Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 26/KH-UBND 2022 thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND Quảng Trị

Số hiệu: 26/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Hoàng Nam
Ngày ban hành: 16/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 16 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 167/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2021 CỦA HĐND TỈNH QUẢNG TRỊ VỀ ĐẦU TƯ BẢO TỒN, TÔN TẠO, CHỐNG XUỐNG CẤP HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Ngày 09/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 167/NQ-HĐND về “Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đầu tư Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025 nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hoang phế và xuống cấp của các di tích trên địa bàn toàn tỉnh;

- Hoàn thiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho hệ thống di tích đã xếp hạng cấp tỉnh;

- Hoàn thành công tác xây dựng bia, biển cho các di tích cấp tỉnh còn lại trên địa bàn tỉnh;

- Kết hợp ngân sách Nhà nước và huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử văn hóa quan trọng, có ý nghĩa trực tiếp trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng và các di tích phục vụ hoạt động phát triển kinh tế du lịch; gắn đầu tư tôn tạo với bảo vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến tận cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết quyết liệt, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể từng hoạt động theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di tích.

- Triển khai công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích theo quy trình, kế hoạch thống nhất chung trong toàn tỉnh, tránh tình trạng đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích tự phát, tùy tiện, không đảm bảo quy trình ở các địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

- Gắn công tác bảo tồn di sản văn hóa, đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích với phát triển du lịch bền vững, quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người và văn hóa Quảng Trị với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế.

- Kết hợp ngân sách Nhà nước và huy động tối đa nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích trên phạm vi toàn tỉnh; gắn đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp với bảo vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích.

- Tập trung hoàn thiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho hệ thống di tích đã được xếp hạng đặc cách.

- Lập danh sách đưa ra khỏi danh mục di tích xếp hạng cấp tỉnh đối với những di tích không đáp ứng các tiêu chí xếp hạng

- Tập trung các nguồn lực để đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Ngân sách tỉnh, huyện đảm bảo cân đối, phân bổ hàng năm theo tỷ lệ chi ngân sách hợp lý trong tổng chi ngân sách địa phương cho công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

2. Giải pháp chủ yếu

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhất là tuyên truyền Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh Quảng Trị. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch Nhà nước ở các cấp.

- Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị; kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, tạo cơ sở pháp lý, phân định rõ trách nhiệm cho chính quyền từ tỉnh đến cơ sở để chủ động trong xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn lực đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

- Huy động các nguồn lực để đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và xã hội hóa.

III. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2025

1. Lộ trình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích (được phân kỳ cụ thể theo các Phụ lục kèm theo)

1.1. Lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho 293 di tích: 6.446 triệu đồng (Phụ lục 01).

1.2. Đầu tư Quy hoạch 03 di tích Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: 7.000 triệu đồng (Phụ lục 02).

1.3. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo 08 di tích Quốc gia sử dụng ngân sách tỉnh, huyện/thị xã/thành phố và huy động xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác: 5.830 triệu đồng (Phụ lục 03).

1.4. Đầu tư quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo 04 di tích Quốc gia sử dụng nguồn hỗ trợ từ Trung ương: 6.000 triệu đồng (Phụ lục 04).

1.5. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp 32 di tích cấp tỉnh: 18.430 triệu đồng (Phụ lục 05).

2. Phân chia nguồn vốn đầu tư

2.1. Kinh phí xây dựng hồ sơ khoa học: Ngân sách tỉnh

2.2. Kinh phí xây dựng hồ sơ pháp lý: Ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

2.3. Kinh phí Quy hoạch 03 di tích quốc gia đặc biệt đề xuất đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh.

2.4. Đối với 08 di tích quốc gia đã được phân cấp cho UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý và 32 di tích cấp tỉnh tiêu biểu đã có đầy đủ hồ sơ khoa học và pháp lý trên địa bàn tỉnh huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức: Ngân sách tỉnh 80%; Nguồn xã hội hóa 20%.

2.5. Đối với 04 di tích quốc gia dự kiến xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và xã hội hóa: Ngân sách tỉnh bố trí cho công tác công tác khảo sát, lập nhiệm vụ Quy hoạch, lập dự án đầu tư, xây dựng đề cương trưng bày, sưu tầm hiện vật…

- Các di tích cấp tỉnh còn lại phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, hàng năm UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương để có kế hoạch đầu tư theo thứ tự ưu tiên nhằm bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; bố trí ngân sách hợp lý cho công tác xây dựng bia biển di tích.

