ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 447/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 09 tháng 12 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY
NHANH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Công điện số 102/CĐ-TTg
ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà
dột nát trên phạm vi cả nước; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 09/11/2024 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa
bàn cả nước; Thông báo số 523/TB-VPCP ngày 16/11/2024 của Văn phòng Chính phủ
về Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ
nhất Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả
nước; Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Căn
cứ Công văn số 4440-CV/TU ngày 20/11/2024 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Kế hoạch đẩy nhanh triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM
1. Mục tiêu
Phấn đấu trong năm 2025 hoàn
thành 03 nhiệm vụ: (i) Hỗ trợ nhà ở cho người có công; (ii) Hỗ trợ nhà ở cho
người dân theo các Chương trình mục tiêu quốc gia; (iii) Xóa nhà tạm, nhà dột
nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.
2. Quan điểm
a) Xác định việc hỗ trợ nhà ở
cho người có công với cách mạng, xoá nhà tạm nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Quán triệt phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ”; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động
quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, phân công rõ
người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ sản phẩm.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể
liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế phải có quyết tâm
và xác định việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận
nghèo là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương các cấp là đơn
vị quyết định sự thành công của chương trình; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát
huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả các nguồn lực để thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với
cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo; Rà soát, xác định đối tượng hỗ trợ, huy
động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức,
triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột
nát trên phạm vi địa phương quản lý.
c) Rà soát, hoàn thiện hệ thống
pháp luật về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp.
Đổi mới cơ chế, chính sách theo
hướng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính
bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh
nghiệp và người dân trong tiếp cận chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công
với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở.
d) Đa dạng hóa nguồn lực theo
hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân
sách Nhà nước theo các chương trình, đề án hỗ trợ về nhà ở cho người có công
với cách mạng, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí, phân bổ đủ vốn
cho các chương trình theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, kêu gọi mọi người dân, doanh
nghiệp đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ với tinh thần: “ai có gì góp nấy, ai có
công góp công, ai có của góp của, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”.
đ) Tăng cường công tác tuyên
truyền, tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách
nhiệm trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người
nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía
sau.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
Thời gian qua, từ năm 2021 đến
nay đã triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế với tổng số nhà đã hỗ trợ: 6.778 nhà, từ Chương trình hỗ trợ nhà ở
cho người có công với cách mạng[1];
hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình mục tiêu quốc gia[2] và từ nguồn huy động, vận động của Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các địa phương[3] với
tổng kinh phí hơn 350 tỷ đồng.
Tổng hợp số liệu, danh sách đề
nghị xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 theo các nhóm đối tượng quy định tại
Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ, số liệu đề
xuất của các huyện, thị xã, thành phố Huế[4] là 2.233 nhà (thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang khẳng định
không có nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn). Trong đó: (1) Hỗ trợ nhà ở cho
người có công với cách mạng: 951 nhà (xây mới: 609 nhà, sửa chữa: 342 nhà); (2)
Hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình mục tiêu quốc gia: 696 nhà thuộc Hoạt động
hỗ trợ Nhà ở hộ nghèo, Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế -xã hội vùng Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: 2021-2025; (3) Xóa
nhà tạm, nhà dột nát cho người dân: 573 nhà (xây mới: 93 nhà, sửa chữa: 480 nhà.
Cụ thể số liệu đề xuất của các
địa phương như sau:
Stt
|
Đơn vị
|
Nhu cầu hỗ trợ Nhà ở NCC
|
Nhu cầu hỗ trợ Nhà ở từ các CT MTQG
|
Nhu cầu hỗ trợ Nhà ở cho hộ dân
|
CT MTQG GNBV
|
CTMTQG PTKTXH vùng DTTS&MN
|
HN
|
Hộ CN
|
Hộ khó khăn khác
|
Trong đó
|
Tổng
|
XM
|
SC
|
Tổng
|
XM
|
SC
|
Tổng
|
XM
|
SC
|
1
|
Huế
|
0
|
0
|
0
|
-
|
-
|
-
|
|
27
|
54
|
10
|
91
|
11
|
80
|
2
|
Hương Trà
|
123
|
15
|
108
|
-
|
-
|
-
|
|
21
|
53
|
27
|
101
|
7
|
94
|
3
|
Hương Thủy
|
0
|
0
|
0
|
-
|
-
|
-
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
4
|
Phong Điền
|
102
|
5
|
97
|
-
|
-
|
-
|
|
30
|
36
|
22
|
88
|
19
|
69
|
5
|
Quảng Điền
|
41
|
2
|
39
|
-
|
-
|
-
|
|
37
|
71
|
17
|
125
|
14
|
111
|
6
|
Phú Vang
|
0
|
0
|
0
|
-
|
-
|
-
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Phú Lộc
|
26
|
1
|
25
|
-
|
-
|
-
|
|
53
|
44
|
11
|
108
|
31
|
77
|
8
|
Nam Đông
|
7
|
2
|
5
|
-
|
1
|
1
|
0
|
23
|
11
|
26
|
60
|
11
|
49
|
9
|
A Lưới
|
652
|
584
|
68
|
0
|
695
|
574
|
121
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
951
|
609
|
342
|
0
|
696
|
575
|
121
|
138
|
225
|
102
|
573
|
93
|
480
|
III. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Đối tượng được hỗ trợ nhà
ở
a) Hộ gia đình người có công
với cách mạng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định số
131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và Biện pháp thi
hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và khoản 1 Điều 2 Quyết định
số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây
dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân
nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng
vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025;
b) Đối tượng hỗ trợ nhà ở thuộc
các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày
14/10/2021 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn
I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản pháp quy liên quan;
c) Hộ đủ điều kiện để hỗ trợ
xây mới, sửa chữa về nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội[5]. Trường hợp không có
hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn khác đang ở nhà tạm, nhà dột
nát hoặc chưa có nhà ở.
