ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4359/KH-UBND
|
Bắc Giang, ngày
01 tháng 10 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
- Căn cứ Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Quyết định số
147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày
05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành du
lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Căn cứ Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của
BTV Tỉnh ủy, Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh về việc thực
hiện Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 -2020;
- Căn cứ Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 27/12/2017
về việc điều chỉnh Quy hoạch Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 28/6/2018 của
UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của
Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch
cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
Phần
I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2014-2020, UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là
cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực
hiện, đến nay đã thu được một số kết quả chính như sau:
1. Công tác triển khai, hỗ trợ
điểm du lịch cộng đồng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban
Dân tộc tỉnh ban hành kế hoạch phát triển mô hình du lịch cộng đồng vùng dân tộc;
phối hợp với UBND huyện Yên Thế, Sơn Động ban hành kế hoạch phát triển du lịch
cộng đồng; tập trung hình thành điểm du lịch cộng đồng tại thôn Nà Ó, xã An Lạc,
huyện Sơn Động và bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế; đã tổ chức khảo sát,
trao đổi kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và một số hộ dân
làm du lịch cộng đồng đi học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh có mô hình du lịch
cộng đồng phát triển như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ; đã hỗ trợ người dân một số trang thiết bị
thiết yếu như: Chăn, màn, biển chỉ dẫn, thiết bị nhà vệ sinh; thường xuyên tuyên
truyền các nội dung về phát triển du lịch cộng đồng trên các phương tiện thông
tin đại chúng... Tổ chức các tour thử nghiệm cho các đơn vị lữ hành, các cơ
quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh tham quan điểm du lịch cộng đồng tại
huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế.
Năm 2019 ban hành Kế hoạch Hỗ trợ phát triển du lịch
cộng đồng thôn Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động; bản Ven, xã Xuân Lương, huyện
Yên Thế và vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn năm 2019 - 2020.
2. Kết quả thực hiện điểm du lịch
cộng đồng
Giai đoạn 2014-2020 tập trung chủ yếu hình thành điểm
du lịch cộng đồng tại huyện Sơn Động, Yên Thế, Lục Ngạn, cụ thể:
- Tại thôn Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động đã có dịch
vụ du lịch cộng đồng với 7 hộ gia đình thành viên, có 01 nhà sàn văn hóa truyền
thống tại thôn Nà Ó có diện tích đảm bảo và đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn
cho việc tiếp đón du khách sinh hoạt văn hóa cộng đồng; hiện hộ ông Vũ Ngọc
Huân đã xây dựng hoàn thành 02 nhà sàn vào cuối năm 2019 luôn sẵn sàng phục vụ
ăn, nghỉ cho 40 lượt khách/ngày, đêm. Các hộ dân đã đầu tư mua sắm một số vật dụng
sinh hoạt cần thiết để đón khách. Mỗi năm đón khoảng 18.000 lượt khách đến thăm
quan, trải nghiệm.
- Tại bản Ven, xã Xuân Lương có Hợp tác xã Thân Trường
với 20 hộ xã viên, có nhà sàn của hộ ông Thân Nhân Khuyến là điểm thu hút được
nhiều du khách đến dừng chân tham quan, đặt các dịch vụ ăn, nghỉ, mỗi năm đón
khoảng 50.000 lượt khách đến thăm quan trải nghiệm. Việc phục vụ ăn nghỉ là bước
khởi đầu cho sự phát triển du lịch mang tính chất cộng đồng. Những năm gần đây,
huyện Yên Thế đã có quy hoạch, quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch tại xã
Xuân Lương, hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, vừa phục vụ
cho đời sống dân sinh vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Một số chương
trình, dự án về đánh giá sưu tầm, phát huy những giá trị văn hóa của người dân
tộc Cao Lan và phát triển du lịch ngành nghề, nhất là đối với Chè Bản Ven đang
được triển khai.
- Tại vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn vào mùa vải
thiều, mùa cam, bưởi... đã có nhiều đoàn khách về tham quan trải nghiệm; những
năm gần đây, mỗi năm đón khoảng 300.000 lượt khách đến tham quan vùng cây ăn quả.
Huyện đã quy hoạch một số điểm phát triển du lịch miệt vườn, bố trí các điểm đẹp,
thuận lợi cho hành trình của du khách tại các xã Quý Sơn, Hồng Giang, Thanh Hải...
