ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7804/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 18
tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2023 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH PHỤC HỒI, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG
Thực hiện Nghị quyết số
82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Quyết định
số 1726/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP
ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của
Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển
du lịch hiệu quả, bền vững với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
- Triển khai đến các cấp, các
ngành tập trung tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Chính
phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch
hiệu quả, bền vững; tiếp tục khẳng định ngành du lịch có vị trí quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm
vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh phục hồi và phát triển du lịch Bến Tre hiệu quả, bền
vững, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo thiết
thực, hiệu quả, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua.
- Cơ cấu lại ngành du lịch theo
hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường;
phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc
- Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh -
Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện” để đưa
ngành du lịch Bến Tre trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Huy động được nhiều nguồn lực
tham gia trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh phục hồi,
tăng tốc phát triển du lịch.
II. MỤC
TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Đến năm 2025
- Du lịch trở thành ngành kinh
tế quan trọng; là một trong những điểm đến sinh thái và trải nghiệm văn hóa
hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đối với khách quốc tế, là điểm đến nghỉ
dưỡng ngắn ngày hàng đầu khu vực đối với khách trong nước.
- Tổng thu từ khách du lịch: Phấn
đấu đạt từ 2.300 - 3.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22-25%/năm, đóng
góp trực tiếp vào GRDP phấn đấu đạt 6% trở lên.
- Về khách du lịch: Phấn đấu
đón ít nhất 2,3 - 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 40 - 45%,
duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Bến Tre từ 12 - 15%/năm.
2. Đến năm 2030
- Du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Bến Tre trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn,
có năng lực cạnh tranh cao và thuộc nhóm dẫn đầu các địa phương trong khu vực,
đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: phấn
đấu đạt 3.800 - 6.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 24 - 25%/năm trở lên; đóng
góp trực tiếp vào GRDP phấn đấu đạt 10%.
- Về khách du lịch: Phấn đấu
đón ít nhất 3,2 - 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 46 - 48% trở
lên, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Bến Tre từ 14 -
15%/năm trở lên.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh
cơ cấu lại ngành du lịch Bến Tre theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng,
bền vững
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về Phát triển du lịch tỉnh Bến
Tre đến năm 2030. Tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh
thị trường du lịch nội địa, tạo nền tảng cho tăng trưởng bức phá trong ngắn hạn;
đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường nguồn khách quốc tế, chú trọng thị
trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày.
- Tăng cường công tác thống kê
du lịch: Triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện
chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định tại Thông tư số
18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch và Thông tư số
16/2022/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chế độ báo cáo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, phối
hợp nhắc nhở các cơ sở lưu trú du lịch thực hiện nghiêm túc việc khai báo tạm
trú cho người nước ngoài (thông qua trang Thông tin điện tử hoặc Phiếu khai báo
tạm trú).
- Tập trung liên kết phát triển
sản phẩm, thị trường kết nối tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng và liên vùng;
phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tham gia vào phát triển du lịch
mang đậm bản sắc văn hóa địa phương1.
- Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm
du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị,
gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm của khách du
lịch làm trung tâm”.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả
các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh, thành Đồng bằng Sông Cửu Long; nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối
phát triển du lịch liên vùng; phát huy vai trò liên kết để xây dựng nên những sản
phẩm hấp dẫn, độc đáo của từng địa phương, đảm bảo thống nhất cùng phát triển bền
vững.
b) Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin
và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ Kế hoạch số 3706/KH-UBND ngày
01/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày
29/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030”, tiếp tục
triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt kết quả, phù hợp với tình hình thực
tế của địa phương.
c) Đề nghị Hiệp hội Du lịch tỉnh:
phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp. Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh liên kết, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt
qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
2. Tiếp tục
tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Bến Tre
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì
phối hợp Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ
xem xét sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng
9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu
vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tạo điều kiện
thu hút khách du lịch người nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm du lịch biển
(khu vực biên giới biển).
b) Công an tỉnh
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
Quyết định thay thế (hoặc sửa đổi, bổ sung) Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày
17/02/2017 ban hành quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đồng thời tham mưu thực hiện.
- Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện Kế hoạch số 65/KH- UBND ngày 27/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch
trong tình hình mới; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế, doanh
nghiệp dịch vụ lữ hành đảm bảo các quy định an toàn, an ninh, trật tự cho khách
du lịch quốc tế trong quá trình tham quan du lịch tại Bến Tre.
c) Sở Y tế: tăng cường công tác
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách
du lịch; đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; xử
lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín và
hình ảnh du lịch của tỉnh.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường:
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên truyền
nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch;
chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; điểm đến an toàn, hấp dẫn, văn
minh, thân thiện để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Bến Tre.
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng để thu hút đầu tư, phát triển du lịch khu vực đất rừng, đất lâm
nghiệp.
3. Tăng cường
thu hút đầu tư, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các
khu du lịch trọng tâm của tỉnh
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thường xuyên rà soát, kiến
nghị đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch nhằm tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch.
- Chủ động, tích cực tham gia có
hiệu quả các hoạt động hợp tác, liên kết liên địa phương thúc đẩy phát triển du
lịch. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động, khuyến khích các đơn vị kinh
doanh du lịch nghiên cứu xây dựng, phát triển thêm nhiều loại hình, sản phẩm, dịch
vụ du lịch mới để phục vụ và thu hút du khách.
- Tăng cường mời gọi các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án phát triển du lịch, hình
thành và kết nối một số khu vực động lực phát triển du lịch có chất lượng, quy
mô lớn, thúc đẩy, lan tỏa các lợi ích và giá trị của du lịch.
- Chủ trì phối hợp Sở Giao
thông vận tải, Chi nhánh đăng kiểm Bến Tre, các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải về việc lắp đặt
thiết bị nhận dạng tự động AIS trên tàu du lịch phù hợp với đặc điểm của tỉnh (Theo
Thông tư Số 39/2018/TT-BGTVT ngày 21/6/2018 Của Bộ Giao thông Vận tải ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa
- sửa đổi lần 2:2018 QCVN 72:2013/BGTVT).
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp
đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế
để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, cải thiện khả năng cạnh
tranh về chi phí logistics, nhân lực. Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền
phân bổ nguồn vốn đầu tư thực hiện các Chương trình, dự án trên lĩnh vực du lịch
phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và kế hoạch trung hạn tương ứng với từng
giai đoạn đã được phê duyệt của tỉnh Bến Tre.
- Đẩy mạnh thu hút mời gọi các
nhà đầu tư lớn, có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch tham gia
đầu tư các dự phát triển du lịch với quy mô lớn và hiện đại nhằm thúc đẩy, lan
tỏa các lợi ích và giá trị của du lịch.
c) Sở Giao thông vận tải
- Phát triển hệ thống hạ tầng
giao thông đồng bộ, kết nối với các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh và các
khu vực có tiềm năng phát triển để hình thành các tuyến, điểm đến hấp dẫn của tỉnh
khi có điều kiện về nguồn vốn.
- Phối hợp với các sở, ban,
ngành tỉnh và địa phương thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch số 3078/KH-UBND ngày
03/6/2021 thực hiện Đề án số 05- ĐA/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về đầu tư
xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ logictics phục vụ phát triển
kinh tế -xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành tỉnh và địa phương tham mưu Ủy ban nhân tỉnh ban hành Quyết định sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 20/2019/QĐ- UBND ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quy định tổ chức, quản lý các phương tiện hoạt động phục
vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre” phù hợp tình hình thực tế.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường:
triển khai đồng bộ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đồng thời, chủ trì,
phối hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch đăng
ký và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố: chủ động mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư
các dự phát phát triển du lịch trên địa bàn.
