ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 43/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
04 tháng 3 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
KHẢO SÁT, NẮM TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC CÒN
NHIỀU KHÓ KHĂN VÀ CÓ KHÓ KHĂN ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách
các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch khảo sát, nắm tình hình đời sống các dân tộc còn nhiều khó
khăn và có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai khảo sát nắm
tình hình về thực trạng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... việc triển khai
thực hiện các chương trình, chính sách trong những năm vừa qua đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và các dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn, có khó khăn đặc thù nói riêng; tiếp xúc, gặp gỡ với người dân và chính
quyền cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, những phản ánh, đề xuất,
kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương.
Qua công tác khảo
sát, nắm tình hình chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các
huyện khẩn trương đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, bố trí lồng ghép các nguồn lực
từ các chương trình, dự án của giai đoạn 2021-2025 thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo tồn văn hoá truyền thống, tạo sinh kế giảm
nghèo bền vững cho địa bàn các xã, thôn có dân tộc còn nhiều khó khăn và có khó
khăn đặc thù sinh sống thành cộng đồng.
2. Yêu cầu
Việc khảo sát, nắm
tình hình đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; phản ánh đúng thực trạng kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù.
Tăng cường công tác
phối hợp giữa các sở, ngành địa phương trong công tác khảo sát, nắm tình hình
và đề xuất các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nói chung, đối với các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có
khó khăn đặc thù nói riêng.
II. THÀNH PHẦN LÀM VIỆC
1. Đoàn khảo sát của
tỉnh
- Lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân tỉnh (Trưởng đoàn)
- Ban Dân tộc: Lãnh đạo
và chuyên viên.
- Đại diện các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Đại diện lãnh đạo,
chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đề nghị Báo Tuyên
Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cử phóng viên tham gia Đoàn công tác.
2. Thành phần làm việc
tại các huyện
- Đoàn khảo sát của tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân huyện:
+ Lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân huyện.
+ Lãnh đạo và chuyên
viên Phòng Dân tộc.
3. Thành phần làm việc
tại các xã
- Đoàn khảo sát của tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân huyện:
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện và lãnh đạo, chuyên viên Phòng Dân tộc huyện.
- Thường trực Đảng uỷ
và lãnh đạo UBND xã.
III. THỜI GIAN THỰC
HIỆN KHẢO SÁT:
Ban
Dân tộc tỉnh sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân huyện cho phù hợp.
IV. ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Thực hiện khảo sát tại
địa bàn các xã có đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn
đặc thù sinh sống thành cộng đồng. Cụ thể: Mỗi huyện lựa chọn 02 xã; mỗi xã lựa
chọn từ 01 đến 02 thôn để tiến hành khảo sát (Địa điểm cụ thể giao cho Uỷ
ban nhân dân huyện lựa chọn, đề xuất).
V. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Khảo sát thực trạng về
một số vấn đề sau:
- Số liệu về dân tộc,
dân số, dân cư.
- Tình hình chung về kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, công tác giảm nghèo trên địa bàn.
- Việc triển khai thực
hiện các chương trình, chính sách, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá
truyền thống của người dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số còn gặp nhiều
khó khăn, có khó khăn đặc thù nói riêng.
- Công tác bảo tồn,
phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số.
- Thực trạng và nhu cầu
đầu tư về hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, môi trường,
nước sạch…), hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.
- Công tác xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở; việc đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số ở
các địa phương.
- Những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…của
địa phương.
2. Tâm tư, nguyện vọng của
người dân và các kiến nghị, đề xuất của chính quyền cơ sở.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Ban Dân tộc chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện tham
mưu tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch này. Chuẩn bị
phương tiện, tài liệu, nội dung, chương trình, địa điểm làm việc phục vụ cho
Đoàn khảo sát. Tổng hợp kết quả khảo sát báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy
định (lưu ý đề xuất đi xe chung).
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Lao động,
Thương binh và Xã hội gửi danh sách công chức tham gia đoàn khảo sát về Ban Dân
tộc trước ngày 10/3/2022. Chủ động phối hợp với Ban Dân tộc, các sở ngành liên
quan tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội đối với địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu
số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
3. Uỷ ban nhân dân các
huyện có trách nhiệm:
- Tổng hợp báo cáo (theo
đề cương gửi kèm) phục vụ cho công tác khảo sát, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
(qua Ban Dân tộc) trước ngày 10/3/2022.
- Bố trí thành phần
làm việc, lựa chọn địa bàn (xã, thôn) để Đoàn công tác của tỉnh đến khảo sát thực
tế.
Yêu cầu các sở,
ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của
Kế hoạch này; trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt
thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc
tổng hợp) để xem xét và chỉ đạo giải quyết
Lưu ý: Trong quá trình triển
khai thực hiện; Đoàn công tác, Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch Covid -19 theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
-
Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh; (báo cáo)
- UBND huyện, thành phố;
- Các đơn vị có tên trong Kế hoạch;
- Chánh, Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT (Toản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO
KHẢO SÁT, NẮM TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC
CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN VÀ CÓ KHÓ KHĂN ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
I.
Tình hình chung
1. Khái quát về dân số,
dân tộc thiểu số, địa bàn cư trú và phân bố dân cư.
2.Tình hình, kết quả thực
hiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn.
3. Đánh giá chung về thuận
lợi, khó khăn.
II.
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó
khăn và có khó khăn đặc thù (Số liệu báo cáo tính đến ngày 31/12/2021)
1. Tình hình đời sống của
đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù:
1.1. Tình hình sản xuất,
phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó
khăn đặc thù.
1.2. Thu nhập bình
quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo.
1.3. Tỷ lệ hộ được sử
dụng điện lưới quốc gia, nước sạch sinh hoạt, phương tiện nghe nhìn; thẻ bảo hiểm
y tế, công tác khám chữa bệnh….
1.4. Số hộ có nhà ở dột
nát, thiếu đất ở, đất sản xuất; số hộ, số hộ, khẩu cần được sắp xếp ổn định dân
cư; các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.
1.5. Tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng; số cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
1.6. Số lượng, chất
lượng học sinh các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù.
1.7. Số lượng, tỷ lệ
thanh niên đến tuổi lao động được học nghề, có việc làm...
2. Thực trạng công tác bảo
tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số còn nhiều
khó khăn và có khó khăn đặc thù.
3. Tình hình sinh hoạt
tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc
thù.
4. Việc đào tạo, sử dụng
cán bộ người dân tộc thiểu số các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó
khăn đặc thù.
5. Kết quả thực hiện các
chương trình, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có
khó khăn đặc thù trên địa bàn.
6. Thực trạng cơ sở hạ tầng
tại địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó
khăn đặc thù sinh sống (tập trung đánh giá các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường
giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, công trình thuỷ lợi, nhà văn
hóa, công trình nước sạch...).
7. Các vấn đề về kinh tế,
văn hoá - xã hội khác cần được tiếp tục quan tâm giải quyết.
III.
Đánh giá chung
1. Ưu điểm
2. Khó khăn, tồn tại,
nguyên nhân
IV.
Kiến nghị, đề xuất