2. Điều kiện được hỗ trợ
a) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ
các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội hoặc tổ chức xã hội khác. Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các
chương trình, chính sách hỗ trợ khác thì hiện nay nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư
hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ.
b) Về đất xây dựng nhà ở[6]: Thống nhất chủ trương hỗ
trợ nhà ở trên đất ở không có tranh chấp, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã quyết định theo phân cấp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy
định.
3. Mức hỗ trợ[7]
- Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở: 60
triệu đồng/hộ gia đình.
- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 30
triệu đồng/hộ gia đình.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
TRỌNG TÂM
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tổ chức phát động, xây dựng kế hoạch huy động sử
dụng nguồn lực về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Chủ động tham mưu, đề xuất
với Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
trên phạm vi toàn tỉnh các biện pháp, giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả để
triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh đảm bảo đúng tiến
độ, yêu cầu đề ra.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các
huyện, thị xã, thành phố Huế xác định đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ cả nước
chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đúng quy định.
d) Đầu mối cùng Sở Xây dựng tổ
chức thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai xóa
nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan, các địa phương tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024
của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ
trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương
giai đoạn 2023-2025;
b) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra
huyện A Lưới trong phạm vi Dự án 5: hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
địa bàn các huyện nghèo tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 08/01/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025.
c) Khẩn trương tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành thiết kế Mẫu một số nhà ở điển hình, đảm bảo yêu cầu về
kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm
của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng
xây nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ, hoàn thành trước ngày
25/12/2024.
d) Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương
thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
3. Ban Dân tộc tỉnh
a) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra
các địa phương thực hiện Hỗ trợ nhà ở thuộc Dự án Giải quyết tình trạng thiếu
đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đảm bảo hoàn
thành hỗ trợ trong năm 2025.
b) Chủ động nghiên cứu, đề xuất
phương án, tổ chức Hội nghị chuyên đề giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc
triển khai hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà
ở cho người dân từ Chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ nhà ở cho người có
công với cách mạng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện nguồn kinh phí tiết kiệm 5% chi phí thường
xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để triển khai
hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và được chuyển nguồn
sang năm 2025 sau khi có hướng dẫn của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương.
5. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố Huế
a) Khẩn trương thành lập, chỉ
đạo thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương (cấp
huyện, cấp xã) phù hợp với tình hình cụ thể do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng
ban Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN cùng cấp làm Phó Trưởng ban;
thành viên Ban Chỉ đạo là người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị liên quan, hoàn
thành trong tháng 12 năm 2024.
b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
thuộc phạm vi quản lý thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi
địa phương mình (bao gồm cả 3 chương trình: (1) Hỗ trợ nhà ở cho người có công
với cách mạng; (2) Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và (3)
Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn,
định mức, không trùng lặp giữa các Chương trình, các hoạt động hỗ trợ khác từ
ngân sách nhà nước, tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật,
không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây
dựng và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan tập
trung, ưu tiên tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt việc hỗ trợ nhà ở cho
người có công.
d) Đẩy mạnh, chú trọng tổ chức
thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm
2025”, tăng cường thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, nhất là
trong huy động nguồn lực tài chính, nhân công hỗ trợ cho công tác xóa nhà tạm,
nhà dột nát trên địa bàn.
đ) Đối với các địa phương đã
đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, cần có giải pháp vận động người dân trong việc sửa chữa, cải
tạo, xây dựng nhà ở để đảm bảo an toàn, đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư. Đối
với các địa phương còn nhà tạm, chưa đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư, cần tập
trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực xã hội
hóa kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể cùng với việc phát
huy nội lực của từng hộ gia đình, dòng họ và sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng
dân cư để triển khai thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh
a) Tiếp tục vận động, tiếp nhận
ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
thông qua Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quản lý.
b) Phối hợp Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo kịp thời phân
bổ kinh phí được hỗ trợ; tham mưu Tổ chức các hoạt động huy động nguồn lực hỗ
trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn khác trên địa bàn.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân
tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai
thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng
mục tiêu và yêu cầu.
7. Các cơ quan thông tấn,
báo chí
Có các giải pháp kịp thời tăng
cường tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội để người dân, doanh nghiệp ủng hộ,
chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, chung tay hỗ trợ nhà ở cho người có công với
cách mạng, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
V. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện từ ngân sách
Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng,
các Chương trình mục tiêu quốc gia theo các quy định hiện hành và nguồn vận
động đóng góp hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dòng tộc, gia đình… và nguồn huy
động hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã và các huyện căn cứ các
nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, chủ động ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện vào ngày 25 hàng tháng
(thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo tiến độ
thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch
đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương. Tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội (hàng tháng, quý) theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp) để chỉ đạo giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ LĐ-TB&XH (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và TP Huế;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, XH, XD, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|