Riêng Ủy ban nhân dân các huyện
Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú: tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ
theo tiến độ đã được phê duyệt đối với các đề án: Đề án Làng Văn hóa Du lịch
(huyện Chợ Lách), Đề án Làng Dừa (huyện Mỏ Cày Nam), Đề án phát triển du lịch
xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú); Ủy ban nhân dân thành phố Bến
Tre và huyện Châu Thành: tiếp tục chỉ đạo tập trung phát triển du lịch 3 xã
phía Nam thành phố Bến Tre và 8 xã ven sông Tiền.
4. Phát triển
sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp nghiên cứu phát triển
các sản phẩm du lịch chủ đạo, mang nét riêng có của Bến Tre trên cơ sở tiềm
năng, thế mạnh của địa phương gắn với việc liên kết, hợp tác vùng và các khu vực
động lực phát triển du lịch: Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống; sản phẩm du lịch
nghỉ dưỡng (ven sông, biển) và du lịch thể thao, giải trí phù hợp với định hướng
phát triển các ngành kinh tế biển gắn với định hướng phát triển về hướng Đông.
Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du
lịch về nguồn... Tiến tới việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đô thị,
du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (du lịch MICE); du lịch kết hợp mua sắm, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe…. Tập trung khai thác thế mạnh về ẩm thực địa phương
góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch Bến Tre.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành tỉnh và các địa phương tổ chức các sự kiện cấp khu vực, quốc gia về văn
hóa, thể thao, du lịch, hội nghị, hội thảo; tăng cường quảng bá hình ảnh văn
hóa, con người Bến Tre tại các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Phát triển thương hiệu du lịch
Bến Tre Xứ Dừa dựa vào tiềm năng, lợi thế về tự nhiên; lịch sử, truyền thống
văn hóa địa phương; xây dựng Bến Tre thật sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân
thiện, hiếu khách…
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Kế hoạch số 1729/KH-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến
Tre về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030 và Kế
hoạch số 3446/KH-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2023 - 2025.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ
số trong xúc tiến quảng bá du lịch; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng
cường quảng bá trên mạng xã hội; tổ chức xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng
điểm phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm; đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến
du lịch.
b) Sở Công Thương: chủ trì, phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn kết các chương trình xúc tiến
thương mại, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, làng nghề với hoạt động
phát triển du lịch trong và ngoài nước; tăng cường giới thiệu, quảng bá và đẩy
mạnh trao đổi, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng
của tỉnh.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 3446/KH-UBND ngày 12
tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển du lịch nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 -
2025.
- Lồng ghép nội dung phát triển
du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy các
sản phẩm du lịch liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan
nông thôn, văn hóa cộng đồng, phát huy tối đa du lịch nông nghiệp, gắn với nông
thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn. Đẩy mạnh
kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông
qua các doanh nghiệp lữ hành.
d) Sở Thông tin và Truyền
thông: phối hợp các đơn vị liên quan, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo
hạ tầng viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và chất lượng dịch vụ
băng rộng cố định, di động tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.
đ) Đài Phát thanh và Truyền
hình Bến Tre và Báo Đồng Khởi: thường xuyên có chuyên mục tuyên truyền về nội
dung Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính Phủ về nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và nội
dung Kế hoạch này. Đồng thời, có kế hoạch đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du
lịch; đa dạng hóa hình thức truyền tải để thông tin đến gần hơn với du khách.
e) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Chủ trì triển khai thực hiện
đạt kết quả nội dung “Mỗi huyện, thành phố xây dựng một đến hai sản phẩm “độc đáo,
đặc trưng” của địa phương mình” theo Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày
20/7/2017 của Tỉnh ủy về “Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và Đề án số
02-ĐA/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về “Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre năm
2030”, nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc thù, điểm đến tiêu biểu, mang nét đặc
trưng riêng của từng địa phương để phục vụ và thu hút du khách.
- Phối hợp nghiên cứu xây dựng
các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống gắn với văn hóa bản địa, các
hoạt động sự kiện, lễ hội; định kỳ, luân phiên tổ chức tại các địa phương trong
tỉnh nhằm tạo điểm nhấn quảng bá, thu hút và phục vụ khách du lịch.
