Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 263/KH-UBND 2022 thực hiện Tháng bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới Hà Nội

Số hiệu: 263/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 13/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 263/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược quốc gia bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Công văn số 3917/LĐTBXH-BĐG ngày 03/10/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động), với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố; thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

2. Yêu cầu

- 100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng trong Tháng hành động, đảm bảo an toàn, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.

- Tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; lồng ghép với các sự kiện khác tạo hiệu ứng về truyền thông trong toàn xã hội; chú trọng các hoạt động ở cấp cộng đồng, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc miền núi.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Chủ đề Tháng hành động năm 2022

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng gii và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở gii”

2. Thời gian: Từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/12/2022.

3. Bộ nhận diện và các thông điệp truyền thông

a) Bộ nhận diện truyền thông: (phụ lục 1 kèm theo)

b) Khẩu hiệu và thông điệp truyền thông:

- Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

- Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

- Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2022.

- Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển bền vững của đất nước.

- Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

- Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.

- Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

- Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

- Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.

- Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.

- Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.

- Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.

- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

- Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!

- Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Bình đẳng giới góp phần bảo vệ sức khỏe, an toàn và an ninh xã hội của mỗi cá nhân, gia đình.

- Bình đẳng giới góp phần đầu tư cho tương lai, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

4. Nội dung hoạt động

- Ban hành Kế hoạch và tổ chức Lễ phát động Tháng hành động năm 2022:

+ Cấp Thành phố: dự kiến tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vào ngày 14/10/2022 tại Thị xã Sơn Tây.

+ Cấp quận, huyện, thị xã: xây dựng Kế hoạch và tổ chức Lễ phát động năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động với các hình thức phù hợp, an toàn; tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp, các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế như: truyền thông trực tiếp; tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình; hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; các trang thông tin điện tử, báo điện tử và mạng xã hội.

- Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, giao lưu văn nghệ, thể thao, tập huấn,... với các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2022; tuyên truyền các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; tổ chức hoạt động hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2022 nói riêng.

- Tăng cường sản xuất các sản phẩm truyền thông về các chính sách an sinh xã hội, vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tăng cường truyền thông, tư vấn, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột.

- Tăng cường các hình thức kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.

- Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động năm 2022 tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã để đăng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố, trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn báo chí khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai, hướng dẫn thực hiện Tháng hành động năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động cấp Thành phố dự kiến vào ngày 14/10/2022 (Thứ Hai).

- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng; xây dựng phóng sự tuyên truyền trong Tháng hành động; in ấn và cấp phát tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; căng treo khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động tại trụ sở cơ quan.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên kiến thức về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi ngành được phân công, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

- Chỉ đạo Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em kịp thời, hiệu quả; huy động nguồn lực hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Tổng hợp kết quả hoạt động Tháng hành động trên địa bàn Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội

- Tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động và các hoạt động hưởng ứng tạo sức lan tỏa tới các hội viên Hội Phụ nữ các cấp, đặc biệt tại cộng đồng dân cư; chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Huy động nguồn lực, trợ giúp phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tổ chức các hoạt động phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

- Triển khai Kế hoạch thực hiện Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 đến các phòng Văn hóa Thể thao cơ sở.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước các hoạt động quảng cáo ngoài trời, các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong Tháng hành động; chỉ đạo tăng cường tuyên truyền chủ đề, thông điệp của Tháng hành động; tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hưởng ứng Tháng hành động tại các địa điểm công cộng, đầu mối giao thông đúng quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, phối hợp các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em trong Tháng hành động năm 2022.

5. Công an thành phố Hà Nội

Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tăng cường phối hợp với các ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp, xử lý kịp thời, nghiêm các vụ bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em, môi giới hôn nhân bất hp pháp và bảo vệ nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật.

6. Các Sở, ban, ngành khác của Thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 thiết thực, hiệu quả, an toàn.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thành viên hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

8. Các cơ quan báo, đài: Báo HàNộimới, Báo Kinh tế và Đô Thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Thành phố

- Tích cực đăng tin, bài viết về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong đợt cao điểm từ ngày 15/11-15/12/2022.

- Phát hiện, tuyên truyền các gương điển hình, tiêu biểu thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phê phán những hành động bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Ban hành kế hoạch, tổ chức Lễ phát động và chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em; xây dựng chuyên đề, tăng cường thời lượng, tin bài tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở theo chủ đề Tháng hành động năm 2022.

- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em; tiếp tục quan tâm phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi địa dịch COVID-19.

- Quan tâm đầu tư nguồn lực và vận động xã hội hóa để triển khai Tháng hành động, các hoạt động truyền thông và hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra tại gia đình và cộng đồng, địa phương; kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm; gặp mặt, biểu dương những điển hình, điểm sáng và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện bình đng giới, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

* Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị địa điểm và các điều kiện liên quan để tổ chức thành công Lễ phát động Tháng hành động năm 2022 cấp Thành phố.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ thông tin báo cáo về cơ quan thường trực - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động gửi trước ngày 05/11/2022; báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 20/12/2022 theo phụ lục 2) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBMTTQVN thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hànộimới,
Báo Kinh tế và Đô thị, Cổng TTĐT TP;
- VPUB: CVP, PCVP P.T.T.Huyền, phòng KGVX, NC, KT;
- Lưu: VT, KGVXNgọc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC 1

BỘ NHẬN DIỆN TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
(Kèm theo Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2022)

1. HÌNH ẢNH:

- Nhìn thoáng là 1 trái tim.

- Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một.

- Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi.

- Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc duy băng trắng - là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới.

2. MÀU SẮC:

- Màu cam là màu đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.

 

PHỤ LỤC 2

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2022)

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai

2. Tổ chức triển khai Tháng hành động:

Các hoạt động đã triển khai

3. Kinh phí tổ chức

a) Ngân sách nhà nước

b) Ngân sách vận động

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm

2. Những khó khăn, tồn tại

3. Kiến nghị, đề xuất

III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022

1. Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát...

STT

Hoạt động

Số cuộc/ Đoàn

Số người tham gia

Cấp triển khai

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin sở

STT

Nội dung

S lượng

Thời lượng

Cấp triển khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông

STT

Sản phm

Số lượng

Số người tiếp cận

Cấp triển khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em

STT

Hoạt động

S phụ nữ

Số lần/số tiền

Số Trẻ em

Số lần/Số tiền

 

Tư vn,....

 

 

 

 

 

Thăm tặng quà,....

 

 

 

 

 

Người tổng hợp

Lãnh đạo đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 263/KH-UBND ngày 13/10/2022 thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.786

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.145.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!