Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4906/KH-UBND 2015 thực hiện 92/NQ-CP 2014 đẩy mạnh phát triển du lịch Hồ Chí Minh

Số hiệu: 4906/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 19/08/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4906/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2015

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 92/NQ-CP NGÀY 8/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG THỜI KỲ MỚI

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Kế hoạch hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ đề nghị của Sở Du lịch tại Công văn số 852/SDL-KHNCPT ngày 10 tháng 6 năm 2015 về xem xét ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới như sau:

I. MỤC TIÊU

- Triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết 92/NQ-CP, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 -2020 và những năm tiếp theo, tạo bước chuyển cho du lịch Thành phố và các vùng lân cận cũng như du lịch Việt Nam.

- Phát huy sức mạnh nội lực, khai thác các tiềm năng về du lịch; phát triển ngành du lịch Thành phố thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Thành phố Hồ Chí Minh thực sự trở thành trung tâm du lịch của cả nước; phát triển du lịch đồng thời với việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn Thành phố; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các quận huyện, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn xã hội trong phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển do lịch của Chính phủ

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; xây dựng thái độ cởi mở, thân thiện, chân thành đối với khách du lịch. Tổ chức tuyên truyền đến từng người dân, hộ dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo vệ và tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh.

- Phổ biến những nội dung của Luật Du lịch nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật Du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường các hình thức phổ biến chính sách liên quan đến du lịch, cơ chế chính sách về đầu tư trên lĩnh vực du lịch, quy hoạch du lịch của Thành phố để thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên lĩnh vực du lịch.

- Tập trung cho công tác giáo dục nhận thức và xây dựng văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh...của các tầng lớp nhân dân và các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến du lịch (trong đó chú trọng đến tiểu thương ở các chợ, nhân viên trung tâm thương mại, nhân viên kinh doanh của các cửa hàng ở các khu vực trọng điểm về du lịch) nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện cho du khách.

2. Nhóm giải pháp về công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo an ninh du Lịch

- Ban hành và triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các quận huyện, sở ngành của thành phố về phát triển du lịch văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước về du lịch cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp quận, huyện.

- Phân cấp hợp lý và phát huy vai trò, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn (Ủy ban Nhân dân quận, huyện) về quản lý cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, lữ hành.

- Xây dựng cơ chế và quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan (Công an Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - kiến trúc...), giữa các thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch công bằng, lành mạnh tại Thành phố.

- Hoàn thiện bộ máy và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp làm công tác phát triển du lịch (trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất...)

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ du khách, bảo vệ dân phố, dân phòng trên các địa bàn trọng điểm du lịch. Tăng cường các biện pháp khuyến cáo du khách về an ninh. Thành lập các đội tình nguyện hỗ trợ du khách.

3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

3.1. Hạ tầng thông tin phục vụ du lịch

- Xây dựng website thông tin - thương mại du lịch chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Du lịch Thành phố làm cơ quan chủ quản. Vận hành tổng đài thông tin du lịch 1087.

- Hình thành Trung tâm Hỗ trợ khách du lịch, xây dựng hệ thống Trung tâm; các trạm thông tin đa năng cung cấp thông tin về du lịch, về hệ thống giao thông công cộng, thông tin du lịch trên các tuyến đường, các khu vực trọng điểm du lịch, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí; các trạm tàu điện ngầm.

3.2. Hạ tầng giao thông phục vụ du lịch

- Phát triển phương tiện giao thông công cộng phục vụ du lịch: rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tuyến xe buýt đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố và kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất, kết nối giữa các tuyến điểm tham quan du lịch với các nhà ga của tuyến tàu điện ngầm.

- Quy hoạch, hình thành các bến đậu, đỗ xe khách phục vụ du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch và gắn với các phố đi bộ, phố du lịch của thành phố. Xây dựng các cầu tàu, bến đỗ theo quy hoạch phát triển đường thủy phục vụ phát triển du lịch.

3.3. Tiện ích công cộng phục vụ khách du lịch

- Phát triển theo hướng xã hội hóa các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Hòa Hưng, Công viên 23/9, Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây (bao gồm trạm thông tin, dịch vụ nhà tắm - nhà vệ sinh công cộng, chỗ nghỉ ngắn hạn theo giờ...)

- Phát triển các tiện ích công cộng phục vụ khách du lịch: nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; ghế ngồi tại các điểm tham quan, di tích và các tuyến phố đi bộ; hệ thống bảng chỉ dẫn cho du khách trên đường phố.

