ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 50/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 13 tháng 6 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN MINH DU LỊCH
Thực hiện Quyết định số
718/QĐ-BVHTTDL ngày 02/3/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban
hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Kế hoạch số
789/KH-BVHTTDL ngày 02/3/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển
khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh
du lịch như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Triển khai, tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức,
thái độ của cán bộ, công chức trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến du
lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; khách du lịch; người dân và cộng đồng
địa phương tại các khu, điểm du lịch về ứng xử văn minh
trong hoạt động du lịch. Xác định ứng xử văn minh du lịch là yếu tố hết sức
quan trọng, cần thiết để cải thiện môi trường du lịch, góp phần phát triển du lịch
bền vững, có chất lượng, có chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành
du lịch hiện nay.
- Cung cấp thông tin, khuyến cáo cho
khách du lịch, người dân những hành vi nên và không nên khi đi du lịch nhằm xây
dựng và nâng cao hình ảnh văn minh lịch sự của du khách, đặc biệt là du khách
Việt.
- Nâng cao ý thức, thái độ trong việc
đón tiếp, tạo bước chuyển biến, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất
lượng của dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.
- Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch
cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả người
dân, đặc biệt là các đối tượng liên quan trong ngành Du lịch. Đây là Bộ Quy tắc
ứng xử mang tính khung cơ bản, định hướng chung, dựa trên đó các tổ chức, doanh
nghiệp du lịch có thể vận dụng để xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn,
quy định về ứng xử văn minh du lịch phù hợp, hiệu quả.
- Thể hiện quyết tâm thay đổi mạnh mẽ
của ngành Du lịch về nhận thức và hành động trong việc tích cực thay đổi hình ảnh
du lịch Việt Nam, hướng tới sự văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp. Tạo ra chuyển
biến và đạt kết quả cụ thể trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng
yêu cầu phát triển đột phá ngành Du lịch như yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo sự phối hợp liên ngành, kết
nối chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; thường xuyên có sự kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch.
II. CÁC NỘI DUNG CỤ
THỂ
1. Phát động toàn
ngành về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
phổ biến về ứng xử văn minh du lịch tới các tổ chức, cá nhân liên quan trong
ngành Du lịch, cụ thể:
- Tổ chức quán triệt về tăng cường thực
hiện văn hóa công sở và ứng xử văn minh đến toàn thể cán bộ, công chức, người
lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước về du lịch.
- Phát động, hưởng ứng các chiến dịch
nâng cao hình ảnh du khách Việt hướng tới đối tượng là người Việt Nam đi du lịch
trong và ngoài nước.
- Phát động, hưởng ứng các chiến dịch
ứng xử văn minh, thân thiện, lịch sự đến người dân, cộng đồng địa phương tại
các khu, điểm du lịch. Tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh,
giữ gìn bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, tham gia hoạt
động du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng và toàn xã hội.
- Phát động ứng xử văn minh, thân thiện,
chuyên nghiệp đến các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch trong toàn tỉnh,
đặc biệt là các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng du lịch, khu,
điểm du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch...
b) Lồng ghép tuyên truyền về ứng xử
văn minh trong hoạt động du lịch tại các sự kiện du lịch lớn trong năm 2017 và
các năm tiếp theo.
c) Khuyến khích các địa phương, doanh
nghiệp nghiên cứu, đề xuất các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng
trong ngành Du lịch, chuyển tải Bộ Quy tắc ứng xử văn minh
du lịch thành các thông điệp dễ hiểu, dễ tuyên truyền:
- Cụ thể hóa nội dung về ứng xử văn
minh khi đi du lịch bằng các hình ảnh, khẩu hiệu sinh động, lôi cuốn để nâng
cao hiệu ứng tuyên truyền đến du khách.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về ứng
xử văn minh du lịch vào các tờ rơi, tập gấp, bản đồ, sách hướng dẫn du lịch để
cung cấp cho du khách tại các quầy thông tin du lịch, quầy bán vé tham quan...
- Riêng các cơ sở đào tạo du lịch và
các ngành liên quan đến du lịch cần đưa nội dung ứng xử văn minh du lịch vào
các chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nghề du lịch, hướng nghiệp du
lịch...
d) Tuyên truyền ứng xử văn minh trong
hoạt động du lịch như văn hóa trong giao thông, xếp hàng mua hàng hóa, mua vé
tham quan và các dịch vụ khác.
