ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/KH-UBND
|
Quận
11, ngày 08 tháng 02
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI NĂM
2017 VÀ NĂM 2018
Thực hiện kế hoạch số
29167/KH-SLĐTBXH ngày 09/11/2017 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh về điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ
xã hội năm 2017 và năm 2018.
Ủy ban nhân dân quận 11 ban hành kế
hoạch điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội năm
2017 và năm 2018 trên địa bàn quận với những nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Việc thu thập và cập nhật thông
tin dữ liệu phiếu C1 để hỗ trợ hoàn thiện cơ sở dữ liệu Quốc gia cho Hệ thống
thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, cũng như hoàn thiện cơ sở dữ
liệu riêng về hộ có người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng của
quận.
2. Làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch
trợ giúp đối tượng BTXH giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo trên địa
bàn quận được tốt hơn.
3. Điều tra thu thập thông tin hộ có
đối tượng bảo trợ xã hội phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính trung thực,
khách quan, đồng thời thông tin thu thập được phải chính xác với đặc điểm từng
hộ, từng thành viên.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:
1. Phạm vi: Trên địa bàn quận.
2. Đối tượng điều
tra: Hộ và đối tượng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội bao gồm:
a) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn
nuôi dưỡng theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (gọi
tắt là nhóm 1-TE dưới 16 tuổi).
b) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi không
có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định số
136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 2-TE 16-22 tuổi).
c) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không
có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công
hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 3-HIV).
d) Người đơn thân nghèo đang nuôi
con: Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã
chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới
16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học
phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất
theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm
4-NĐT).
đ) Người cao tuổi theo quy định tại
Khoản 5, Điều 5, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (gọi tất là nhóm 5-NCT) thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không
có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không
có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo đủ điều
kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội nhưng được nhận chăm sóc tại cộng đồng.
e) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật
đang hưởng cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật
(gọi tắt là nhóm 6-NKT).
g) Hộ gia đình nhận kinh phí chăm sóc
(gọi tắt là nhóm 7-HGĐ), bao gồm:
- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt nặng là thành viên hộ gia đình.
- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người
cao tuổi.
3. Thời gian thực
hiện:
Dự kiến thời gian triển khai thực hiện
từ tháng 02/2018 đến tháng 12/2018, cụ thể:
a) Điều tra và cập nhật dữ liệu phát
sinh năm 2016: số đối tượng phát sinh từ 01/7/2016 đến 31/12/2016 (theo danh
sách chi trả của tháng 12/2016), thực hiện từ tháng 02/2018 đến tháng 03/2018.
b) Điều tra và cập nhật dữ liệu phát sinh
năm 2017: số đối tượng phát sinh từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 (theo danh sách
chi trả của tháng 12/2017), thực hiện từ tháng 04/2017 đến tháng 07/2018.
c) Điều tra và cập nhật dữ liệu phát
sinh năm 2018: số đối tượng phát sinh từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 (theo danh
sách chi trả của tháng 12/2018), thực hiện từ tháng 08/2017 đến tháng 12/2018.
4. Phương pháp điều
tra, thu thập thông tin và nhập liệu:
a) Phương pháp điều tra, thu thập
thông tin: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên đến gặp chủ hộ
và những thành viên trong hộ có liên quan của hộ gia đình có đối tượng bảo trợ
xã hội để phỏng vấn và ghi thông tin trực tiếp vào phiếu phỏng vấn (phiếu C1).
b) Nhập thông tin từ phiếu C1 vào cơ
sở dữ liệu: Phần mềm được sử dụng cho việc cập nhật dữ liệu là hệ thống MIS
POSASOFT với các chức năng liên quan đến việc cập nhật thông tin hộ gia đình và
đối tượng.
III. CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ:
1. Thành lập Ban
giám sát, Tổ điều tra:
Để đảm bảo cuộc điều tra thu thập
thông tin thành công, thành lập Ban giám sát quận và Tổ điều tra phường. Thành
viên Ban giám sát phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm về lĩnh vực
bảo trợ xã hội.
a) Ban giám sát quận: gồm 02 người.
- Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH phụ
trách công tác BTXH: Trưởng ban.
- 01 chuyên viên phụ trách công tác bảo
trợ xã hội: Thành viên.
b) Tổ điều tra phường: Do Ủy ban nhân
dân phường quyết định số lượng và thành phần, tuy nhiên phải đảm bảo cơ cấu tối
thiểu:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường: Tổ
trưởng.