5. Hỗ trợ
doanh nghiệp kinh doanh du lịch
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Triển khai đầy đủ, kịp thời
các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người
lao động lĩnh vực du lịch.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị, địa phương liên quan đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch,
cơ sở kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu; tổng hợp, đề xuất
hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp
tham gia phát triển du lịch.
b) Sở Tài chính: phối hợp với
các cơ quan có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố
trí kinh phí phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh để thực hiện các dự
án, đề án, chương trình phát triển du lịch được phê duyệt thuộc Kế hoạch này
theo đúng quy định
c) Sở Giao thông vận tải: hướng
dẫn các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đào tạo, huấn
luyện cho các thuyền viên phục vụ các tàu, thuyền hoạt động du lịch trên sông,
biển; thủ tục cho các doanh nghiệp đăng ký cấp phép bến tàu khách du lịch và
các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy nội địa. Đồng thời
tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện hoạt động của bến tàu, phương tiện
giao thông thủy nội địa và phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ.
d) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
Bến Tre: chủ trì, phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
nghiên cứu, bổ sung các chính sách hỗ trợ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động
du lịch.
đ) Cục thuế tỉnh: phối hợp các
ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; triển khai đồng
bộ các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà người nộp thuế gặp
phải trong quá trình sản xuất kinh doanh; thực hiện các chính sách ưu đãi về
thuế có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp du lịch đầu tư về
Bến Tre.
e) Hiệp hội Du lịch tỉnh: phát
huy vai trò nòng cốt, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và cạnh
tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất,
kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp du lịch.
g) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố: phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan hỗ trợ các đơn vị kinh
doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu, cơ chế chính sách lĩnh vực
du lịch; quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong
quá trình kinh doanh du lịch.
6. Nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan nghiên cứu mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch trên cơ sở
nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của
địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với các địa
phương hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường
tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch
nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo, các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ
đào tạo đối với cơ sở giáo dục có đào tạo du lịch.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: chỉ
đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố thông tin đến các trường tiểu
học, trung học cơ sở trực thuộc về chương trình tham quan du lịch, ngoại khoá tại
tỉnh Bến Tre để các trường có kế hoạch lồng ghép chương trình tham quan du lịch
ngoại khóa vào chương trình học, nhằm góp phần giáo dục ý thức giữ gìn phát huy
các giá trị di sản văn hóa, tài nguyên du lịch của quê hương. Tùy theo điều kiện
các đơn vị có thể tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại các di tích
văn hoá, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
- Kết nối mở các lớp đào tạo nhằm
nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động lĩnh vực du lịch.
- Triển khai cho các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng chương đào tạo, tài liệu bồi dưỡng
liên quan đến lĩnh vực du lịch, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho phát triển của ngành du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị có
liên quan tranh thủ nguồn kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn, để triển
khai cho các địa phương đang định hướng phát triển du lịch nông thôn kết nối
đào tạo các lớp nghề du lịch nông thôn cho người lao động tại địa phương.
d) Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp
tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản
lý nhà nước về du lịch và các ngành có liên quan.
đ) Phân hiệu Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre; Trường Cao đẳng Bến Tre: nghiên cứu đa dạng
các hình thức đào tạo; ưu tiên đào tạo nghề lĩnh vực du lịch.
e) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Phối hợp tổ chức các lớp đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng tham gia phục vụ du lịch; vận động, tạo
điều kiện lực lượng phục vụ hoạt động du lịch tại địa phương tham gia các lớp
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.
- Phối hợp tuyên truyền cộng đồng
dân cư tại các điểm tham quan, du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng
xử văn minh.
g) Các đơn vị kinh doanh du lịch:
thực hiện tốt văn hóa doanh nhân; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người
lao động; quan tâm xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và
bền vững; nhân viên cởi mở, vui vẻ, lịch sự, mến khách; tạo điều kiện cho lao động
tại đơn vị tham gia các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng về du lịch; ưu tiên tuyển
chọn lao động đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch tốt nghiệp từ
các trường trung cấp, cao đẳng, đại học vào làm việc tại đơn vị.
