
B2 < 30
|
4
|
Hộ không nghèo
|
KN
|
Trên 190 điểm
B1 > 190
|
Không quan
tâm
|
2. Khu vực nông thôn (xã):
Stt
|
Phân loại hộ
|
Mã phân loại
|
Số điểm Phiếu
B1
|
Số điểm Phiếu
B2
|
1
|
Hộ nghèo
|
|
|
|
1.1
|
Hộ nghèo
|
N1
|
Dưới 110 điểm
B1 < 110
|
Không quan
tâm
|
1.2
|
Hộ nghèo
|
N2
|
Từ 110 đến
135 điểm 110 ≤ B1 ≤ 135
|
Từ 30 điểm
trở lên B2 ≥ 30
|
2
|
Hộ có khả năng
nghèo
|
|
|
|
2.1
|
Hộ có khả năng nghèo
|
N3
|
Từ 110 đến
135 điểm 110 ≤ B1 ≤ 135
|
Dưới 30 điểm
B2 < 30
|
2.2
|
Hộ có khả năng nghèo
|
N4
|
Từ 136 đến
165 điểm 136 ≤ B1 ≤ 165
|
Từ 30 điểm
trở lên B2 ≥ 30
|
3
|
Hộ có khả năng cận
nghèo
|
CN1
|
Từ 136 đến
165 điểm 136 ≤ B1 ≤ 165
|
Dưới 30 điểm
B2 < 30
|
4
|
Hộ không nghèo
|
KN
|
Trên 165 điểm
B1 > 165
|
Không quan
tâm
|
II. Cách thức xác định
hộ nghèo, hộ cận nghèo:
1. Xác định hộ nghèo: Thực hiện
theo các bước sau:
1.1. Xác định Tổng số
hộ nghèo của thôn:
Tổng số hộ nghèo của thôn (ký hiệu N)
được xác định trên cơ sở số điểm B1 và B2 trên các phiếu điều tra, cụ thể:
* Khu vực thành thị:
Tổng số hộ nghèo (N) = (Tổng số hộ có
điểm B1 ≤ 140) + (Tổng số hộ có 141 ≤ B1 ≤175 và B2 ≥ 30).
* Khu vực nông thôn:
Tổng số hộ nghèo (N) = (Tổng số hộ có
điểm B1 ≤ 120) + (Tổng số hộ có 121 ≤ B1 ≤ 150 và B2 ≥ 30).
Tổng số hộ nghèo N này sẽ bao gồm:
- Toàn bộ các hộ nghèo N1 (theo phân
loại ở Mục I)
- Toàn bộ các hộ nghèo N2 (theo phân
loại ở Mục I)
- Các hộ N0 được xếp hạng theo thứ tự
điểm B1 từ thấp đến cao trong danh sách các hộ có khả năng nghèo (các hộ N3 và
N4 theo phân loại ở Mục I). Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn theo điểm B2
lớn hơn.
1.2. Cách thức xác định
N0:
- Số lượng hộ N0 = N - (N1 +
N2)
- Trên cơ sở các hộ có tên trong danh
sách N3 và N4, tiến hành xếp thứ tự hộ căn cứ theo điểm B1.
- Danh sách hộ N0 được xác định bằng
cách lấy các hộ theo thứ tự từ thấp đến cao cho đến khi đủ số lượng N0 theo
tính toán. Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn hộ có điểm B2 lớn hơn. Trường
hợp cả B1 và B2 đều bằng nhau thì thông qua kết quả họp dân.
2. Xác định hộ cận nghèo: Thực hiện
theo các bước sau:
2.1. Xác định Tổng số
hộ cận nghèo của thôn:
Tổng số hộ nghèo của thôn (ký hiệu CN)
được xác định trên cơ sở số điểm B1 và B2 trên các phiếu điều tra, cụ thể:
* Khu vực thành thị:
Tổng số hộ cận nghèo (CN) = Tổng số hộ
có (141 ≤ B1 ≤ 175) và (B2 < 30)
* Khu vực nông thôn:
Tổng số hộ cận nghèo (CN) = Tổng số hộ
có (121 ≤ B1 ≤ 150) và (B2 < 30)
2.2. Cách thức xác định
hộ cận nghèo:
- Lập danh sách hộ có khả năng cận
nghèo CN2 = (N3 + N4) – N0
- Rà soát, xếp hạng thứ tự cho các hộ
có tên trong danh sách CN1 (theo phân loại ở Mục I) và CN2 căn cứ theo điểm B1.