4. Nhóm giải pháp về phát triển các sản phẩm du lịch

4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có; trong đó, đầu tư nâng cao chất lượng du lịch ẩm thực, chất lượng các tuyến tham quan trên cơ sở khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của thành phố (du lịch văn hóa - di sản, du lịch kiến trúc, du lịch di tích lịch sử).

4.2. Tập trung, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nhằm tăng độ dài lưu trú và mức chi tiêu của du khách, tập trung ở các loại hình:

- Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện).

- Du lịch nghỉ dưỡng và mua sắm gắn với việc hình thành các công viên, khu vui chơi giải trí hiện đại, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các tổ hợp và trung tâm mua sắm hiện đại trên địa bàn Thành phố.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cần Giờ và khu di tích địa đạo Củ Chi gắn với phát triển du lịch đường thủy, du lịch sinh thái, du lịch trang trại và du lịch nghỉ tại nhà dân “homestay”.

- Xây dựng các điểm biểu diễn nghệ thuật, chương trình có chất lượng nghệ thuật để phục vụ khách du lịch quy mô lớn, ngang tầm với vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ du lịch. Chú trọng phát triển các chương trình nghệ thuật đường phố, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật công cộng để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đồng bào người Hoa khu vực Chợ Lớn - Quận 5,..), phát triển du lịch tại khu phố Phạm Ngũ Lão.

- Các sản phẩm hỗ trợ về hạ tầng du lịch ở các điểm du lịch cộng đồng.

- Các sản phẩm du lịch áp dụng công nghệ sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

- Các sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng phục vụ khách du lịch.

4.3. Khai thác các khu dân cư, khu chuyên doanh đặc thù, các làng nghề truyền thống của các quận, huyện để phát triển tour, tuyến du lịch. Phấn đấu mỗi quận - huyện khai thác được ít nhất một sản phẩm du lịch phát huy ưu thế, đặc thù của địa phương.

4.4. Xây dựng chiến lược liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong vùng Đông Nam Bộ và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò trung tâm du lịch, trung tâm trung chuyển khách du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch có năng lực của thành phố đầu tư xây dựng “chuỗi” sản phẩm du lịch với việc liên kết khai thác các giá trị tài nguyên du lịch ở vùng phụ cận. Khuyến khích phát triển các dịch vụ trung chuyển khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các địa phương khác của Việt Nam.

5. Nhóm giải pháp về cơ chế - chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ du lịch

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu chính sách thuế kiến nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chức năng nhằm khuyến khích đầu tư, khai thác quỹ đất hoặc các loại hình hoạt động du lịch mới (du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch khám phá - mạo hiểm gắn với các khu sinh thái...); khuyến khích loại hình du lịch sinh thái, du lịch đường thủy, du lịch trang trại, du lịch lịch sử... và tăng cơ hội tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch; Có chế độ hợp lý về thuế, đặc biệt thuế thuê đất đối với những không gian cảnh quan ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố, những khu du lịch có tính chất tự nhiên như khu du lịch sinh thái Cần Giờ.

- Về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn: kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét hỗ trợ theo hướng khuyến khích đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn cao cấp; Chính sách thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch và kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến khích của các ngành hàng xuất khẩu; Khuyến khích nhập khẩu dây chuyền công nghệ và các thiết bị sản xuất năng lượng thay thế; công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước; tái sử dụng chất thải trong hoạt động du lịch.

- Hỗ trợ kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp hoạt động du lịch về vốn vay.

- Khuyến khích đầu tư nâng cấp và mở rộng đối với phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, đặc biệt là các công viên chuyên đề trên địa bàn thành phố.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ hạng 2 sao trở lên, có quy mô lớn, cung cấp nhiều dịch vụ chất lượng tốt, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ cho việc phát triển phân khúc thị trường du lịch MICE. - Khuyến khích phát triển các loại hình cơ sở lưu trú thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu xây dựng sinh thái, địa phương, tiết kiệm năng lượng, triển khai áp dụng mô hình khách sạn xanh theo tiêu chuẩn ASEAN đã được Tổng cục Du lịch ban hành và khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch tham gia chương trình “Nhãn sinh thái Bông sen xanh”. - Mở rộng loại hình du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) theo tiêu chuẩn ASEAN ở những khu vực lân cận hoặc dọc những tuyến đường thành phố đang ưu tiên phát triển du lịch đường thủy, đồng thời góp phần phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.

6. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

6.1. Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch song song với việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch đối với tiêu chuẩn chất lượng nghề trong hoạt động quản lý cũng như dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố;

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp bằng các chế độ ưu đãi thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại các cơ quan, đơn vị, khu/điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường quản lý và bồi dưỡng lực lượng hướng dẫn viên tự do, hướng dẫn viên của các công ty du lịch; trong đó tập trung cho đội ngũ hướng dẫn viên tự do và hướng dẫn viên của các công ty lữ hành vừa và nhỏ.