7. Đẩy
nhanh thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
phối hợp với các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong du lịch;
phát triển du lịch thông minh để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng khả năng trải nghiệm
cho khách du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh giúp nâng
cao trải nghiệm cho du khách; tổ chức, vận hành ứng dụng du lịch thông minh
theo hướng chuyên nghiệp, nội dung phong phú, hấp dẫn và mang lại hữu ích cho
khách du lịch; nghiên cứu triển khai mô hình kinh doanh du lịch theo hướng hiện
đại, áp dụng công nghệ tiên tiến như: Ứng dụng mobile, trí tuệ nhân tạo (AI)
end Cahtbots, kết nối IoT...; vận động các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh
du lịch trên toàn tỉnh triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví, thẻ
ngân hàng trực tuyến, QR Code...)...
b) Sở Thông tin và Truyền
thông: phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai có hiệu quả nhiệm
vụ được giao tại Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 -2025, tầm
nhìn đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 09/10/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre).
c) Sở Khoa học và Công nghệ:
triển khai hoàn thiện giai đoạn 2 Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên
cứu hoàn thiện và phát triển du lịch thông minh để thúc đẩy mô hình chuyển đổi
số tỉnh Bến Tre” nhằm góp phần đẩy mạnh khai thác, phát triển tiềm năng du lịch,
hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch quảng
bá, xúc tiến du lịch Bến Tre đến du khách trong nước và quốc tế.
d) Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố: đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, vận động
các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện chuyển đổi số, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc giới thiệu hình ảnh và dịch vụ của đơn vị đến với du
khách.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ
các nguồn: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội
hóa từ các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh,
Hiệp hội Du lịch tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ nhiệm vụ được giao xây
dựng kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện theo lĩnh vực được phân công nhằm đẩy
nhanh phục hồi, phát triển du lịch Bến Tre hiệu quả, bền vững.
- Tiến hành sơ kết, đánh giá
tình hình thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Định kỳ 6 tháng, năm báo
cáo kết quả thực hiện gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; tổng hợp, đánh giá tình
hình thực hiện Kế hoạch của các sở, ban, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ VHTTDL (báo cáo);
- Cục Du lịch Quốc Gia (báo cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh (thực hiện);
- Thành viên BCĐ PTDL tỉnh;
- Chánh, các Phó CVP.UBND tỉnh;
- Hiệp hội Du lịch tỉnh (thực hiện);
- UBND các huyện, thành phố (thực hiện);
- Phòng KGVX, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Đ.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bé Mười
|
1 - Tuyến du lịch sinh thái sông nước 8 xã ven
sông Tiền thuộc huyện Châu Thành.
- Tuyến du lịch sinh thái miệt
vườn 3 xã Nam TP. Bến Tre.
- Tuyến du lịch Mỏ Cày Nam - Chợ
Lách (Du thuyền trên sông Thom)
- Tuyến Du lịch Giồng Trôm - Ba
Tri (Tham quan Khu tưởng niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định tại xã Lương Hòa,
làng nghề hơn trăm năm tuổi bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc; Di tích quốc
gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu; Nông trại Hải Vân - Sân Chim
Vàm Hồ; Du lịch cộng đồng cồn An Bình)
- Tuyến Du lịch Thạnh Phú - Mỏ
Cày Bắc (Tham quan di tích lịch sử căn cứ khu uỷ Sài gòn - Gia Định; Di tích quốc
gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre; Nhà cổ Huỳnh Phủ; di tích đầu cầu tiếp nhận vũ
khí Bắc Nam; Khu du lịch sinh thái biển Cồn Bửng).
- Tuyến Du lịch Bình Đại (Khu lưu niệm cụ Huỳnh Tấn Phát, hai di tích
cấp quốc gia đình Long Phụng và đình Long Thạnh; Homestay Út Trinh, cảng cá
Bình Đại; tham quan chùa Vạn Phước; bãi biển Thừa Đức, khu du lịch sinh thái Đê
Đông, ruộng muối Thới Thuận, Homestay Cồn Bà Tư, Homestay Người Giữ Rừng…