Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 304/KH-UBND 2022 Đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tuyến trọng điểm Hà Nội

Số hiệu: 304/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 28/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 304/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TUÝ TẠI CÁC ĐỊA BÀN, TUYẾN TRỌNG ĐIỂM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chng ma túy giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 5026/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an phê duyệt Dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn Thành phố với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể, tổ chức, các lực lượng qun chúng, huy động các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp phòng, chng ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về ma túy trên địa bàn Thành phố.

2. Nâng cao năng lực, tạo chuyn biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân; trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi phạm tội về ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp. Giải quyết triệt đtình hình phức tạp vma túy tại địa bàn giáp ranh các địa phương.

3. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình và dự báo được tình hình tội phạm về ma túy tại các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp; nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố và phát huy hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, bắt giữ triệt đ các , nhóm, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp tập trung phòng ngừa, ngăn chặn không để hình thành các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy; không đtái hình thành các địa bàn, tuyến trọng điểm về ma túy đã được triệt phá. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát và nm chắc tình hình hoạt động của các loại ma túy với 03 tiêu chí “Gim cung, gim cu, giảm tác hại” về ma túy.

4. Làm tt công tác qun lý nhà nước về kiểm soát hợp pháp về ma túy, người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, công tác quản lý sau cai nghiện ma túy.

5. Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền ph biến, giáo dục pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất số đối tượng mới tham gia hoạt động phạm tội về ma túy. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thcác cơ quan chủ trì, phối hợp tham gia tuyên truyền, giáo dục về phòng, chng ma túy; thực hiện phân loại đối tượng tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền cá biệt, phân công phân cấp về đối tượng tuyên truyền đđạt hiệu quả cao nhất.

6. Kế hoạch phải được triển khai sâu rộng và xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trn trong công tác phòng ngừa phát hiện, đu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có các tuyến ma túy về, qua. Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đ ra trong Kế hoạch theo đúng tiến độ, thời gian quy định với hiệu quả cao nht.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy nói chung, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Thành phố nói riêng trong công tác phòng ngừa, đu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm. Nâng cao trách nhiệm, năng lực tổ chức chỉ đạo điều hành của lãnh đạo chỉ huy các cấp trong công tác phòng, chống ma túy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy.

- Tập trung phòng ngừa, ngăn chặn không đhình thành các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy; không để tái hình thành các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy đã được triệt phá; quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, không để tội phạm lợi dụng mua bán, tổ chức chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, bóc gtriệt đ các nhóm, đường dây mua bán, vận chuyn trái phép chất ma túy tại các địa bàn trọng điểm phức tạp, nht là các đường dây tội phạm ma túy có tổ chức, xuyên quốc gia...

- Làm tốt công tác quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép cht ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; giải quyết triệt để tình hình phức tạp về ma túy tại địa bàn giáp ranh giữa các địa phương.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ma túy và vận động quần chúng tham gia tố giác tội phạm và tệ nạn về ma túy.

- Phấn đu đến năm 2025 đạt được c03 mục tiêu “gim cung, giảm cu, giảm tác hại” về ma túy.

2. Mục tiêu cụ thể (hàng năm)

- Tổ chức rà soát, thống kê số địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn Thành phố nhằm đánh giá đúng thực trạng để kịp thời có giải pháp đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả.

- Phát hiện, bắt giữ số vụ phạm tội về ma túy tăng từ 5% trở lên so với năm trước, trong đó: 2.200 vụ liên quan đến tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyn, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và có từ 50% trở lên svụ liên quan đến tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.

- Trên 90% số vụ án ma túy được giải quyết xét xử.

- 100% thông tin về vận chuyn trái phép chất ma túy qua đường hàng không, chuyn phát nhanh được xác minh làm rõ.

- 80% các điểm, tụ đim phức tạp, “điểm nóngvề ma túy được đu tranh, triệt xóa.

- Kiểm soát chặt chẽ 100% các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất ma túy;

- Không để xảy ra tình trạng trng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn (đặc biệt là các khu vực vườn, nhà riêng, bãi đất trng, bãi bi trên các sông...).

