Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4541/KH-UBND phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Ninh Thuận 2016 2020

Số hiệu: 4541/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 08/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4541/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 08 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cu:

- Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc.

- Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.

II. Mc tiêu:

Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:

- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời;

- 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;

- “90% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh các cấp được truyn thông tiếp cận thông tin về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ít nhất 50% người dân tại cộng đồng được phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới;

Tầm nhìn đến năm 2030: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.

III. Đối tượng và phạm vi:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên các ngành, vùng, địa phương có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp:

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.

a) Triển khai chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”; từng cơ quan, tổ chức và địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả truyền thông trực quan tại cơ quan, đơn vị, nơi tập trung đông dân cư...

b) Triển khai các hình thức truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng của Kế hoạch theo từng vùng, miền; xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng và phân biệt đối xvì lý do giới tính.

2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

a) Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;

b) Xây dựng và ban hành hướng dẫn, tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở y tế; qua đường dây nóng;

c) Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.

3. Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới.

a) Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình, sản phẩm truyền thông về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới;

b) Triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng tự kiểm soát bản thân với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; kỹ năng phòng tránh bạo lực đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.

4. Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới.

a) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới: Hỗ trợ bảo đảm an toàn, tạm lánh khẩn cấp, dịch vụ hỗ trợ ban đầu tại địa chtin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng cho nạn nhân; cung cấp dịch vụ chăm sóc tối thiểu cho nạn nhân và tư vấn cho người gây bạo lực tại cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân tại cơ sở y tế; sử dụng đường dây nóng và cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết bạo lực trên cơ sở giới để kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực;

b) Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái và giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;

c) Triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong sinh hoạt các câu lạc bộ, hội, đoàn thể tại khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và thực hiện tư vấn đối với các trường hợp bị quấy rối tình dục và xử lý người có hành vi quấy rối tình dục;

d) Triển khai mô hình Thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” nhằm đảm bảo an toàn tại nơi công cộng, thực hiện rà soát các dịch vụ công để có khuyến nghị phù hợp và tạo cơ chế thu nhận ý kiến phản hồi của người dân về các trường hợp bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn;

đ) Triển khai mô hình trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực với các hoạt động tập huấn kỹ năng cho giáo viên, học sinh, sinh viên và cung cấp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lập các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lồng ghép nội dung về phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa.

V. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Sở, ngành, hội đoàn thể và các địa phương; chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng;

- Các nguồn hợp pháp khác.

VI. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Là cơ quan chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh; tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh trong trin khai thực hiện các hoạt động của Đán; hướng dẫn, tổ chức, triển khai các hoạt động của Đề án và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Xây dựng và ban hành hướng dẫn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; tiêu chuẩn về: môi trường an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh; mô hình kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới.

2. Sở Y tế chủ trì hướng dẫn về chăm sóc, tư vấn tâm lý và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

4. Công an tỉnh chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan kịp thời phát hiện, xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới và môi giới hôn nhân bất hợp pháp.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và triển khai bộ công cụ thu thập số liệu về bạo lực trên cơ sở giới.

6. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo các Đài Truyền thanh các huyện, thành phố đẩy mạnh thông tin tuyên truyền với các hình thức đa dạng, phong phú về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội đến từng địa bàn dân cư.

7. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan khác căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch, lồng ghép nội dung vào các phong trào do cơ quan, đơn vị phát động.

8. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch; lồng ghép các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án liên quan.

9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khuyến khích công đoàn cơ sở phối hp cùng chuyên môn triển khai, hướng dẫn về phòng, chng quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;

b) Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan;

c) Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

VII. Chế độ báo cáo:

Các Sở, ban, ngành, Hội đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”./.

 


Nơi nhận:
- Vụ Bình đng giới - Bộ LĐTBXH;
- TT. T
nh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch & các PCT. UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng LĐTBXH các huyện, Tp;
- VP
UB: CVP, PVP (HTMN);
- Lưu: VT, KGVX. NVT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4541/KH-UBND ngày 08/11/2016 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.300

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.109.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!