3. Kinh phí đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích:

- Ngân sách tỉnh:           35.338 triệu đồng;

- Ngân sách huyện:        3.516 triệu đồng;

- Xã hội hóa:                 4.852 triệu đồng.

Tổng cộng:                  43.706 triệu đồng

4. Quản lý hoạt động đầu tư:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ đầu tư các dự án chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo các di tích quốc gia do tỉnh trực tiếp quản lý.

- UBND huyện, thị xã, thành phố: Chủ đầu tư quản lý các dự án chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh đã được phân cấp quản lý trực tiếp.

- UBND các cấp, các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý, trùng tu tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Nghị định hướng dẫn thực hiện của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan Thường trực, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; xây dựng các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nguồn lực thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích.

- Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan đến lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích trong kế hoạch theo quy định hiện hành.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Nghị quyết;

Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác trùng tu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng lộ trình, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tham mưu UBND tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ, bố trí vốn hàng năm để đầu tư thực hiện công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích lịch sử văn hóa theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh;

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết.

3. Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch được phê duyệt, thẩm định dự toán tu bổ, chống xuống cấp di tích, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách hàng năm để thực hiện đầu tư bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp di tích theo lộ trình;

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích lịch sử văn hóa, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm hại và lấn chiếm di tích.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở để quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo di tích.

Thẩm định và trình UBND tỉnh hồ sơ khen thưởng, biểu dương tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, thẩm định hồ sơ thiết kế đảm bảo đúng quy trình, quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật về xây dựng.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích trong học sinh, đoàn viên thanh niên.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì hướng dẫn Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết “Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025”.

9. Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết. Kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích.

10. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng, vận động các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở đảm nhận việc chăm sóc, bảo vệ và phát huy hiệu quả các di tích trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, thực hiện tốt phương châm xã hội hóa để huy động các nguồn lực góp phần vào việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp và bảo vệ di tích.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Kế hoạch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Hàng năm lập Dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật thực hiện việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đối với di tích xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn đã được phân cấp quản lý, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo thứ tự ưu tiên; hàng năm căn cứ vào tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí ngân sách đồng thời kêu gọi xã hội hóa để đầu tư bảo tồn, tôn tạo và xây dựng bia biển cho các di tích không nằm trong danh mục được đầu tư bảo tồn, tôn tạo trong Nghị quyết.

Thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích;

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn bố trí ngân sách đối ứng và huy động xã hội hóa để thực hiện đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đối với các di tích đã phê duyệt; có trách nhiệm tham gia quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích của các xã, phường, thị trấn đúng mục đích và hiệu quả;

Xây dựng kế hoạch đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích và phát huy giá trị di tích hàng năm, 05 năm trên địa bàn; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở VH,TT&DL tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Đôn đốc, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Định kỳ hàng năm, các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về kết quả thực hiện Nghị quyết và các vấn đề liên quan theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VH,TT&DL (B/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT và các PCT;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cục DSVH (Bộ VH,TT&DL);
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Hội Di sản văn hóa tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVP;
- Lưu VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nam

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC DI TÍCH CẤP TỈNH LẬP HỒ SƠ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ HÀNG NĂM VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2022-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Số di tích hoàn thiện HSKH&PL giai đoạn 2022-2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Kinh phí xây dựng HSKH (10 triệu đồng/di tích)

Kinh phí xây dựng HSPL (12 triệu đồng/di tích)

Tổng cộng

1

Vĩnh Linh

98

25

25

24

24

980

1.176

2.156

2

Gio Linh

40

10

10

10

10

400

480

880

3

Đông Hà

10

5

5

0

0

100

120

220

4

Quảng Trị

5

5

0

0

0

50

60

110

5

Triệu Phong

42

12

12

10

8

420

504

924

6

Hải Lăng

39

10

10

10

9

390

468

858

7

Cam Lộ

12

7

5

0

0

120

144

264

8

Đakrông

27

12

5

5

5

270

324

594

9

Hướng Hóa

20

5

5

5

5

200

240

440

Tổng cộng

293

91

77

64

61

2.930

3.516

6.446

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ĐẦU TƯ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2022-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên di tích

Địa điểm

Hạng mục

Tổng số

Trong đó

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Xã hội hóa đảm bảo tối thiểu

 

Năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

1

Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Huyện Vĩnh Linh, Gio Linh

Quy hoạch

2.500

 

2.500

 

 

 

Năm 2022-2023

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa đạo Vịnh Mốc

Huyện Vĩnh Linh

Quy hoạch

2.500

 