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
- Bắc Giang là vùng đất có truyền thống lịch sử,
văn hóa lâu đời, có vùng đồng bào dân tộc thiểu số đông, người dân thân thiện,
mến khách, có tiềm năng về thiên nhiên, trong đó nhiều tài nguyên du lịch cùng
điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển du lịch.
- Hệ thống hạ tầng như đường giao thông, điện,
thông tin, liên lạc đã được đầu tư đến hầu hết các xã và một số khu, điểm có tiềm
năng khai thác phát triển du lịch. Các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch và từng
bước đầu tư, nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được bảo tồn, tôn tạo.
- Việc công nhận khu, điểm du lịch đã được quan
tâm, đến nay đã công nhận cho 09 khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Nhận thức của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số về vị trí, vai
trò quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng được nâng lên và có nhiều
chuyển biến rõ nét.
2. Tồn tại, hạn chế
- Lãnh đạo và người dân ở những nơi có điều kiện
phát triển du lịch cộng đồng tổ chức thực hiện chưa tốt việc gắn kết.
- Hạ tầng điện, nhà lưu trú, các công trình vệ sinh
ở các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch cộng đồng chưa được đầu tư, nâng
cấp; việc tả chức quản lý, điều hành các dịch vụ chưa chuyên nghiệp.
- Sản phẩm du lịch và các dịch vụ tại các khu, điểm
du lịch và du lịch cộng đồng chưa phong phú, hấp dẫn.
- Nguồn vốn của nhà nước và của cộng đồng dân cư đầu
tư cho phát triển du lịch cộng đồng còn hạn chế.
Phần
II
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát triển du lịch cộng đồng nhằm khai thác có hiệu
quả các tiềm năng du lịch phong phú và đặc sắc của địa phương, góp phần bảo vệ,
phát huy tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng của địa phương, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh.
- Hỗ trợ người dân kỹ năng, một số trang thiết bị
phục vụ du khách nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch nông thôn, nông nghiệp
sinh thái, làng bản; tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các điểm
có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, giúp
cho việc phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản có tiềm năng và hỗ trợ
các điểm đón khách thăm quan vườn cây ăn quả.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, nông thôn. Tập
trung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng có tiềm
năng trên địa bàn tỉnh.
- Phải có sự liên kết với các chuyên gia, đơn vị tư
vấn và các tỉnh phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung: Bảo tồn, phát huy các giá trị
bản sắc văn hóa, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và cảnh quan thiên nhiên,
môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo
ra việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành các hợp tác xã có điều kiện phát triển
du lịch cộng đồng tại các địa phương.
- Tạo việc làm cho khoảng 500 lao động tại mỗi điểm
du lịch cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch.
- Góp phần thu hút du khách du lịch, phấn đấu đến hết
năm 2025 các điểm du lịch cộng đồng và thăm quan vùng cây ăn quả có đủ điều kiện
đón ít nhất 1,0 triệu lượt khách trên năm, trong đó có 10 nghìn khách quốc tế.
- Doanh thu ước đạt 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình
quân đạt 25%/năm.
2. Nhiệm vụ, giải pháp thực
hiện
2.1. Hỗ trợ 18 điểm du lịch cộng đồng
- Huyện Sơn Động: 03 điểm tại thôn Nà Ó, xã An Lạc;
Tổ dân phố Mậu, thị trấn Tây Yên Tử; bản Đồng Cao, xã Phúc Sơn.
- Huyện Yên Thế: 03 điểm tại bản Ven, bản Xoan, bản
Thượng Đồng xã Xuân Lương.
- Huyện Việt Yên: 01 điểm tại làng Thổ Hà, xã Vân
Hà.
Huyện Lục Nam: 02 điểm tại bản Khe Nghè, xã Lục
Sơn; bản Đá Húc, xã Bình Sơn.
- Huyện Lục Ngạn: 09 điểm du lịch cộng đồng gắn với
vùng cây ăn quả thuộc các xã: Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Mỹ An, Sơn
Hải, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp.