- Khuyến khích thành lập các trường Đại học chuyên đào tạo du lịch. Tập trung đào tạo nhân lực và cấp học bổng thu hút nguồn nhân lực không chỉ tại các vùng liền kề (Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Trung Trung Bộ) mà kể cả khu vực các Thành phố Hạ nguồn Mekong như Lào, Cambodia, Myanmar).

6.2. Xây dựng đề án nâng cao năng lực, kỹ năng của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động là đồng bào ở những điều kiện sống còn khó khăn, với những nghề giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu/điểm du lịch trên địa bàn Thành phố.

7. Nhóm giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch

- Tăng cường công tác quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam thông qua website du lịch, các website đặt phòng trực tuyến của Việt Nam và quốc tế, các trang mạng xã hội lớn của thế giới (yahoo, google, facebook, twitter...) và các kênh truyền hình nước ngoài chuyên về du lịch.

- Xây dựng các ấn phẩm, phim quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng để cung cấp cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường quảng bá thông qua lãnh sự quán các nước thị trường truyền thống trọng điểm, thị trường tiềm năng; thông qua Hội Du học sinh và Hội Người Việt Nam ở nước ngoài, Hội thân nhân Việt kiều.

- Tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng vừa đa dạng rộng mở vừa chuyên sâu theo sản phẩm ví dụ như MICE - Thực phẩm và thức uống F&B - Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp - Mua sắm - Khách sạn - Hàng không và vận chuyển du lịch...

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho khách du lịch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa có phần hỗ trợ từ nhà nước hoạt động xúc tiến quảng bá và xây dựng video clip, khẩu hiệu, biểu trưng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến du lịch để nâng cao hiệu quả quảng bá quốc tế.

- Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua các chiến dịch kích cầu du lịch, khuyến mãi; tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên du lịch Việt Nam”, “Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Du lịch:

- Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các chủ trương, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch.

- Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ.

- Quản lý về mặt nghiệp vụ du lịch; Quản lý hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch.

- Cùng với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt quy hoạch.

2. Các sở, ban ngành liên quan: các cơ quan quản lý chuyên ngành khác phối hợp với Sở Du lịch tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của Thành phố.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật; hướng dẫn thủ tục đầu tư vào các dự án phát triển du lịch theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Du lịch đề xuất các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; phối hợp các Sở - ngành liên quan xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Phối hợp cùng Sở Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của Thành phố trong lĩnh vực liên quan

- Sở Công Thương: phối hợp Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và đầu tư và các sở, ngành chức năng liên quan xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển du lịch...

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc: tham mưu trọng việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch... tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì với Sở Du lịch hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện cập nhật các địa điểm quy hoạch xây dựng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn quận, huyện đã được phê duyệt vào quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện. Hướng dẫn các quy định ưu tiên về đất đai và trình tự, thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.

- Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Sở Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố.

- Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với Sở Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

- Công an Thành phố: phối hợp Sở Du lịch xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và tập huấn kỹ năng giao tiếp cho lực lượng công an ở các khu vực, địa bàn trọng điểm về du lịch.

- Sở Văn hóa - Thể thao: phối hợp Sở Du lịch tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch, các hoạt động lễ hội đường phố và các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật công cộng phục vụ phát triển du lịch. Phối hợp Sở Du lịch và Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch khai thác các di tích văn hóa - lịch sử trên địa bàn để phục vụ du lịch.

- Sở Y tế: phối hợp Sở Du lịch xây dựng các kế hoạch, phương án xử lý khi có các vấn đề về dịch bệnh liên quan đến hoạt động du lịch; nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch phát triển loại hình du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

- Sở Ngoại vụ: phối hợp Sở Du lịch xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch và nghiên cứu thị trường khách du lịch tiềm năng.

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Du lịch, Cục thuế Thành phố, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và môi trường và các sở, ngành chức năng liên quan nghiên cứu chính sách về kinh tế xã hội để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và các bộ, ngành chức năng nhằm khuyến khích đầu tư, khai thác quỹ đất hoặc các loại hình du lịch mới.

- Cục Thuế Thành phố: phối hợp Sở Du lịch tham mưu các chính sách thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố; Tổ chức thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Thành ủy; TT. HĐNDTP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển DL TP;
- Sở Ban ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện;
- Hiệp hội Du lịch TP;
- Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn;
- VPUB: CPVP;
- Phòng TCTMDV, THKH;
- Lưu: VT, (TM/Ng).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch hành động 4906/KH-UBND ngày 19/08/2015 thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.684

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!