2.500

 

 

 

Năm 2022-2024

 

 

 

 

 

 

 

3

Di tích “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” trên đất Quảng Trị

Thành phố Đông Hà, Huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông

Quy hoạch

2.000

 

2.000

 

 

 

Tổng cộng: 03 di tích

 

 

7.000

 

7.000

 

 

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẦU TƯ BẢO TỒN TÔN TẠO GIAI ĐOẠN 2022-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Hạng mục đầu tư

Tổng số

Trong đó

Ngân sách tỉnh

XHH đảm bảo tối thiểu

 

NĂM 2022

 

 

 

 

 

 

1

Đình làng Hà Thượng

Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh

KTNT

Tu sửa đình và các hạng mục liên quan

210

168

42

2

Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (chỉ đầu tư 03 điểm di tích thành phần)

Xã Triệu Giang, Triệu Ái, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong

Lịch sử - Khảo cổ

 

210

168

42

 

1. Địa điểm Dinh Ái Tử

Thôn Ái Tử, xã Triệu Ái

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

2. Địa điểm Dinh Cát

Thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

3. Miếu Trảo Trảo phu nhân

Thị trấn Ái Tử

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

3

Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm (chỉ đầu tư 02 di tích thành phần)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

 

380

304

76

 

1. Giếng Chăm (Giếng Chùa) (2022)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

Phục dựng lại miệng giếng và xây khuôn viên

110

88

22

 

2. Giếng Chăm (Giếng Làng) (2022)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

Xây kè xung quanh giếng, nền và khuôn viên

270

216

54

 

Tổng số di tích năm 2022: 03 di tích (6 di tích thành phần)

 

 

 

800

640

160

 

NĂM 2023

 

 

 

 

 

 

1

Địa điểm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam

Xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh

Lịch sử

Trùng tu tôn tạo tượng đài, sân vườn cây xanh

110

88

22

2

Chùa Bảo Đông và Lăng mộ Trần Đình Ân

Thôn Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh

KTNT

* Chùa Bảo Đông Cắm mốc chỉ giới xây bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh; Sửa chữa nhà bia

* Lăng mộ Trần Đình Ân Cắm mốc chỉ giới xây bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh, lối đi; Sửa chữa mộ, nhà bia, bình phong

630

504

126

3

Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (chỉ đầu tư 03 điểm di tích thành phần)

Xã Triệu Giang, Triệu Ái, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong

Lịch sử - Khảo cổ

 

210

168

42

 

1. Chợ Hôm

Thôn Ái Tử, xã Triệu Ái

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

2. Địa điểm Dinh Trà Bát

Thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

3. Địa điểm Bãi Trận

Thôn Phước Mỹ, xã Triệu Giang

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

4

Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm (chỉ đầu tư 01 điểm di tích thành phần)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

 

175

140

35

 

Giếng Chăm (Giếng Nghè) (2023)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

Phục dựng lại miệng giếng và xây khuôn viên

175

140

35

5

Các địa điểm vượt đường 9 của đường dây Thống Nhất và tuyến đường 559 (bao gồm 3 điểm di tích thành phần) 1. Cầu Khe Xom 2. Cầu Ku Tiền 3. Cầu Xom Rò

Từ km 41 - km 47, xã Đakrông, huyện Đakrông

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

300

240

60

6

Đình làng Câu Nhi và Danh nhân Bùi Dục Tài

Thôn Câu Hà, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng

Lịch sử

Nâng cấp, tôn tạo Đình làng câu Nhi Nâng cấp, tôn tạo Mộ Bùi Dục Tài

2.100

1.680

420

 

Tổng cộng năm 2023: 6 di tích (10 di tích thành phần)

 

 

 

3.525

2.820

705

 

NĂM 2024

 

 

 

 

 

 

1

Địa điểm vụ thảm sát Tân Minh

Thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới, xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn, cây xanh

1.050

840

210

2

Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (bao gồm 04 điểm di tích thành phần)

Xã Triệu Giang, Triệu Ái, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong

Lịch sử - Khảo cổ

 

280

224

56

 

1. Địa điểm Cồn Tập

Thôn Ái Tử, xã Triệu Ái

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

2. Địa điểm Mô Súng

Thôn Ái Tử, xã Triệu Ái

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

3. Địa điểm Tàu Tượng

Thôn Ái Tử, xã Triệu Ái

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

 

4. Địa điểm Ghềnh Phủ

Thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang

Lịch sử - Khảo cổ

Cắm mốc chỉ giới, bia biển

70

56

14

3

Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm (chỉ đầu tư 01 điểm di tích thành phần)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