2.2. Xây dựng mô hình quản lý du lịch cộng đồng
Thành lập các Hợp tác xã du lịch cộng đồng hoạt động
theo quy định của pháp luật, đảm bảo quản lý tốt các hoạt động dịch vụ du lịch
cộng đồng tại xã, chia sẻ lợi ích du lịch cộng đồng bình đẳng cho các đối tượng
tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Hợp tác xã du lịch cộng đồng, gồm một số
đội như: Đội lưu trú homestay, Đội nấu ăn, Đội văn nghệ, Đội hướng dẫn, Đội vệ
sinh môi trường, Đội nghề truyền thống; một thành viên Hợp tác xã có thể tham
gia nhiêu đội thuộc Hợp tác xã.
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức
khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm tại tỉnh bạn
- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng quản
lý, kỹ năng giao tiếp, đưa, đón khách, hướng dẫn, thuyết minh, phục vụ ăn uống,
lưu trú, văn nghệ; kiến thức liên quan đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa, cảnh quan thiên nhiên, sản vật địa phương... để phục vụ khách du lịch.
- Tổ chức cho các Hợp tác xã, hộ dân tham gia du lịch
cộng đồng tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình tốt, cách làm hay về
phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh bạn để ứng dụng vào thôn, bản xây dựng mô
hình du lịch cộng đồng.
2.4. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du
lịch cộng đồng
- Xây dựng phim, clip, đăng tải các chuyên mục,
thông tin trên hệ thống thông tin tuyên truyền của Trung ương và địa phương,
trên các báo, đài, trang web, tờ rơi, tờ gấp,...; hướng dẫn du khách các thông
tin về du lịch cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp lữ hành
tăng cường khảo sát, xây dựng, kết nối các tour, tuyến du lịch của tỉnh, trọng
điểm là các điểm du lịch cộng đồng với các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch trong
và ngoài tỉnh; mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào các thôn, bản có tiềm năng phát
triển du lịch cộng đồng.
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch,
Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam tổ chức tour du lịch
khảo sát; tọa đàm giới thiệu một số khu, điểm du lịch và điểm du lịch cộng đồng.
2.5. Hỗ trợ vốn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
- Lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển kinh
tế- xã hội trên địa bàn phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng, nguồn tài trợ của
các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ cộng đồng (nếu có), huy động
nguồn lực từ cộng đồng.
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Thực hiện theo Quyết định
của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng
và lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các
chương trình, chính sách dân tộc khác, Chương trình Xây dựng nông thôn mới,
chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 3Oa của Chính phủ...
- Hỗ trợ một số hộ dân làm du lịch cộng đồng mua
trang thiết bị như: Chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm, quạt điện... để đạt tiêu chí
tham gia lưu trữ (homestay); xây dựng một số biển chỉ dẫn, biển báo, biển nội
quy về khu du lịch cộng đồng; trang thiết bị cho đội văn nghệ; hỗ trợ đóng thuyền,
trang bị phao cứu sinh, áo phao cho thành viên hợp tác xã du lịch cộng đồng khu
vực hồ cấm Sơn, huyện Lục Ngạn.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo nhà văn hóa,
nhà vệ sinh đạt chuẩn cho hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng và vùng cây ăn
quả.
- Hỗ trợ cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh, huyện cho các hộ dân xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp nhà nghỉ du lịch
cộng đồng (homestay); sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ
du lịch.
2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và bảo vệ
môi trường, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển bền vững
- Từng bước quy hoạch các điểm thăm quan, vui chơi
giải trí phù hợp để thu hút du khách. Hình thành sản phẩm đặc trưng cho từng điểm
du lịch cộng đồng tại mỗi địa phương. Thiết kế chương trình tham quan, trải
nghiệm qua các hoạt động của sản xuất, trồng trọt, chế biến.... của người dân địa
phương nhằm nâng việc giao lưu văn hóa giữa người dân bản địa và khách du lịch.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về
một số kỹ năng bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về cách ứng xử thân thiện
với môi trường, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu du lịch cộng đồng.
Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không ảnh hưởng đến việc sử dụng tài
nguyên lâu dài; bảo tồn tài nguyên tự nhiên và động vật hoang dã tại điểm du lịch.
Thực hiện bảo vệ môi trường: Thu gom rác thải đúng nơi quy định, đặt các thùng
đựng rác và biển cấm vứt rác bừa bãi, sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp lý...