2. Triển khai hoạt
động tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch trên các phương tiện truyền thông,
thông tin đại chúng
- Xây dựng và tổ chức các chuyên mục,
chuyên đề, tọa đàm về ứng xử văn minh du lịch như: “Tuân thủ pháp luật khi đi
du lịch”; “Du lịch có hiểu biết và du lịch có trách nhiệm”; “Nâng cao hình ảnh
du khách Việt”... hoặc tuyên truyền về các điển hình gương người tốt, việc tốt
có sức ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch; đồng thời phê phán các hành vi kém
văn minh du lịch trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí... nhằm
tạo hiệu ứng mạnh mẽ, có sức lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng và làm thay
đổi hình ảnh du lịch Việt Nam.
- Đăng tải thông tin về ứng xử văn
minh du lịch trên các ấn phẩm, website du lịch, Cổng Thông tin điện tử tỉnh,
Trang thông tin điện tử của các sở, ngành liên quan.
- Xây dựng, tuyên truyền về ứng xử
văn minh du lịch trên các báo điện tử, mạng xã hội...
3. Lồng ghép, đưa
nội dung về ứng xử văn minh du lịch vào một số chương trình đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình xây dựng nông thôn mới
- Hỗ trợ tổ chức các chương trình bồi
dưỡng nâng cao nhận thức về ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng địa phương; kỹ
năng nghề; kỹ năng ứng xử với du khách tại một số khu, điểm du lịch, các hộ du
lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn.
- Hỗ trợ một số chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nghề, kỹ năng nghề du lịch cho một số cá nhân, doanh nghiệp kinh
doanh du lịch.
- Phối hợp với các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học du lịch đưa nội dung ứng xử văn minh du lịch vào chương trình
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử
văn minh du lịch đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của
đơn vị mình. Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
- Làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các
tổ chức và doanh nghiệp có liên quan chủ động tổ chức triển khai kế hoạch. Tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Hướng dẫn các địa phương, các tổ chức,
cá nhân hoạt động du lịch; khách du lịch; cộng đồng địa phương trong việc thực
hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, hưởng
ứng (treo băng rôn, dựng pano,...) của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
- Triển khai, hưởng ứng các chiến dịch
do Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, nhằm nâng cao ý
thức, thái độ ứng xử văn minh du lịch với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân hoạt
động du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý điểm đến
du lịch, chấn chỉnh môi trường du lịch tại các địa phương theo hướng văn minh,
thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tại địa phương; đảm bảo
an ninh, trật tự, an toàn và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra trên địa bàn tỉnh, có biện pháp nhắc nhở, khuyến cáo, xử phạt nghiêm đối với
những hành vi ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch; có biện pháp khích lệ kịp thời
những đơn vị kinh doanh du lịch có uy tín, đảm bảo chất lượng; đồng thời công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân kinh doanh không đảm bảo chất lượng dịch vụ, có hành vi “lừa đảo”, “chặt
chém” khách du lịch.
- Tổ chức đường dây nóng tiếp nhận, xử
lý và phản hồi các đánh giá, khiếu nại của khách du lịch về chất lượng dịch vụ
điểm đến; đặc biệt là các vấn đề về thái độ ứng xử của các tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch.
- Thực hiện hình ảnh hóa, cụ thể hóa
các nội dung liên quan đến ứng xử văn minh du lịch để tuyên truyền dưới các
hình thức phù hợp như: Thông qua biểu tượng vui về du lịch Cà Mau, tập gấp, áp
phích, tờ rơi, cẩm nang du lịch,...
- Phối hợp với
các ngành chức năng, các địa phương lập dự trù kinh phí triển khai thực hiện
các nhiệm vụ để Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Sở Thông tin
và Truyền thông
Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương có liên quan chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến thực hiện
Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên các phương tiện báo chí, truyền thông,
mạng xã hội, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng
có liên quan. Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền đưa tin của các cơ quan, đơn vị
trong tỉnh.
3. Sở Giao
thông vận tải
Phối hợp chỉ đạo triển khai, hướng dẫn
tuyên truyền và giám sát các công ty vận tải thực hiện ứng xử văn minh trong
văn hóa giao thông và có liên quan đến các hoạt động du lịch.