- Danh sách hộ cận nghèo được xác định
bằng cách lấy theo thứ tự hộ từ thấp đến cao cho đến khi đủ số CN theo tính
toán. Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn hộ có điểm B2 lớn hơn. Trường hợp cả
B1 và B2 đều bằng nhau thì thông qua kết quả họp dân.
Phiếu A1 -
Dùng cho các hộ gia đình
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015
TỈNH: KHÁNH HÒA HUYỆN/THỊ
XÃ/THÀNH PHỐ:……………………………
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN:…………………………. THÔN/TỔ:
………………………………
PHẦN I. HỘ GIA ĐÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CÁC
TIÊU CHÍ ĐỂ ĐƯỢC ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015:
1. Tiêu chí đánh giá: (Hộ gia
đình tự đánh giá)
Stt
|
Tiêu chí
|
CÓ
Đánh dấu X
|
1
|
Có ô tô/xe máy/xe điện/ghe thuyền có
động cơ
|
|
2
|
Có máy điều hòa/tủ lạnh
|
|
3
|
Có bình tắm nước nóng
|
|
4
|
Có máy giặt/sấy quần áo
|
|
5
|
Có đất đai/nhà/xưởng/tài sản, máy
móc cho thuê
|
|
6
|
Tiêu thụ điện từ 100KW/tháng trở lên
|
|
7
|
Diện tích ở bình quân đầu người từ 30m2
trở lên
|
|
8
|
Có ít nhất 01 người là công chức/viên
chức hoặc có lương hưu/trợ cấp người có công
|
|
9
|
Có ít nhất 01 người đang làm việc có
bằng từ Cao đẳng trở lên.
|
|
2. Hướng dẫn cách ghi:
* Hộ gia đình tự xác định các tiêu chí
của gia đình mình.
* Nếu có từ 3 tiêu chí trở lên
thì không cần đăng ký điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và không
cần nộp lại Phiếu này cho Trưởng thôn/tổ dân phố.
* Nếu có dưới 3 tiêu chí thì ghi
tiếp Phần II và nộp lại Phiếu này cho Trưởng thôn/tổ dân phố trong
thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận Phiếu.
* Sau 02 ngày kể từ ngày nhận
Phiếu, nếu không nộp lại Phiếu cho Trưởng thôn/tổ dân phố thì coi như
hộ gia đình không có nhu cầu đăng ký điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2015.
PHẦN II. ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ
CẬN NGHÈO NĂM 2015
1. Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………………
2. Đia chỉ:……………………………………………………………………………………………
3. Tổng số nhân khẩu trong hộ:…………………………………..
người.
4. Kê khai nhân khẩu trong hộ (có mặt tại
gia đình từ 06 tháng trở lên):
Stt
|
Họ và tên
(Ghi chữ in
hoa)
|
Giới tính
|
Số CMND
(Không có
CMND thì ghi số CMND của người đại diện)
|
Ngày tháng
năm sinh
(Ghi theo
CMND hoặc Giấy khai sinh)
|
Thẻ Bảo hiểm
y tế
(Không tính
thẻ BHYT hộ nghèo, cận nghèo)
|
Có
(Đánh dấu
X)
|
Không
(Đánh dấu
X)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét các tiêu chí để được
điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, tôi nhận thấy gia đình tôi có dưới 3
tiêu chí. Do đó, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn và Thôn/Tổ dân
phố tiến hành điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 cho gia đình tôi.
Tôi xin cam kết sẽ hợp tác với cán bộ
điều tra và kê khai trung thực về hoàn cảnh của gia đình tôi./.
|
….......…, ngày
…… tháng …. năm 2015
Người đăng ký
(Ký
và ghi rõ họ, tên)
|