III. PHẠM VI THỰC HIỆN, THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Phạm vi thực hiện

- Dự án được tập trung triển khai, thực hiện việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm trên phạm vi toàn Thành phố.

- Đối tượng thụ hưởng: các lực lượng, đơn vị thuộc Công an Thành phố, trọng tâm là lực lượng Cnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc phòng PC04 và công an các quận, huyện, thị xã và Công an cấp xã.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn từ năm 2022 đến hết năm 2025.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu qu, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ma túy1 và Quyết định số 1425/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 20252, gắn kết chặt ch, lồng ghép nội dung chương trình phòng, chống ma túy với phòng, chống tội phạm và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác ở đơn vị, địa phương.

2. Tổ chức rà soát, thống kê, phân loại và đánh giá chính xác tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy tập trung vào người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, tù tha ma túy, người quản lý sau cai nghiện ma túy...; tăng cường công tác qun lý nhà nước, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: nhà hàng, quán Bar, karaoke, vũ trường... kịp thời đưa ra các biện pháp, đối sách phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm có liên quan tại các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy, không đtội phạm lợi dụng các cơ sở kinh doanh, địa bàn dân cư đhoạt động vận chuyn, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hình thành các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp gây bức xúc dư luận.

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chng ma túy đến các tầng lớp nhân dân; tổ chức tuyên truyền dưới nhiu hình thức như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên không gian mạng (tập trung vào đối tượng nguy cơ cao), thông qua các hình nh trực quan (khu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi,…), các hội nghị tuyên truyền báo cáo viên trực tiếp tuyên truyền, lng ghép nội dung tuyên truyền tại các cuộc họp t dân ph, họp đơn vị... ; tổ chức các bui giao lưu văn hóa văn nghệ, thdục th thao, thi tìm hiu, sân khu hóa... Thường xuyên cập nhật và tuyên truyền, ph biến thông tin cho nhân dân về tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tng hợp cũng như phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy; xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt dành cho thanh, thiếu niên, học sinh và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, trong đó đặc biệt lưu ý tuyên truyền các quy định của pháp luật trong việc định tội danh và xử lý đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

4. Quan tâm xây dựng các mô hình hoạt động phòng, chng ma túy hiệu quả từ cơ sở:

- Xây dựng, cng c, kiện toàn tổ chức tự quản ở cơ sở, các thôn, xóm, khu dân cư, lực lượng làm công tác bo vệ ở các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn, lựa chọn những người có phm chất đạo đức, có uy tín và có khả năng, điều kiện đhoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn.

- Xây dựng, phát triển và nhân rộng lực lượng làm nhiệm vụ “xung kích” trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chng tội phạm và tệ nạn ma túy; cng c, phát triển các hòm thư tố giác tội phạm, thiết lập “đường dây nóng” tố giác tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi đ nhân dân phát huy ý thức làm chủ trong việc phát hiện và tgiác tội phạm và tệ nạn ma túy.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng của các mô hình hoạt động có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma túy ở khu dân cư như “Tổ đoàn kết”, “khu phtự quản”, “T An ninh nhân dân”... làm nòng ct trong việc phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.

5. Tập trung đu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyn, mua bán trái phép chất ma túy từ các địa phương về, qua địa bàn thành phố Hà Nội trọng tâm từ các tỉnh trên các tuyến phức tạp về ma túy như: Tây Bc, Đông Bắc, miền Trung - phía Nam; triệt phá, bóc gtriệt đcác đường dây tội phạm ma túy lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, không đHà Nội trở thành địa bàn trung chuyn, “kho” cất giấu ma túy. M các đt cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm về ma túy. Đy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác điều tra các vụ án về ma túy, chđộng phối hợp với các đơn vị có chức năng, tích cực điều tra mở rộng truy bt các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các đường dây lớn vận chuyn, mua bán trái phép chất ma túy, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tổ chức kết, tng kết các chương trình kế hoạch, các chuyên án, vụ án ma túy lớn rt nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đrút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sơ hở thiếu sót nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quđấu tranh với tội phạm về ma túy, đng thời tránh thương vong cho cán bộ, chiến sỹ khi tham gia đấu tranh chng tội phạm.

6. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, điều tra mở rộng, truy t, xét xử tội phạm về ma túy. Hoàn chnh các thủ tục hồ sơ đđưa ra truy tố, xét xử các vụ án về ma túy trên địa bàn. Lựa chọn, đưa các vụ án điểm, án đin hình ra xét xử công khai tại địa bàn đrăn đe, giáo dục, cảnh báo đối với nhng đối tượng khác.

7. Rà soát, bổ sung, sửa cha, bảo dưng, nâng cấp các phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho động chiến đấu, thông tin liên lạc, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia đu tranh với tội phạm về ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nhằm cập nhật, lưu trữ, kết ni, chia sẻ thông tin với các đơn vị có chức năng, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy.

8. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bi dưng, hội nghị, hội thảo, trao đi học tập kinh nghiệm... nhằm nâng cao trình độ, kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tng kết các chương trình, kế hoạch chuyên đề phòng, chng ma túy, nhất là sơ, tng kết đánh giá các vụ án, chuyên án nhằm đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đu tranh tội phạm ma túy. Đi mới, đa dạng hóa các hình thức và nội dung hợp tác đu tranh phòng, chng tội phạm ma túy với các tỉnh, nht là các tỉnh có địa bàn trọng điểm về ma túy, các tỉnh giáp ranh với Hà Nội. Tập trung phối hợp rà soát, trao đi thông tin và tổ chức khảo sát một số cửa khu, tuyến địa bàn trọng điểm phức tạp về ma tuý các đối tượng thường lợi dụng để hoạt động mua bán, vận chuyn trái phép chất ma túy từ các địa phương về, qua Hà Nội.

9. Rà soát và tham gia kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chng ma túy: tiếp tục nghiên cứu, đề nghị sa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chng ma túy nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mc trong công tác điu tra, xử lý tội phạm về ma túy phù hợp với tình hình hiện nay và dự báo tình hình trong thời gian tới; từ thực tiễn công tác điều tra, khám phá các vụ án, kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung các chất gây nghiện mới phát hiện vào danh mục các chất ma túy đquản lý, phòng ngừa tội phạm ma túy.

10. Chú trọng công tác biu dương khen thưởng nhng tập th và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chng tội phạm và tệ nạn ma túy; kịp thời biu dương khen thưởng các cá nhân điển hình tiên tiến, tập trung vào nhng người có quá khứ phạm tội về ma túy nay đã tiến bộ, có việc làm và ổn định thu nhập, đảm bảo đời sống...; thực hiện tt chế độ chính sách đối với các cá nhân, gia đình, đơn vị, tập th trong công tác phòng, chống ma túy cũng như công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án: từ nguồn kinh phí Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 5026/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an về việc phê duyệt Dự án “Đấu tranh phòng, chng tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm” và nguồn ngân sách của địa phương theo phân cấp hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác.

- Nội dung và mức chi trong dự án thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 5026/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an và các văn bản hướng dẫn khác theo quy định.

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an Thành phố (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 Thành phố)

- Tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố:

+ Xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản về công tác phòng, chng ma túy theo các nội dung của Dự án đề ra; báo cáo sơ, tổng kết các kế hoạch chuyên đề về công tác phòng, chống ma túy và chương trình mục tiêu phòng, chng ma túy (theo chđạo của Ủy ban Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương và Thành phố).

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phân bkinh phí Dự án hàng năm cho các đơn vị theo quy định.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ tng hp kết quả thực hiện Dự án; khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sc trong công tác phòng, chống ma túy.

- Tổ chức rà soát, thng kê, nắm tình hình nhằm đánh giá đúng thực trạng các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy có trên địa bàn Thành phố.

- Trin khai thực hiện đng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng đu tranh, triệt xóa các đường dây ma túy lớn liên tuyến, liên tỉnh và xuyên quốc gia, các cơ sở sản xuất ma túy tng hp trái phép, các điểm mua bán và tổ chức sử dụng trái phép ma túy; giải quyết điểm phức tạp về tệ nạn ma túy. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc tân dược, thuốc thú y chứa chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy,...

