ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 34/KH-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH
VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2019
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày
15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải
pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình hiện nay;
Căn cứ Nghị định 178/2004/NĐ-CP
ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm;
Căn cứ Thông tư số
05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống
tệ nạn mại dâm;
Thực hiện Kế hoạch số 77/QĐ-UBND
ngày 24/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Chương trình
phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết
định số 2506/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch Kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên
ngành thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các đơn vị tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, chấn chỉnh, lập biên bản vi phạm hành
chính, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tăng cường hoạt động của Đội kiểm
tra liên ngành phòng, chống mại dâm (gọi tắt là Đội kiểm tra liên ngành 178)
các cấp, phát huy vai trò của các sở, ngành thành viên trong việc phối hợp kiểm
tra thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm. Tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 09 tỉnh, đề xuất giải pháp phòng, chống mại dâm trong
các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, góp phần đảm bảo an
ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Đội
kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra. Hướng
dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về
phòng, chống mại dâm.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng kiểm tra
Các cơ sở kinh doanh có ngành nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh
khác dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm, bao gồm: Kinh doanh dịch vụ
lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp, massage. Các
cơ sở kinh doanh dịch vụ khác dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như: cắt tóc
- gội đầu thư giãn; cafe; dịch vụ tắm hơi ... và các điểm, tụ điểm có biểu hiện
hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra về hồ sơ pháp lý của cơ
sở kinh doanh: Kiểm tra tất cả các loại giấy phép, văn
bằng chứng chỉ, giấy chứng nhận, văn bản đồng ý cho phép của cơ quan chức năng
liên quan đến hoạt động kinh doanh, dịch vụ được kiểm tra. Các loại giấy phép
chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền cấp
theo quy định như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy,
chữa cháy; giấy phép kinh doanh; quyết định công nhận xếp hạng lưu trú tại cơ
sở; giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke và các loại giấy tờ liên quan khác...
Kiểm tra việc thực hiện nội dung kiến nghị trong các biên bản kiểm tra (nếu có)
của Đội kiểm tra liên ngành 178 và các đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng
có liên quan đã lập, kiến nghị trước đó.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về phòng, chống mại dâm trong quá trình kinh doanh:
+ Kiểm tra các hành vi vi phạm, lợi
dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm như: hành vi mua dâm;
hành vi bán dâm; cung cấp địa điểm cho hoạt động mua dâm, bán dâm; dẫn dắt, dụ
dỗ, che giấu, bảo kê hoạt động mua dâm, bán dâm; lôi kéo, ép buộc hoặc cưỡng
bức người khác bán dâm; dùng các thủ đoạn khống chế, đe dọa người mua dâm, bán
dâm để đòi tiền, cưỡng đoạt tài sản; lợi dụng uy tín để bảo vệ, dùng vũ lực đe
dọa để duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; chủ cơ sở thiếu tinh thần, trách
nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm do cơ sở mình quản lý hoặc sử dụng
việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh;
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy
định về thông báo và báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở với cơ quan chức
năng; đăng ký thông tin; đăng ký lưu trú, tạm trú đối với người làm việc trong
cơ sở và khách đến lưu trú; công tác đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình
kinh doanh và các quy định khác đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự.
+ Việc chấp hành quy định của pháp
luật về sử dụng lao động, hợp đồng lao động, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của
người lao động, hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, theo dõi, giám
sát việc khám sức khỏe cho người lao động trong một số ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện.
+ Việc chấp hành quy định của pháp
luật về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, lưu trú du lịch; điều
kiện, tiêu chuẩn về kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và hoạt động thương mại
tại các cơ sở kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh
trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi
dụng, phát sinh hoạt động mại dâm.
+ Cam kết của chủ cơ sở với các cơ
quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở đăng ký kinh doanh về việc
không để xảy ra tệ nạn mại dâm, ma túy tại cơ sở và chấp hành quy định khác của
pháp luật về phòng, chống mại dâm.
3. Thành phần tham gia kiểm tra
Thành viên Đội kiểm tra Liên ngành
178 tỉnh được kiện toàn theo Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Khi kiểm tra các cơ sở kinh doanh
dịch vụ có quy mô lớn, tính chất phức tạp có thể huy động thêm lực lượng là cán
bộ của các sở, ngành có thành viên tham gia Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh,
trường hợp thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh vắng mặt có thể cử cán
bộ khác đại diện cho sở, ngành tham gia Đội kiểm tra. Cán bộ tăng cường hoặc cử
thay thế có trách nhiệm, quyền hạn như thành viên chính thức của Đội kiểm tra
liên ngành 178.
4. Phương thức kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch: Định kỳ Đội
kiểm tra liên ngành 178 tỉnh tổ chức kiểm tra về phòng, chống mại dâm đối với
cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật
tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi
dụng, phát sinh hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh. Chú trọng các địa bàn phức
tạp về tệ nạn xã hội.
- Kiểm tra đột xuất: Đội trưởng Đội
kiểm tra liên ngành 178 tỉnh quyết định kiểm tra đột xuất trong các trường hợp:
Có đơn thư tố giác; có tính chất phức tạp tại địa phương do UBND các huyện,
thành phố đề xuất về tình hình hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch
vụ.
- Tập trung lực lượng tăng cường kiểm
tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh
doanh dịch vụ xoa bóp, massage; cơ sở kinh doanh khác hoạt động mại dâm trá
hình và nghi tổ chức các hoạt động mang tính kích dục trên địa bàn tỉnh dịch vụ
như: cafe, cắt tóc - gội đầu, ca nhạc .... Phối hợp các cơ quan liên quan các
cấp thực hiện kiểm tra, trường hợp cần thiết huy động hỗ trợ thành viên Đội
kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện để kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có
tình hình phức tạp liên quan tệ nạn mại dâm.
5. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong năm 2019, thời gian
cụ thể do Đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 178 sắp xếp và thông báo lịch kiểm
tra cho các thành viên của Đội (thông báo trước từ 03 đến 05 ngày, hoặc đột
xuất trước từ 03 đến 05 giờ) đến các thành viên và cơ quan có cán bộ tham gia
thành viên Đội.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm
Các Sở, ngành có thành viên tham gia
Đội kiểm tra liên ngành 178 khi kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nếu phát
hiện vi phạm quy định thuộc lĩnh vực, thẩm quyền của Sở, ngành nào quản lý thì
Đội kiểm tra liên ngành 178 lập biên bản vi phạm hành chính và có văn bản đề
nghị cấp thẩm quyền thuộc ngành đó ra quyết định xử phạt. Kết quả xử lý vi phạm
hành chính hàng năm được ghi vào kết quả hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành
178 của tỉnh.
Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hình sự thì chuyển Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân cấp tỉnh xử lý
giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, các vi phạm
liên quan thuộc thẩm quyền xử lý giải quyết của nhiều Sở, ngành thì Đội Kiểm
tra liên ngành 178 lập biên bản vi phạm hành chính và có văn bản báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xử lý theo quy định.
7. Kinh phí thực hiện
Kinh phí hoạt động của Đội kiểm tra
liên ngành 178 tỉnh Hòa Bình được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng
năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc được bố trí từ nguồn chi cho
công tác phòng chống tệ nạn xã hội hàng năm của tỉnh, do ngân sách nhà nước đảm
bảo theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định
hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan
chức năng, thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm;
là đầu mối giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo hoạt động của Đội Kiểm
tra liên ngành 178 tỉnh.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Tăng cường
chỉ đạo, phối hợp với Đội Kiểm tra liên ngành 178 của cấp huyện, cấp xã thường
xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh - dịch vụ dễ bị lợi dụng
hoạt động mại dâm tại các địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm.
- Quản lý, thực hiện nguồn kinh phí
phục vụ hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành 178 tỉnh (kinh phí làm đêm, thêm
giờ, thuê xe ô tô, mua công cụ hỗ trợ, tham quan học tập kinh nghiệm, mua trang
thiết bị, văn phòng phẩm... để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của Đội).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tập huấn, nâng cao năng lực cho các thành viên Đội Kiểm tra liên
ngành 178 các huyện, thành phố; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,
chống mại dâm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức để
học tập kinh nghiệm trao đổi nghiệp vụ kiểm tra công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội tại tỉnh bạn.
- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả
kiểm tra của Đội định kỳ (6 tháng, hàng năm), đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban
nhân dân tỉnh, của thủ trưởng các Sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 09 tỉnh
Hòa Bình.
2. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động
mại dâm đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người lao động làm việc tại cơ sở và cam
kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh dịch
vụ có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Kiểm tra và xử
lý các vi phạm trong việc tuân thủ các quy định về kinh doanh dịch vụ trong
ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
- Hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp
xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, theo dõi biến động danh sách nhân
viên làm việc tại cơ sở kinh doanh theo quy định.
3. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn,
điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt
động mại dâm thuộc ngành quản lý. Tăng cường quản lý, hướng dẫn các cơ sở kinh
doanh dịch vụ massage trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về chuyên
môn công tác y tế và phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Chỉ đạo lực lượng y tế tổ chức khám
sức khỏe định kỳ hàng quý cho người lao động theo quy định tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ.
- Tham gia kiểm tra, thanh tra và xử
lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực Sở Y
tế quản lý.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tổ chức thực hiện công tác phòng,
chống mại dâm trong các hoạt động xuất, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, lưu hành
trên thị trường; phòng, chống mại dâm trong xuất bản các văn hóa phẩm, quản lý
các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và xã hội và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tiêu chuẩn, điều
kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa dễ bị lợi dụng để hoạt
động mại dâm.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra các cơ sở Karaoke, vũ trường, khách sạn trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các
đơn vị thực hiện đúng các quy định trong kinh doanh hoạt động văn hóa.
- Tham gia kiểm tra, thanh tra và xử
lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực
ngành quản lý.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống tệ nạn mại
dâm, tham mưu bố trí ngân sách triển khai thực hiện các chương trình nhiệm vụ
theo Kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành 178
cấp huyện, cấp xã tích cực kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn, kịp thời
phát hiện những vi phạm, tồn tại không để xảy ra tình trạng hoạt động mại dâm
tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo phòng Văn hóa - thể thao và
du lịch nâng cao vai trò trong việc thẩm tra, cấp phép hoạt động kinh doanh
karaoke, chỉ cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời tăng
cường kiểm tra phát hiện, xử lý những cơ sở hoạt động không được cấp phép, hoạt
động quá phạm vi quy định, xử phạt nghiêm khắc và kịp thời đình chỉ hoạt động
của các cơ sở kinh doanh không phép.
- Chủ động cân đối kinh phí từ nguồn
ngân sách theo phân cấp để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm trên địa bàn thuộc phạm vi,
thẩm quyền theo đề nghị của Đội Kiểm tra liên ngành 178. Chỉ đạo các ngành chức
năng phối hợp với Đội Kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh kiểm tra các cơ sở kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn khi cần thiết.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể
tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế
hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, gửi về Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Cục phòng chống tệ nạn
xã hội (Bộ LĐBXH);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM (NL50).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Cửu
|