4. Sở Giáo dục
và Đào tạo
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền Bộ
Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch đến các đối tượng là sinh
viên, học sinh các cấp nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về ứng xử văn minh
trong du lịch; tổ chức triển khai đến các Trường Đại học, Cao đẳng, Trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức lồng ghép các nội dung ứng xử
văn minh du lịch vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho sinh viên
ngành du lịch; bổ sung vào trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng các bài học về
kỹ năng xử lý tình huống để ứng phó với các hành vi kém văn minh trong du lịch.
5. Các cơ quan
báo, đài địa phương
- Xây dựng kế hoạch phát sóng, tăng
cường đăng tải tin, bài và dành thời lượng phù hợp để phát sóng, đưa tin nhằm
tuyên truyền rộng rãi Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, kêu gọi mọi người dân
trong cộng đồng tích cực hưởng ứng thực hiện Bộ Quy tắc này.
- Tổ chức và phối hợp mở các chuyên mục,
chuyên đề, tọa đàm tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch; giới thiệu gương
người tốt, việc tốt có sức ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch công khai các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh không đảm bảo
chất lượng dịch vụ, có hành vi “lừa đảo”, “chặt chém” khách du lịch làm ảnh hưởng
đến hình ảnh du lịch của tỉnh.
6. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện
cụ thể, thiết thực.
- Thường xuyên triển khai các hoạt động
tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch tại khu, điểm du lịch mình quản lý để
hình thành thói quen, hành vi, thái độ, cách ứng xử văn minh lịch sự cho người
dân địa phương khi tham gia các hoạt động du lịch, cho tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch tại địa phương mình quản lý.
- Huy động các cơ quan, đơn vị tăng
cường công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các cơ sở
kinh doanh du lịch tại địa phương về ứng xử văn minh du lịch. Đồng thời, phối hợp
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tại địa phương mình.
7. Ban Quản lý
các di tích, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
- Tăng cường quản lý môi trường tự
nhiên, cảnh quan tại các khu, điểm du lịch theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi
trường điểm đến; phối hợp với cơ quan liên quan xử lý nghiêm việc xả rác, nước
thải, chất thải ra môi trường ảnh hưởng tới điểm tham quan du lịch; đảm bảo môi
trường cảnh quan vệ sinh, trong sạch, tạo ấn tượng tốt với du khách
- Lắp đặt các biển chỉ dẫn, quầy cung
cấp thông tin, bố trí thùng đựng rác, nhà vệ sinh trong các khu, điểm du lịch tại
nơi dễ nhìn thấy để phục vụ cho khách du lịch và đảm bảo an ninh an toàn.
- Phối hợp với hướng dẫn viên, thuyết
minh viên và các công ty lữ hành thông báo về các quy định của khu, điểm du lịch
cho khách du lịch biết.
- Niêm yết và bán đúng giá, đảm bảo
chất lượng dịch vụ đã niêm yết.
8. Các đơn vị
kinh doanh du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch
- Các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu
trú du lịch, các đơn vị kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm thực
hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Trong đó, đặc biệt chú trọng việc ứng xử văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp với
khách du lịch.
- Các doanh nghiệp lữ hành có trách
nhiệm hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến cáo khách khi đi du lịch về ứng xử văn minh
du lịch. Tuyên truyền về du lịch có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, ứng xử văn
minh du lịch cùng với chương trình tour và thông tin cần thiết cho khách trước
và trong chuyến đi. Yêu cầu Hướng dẫn viên thường xuyên nhắc nhở khách về các
hành vi ứng xử văn minh, tuân thủ pháp luật trong quá trình đi du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch, các đơn
vị cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, khuyến khích khách du lịch
ứng xử văn minh khi sử dụng các dịch vụ du lịch.
IV. THỜI GIAN VÀ
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
Trong năm 2017 và các năm tiếp theo.
2. Kinh phí thực hiện
Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa
phương và kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
V. KIỂM TRA, GIÁM
SÁT, KHEN THƯỞNG VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng xử văn minh du lịch của các địa
phương, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở kiểm tra, giám sát và
đánh giá việc triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch kịp thời
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền thực hiện ứng xử văn minh du lịch.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả triển
khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh
Cà Mau; yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà
Mau, các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan triển khai thực hiện kịp thời và
hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Bộ VH, TT&DL
(b/c);
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Cổng TTĐT tỉnh (VIC);
- VXT24;
- Lưu: VT, Tu45/6.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|