 

175

140

35

 

Giếng Chăm (Giếng Xóm Biền)

P. Đông Thanh, TP Đông Hà

KTNT

Phục dựng lại miệng giếng và xây khuôn viên

175

140

35

 

Tổng cộng năm 2024: 3 di tích (6 di tích thành phần)

 

 

 

1.505

1.204

301

 

TỔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 2022-2024: 08 di tích*

 

 

 

5.830

4.664

1.166

Ghi chú:

* Có 02 di tích được phân kỳ đầu tư trong 03 năm: Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (Triệu Phong), Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC DI TÍCH QUỐC GIA DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN HỖ TRỢ TRUNG ƯƠNG*

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Hạng mục đầu tư

Ngân sách tỉnh (Đối ứng)

Ngân sách Trung ương và XHH

Tổng số

 

NĂM 2022

 

 

 

 

 

 

1

Căn cứ Tân Sở

Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Phục hồi tôn tạo một số hạng mục công trình...

1.000

34.000

35.000

 

Năm 2022-2023

 

 

 

 

 

 

2

Căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu

Huyện Gio Linh

Lịch sử

Chi phí Cắm mốc chỉ giới; Dự án phục hồi, tôn tạo di tích Dốc Miếu - Hàng rào điện tử Mc.Namara:

3.000

67.500

70.500

 

Năm 2024

 

 

 

 

 

 

3

Sân bay Tà Cơn

Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá

Lịch sử

Chi phí Cắm mốc chỉ giới; Xây dựng Bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh

1.000

8.300

9.300

 

Năm 2025

 

 

 

 

 

 

4

Nhà tù Lao Bảo

Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá

Lịch sử

Chi phí Cắm mốc chỉ giới; Sân vườn cây xanh; Mỹ thuật trưng bày; Nâng cấp cụm tượng Mỹ thuật; Phục dựng xà lim C

1.000

8.800

9.800

 

TỔNG CỘNG: 4 di tích

 

 

 

6.000

118.600

124.600

* Theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025.

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC DI TÍCH CẤP TỈNH ĐẦU TƯ BẢO TỒN TÔN TẠO GIAI ĐOẠN 2022-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Hạng mục đầu tư

Tổng số

Trong đó

Ngân sách tỉnh

XHH đảm bảo tối thiểu

 

NĂM 2022

 

 

 

 

 

 

1

Lăng mộ cụ Lâm Hoằng

Xã Phong Bình

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới; Giải phóng mặt bằng; Tường rào; Sân vườn cây xanh; Lối đi, biển chỉ dẫn

500

400

100

2

Địa điểm trận địa DKZ

Thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới; Xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn, cây xanh

300

240

60

3

Ngõ nhà ông Phan Tường (Đền thờ Bác Hồ)

Thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Nâng cấp tôn tạo

300

240

60

4

Khu đình miếu và Chợ đình làng Bích La

Thôn Bích La Đông, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong

Kiến trúc nghệ thuật

Mở rộng mặt bằng; tu sửa khán đài, hàng rào

300

240

60

5

Mộ cụ Khóa Bảo

Thôn Tân Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Xây dựng khuôn viên, bia tưởng niệm

300

240

60

6

Đình làng và chợ phiên Cam Lộ

Thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ

Kiến trúc nghệ thuật

Xây dựng khuôn viên, bia tưởng niệm

300

240

60

7

Địa điểm đóng quân và hoạt động của Liên đội Thanh niên xung phong Giải phóng Quảng Trị (1965-1969)

Thôn Trường Phước, xã Hải Lâm

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới; Xây dựng bia, biển; Hạng mục tường rào; Sân vườn cây xanh

460

368

92

8

Địa điểm ghi dấu chiến thắng Ba Du, Cổ Lũy, Phương Lang (Tên gọi cũ: Địa điểm xóm ngoài Cổ Lũy)

Thôn Thống Nhất, xã Hải Ba

Lịch sử

Xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh; Nâng cấp mặt bằng

540

432

108

 

Tổng cộng năm 2022: 08 di tích

 

 

 

3000

2400

600

 

NĂM 2023

 

 

 

 

 

 

1

Địa điểm trận địa súng phòng không 12 ly 7

Thôn Mỹ Hội, xã Trung Nam

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới; Xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn, cây xanh

300

240

60

2

Cây Đa giếng Đìa

Thôn Bình Sơn, xã Gio An

Lịch sử

Dựng bia và khuôn viên

500

400

100

3

Đền thờ và lăng mộ kỳ vỹ Quận công Nguyễn Văn Tường

Thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Nâng cấp tôn tạo đền thờ và mộ; Xây dựng khuôn viên, sân vườn

