ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 319/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 09 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
I. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN
NGHÈO ĐẦU NĂM 2022
Theo kết quả Tổng rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày
27/01/2021 của Chính phủ, áp dụng thực hiện giai đoạn 2022-2025, đầu năm 2022,
toàn tỉnh có 16.657 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,52% và 13.731 hộ cận nghèo, chiếm tỷ
lệ 5,38% tổng số hộ toàn tỉnh.
Trong đó:
* Phân loại hộ nghèo theo nhóm đối
tượng:
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số: 4.734 hộ,
chiếm tỷ lệ 28,42% tổng số hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 69,52% tổng số hộ đồng bào dân
tộc thiểu số);
- Hộ nghèo không có khả năng lao động:
6.074 hộ, chiếm tỷ lệ 36,47% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, trong đó: hộ nghèo thuộc
diện bảo trợ xã hội là 5.137, chiếm tỷ lệ 30,83%;
- Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi
người có công: 216 hộ, chiếm tỷ lệ 1,30% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh;
- Hộ nghèo khác: 5.633 hộ, chiếm tỷ lệ
33,81% tổng số nghèo toàn tỉnh.
* Phân loại hộ nghèo theo khu vực:
- Khu vực thành thị: 864 hộ, chiếm tỷ
lệ 5,19% tổng số hộ nghèo;
- Khu vực nông thôn: 15.793 hộ, chiếm
tỷ lệ 94,81% tổng số hộ nghèo.
II. MỤC TIÊU, CHỈ
TIÊU
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%,
tương ứng với giảm 3.838 hộ, số hộ nghèo còn lại là 12.819 hộ; hộ cận nghèo
0,8% tương ứng với giảm 2.041 hộ, số hộ nghèo còn lại là 11.690 hộ.
(Chi tiết chỉ tiêu của các huyện,
thị xã, thành phố có biểu phụ lục kèm theo)
- 100% người thuộc diện hộ nghèo, người
dân tộc thiểu số, người dân đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được cấp, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm
y tế;
- 100% người nghèo, người cận nghèo,
người mới thoát nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu phù hợp, được vay vốn tín dụng
ưu đãi theo quy định hiện hành;
- 100% lượt học sinh, sinh viên thuộc
diện chính sách theo quy định được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
- Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban
hành Nghị quyết về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững đến
năm 2030 trên địa bàn tỉnh nhằm huy động nguồn lực cả hệ thống chính trị từ tỉnh
đến cấp cơ sở quan tâm chỉ đạo công tác giảm nghèo; xây dựng Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo hiệu
quả công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình;
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu
số về ý chí tự lực tự cường trong lao động, sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững; tuyên truyền vận động nguồn lực từ người
thân, cộng đồng, xã hội để chung tay hỗ trợ hộ nghèo không có khả năng lao động
vượt trên mức chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo, đặc biệt là trách nhiệm của thân
nhân trong gia đình.
- Thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ
trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo
ở các địa phương, cơ sở, trong đó ưu tiên hộ có khả năng lao động tạo ra thu nhập
ổn định để thoát nghèo bền vững; ưu tiên các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Miền núi, xã bãi ngang;
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng
quy định các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo;
- Triển khai, thực hiện các chính
sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 đạt
kế hoạch đề ra (giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo).
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ (từ nguồn
kinh phí cấp năm 2021): 4.696 triệu đồng, trong đó: vốn sự nghiệp: 4.696
triệu đồng, phân bổ cụ thể như sau:
+ Tiểu dự án 3 (thuộc Dự án 1): Hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững:
4.037 triệu đồng;
+ Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài
Chương trình 30a và Chương trình 135: 659 triệu đồng.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: (Năm
2022).
- Nguồn kinh phí địa phương thực hiện
Chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm ngân sách tỉnh: 5.000 triệu đồng.
- Ngân sách các địa phương theo phân
cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
của Trung ương và địa phương.
- Huy động nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị
và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Tăng cường nguồn lực đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động để làm thay đổi nhận thức, trước hết của cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân, đặc biệt đối với nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu
số về ý chí tự lực, tự cường trong lao động, sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền
vững.
- Chỉ đạo địa phương, cơ sở xây dựng
kế hoạch giảm nghèo chi tiết, cụ thể đến từng thôn, bản trên cơ sở phân tích
nguyên nhân, thực trạng nghèo của từng hộ, phải định lượng được bao nhiêu hộ có
khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo để xác định nội dung, phương pháp hỗ trợ
phù hợp, thiết thực và hiệu quả ngay từ đầu năm.
- Đề nghị các đồng chí Tỉnh ủy viên
tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo theo phân công của
Tỉnh ủy; các đồng chí huyện ủy viên được phân công giúp đỡ các xã thường xuyên
về cơ sở để nắm bắt tình hình và có hướng giúp đỡ phù hợp; các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở
phân công cụ thể cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo; lấy hiệu quả
thực hiện kế hoạch giảm nghèo là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng
viên hàng năm tại địa phương, cơ sở.
- Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các hoạt
động tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức, hành vi của hộ nghèo, người nghèo về giảm
nghèo bền vững; hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân
rộng mô hình giảm nghèo để tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hộ nghèo, người
nghèo; lựa chọn nội dung và hình thức triển khai phù hợp với nhu cầu, khả năng
của người nghèo, gắn với đầu ra của sản phẩm, ưu tiên hộ nghèo có khả năng
thoát nghèo nhanh, bền vững ở những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, các mô hình điển hình, đầu tàu để tập trung thực hiện giảm
nghèo năm 2022.
- Đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vận động người dân vùng nông thôn
tham gia chương trình lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là các thị
trường có thu nhập cao và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan..; tạo môi
trường thuận lợi để người dân có đầy đủ thông tin lựa chọn và tham gia vào các
thị trường lao động có thu nhập cao, ổn định.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động
nông thôn; liên kết đào tạo và cung ứng lao động giữa doanh nghiệp và cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để gắn kết đào tạo nghề với giải quyết
việc làm, bao tiêu sản phẩm; hướng dẫn các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo với cơ
quan được giao nhiệm vụ tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề ở địa phương kết hợp nhận
bao tiêu sản phẩm và tuyển dụng lao động sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo
nghề.
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan, các địa phương tham mưu chính sách hỗ trợ hộ nghèo ở các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, chính sách khuyến khích hộ nghèo có
khả năng thoát nghèo, tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững, chính sách đối với
hộ nghèo bảo trợ xã hội.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan kịp thời tham mưu phân
bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021
và năm 2022 cho các địa phương, đơn vị khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với
các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện các chính sách của chương trình giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện.
2. Ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên
quan, các địa phương tham mưu thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào nghèo vùng
dân tộc, miền núi, lồng ghép Chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của
Chính phủ với Chương trình giảm nghèo trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của
Chính phủ với Chương trình giảm nghèo của địa phương để tăng hiệu quả sử dụng
nguồn lực hỗ trợ; định kỳ đánh giá hiệu quả của từng chính sách đối với vùng đồng
bào dân tộc, chính sách giảm nghèo để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo theo hướng đầu tư có trọng điểm và hiệu quả; hỗ trợ xây dựng các mô
hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo
hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; hướng dẫn, chỉ đạo,
ưu tiên nguồn lực từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đầu tư trước cho
các xã đăng ký lộ trình về đích nông thôn mới nhưng chưa đạt tiêu chí về thu nhập
và hộ nghèo.
4. Sở Thông tin -
Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh,
đài truyền thanh truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và hệ thống truyền
thanh cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách,
pháp luật về công tác giảm nghèo, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại, không muốn
thoát khỏi danh sách hộ nghèo, không chịu khó lao động, sản xuất vươn lên thoát
nghèo bền vững.
5. Sở Giáo dục -
Đào tạo
Có giải pháp để nâng cao trình độ dân
trí, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi, xem đây là điều kiện cần thiết cho giảm nghèo bền vững đối với
vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm tới.
6. Sở Kế hoạch -
Đầu tư
Lồng ghép các nguồn vốn trên cùng địa
bàn để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, tránh dàn trải, manh mún; Chủ trì, phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các Sở ban ngành, địa
phương liên quan tham mưu phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững năm 2022 cho các địa phương, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ,
ngành Trung ương đúng quy định.
7. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc cân đối, bố trí ngân sách đối ứng và
các nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ được
giao;
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh
quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định;
8. Đài Phát thanh
- Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm
nghèo, giải quyết việc làm, trong đó tập trung tuyên truyền các gương điển
hình, tiên tiến tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ các hộ nghèo,
đồng thời, phê phán những hộ gia đình có tư tưởng ỷ lại, chưa cố gắng vươn lên thoát nghèo; tuyên truyền về công
tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các địa phương, cơ sở. Xác định và xây dựng
nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp, hiệu quả.
9. Ngân hàng
chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng Bình
Tăng cường hướng dẫn, thông tin để
người dân biết chính sách vay vốn ưu đãi thực hiện chương trình giảm nghèo,
chương trình đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và tạo điều kiện
để người lao động có cơ hội được tiếp cận, vay vốn khi có nhu cầu.
10. Các Sở, ban ngành và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh
theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, lồng ghép triển khai, thực hiện có hiệu quả
các chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ nhiệm vụ trong kế
hoạch này để xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa
phương, cơ sở, đơn vị, đảm bảo sát thực, hiệu quả và tiết kiệm; phân công lãnh
đạo trực tiếp, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; chủ
động phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Các sở,
ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp, tham gia
xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án do các cơ quan khác chủ trì
thuộc các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành,
đơn vị, địa phương mình nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của các chương
trình, kế hoạch, đề án, dự án; quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu,
nhiệm vụ của Kế hoạch giảm nghèo bền vững năm 2022 của tỉnh.
3. Giao Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm
tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các đ/c Tỉnh ủy viên;
- Các Sở, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|