- 01 chuyên trách phụ trách công tác
bảo trợ xã hội: Thành viên.
- Điều tra viên: Tổ viên (nếu cần).
*Lưu ý:
- Để đảm bảo chất lượng điều tra thu
thập thông tin về hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội phiếu C1, đề nghị chọn
điều tra viên là những người có năng lực, có kinh nghiệm điều tra và điền thông
tin vào phiếu đúng theo quy định, rõ ràng, dễ đọc (ưu tiên chọn những người
đã tham gia điều tra năm 2016).
- Cử cán bộ chuyên trách Lao động -
Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm phụ trách chung toàn bộ phiếu C1 của phường.
2. Trách nhiệm của
Ban giám sát, Tổ điều tra:
a) Trách nhiệm của Ban giám sát quận:
- Báo cáo Ủy ban nhân dân quận về các
hoạt động triển khai thực hiện tại quận, bố trí nhân sự thực hiện thu thập (điều
tra) và cập nhật nhập dữ liệu đảm bảo tiến độ đề ra theo quy định.
- Giám sát thường xuyên quá trình điều
tra thu thập thông tin để kịp thời hướng dẫn tổ điều tra sửa chữa những sai sót
trong quá trình thu thập thông tin; theo dõi, đôn đốc phường hoàn thành phiếu
C1 và bàn giao cho quận theo đúng tiến độ quy định.
- Kiểm tra 100% số phiếu C1 đã thu thập,
hướng dẫn bổ sung những thông tin còn thiếu, những thông tin chưa chính xác. Trực
tiếp tổ chức cập nhật dữ liệu từ phiếu C1 (nhập liệu) vào cơ sở dữ liệu của quận
(phần mềm hệ thống MIS POSASOFT).
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, nghiệm
thu dữ liệu đã được đưa vào hệ thống của quận trước khi bàn giao cho Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
b) Trách nhiệm của Tổ điều tra phường:
- Điều tra viên có trách nhiệm trực
tiếp đến các hộ được phân công để thu thập những thông tin ghi vào phiếu C1.
- Phụ trách tổ điều tra có trách nhiệm
tổ chức thực hiện toàn bộ công việc điều tra tại những địa bàn được phân công;
kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra do điều tra viên thực hiện; giám
sát quá trình điều tra thu thập thông tin đảm bảo chất lượng tốt nhất theo yêu
cầu đặt ra.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN:
Kế hoạch điều tra thu thập thông tin
hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội năm 2017 và năm 2018 được thực hiện từ
ngày 01/02/2018 và kết thúc vào ngày 31/12/2018. Cụ thể:
1. Điều tra thu
thập thông tin và cập nhật dữ liệu:
- Năm 2017: Điều tra thu thập thông
tin và cập nhật dữ liệu số đối tượng phát sinh từ 01/7/2016 đến 31/12/2016 (thời
gian thực hiện bắt đầu từ ngày 01/02/2018 và kết thúc vào ngày 31/3/2018).
- Năm 2018:
+ Điều tra thu thập thông tin và cập
nhật dữ liệu số đối tượng phát sinh từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 (thời gian thực
hiện bắt đầu từ ngày 01/4/2018 và kết thúc vào ngày 31/7/2018).
+ Điều tra thu thập thông tin và cập
nhật dữ liệu số đối tượng phát sinh từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 (thời gian thực
hiện bắt đầu từ ngày 01/8/2018 và kết thúc vào ngày 31/12/2018).
2. Nghiệm thu dữ
liệu:
- Dữ liệu phát sinh năm 2016: thực hiện
từ 01/3/2018 đến 31/3/2018.
- Dữ liệu phát sinh năm 2017: thực hiện
từ 01/7/2018 đến 31/7/2018.
- Dữ liệu phát sinh năm 2018: thực hiện
từ 01/8/2018 đến 31/12/2018.
V. KIỂM TRA, GIÁM
SÁT VÀ NGHIỆM THU PHIẾU C1:
1. Kiểm tra,
giám sát:
a) Trong quá trình thực hiện, Ban
giám sát quận sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất Tổ
điều tra phường trong suốt thời gian điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có
đối tượng bảo trợ xã hội.
b) Nội dung kiểm tra, giám sát gồm:
Việc tổ chức và thực hiện các quy trình điều tra, số lượng (đủ hộ theo danh
sách, đủ phiếu, mục và các tiêu chí điều tra) và chất lượng (ghi đúng dòng, cột,
mã số, đơn vị tính, tính toán số học, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ
tiêu, quan hệ giữa các phần, tính hợp lý khi đối chiếu một số chỉ tiêu với thực
tế địa phương hoặc các tài liệu thống kê liên quan khác), cách hỏi và ghi phiếu
của thành viên Tổ điều tra, điền các mẫu phiếu kiểm soát chất lượng, kiểm tra
thực tế, công tác chỉnh sửa làm sạch phiếu.