300

240

60

4

Địa điểm chiến thắng Tài Lương

Thôn Tài Lương, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Nâng cấp tôn tạo

300

240

60

5

Nhà thờ họ Hoàng

Phường 2, TP. Đông Hà

Lịch sử

Trùng tu tôn tạo, sân vườn

500

400

100

6

Vụ thảm sát Cùa 1947

Xóm Đôộc Kỉnh, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Xây dựng khuôn viên, bia tưởng niệm

300

240

60

7

Nghĩa Trũng Đàn

Phường 3

Lịch sử

Khuôn viên, tường rào; Sân vườn, cây xanh;

4.000

3.200

800

8

Vụ thảm sát Quy Thiện

Thôn Quy Thiện, xã Hải Quy

Lịch sử

Xây dựng bia, nhà tưởng niệm; Tường rào; Sân vườn cây xanh; Hệ thống điện

1.500

1.200

300

9

Căn cứ Khe Mương

Thôn Khe Mương, xã Hải Sơn

Lịch sử

Đổ bê tông đường vào căn cứ; Tường rào: 200; sân vườn cây xanh

350

280

70

 

Tổng cộng năm 2023: 09 di tích

 

 

 

8.050

6.440

1.610

 

NĂM 2024

 

 

 

 

 

 

1

Địa điểm trụ sở Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh (1965 - 1968)

Thôn Tân Hoà, xã Hiền Thành

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới; Xây dựng bia, biển; Hạng mục tường rào; Sân vườn cây xanh

300

240

60

2

Địa điểm nhà ông Nguyễn Úc

Phường 3, TP. Đông Hà

Lịch sử

Trùng tu tôn tạo, bia biển, sân vườn

500

400

100

3

Địa điểm động muối Tường Vân

Thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Xây dựng bia di tích

300

240

60

4

Đàn Âm hồn

Thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Xây dựng bia di tích

300

240

60

5

Khu ủy Trị Thiên

Xã Ba Nang, huyện Đakrông

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới, cấp giấy chứng nhận QSD đất; Biển báo; Bia đài

340

272

68

6

Căn cứ 241 (Carol)

Xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Xây dựng khuôn viên, bia tưởng niệm

300

240

60

7

Địa điểm vụ thảm sát làng Trung An - Thâm Khê

Thôn Trung An, xã Hải Khê

Lịch sử

Xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh; Hệ thống chiếu sáng

1.000

800

200

8

Địa điểm đồn Câu Hoan

Thôn Thiện Đông, xã Hải Định

Lịch sử

Xây dựng bia biển; Tường rào; Cây xanh

260

208

52

 

Tổng cộng năm 2024: 08 di tích

 

 

 

3.300

2.640

660

 

NĂM 2025

 

 

 

 

 

 

1

Địa điểm chiến thắng Cồn Son năm 1948

Xã Vĩnh Sơn

Lịch sử

Trùng tu tôn tạo khuôn viên bia đài; Sân vườn cây xanh

150

120

30

2

Trận địa phòng không 12ly7 đồi 96

Thôn Hiền Dũng, xã Vĩnh Hòa

Lịch sử

Tôn tạo khuôn viên, bia đài

100

80

20

3

Đình làng Mai Xá

Thôn Mai Xá, Xã Gio Mai

Lịch sử

Cắm mốc chỉ giới, xây dựng bia biển; Tường rào; Sân vườn cây xanh

2.700

2.160

540

4

Địa điểm trường cấp I,II Triệu Vân

Thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong

Lịch sử

Dựng bia di tích

300

240

60

5

Chùa An Thái

Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ

Lịch sử

Xây dựng khuôn viên, bia tưởng niệm

300

240

60

6

Địa điểm cầu Đúc khe xóm Chùa

Thôn Diên Khánh, xã Hải Dương

Lịch sử

Xây dựng bia biển; Tường rào, sân vườn cây xanh, trụ cổng; Đổ nền và xây móng

380

304

76

7

Khu mộ cổ thời các Chúa Nguyễn

Thôn Văn Quỹ, xã Hải Phong

Kiến trúc nghệ thuật

Xây dựng bia biển; Tường rào

150

120

30

 

Tổng cộng năm 2025: 07 di tích

 

 

 

4.080

3.264

816

 

Tổng cộng giai đoạn 2022-2025: 32 di tích

 

 

 

18.430

14.744

3.686

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 16/02/2022 thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND về Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.192

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.51.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!