Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 306/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Lê Duy Thành
Ngày ban hành: 09/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 306/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐHXVII ngày 16/11/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII; Chương trình hành động của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy;

Căn cứ Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 20/1/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND, ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về việc hỗ trợ nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các CLB dân ca tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 40/KH-UBND, ngày 24/2/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, Quyết định số 2215/QĐ-TTg, ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tri số 25-TT/TU ngày 24/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Chương trình hành động số 09/CTHĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh, về thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, gia đoạn 2021-2025, định hướng 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, kế thừa và tôn vinh văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền thống văn hiến của dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học đầy đủ về các di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học trên địa bàn tỉnh.

- Xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như các chỉ tiêu mang tính định lượng cần đạt được ở mỗi giai đoạn trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương (huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn), các đơn vị có liên quan; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh toàn xã hội trong công tác đầu tư tu bổ tôn tạo, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể).

2. Yêu cầu

- Xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp của Kế hoạch đối với từng loại hình di sản trong các giai đoạn thực hiện cụ thể.

- Triển khai thống nhất, đồng bộ các nội dung của Kế hoạch hướng đến mục tiêu Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa.

- Các hoạt động triển khai đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả; kết hợp lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với các nhiệm vụ thường xuyên của mỗi địa phương, đơn vị.

- Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, xây dựng kế hoạch và giải pháp thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện, truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di sản văn hóa.

II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Di sản văn hóa vật thể:

- Di tích: Các loại di tích được nhà nước xếp hạng các cấp (Quốc gia đặc biệt, quốc gia, cấp tỉnh), các di tích trong danh mục kiểm kê đã được phê duyệt, công bố.

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh;

- Các thiết chế văn hóa tỉnh: Bảo tàng, Văn miếu tỉnh gắn với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

2. Di sản văn hóa phi vật thể: Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được kiểm kê, công bố trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Di tích

1.1. Kiểm kê, công bố danh mục di tích

- Hoàn thành kiểm kê và công bố danh mục di tích theo Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 15/6/2021 của UBND tỉnh về việc kiểm kê, công bố danh mục và lập bản đồ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian thực hiện: 2021-2022.

- Tổng kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh theo định kỳ 05 năm/lần. Thời gian thực hiện: 2026-2030.

1.2. Khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích

* Giai đoạn 2021-2025 (dự kiến):

- Di tích quốc gia đặc biệt: 03-05 di tích

- Di tích quốc gia: 08 -10 di tích/cụm di tích

- Di tích cấp tỉnh: 15-20 di tích

* Giai đoạn 2026-2030 (dự kiến):

- Di tích quốc gia đặc biệt: 03 - 05 di tích/cụm di tích

- Di tích quốc gia: 08 - 10 di tích/cụm di tích

- Di tích cấp tỉnh: 15-20 di tích

1.3. Lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:

Trên cơ sở di tích đã được xếp hạng, hàng năm, triển khai thực hiện Lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt, cụm di tích quốc gia, cụm di tích cấp tỉnh có giá trị tiêu biểu, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội hoặc phục vụ phát triển du lịch theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan để bảo quản và phát huy giá trị di tích.

1.4. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích

* Giai đoạn 2021-2025

- Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, các Kế hoạch của UBND tỉnh về tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển bền vững, cụ thể:

+ Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND ngày 23/10/2019 của HĐND tỉnh, quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư, tu bổ hệ thống di tích lịch sử- văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2019-2025;

+ Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh, thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

- Triển khai thực hiện các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích được xếp hạng Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh.

* Giai đoạn 2026-2030:

- Tổng kết đánh giá kết quả tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND ngày 23/10/2019 của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh, các hoạt động chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết, bảo quản di tích đã thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

- Đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, đề án, kế hoạch, dự án về tu bổ, tôn tạo, phục hồi, bảo quản di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026-2030, trong đó tập trung đầu tư tu bổ các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích, cụm di tích đã được lập quy hoạch trong giai đoạn 2021-2025, các di tích lịch sử, các di tích có liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Hỗ trợ tu bổ, chống xuống cấp, bảo quản định kỳ ít nhất 50 di tích được xếp hạng và các di tích thuộc đối tượng kiểm kê có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội hoặc gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

2. Di sản văn hóa phi vật thể

2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án, Kế hoạch về bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh:

- Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án “Phiên âm, dịch nghĩa, bảo quản và phát huy nguồn tư liệu Hán, Nôm tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc”;

- Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 29/9/2021, của UBND tỉnh về về tái hiện trò chơi, trò diễn dân gian trong các Lễ hội tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc qua hình thức sân khấu hóa, giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 06/10/2021 của UBND tỉnh về Bảo tồn, phát huy các giá trị Di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được ghi danh vào danh sách của UNESCO, được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 15/11/2021, của UBND tỉnh về việc thực hiện truyền dạy trực tiếp hát Trống Quân Đức Bác tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025.