- Thực hiện tt vai trò Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 138 Thành phố, chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời động viên, khen thưng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sc tham gia tích cực công tác phòng, chng tội phạm và tệ nạn ma túy; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

2. Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế tuyến xã, phường, thị trn (tập trung vào địa phương nm trên tuyến, là địa bàn trọng đim) thực hiện phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương trong việc xác định tình trạng nghiện ma túy, chú trọng các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tuyến, trọng điểm.

- Duy trì hoạt động các cơ sở điều trị Methadone, phối hợp với các ngành chức năng quản lý tốt số người đang điều trị bng Methadone. Chủ động phối hợp với cơ quan Công an nơi có Cơ sở điều trị Methadone, đ bo vệ an ninh trật tự tại nơi cơ sở trú đóng.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, sử dụng thuc gây nghiện, thuốc hướng thn, tiền chất theo phân cấp quản lý.

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, dạy nghề quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại các địa phương xác định địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy. Tích cực triển khai, tập trung hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và qun lý sau cai.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy, các mô hình, đin hình về công tác cai nghiện có hiệu quả, các xã, phường nm trên địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy làm tt công tác phòng, chống ma túy, Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện giúp đngười cai nghiện thành công, thực hiện tt phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện hòa nhập cộng đng”.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Công an Thành phố và các sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy trọng tâm tại các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy và công tác triển khai Kế hoạch của các sở, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiu về phòng, chng ma túy cho học sinh phù hợp với các hình thức dạy và học; phối hợp với các đơn vị có liên quan (Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...) triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

6. Sở Tài chính

- Trên cơ sở đề xuất của Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan, STài chính rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phquyết định giao dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp cho Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan phục vụ công tác phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu UBND Thành phố cân đi, đảm bảo các nguồn kinh phí từ nguồn vn sự nghiệp phục vụ kịp thời nhiệm vụ đột xuất hoặc theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 138 Thành phố và UBND Thành phố phục vụ công tác phòng, chng ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát phát hiện kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân trng trái phép các cây có chứa chất ma tuý; qun lý chặt chẽ thuốc thú y chứa chất gây nghiện, chất hướng thn, tin chất ma túy.

8. Cục Hải quan Thành phố

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực cửa khu thuộc các tuyến hàng không, bưu điện, chú ý lĩnh vực xuất nhập khu tân dược, thuốc thú y, hóa chất, tiền chất... liên quan đến ma túy. Thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố.

9. Sở Công thương

Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khu trái phép các loại ma túy, tiền chất, hóa chất liên quan đến tin chất ma túy theo quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm túc các quy định về phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng khí N2O và các hóa chất tương tự để hạn chế tình trạng nghiện sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khe của con người.

10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố

Chỉ đạo Viện Kim sát nhân dân, Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã nhất là đơn vị trên địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy và phối hợp chặt chẽ cơ quan điều tra cùng cấp, tăng cường công tác truy tố, xét xử các vụ án phạm tội về ma túy; tăng cường công tác nghiên cứu hồ sơ, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bt buộc.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp chủ động lng ghép các hoạt động Dự án với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực thực hiện phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, phối hợp với các ngành chức năng quản lý giáo dục người nghiện sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng ở các xã, phường, thị trn, chú trọng các địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan lựa chọn các tấm gương cá nhân, tập th, mô hình tiêu biu trong công tác phòng, chống ma túy đđề xuất khen thưởng, tổ chức biu dương, tôn vinh và nhân rộng.

12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các cấp, ngành tham mưu Đảng y chỉ đạo cấp ủy, chính quyền (trọng tâm các địa bàn trọng đim) đưa nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi đây là một ch tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Định hướng công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy cho các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố.

13. Đề nghị các Hội, đoàn thể chính trị Thành phố (Cựu Chiến binh, Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh...)