- Kết hợp cho khách tham quan các danh lam, thắng cảnh,
di tích lịch sử, làng nghề trước khi lưu trú tại các cơ sở homestay, thưởng thức
các làn điệu dân ca đặc trưng của mỗi địa phương, tham gia các trò chơi dân
gian; gắn kết với các phong tục tập quán, lễ hội giúp du khách trải nghiệm như
là một thành viên của cộng đồng địa phương nhằm gia tăng thu nhập cho người
dân.
3. Kinh phí
Tổng kinh phí: 21.100.000.000đ, bằng chữ (Hai mốt
tỷ, một trăm triệu đồng chẵn) trong đó, nguồn ngân sách tỉnh
13.600.000.000đ, nguồn ngân sách huyện: 7.500.000.000đ (Có biểu chi tiết
kinh phí kèm theo).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Thuê đơn vị tư vấn: Hướng dẫn xây dựng mới, chỉnh
trang nhà cửa, tập huấn kỹ năng giao tiếp đón khách trong nước và ngoài nước,
hướng dẫn lưu trú, chế biến món ăn, nghiệp vụ quản lý vận hành điểm đến, biểu
diễn văn nghệ... kết nối tour du lịch cộng đồng tại các điểm trên.
- Hỗ trợ một số cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ
cho hoạt động du lịch cộng đồng như: Chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm... hỗ trợ
đóng thuyền, phao cứu sinh, áo phao cho người dân tham gia du lịch cộng đồng
khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn.
Điều kiện hỗ trợ đóng thuyền phục vụ khách du lịch
đối với hộ dân tại khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn:
+ Chủ thuyền là thành viên thuộc hợp tác xã du lịch
cộng đồng có xác nhận của UBND xã.
+ Phải là thuyền đóng mới; phải có giấy phép đăng
ký hoạt động của cơ quan chức năng.
+ Chủ thuyền phải có hồ sơ thanh quyết toán đầy đủ
theo quy định pháp luật.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết
việc triển khai thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp cho giai đoạn tiếp
theo.
2. Sở kế hoạch và Đầu tư
Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch hướng
tới cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng các
tiềm năng du lịch có hiệu quả về cả mặt kinh tế và xã hội.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển sản xuất cây,
con đặc sản bản địa để cung cấp sản phẩm hàng hóa, ẩm thực cho du khách. Hướng
dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP (Chương trình phát triển
kinh tế vùng nông thôn) theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới về nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP và sản phẩm lưu
niệm du lịch trên địa bàn.
4. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ
theo Kế hoạch. Hướng dẫn các sở, ban, ngành, các địa phương có liên quan tổ chức
thực hiện nguồn kinh phí được giao.
5. Ban Dân tộc tỉnh
Tham mưu, bố trí lồng ghép nguồn vốn từ chương
trình mục tiêu quốc gia (vốn của TW), nguồn vốn của tỉnh thuộc lĩnh vực ngành
quản lý để hỗ trợ các nội dung theo kế hoạch. Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ
hàng năm để tập huấn, truyền dạy bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa của người
dân tộc thiểu số, hỗ trợ giống cây, con đặc sản, bản địa và tổ chức cho các hộ ở
thôn, bản DTTS đi thăm quan học tập các mô hình làm tốt, hiệu quả về phát triển
du lịch cộng đồng tại tỉnh bạn...
6. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã
hội tỉnh, huyện
- Tạo điều kiện, có ưu đãi cho các hộ dân làm du lịch
cộng đồng vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ
phát triển du lịch cộng đồng; sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống
phục vụ du lịch.
- Hướng dẫn thủ tục cho vay từ nguồn tín dụng đầu
tư phát triển và nguồn ưu đãi đối với các hợp tác xã, hộ dân phát triển du lịch
cộng đồng.
7. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh
Phối hợp với Sở VHTTDL và các cơ quan liên quan xây
dựng chuyên mục, phim, phóng sự, tăng cường tuyên truyền, quảng bá công tác
phát triển du lịch du lịch cộng đồng tại địa phương.
8. UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế,
Việt Yên, Lục Nam
- Thành lập các hợp tác xã hoạt động phát triển du
lịch cộng đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Đầu tư sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn đến
các điểm du lịch cộng đồng, các điểm tham quan gần điểm du lịch cộng đồng; hỗ
trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm du lịch cộng đồng, thăm
quan vườn cây ăn quả, hỗ trợ kinh phí mua trang phục dân tộc cho hộ gia đình
xây dựng, hình thành điểm mới điểm du lịch cộng đồng.
- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa,
điểm đón tiếp khách, nhà vệ sinh của thôn, bản có điểm du lịch cộng đồng và
vùng cây ăn quả phục vụ việc tiếp đón khách du lịch và trưng bày các sản phẩm địa
phương.
- Hỗ trợ trang phục dân tộc cho đội văn nghệ tại
các điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả. Khôi phục các làn điệu dân ca của
người dân tộc Cao Lan, Tày, Nùng... thu hút sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
- Thực hiện các hoạt động thông tin, quảng bá xúc
tiến các điểm du lịch tại địa phương. Biên tập tài liệu tuyên truyền quảng bá
du lịch của địa phương, các sản phẩm hoa quả và thông tin về thời gian mùa quả
chín để cấp cho du khách.
9. UBND các xã có điểm du lịch cộng đồng
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, đôn đốc các hộ gia
đình thực hiện tốt các tiêu chí, quy định của du lịch cộng đồng; tuyên truyền,
hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan
luôn xanh, sạch, đẹp, chấp hành đúng các quy định về hoạt động phục vụ du lịch,
về môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng
phục vụ.
- Vận động, đề nghị thành lập hợp tác xã du lịch cộng
đồng tại địa phương. Đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân, HTX du lịch cộng đồng xây dựng
nội quy, quy chế hoạt động và nội quy cụ thể của các hộ dân hoạt động du lịch cộng
đồng.
- Lựa chọn nhà văn hóa nơi có điểm du lịch cộng đồng
nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhà vệ sinh đủ điều kiện để bố trí làm
nơi đón, tiếp các đoàn khách.
10. Các hợp tác xã, hộ dân tham gia phát triển
du lịch cộng đồng
- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hoặc xây mới đảm bảo
các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu về sinh hoạt hàng ngày dành cho du
khách, nhưng không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du
lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự
xã hội, bảo đảm an toàn cho du khách. Tích cực nghiên cứu, học tập, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ...
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch cộng
đồng giai đoạn 2021-2025; giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp
với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện: Việt Yên, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn,
Sơn Động triển khai thực hiện tốt các nội dung theo Kế hoạch và định kỳ báo cáo
Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở VHTTDL (03 bản);
- Các Sở, ngành thành viên BCĐ PT du lịch tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang;
- Ngân hàng Chính sách XH tỉnh;
- Huyện ủy, UBND các huyện, TP;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, KT, TH;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ánh Dương
|
BIỂU
KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 4359/KH-UBND ngày 04/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian, kinh
phí thực hiện
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
1
|
Thuê đơn vị tư vấn xây dựng hình thành điểm du lịch
cộng đồng và hướng dẫn, tập huấn kỹ năng giao tiếp, chế biến món ăn, nghiệp vụ
quản lý vận hành điểm đến du lịch sinh thái, cộng đồng tại các điểm du lịch cộng
đồng và vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
|
Sở VHTTDL
|
- UBND các huyện có điểm DLCĐ.
- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ
- Đơn vị tư vấn
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
|
|
2
|
Hỗ trợ một số cơ sở vật chất như: Chăn, ga, gối,
đệm, màn, rèm cho một số hộ dân làm du lịch cộng đồng. Trang thiết bị để biểu
diễn văn nghệ như: Loa thuyết minh, tăng âm, loa, đài, quạt điện cho một số hộ
dân làm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả.
|
Sở VHTTDL
|
- UBND các huyện có điểm DLCĐ.
- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
3
|
Hỗ trợ 18 điểm, là trụ sở HTX du lịch cộng đồng;
hoặc nhà văn hóa thôn có du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả (mỗi điểm 15 bộ
bàn ghế bằng tre, hoặc inox).
|
Sở VHTTDL
|
- UBND các huyện có điểm DLCĐ.
- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ
|
270
|
270
|
270
|
270
|
270
|
4
|
Hỗ trợ đóng mới thuyền phục vụ khách du lịch cho
điểm du lịch cộng đồng tại 04 xã thuộc khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (mỗi
xã 07 thuyền hỗ trợ 50% giá trị thuyền nhưng không quá 100 triệu đồng/thuyền).
|
Sở VHTTDL
|
- UBND huyện Lục Ngạn
- UBND xã; Sơn Hải, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp
|
560
|
560
|
560
|
560
|
560
|
5
|
Hỗ trợ trang bị phao cứu sinh (phao nhựa) cho
thuyền phục vụ khách du lịch tại 04 xã thuộc , khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục
Ngạn (mỗi thuyền 15 phao x 30 thuyền/xã ).
|
Sở VHTTDL
|
- UBND huyện Lục Ngạn
- UBND xã: Sơn Hải, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp
|
180
|
180
|
180
|
180
|
180
|
6
|
Hỗ trợ trang bị áo phao cho khách du lịch trên
thuyền tại 04 xã thuộc khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (mỗi thuyền 30 áo x
30 thuyền/xã).
|
Sở VHTTDL
|
UBND huyện Lục Ngạn
|
110
|
110
|
110
|
110
|
110
|
7
|
Tổ chức chương trình khảo sát; tọa đàm giới thiệu
điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn
|
Sở VHTTDL
|
- Tổng cục Du lịch, HH Du lịch, HH Lữ hành, Hội
DLCĐ Việt Nam.
- UBND huyện Lục Ngạn
- Các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
8
|
Học tập kinh nghiệm tại tỉnh ngoài
|
Sở VHTTDL
|
- UBND các huyện có điểm DLCĐ
- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
9
|
Tuyên truyền, quảng bá trên Báo Bắc Giang, Đài
phát thanh Truyền hình tỉnh; Báo, đài Trung ương
|
Sở VHTTDL
|
Báo, Đài Trung ương, địa phương
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
10
|
- Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa
nhà truyền thống, nhà vệ sinh cho hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ giống cây con đặc
sản, bản địa để cung cấp thực phẩm, ẩm thực cho khách du lịch.
- Tập huấn, truyền dạy bảo tồn, giữ gìn các giá
trị văn hóa của người dân tộc thiểu số và tổ chức cho các hộ đi thăm quan học
tập các mô hình làm tốt về phát triển du lịch cộng đồng (homestay).
|
Ban Dân tộc tỉnh
|
UBND các huyện, xã, HTX có điểm DLCĐ
|
Ban Dân tộc tỉnh chủ động bố trí kinh phí từ
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi và
các chương trình chính sách khác.
|
|
|
|
|
11
|
Dựng sơ đồ, biển báo, biển chỉ dẫn đến điểm du lịch
cộng đồng, vùng cây ăn quả.
|
UBND các huyện có
điểm DLCĐ
|
Sở VHTTDL
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
12
|
Hỗ trợ trang phục dân tộc cho các thôn, bản có điểm
du lịch cộng đồng, vùng cây ăn quả.
|
UBND các huyện có
điểm DLCĐ.
|
- UBND các xã, HTX
- Hộ dân làm DLCĐ
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
13
|
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa của thôn, bản
hoặc địa điểm đón khách khách du lịch và trưng bày các sản phẩm của địa
phương (mỗi huyện hỗ trợ 2 điểm, mỗi điểm 200 triệu đồng).
|
UBND các huyện:
Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên
|
- UBND các xã, HTX
- Hộ dân làm DLCD
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
14
|
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa tại 05 xã
có HTX du lịch cộng đồng: Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Mỹ An huyện Lục
Ngạn (mỗi xã hỗ trợ 2 nhà văn hóa, mỗi nhà 200 triệu đồng)
|
UBND huyện Lục Ngạn
|
UBND các xã: Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc,
Mỹ An
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
|
Tổng cộng
|
|
|
4.620
|
4.620
|
4.620
|
3.620
|
3.620
|
Tổng cộng = 21.100.000.000đ, bằng chữ (Hai mốt tỷ,
một trăm triệu đồng chẵn) trong đó, nguồn ngân sách tỉnh 13.600.000.000đ,
nguồn ngân sách huyện: 7.500.000.000đ