2. Nghiệm thu kết
quả:
a) Tổ điều tra phường có trách nhiệm
kiểm tra 100% các phiếu và nghiệm thu theo các khu phố, chuyển phiếu đã nghiệm
thu về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Chất lượng phiếu: phiếu C1 phải được
cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác, hạn chế tối đa việc tẩy xóa; Phiếu được
bảo quản sạch sẽ, không lấm bẩn, không bị quăn mép, nát hoặc rách.
c) Ban giám sát quận có trách nhiệm
kiểm tra và nghiệm thu 100% các phiếu do phường chuyển lên. Sau khi nghiệm thu
thực hiện việc cập nhật dữ liệu từ phiếu C1 vào cơ sở dữ liệu của quận và tổng
hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chuyển giao và
bảo quản phiếu C1:
a) Tổ điều tra phường có trách nhiệm
chuyển giao phiếu C1 và 03 danh sách, báo cáo số liệu cho Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội quận để nghiệm thu sau khi kết thúc điều tra.
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội quận có trách nhiệm bảo quản phiếu C1 và 03 danh sách sau khi nhận của Tổ
điều tra phường theo quy định dưới đây:
Sắp xếp phiếu: Phiếu sắp xếp theo thứ
tự mã khu phố và mã hộ tương ứng với bảng kê danh sách hộ để thuận tiện cho việc
kiểm kê, bàn giao phiếu và nhập liệu.
Công cụ bảo quản phiếu: sử dụng bìa
nút, cặp ba dây và thùng giấy dày; không để phiếu của một khu phố vào nhiều
công cụ khác nhau.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH QUYẾT TOÁN:
1. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí điều tra và nhập thông tin
hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội do Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp
xã hội Việt Nam” thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ kinh phí với
tỷ lệ giảm dần theo các năm: năm 2016 hỗ trợ 70%, năm 2017 hỗ trợ 50%, năm 2018
hỗ trợ 30%; ngân sách Thành phố sẽ bố trí phần kinh phí còn lại.
- Đơn giá khoán nhập liệu là: 8.000 đồng/phiếu;
đơn giá khoán năm 2016 là 10.000 đồng/phiếu; đơn giá khoán năm 2017 là 12.000 đồng/phiếu;
đơn giá khoán năm 2018 là 13.000 đồng/phiếu.
2. Phương thức thanh quyết toán:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh ký Hợp đồng giao khoán công việc với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội quận và chuyển kinh phí (chuyển khoản) để quận tổ chức điều
tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội.
- Giá trị nghiệm thu, thanh lý căn cứ
trên số lượng phiếu thực tế điều tra tại quận được Ban quản lý Dự án chấp nhận
nghiệm thu.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội quận thực hiện thanh quyết toán với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thanh quyết toán kinh phí được duyệt theo đúng nội
dung chi, mục đích, đúng nguyên tắc, chế độ tài chính và các quy định hiện
hành.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội quận:
a) Thành lập Ban giám sát quận.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân quận ban
hành kế hoạch điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội
trên địa bàn quận.
c) Chịu trách nhiệm thực hiện việc điều
tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn quận.
Nghiệm thu phiếu C1, danh sách, mẫu biểu từ phường; thực hiện cập nhật dữ liệu
từ phiếu C1 vào cơ sở dữ liệu của quận và tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2. Ủy ban nhân dân 16 phường:
a) Thành lập Tổ điều tra phường.
b) Chỉ đạo chuyên trách Lao động -
Thương binh và Xã hội trực tiếp hướng dẫn, tổ chức điều tra; tổng hợp danh sách
điều tra, phiếu điều tra, kết quả điều tra trình Ủy ban nhân dân phường để chuyển
cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận.
Trên đây là kế hoạch điều tra thu thập
thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội năm 2017 và năm 2018. Yêu cầu
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân 16 phường triển khai thực
hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời
báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội)
để hướng dẫn, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Sở LĐ-TB&XH
(P.BTXH);
- TT Quận ủy;
- TT HĐND;
- UBND Quận (CT, PCT V/x);
- UBND 16 Phường;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phi Long
|