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chng ma túy, tập trung vào nhóm đối tượng nguy cơ cao; tổ chức triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động phòng, chng ma túy, Ngày Quốc tế và ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6. Tích cực vận động người nghiện và gia đình người nghiện tự nguyện cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy. Phân công hội viên đảm nhận, quản lý, giúp đỡ trực tiếp người nghiện sau cai là con hội viên hoặc ở cộng đồng sau 02 năm không tái nghiện. Tạo việc làm, hỗ trợ người sau cai nghiện vay vốn sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống... Tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia xây dựng xã, phường, thị trn không tệ nạn ma túy.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Xây dựng các phóng sự, tài liệu tuyên truyền phòng, chng ma túy nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân; kịp thời cảnh báo phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy, đồng thời nêu gương đin hình tiên tiến, gương người tt việc tt trong đấu tranh phòng, chống ma túy...

15. Các Sở, ban, ngành, đoàn th

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật Phòng, chng ma túy, các văn bn chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và Thành phố triển khai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phòng, chng ma túy lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

16. Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố (Sở Nội vụ)

Phối hợp Công an Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, báo cáo, đề xuất khen thưởng tập th, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chng ma túy nói chung, trong việc triển khai Dự án trên địa bàn Thành phố nói riêng; đặc biệt, thông qua việc điều tra, khám phá các vụ án về ma túy, tng hp xem xét đề xuất khen thưởng, động viên qun chúng Nhân dân tích cực giúp đ cơ quan Công an đkịp thi khích lệ phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc.

17. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố trên địa bàn, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tin, yêu cầu của địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Đối với địa phương được xác định là địa bàn, tuyến trọng điểm hoặc tuyến ma túy về, qua cn đề ra các gii pháp, kế hoạch thực hiện cụ thể, hiệu quả.

- Chỉ đạo Công an cùng cấp tổ chức phòng, ngừa, đu tranh chng tội phạm và các hành vi liên quan đến ma túy. Tổ chức rà soát người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, lập hồ sơ theo dõi, qun lý và làm tt công tác quản lý người nghiện sau cai nghiện ma túy. Tăng cường công tác tun tra kiểm soát, xây dựng các chốt lưu động kiểm tra tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy và địa bàn có nguy cơ phát sinh phức tạp về ma túy. Kịp thời phát hiện và triệt xóa các tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn.

- Chỉ đạo cán bộ khối Văn hóa - Xã hội, Tư pháp xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ: Có kế hoạch cụ thể tuyên truyền phòng, chng ma túy phù hợp với từng địa bàn dân cư, trình độ dân trí và đến được các đối tượng có nguy cơ cao. Tham gia hướng dẫn, tư vấn về pháp luật, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và giải quyết các vấn đề sau cai nghiện.

- Xây dựng nội dung, chương trình, hướng dẫn xã, phường, thị trn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phòng chng ma túy cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy xã, phường, thị trn; tổ chức tập huấn tuyên truyền viên phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện phân bkinh phí của Dự án từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố theo đúng mục đích, nội dung của Dự án. Btrí, bổ sung nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác đthực hiện Dự án. Quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí của Dự án.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thchính trị Thành phố, yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung được phân công, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình đơn vị, địa phương.

2. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo: báo cáo năm: chậm nhất vào ngày 30/11 hàng năm; báo cáo Tng kết dự án: chậm nhất vào ngày 31/12/2025; báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) gửi Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố (Công an Thành ph) tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

3. Giao Công an Thành phố - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Chủ đng phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tng hợp, báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố:

Lê Hồng Sơn, ChXuân Dũng;
- Vụ KGVX - Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Bộ Công an;
- Cục CS điều tra tội phạm về ma túy - BCA;
- Các đơn vị c
ó tên trong KH;
- Các cơ quan báo, đài của Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP P.T.T.Huy
n,
phòng KGVX, TH, NC;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Chử Xuân Dũng

 



1 Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 và Kế hoạch số 175-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW.

2 Kế hoạch số 422/KH-BCA-V01 ngày 14/11/2021 của Bộ Công an về việc thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 304/KH-UBND ngày 28/11/2022 thực hiện dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm” trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.296

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!