2.2. Kiểm kê, công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể

- Tiếp tục kiểm kê, bổ sung Danh mục di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Vĩnh Phúc đã được công bố hàng năm, trong giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện tổng kiểm kê và công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh theo quy định 05 năm một lần. Thời gian thực hiện: 02 lần trong giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030, công bố danh mục vào các năm 2026, 2031.

2.3. Lựa chọn, lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

* Giai đoạn 2021-2025 (dự kiến):

- Xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: 01-02 di sản.

- Xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: 08 - 10 di sản.

* Giai đoạn 2026-2030 (dự kiến):

- Xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: 01- 02 di sản.

- Xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: 08 -10 di sản.

2.4. Triển khai các nội dung bảo tồn, phát huy giá trị di sản đối với từng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh:

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá di sản bằng nhiều hình thức đa dạng: tái hiện trò chơi, trình diễn, sân khấu hóa di sản văn hóa phi vật thể để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và một số địa phương trong cả nước.

- Tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành các loại hình di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh, cộng đồng dân cư.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các hình thức: trình diễn di sản, tổ chức hoạt động trải nghiệm di sản cho học sinh.

- Tổ chức trưng bày chuyên đề về các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia các liên hoan, chương trình trình diễn di sản văn hóa phi vật thể trong nước, các cuộc thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa.

- Phục dựng để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội và các loại hình di sản văn hóa phi vật thể: 03-05 di sản.

3. Bảo tồn khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa tại hệ thống thiết chế văn hóa

3.1. Các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

* Giai đoạn 2021-2025

- Kiểm kê, xác định giá trị, đăng ký các sưu tập cổ vật tại các di tích lịch sử văn hóa, các nhà sưu tập tư nhân…trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch phát huy giá trị các bảo vật quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận; xây dựng kế hoạch bảo vệ, lưu giữ và quảng bá qua hình thức và công nghệ hiện đại.

- Xác định tiêu chí, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (dự kiến): 01- 02 hiện vật.

* Giai đoạn 2026-2030

- Tiếp tục nhận diện, xác định giá trị hiện vật, đăng ký cổ vật theo quy định.

- Xác định tiêu chí, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (dự kiến): 01- 02 hiện vật.

3.2. Hệ thống thiết chế văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

3.2.1. Bảo tàng tỉnh, Văn miếu tỉnh

* Giai đoạn 2022-2025

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh về việc khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa Bảo tàng và Văn miếu tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật trong nhân dân, quan tâm tới các hiện vật cách mạng, kháng chiến, di vật, kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tập thể, cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động…

- Sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất gồm nhà trưng bày, kho bảo quản, nhà điều hành Bảo tàng; chỉnh lý, bổ sung hiện vật trưng bày ngoài trời: Tổ hợp Máy bay Mig 21, số hiệu 4231 do anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hà Văn Chúc (Hải Lựu, Sông Lô) đã sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ; xe tăng T34 - một trong những xe tăng đầu tiên của quân đội ta xuất kích từ Vĩnh Yên vào miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ.

- Trưng bày nội thất giới thiệu truyền thống khoa bảng tại Văn miếu tỉnh.

* Giai đoạn 2026- 2030

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh về việc khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa Bảo tàng và Văn miếu tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Chỉnh lý trưng bày nội thất Bảo tàng tỉnh: Lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1930 đến nay.

- Khai thác, sưu tầm, phục dựng bổ sung các sưu tập hiện vật gốc điển hình mang đậm nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa vùng đất Vĩnh Phúc như: văn hóa Đồng Đậu (Yên Lạc, Vĩnh Tường), văn hóa dân gian vùng đất Tổ (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương), văn hóa Lý - Trần (Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên).

- Bổ sung hiện vật trưng bày phản ánh về truyền thống hiếu học, khoa cử qua các thời kỳ lịch sử thiết bị trưng bày nội thất tại khu nội tự, dãy tả mạc, hữu mạc tại Văn miếu tỉnh nhằm phát huy hiệu quả công năng các công trình này.

4. Phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch

- Xây dựng các điểm du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch văn hóa Vĩnh Phúc qua các mẫu mã quà tặng, quà lưu niệm, hàng hóa có hình ảnh, biểu tượng của các di tích, di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Chú trọng xây dựng các sản phẩm ẩm thực truyền thống - một loại hình di sản văn hóa phi vật thể Vĩnh Phúc.

* Giai đoạn 2026-2030

- Tiếp tục xây dựng các điểm du lịch văn hóa, kết nối hình thành các tuyến du lịch văn hóa gắn với các di tích, di sản văn hóa phi vật thể, các làng nghề truyền thống.

- Tiếp tục phát hiện, đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu văn hóa Vĩnh Phúc, có hình ảnh, biểu tượng đặc trưng của di sản văn hóa Vĩnh Phúc.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện số hóa dữ liệu về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:

- Xây dựng và triển khai số hóa dữ liệu di sản văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lập Dự án xây dựng dữ liệu số trong trưng bày Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng số.

- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại các di tích trên địa bàn tỉnh.

6. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Di sản văn hóa:

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý gắn với phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Tổ chức cuộc thi, tập huấn ở tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn tại các huyện, thành phố.

- Giai đoạn 2021-2025: Tổ chức 01 cuộc thi, 02 lớp tập huấn.

- Giai đoạn 2026-2030: Tổ chức 01 cuộc thi, 03 lớp tập huấn.

7. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ, tôn tạo, phát huy các giá trị của di sản văn hóa

- Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án nhằm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quan tâm chú trọng nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa làm nền tảng và động lực để phát triển du lịch.

- Tăng cường tuyên truyền Luật Di sản văn hóa; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa thông qua nhiều hình thức truyền thông phù hợp như: Báo, đài, trang thông tin điện tử, ấn phẩm văn hóa…

- Tổ chức biên soạn lời giới thiệu các di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh, thiết kế, in, phát hành bảng giới thiệu di tích đặt tại các di tích.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa Vĩnh Phúc trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh tuyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sovhttdl.vinhphuc.gov.vn), Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (dulichvinhphuc.gov.vn)

- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu, sách, làm phim tư liệu, phóng sự tuyên truyền về di sản văn hóa. Các chủ đề dự kiến như:

+ Giới thiệu các di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt như: “Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang”, “Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn”, “Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo”….

+ Giới thiệu các di tích/cụm di tích tiêu biểu: “Cụm đình Hương Canh gắn với trò chơi kéo song - di sản văn hóa được UNESCO ghi danh”, “Đền đá Phú Đa”, “Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu”, “Di chỉ Nghĩa Lập và các di tích ở xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường”, “Các di chỉ khảo cổ học trên đất Vĩnh Phúc”, “Các di tích lịch sử - lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Vĩnh Phúc” …

+ Giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể: “Di sản văn hóa phi vật thể Vĩnh Phúc trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”, “Hát trống quân Đức Bác”, “Di tích và thờ Quốc mẫu Tây Thiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, “Lễ hội đền Ngự Dội”, “Hát Soọng cô của người Sán Dìu”, “Lễ hội xã Đại Đồng”,…

+ Giới thiệu di tích/di sản văn hóa phi vật thể theo chủ đề các huyện/thành phố….

8. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và xã hội, tạo nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh

- Huy động kinh phí xã hội hóa công tác tu bổ di tích, chống xuống cấp di tích theo Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND, Kế hoạch số 175/KH-UBND, các hoạt động chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết, bảo quản di tích, tu sửa hiện vật, đồ thờ trong di tích…

- Huy động kinh phí xã hội hóa trong việc phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản hóa được thực hiện từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách, được giao trong ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp tỉnh hàng năm, để thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc theo nội dung kế hoạch này.

2. Nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn xã hội hóa: Thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

3. Ngân sách huyện, xã: Thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương theo phân cấp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chịu trách nhiệm chủ trì, triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể:

(1). Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch theo lộ trình, chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch;

(2). Thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh.

(3). Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các địa phương, lựa chọn, đề xuất danh mục di sản văn hóa vật thể đề nghị xếp hạng di tích các cấp; lựa chọn, lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; triển khai các nội dung bảo tồn, phát huy giá trị di sản theo kế hoạch.

(4).Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế, chính sách, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa đến năm 2030.

(5). Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch; hướng dẫn các địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch hằng năm theo đúng quy định.

(6). Xây dựng dự toán ngân sách thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

2. Sở Tài chính

Căn cứ vào pháp luật về ngân sách nhà nước, chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bố trí ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp tỉnh hằng năm để tổ chức thực hiện kế hoạch.

Hướng dẫn quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí, quyết toán theo quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh cho các dự án tại kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; truyền thông, quảng bá những kết quả thực hiện kế hoạch nhằm huy động sự viện trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

5. Các Sở, ngành, cơ quan liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện thống nhất và lồng ghép nội dung hoạt động của kế hoạch với các chương trình, dự án liên quan.

6. UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn triển khai kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn; thực hiện trình tự, thủ tục tu bổ, tôn tạo di tích do địa phương quản lý, được giao chủ đầu tư; bố trí ngân sách theo phân cấp tổ chức thực hiện kế hoạch trên địa bàn.

Triển khai các nội dung bảo tồn, phát huy giá trị di sản đối di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đề xuất danh mục di tích đề nghị tu bổ tôn tạo hằng năm; danh mục di sản đề nghị xếp hạng hoặc ghi danh các cấp.

Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chương trình tại địa phương.

Chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

7. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thuộc lĩnh vực di sản văn hóa căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều lệ hoạt động, chủ động, tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch; tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (b/c);
- TT TU (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Cục DSVH, Bộ VHTTDL;
- Chủ tịch, các PCT;
- CPVP UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh,
- Cổng TTGT điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VX3.
(H- b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 306/KH-UBND ngày 09/12/2021 về Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


123

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.150.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!