ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
257/KH-UBND
|
An
Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM BỊ
BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
Thực hiện Công văn số
995/LĐTBXH-TE ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về
việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống
xâm hại, bạo lực trẻ em;
Thực hiện Quyết định số
1040/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành
Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020.
UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch
thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục giai
đoạn 2017 – 2020, cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG
VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
Đối với
nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp
và có xu hướng gia tăng. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô
giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc
trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng
xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ngày càng tăng và
ngày càng phức tạp, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gây hậu quả
nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân dân.
Theo thống kê và nhận định, đánh
giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
trong 5 năm từ 2012 – 2016, cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với
gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước. Số vụ bị xâm hại
tình dục chiếm tới 5.300 vụ, chiếm khoảng 65%. Tuy nhiên con số này chỉ là những
vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc
vì lý do nào đó đã không được thống kê; Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều
độ tuổi, đặc biệt có cả những em bé tuổi mầm non; hiếp dâm tập thể, hiếp dâm rồi
giết trẻ em; thầy giáo, nhân viên bảo vệ nhà trường xâm hại tình dục nhiều
học sinh; người cao tuổi xâm hại tình dục trẻ em nhỏ tuổi; một số vụ
hiếp dâm mang tính loạn luân như cha dượng hiếp dâmcon riêng của vợ, cha đẻ hiếp
dâm con gái ruột trong một thời gian dài. Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em
không chỉ là người Việt Nam mà cả người nước ngoài và xuất hiện xâm hại tình dục
trẻ em trên môi trường mạng; Xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến thể chất
và tinh thần trẻ em, thậm chí là dẫn tới trẻ em bị tử vong hoặc trẻ em tự tử.
Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đa phần là những người quen, họ hàng, hàng
xóm.
Ở An Giang theo thống kê của ngành
Công an và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 5 năm qua toàn tỉnh
phát hiện 338 vụ xâm hại trẻ em, trong đó khoảng 50% vụ xâm hại tình dục.
2. Nguyên nhân
Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của
các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn
bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được
các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc ”bình
thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng
đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp
thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại
nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo
lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược
đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với
xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối
với người khác
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng trẻ em bị xâm hại tình dục là do nhận thức của người dân chưa lường hết hậu
quả của việc bạo lực, xâm hại trẻ em để lại; hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên một
bộ phận cha mẹ, người chăm sóc trẻ lo mưu sinh kiếm sống ít quan tâm con cái; bản
thân trẻ em nhận thức về vấn đề xâm hại tình dục còn non nớt, chưa lường hết được
các mối nguy hiểm đe dọa đối với mình; đối tượng xâm hại đa phần trình độ văn
hoá thấp, thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật; công tác tuyên truyền vận động
phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em còn hạn chế, chưa đảm bảo độ bao
phủ 100% người dân được tham gia; ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về
phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em của một bộ phận dân cư chưa
nghiêm; tồn tại một số quan điểm của người lớn còn xem nhẹ việc xử lý, giải quyết
các vấn đề của trẻ em trong xử lý vi phạm hành chính, trong các vụ án hình sự,
đặc biệt con xem nhẹ trong chính sách phát triển quyền con người.
II. KẾ HOẠCH BẢO
VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
1. Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy
cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; trẻ em có nguy cơ
bị xâm hại tình dục và trẻ em bị xâm hại tình dục được phát hiện, can thiệp, hỗ
trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giảm 5% tỷ lệ trẻ em bị
bạo lực, bị xâm hại tình dục so với năm 2016.
- 90% trẻ em có nguy cơ bị bạo lực,
bị xâm hại tình dục được phát hiện, có giải pháp phòng tránh để không bị bạo lực,
không bị xâm hại tình dục.
- 100% trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục được phát hiện và can thiệp trợ giúp kịp thời.
3. Phạm vi và đối tượng
tác động
- Đối tượng: Trẻ em; gia đình trẻ;
đối tượng xâm hại và có nguy cơ xâm hại trẻ em.
- Phạm vi: Thực hiện trên toàn tỉnh,
ưu tiên vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
4. Giải pháp thực hiện Kế hoạch
- Tăng cường tính chủ động của mỗi địa
phương trong việc phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục.
- Nâng cao nhận thức, vai trò,
trách nhiệm cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em nhằm
ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản tình trạng trẻ em bị bạo lực, bị
xâm hại tình dục.
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội
ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em; đồng thời tăng cường phối hợp với các ban ngành, tổ chức đoàn thể
trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục.
- Phát huy vai trò của trẻ em
trong việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em và làm tròn bổn phận của trẻ
em theo quy định của pháp luật.
- Tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi
cho trẻ em chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ chăm sóc, giáo dục
trẻ em và các hoạt động khác phù hợp với độ tuổi, nhất là trang bị kiến thức, kỹ
năng tự bảo vệ, nhận dạng các nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại.
III. NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
1. Tuyên truyền, vận động
xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về kiến thức
phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
- Nội dung tuyên truyền: Công ước
quốc tế về quyền trẻ em, Luật Trẻ em, Luật hôn nhân gia đình, Bộ Luật hình sự,
Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu
trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kiến thức bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực,
bị xâm hại tình dục; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; kiến thức phòng, chống tội
phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em…
- Hình thức truyền thông:
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi,
giải trí lồng ghép tuyên truyền kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục
trẻ em trong các đợt chiến dịch truyền thông cao điểm nhân dịp Tháng hành động
vì trẻ em, Tháng sinh hoạt hè, những ngày Lễ, Tết trong năm.
+ Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng các cấp: Đài phát thanh truyền hình An Giang, Báo An Giang,
Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã.
+ Tổ chức các hoạt động truyền
thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học như diễn đàn, sinh hoạt Câu lạc bộ
Quyền trẻ em, sinh hoạt ngoại khoá, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền nhóm nhỏ,
vãng gia tại gia đình, cấp phát tài liệu liên quan…
+ Nhân bản các tài liệu truyền
thông về phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em: áp phích, sách mỏng, sổ
tay, tờ rơi, tranh, ảnh…
+ Tuyên truyền trực quan ngoài trời:
Xây dựng cụm Pano, xe hoa cổ động, khẩu hiệu, băngrol, xây dựng các đoạn phim
chiếu trên các bảng điện tử công cộng, …
2. Nâng cao năng lực cho cán bộ
bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp về phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo
lực, bị xâm hại tình dục
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho
cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; cán bộ các ban, ngành,
đoàn thể liên quan và mạng lưới Cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại khóm, ấp. Nội
dung hướng dẫn kỹ năng truyền thông phòng, ngừa và bảo vệ trẻ em bị bạo lực, bị
xâm hại tình dục; kỹ năng thu thập thông tin và phát hiện kịp thời trẻ em có
nguy cơ và trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; hướng dẫn quy trình can thiệp,
trợ giúp, quản lý trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục theo quy định
tại Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội ban hành quy định, quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực,
bị xâm hại tình dục.
- Tổ chức các buổi hội nghị, hội
thảo chuyên đề bàn về giải pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục; giải pháp về xử lý nghiêm các đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ
em.
3. Củng cố, phát triển hệ thống
cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt
động Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, Văn phòng công tác xã hội 02 huyện Phú
Tân và Tịnh Biên.
- Duy trì, củng cố hoạt động Ban
điều hành, nhóm công tác xã hội bảo vệ trẻ em các cấp.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt
động của 06 điểm công tác xã hội trường học thuộc thị xã Tân Châu và thành phố
Long Xuyên, nhân rộng từ 02 đến 04 điểm tại huyện Thoại Sơn và Tịnh Biên.
- Duy trì 01 câu lạc bộ phóng viên
nhỏ tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, thành phố Long Xuyên; nhân rộng
thêm 01 câu lạc bộ phóng viên nhỏ tại 01 Trường Trung học cơ sở trong tỉnh.
- Phát huy có hiệu quả đường dây
nóng ”Phòng chống mua bán người” gọi đến miễn phí với đầu số ”18008077” đặt tại
Trung tâm công tác xã hội bảo vệ trẻ em thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
tăng cường kết nối đường dây nóng bảo vệ trẻ em miễn phí với đầu số ”18001567”
đặt tại Trung tâm tư vấn dịch vụ truyền thông – Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
quan tâm giới thiệu cho gia đình và trẻ em “địa chỉ tin cậy hỗ trợ phụ nữ và trẻ
em” do Hội Liên hiệp phụ nữ thành lập đặt tại xã, phường, thị trấn.
- Tăng cường tiếp nhận và cung cấp
dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình từ khâu phòng ngừa, phát hiện kịp thời, hỗ
trợ tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Tổ chức
tiếp nhận và quản lý trường hợp đối với trẻ em cần sự can thiệp, trợ giúp, đáp ứng
kịp thời, hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em như: tham vấn, tư vấn,
trị liệu phục hồi tâm lý, kết nối dịch vụ hỗ trợ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội...
thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp, Trung tâm công tác xã hội, điểm công
tác xã hội học đường, đường dây nóng bảo vệ trẻ em, địa chỉ tin cậy, ...
4. Củng cố hệ thống thu thập thông tin, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
- Triển khai, hướng dẫn cho cán bộ
cơ sở thu thập thông tin, theo dõi, giám sát việc thực hiện quy trình can thiệp,
trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Phát hiện trẻ em có nguy cơ,
trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, báo cáo kịp thời để có biện pháp bảo vệ,
phòng ngừa, trợ giúp phù hợp cho từng đối tượng.
- Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục. Xử lý nghiêm đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch
triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục được
sử dụng từ nguồn kinh phí trong Chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh An
Giang được phân bổ hàng năm cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và kinh phí
hoạt động thường xuyên của các sở, ban, ngành, đoàn thể hàng năm.
Nguồn vận động từ các nguồn lực xã
hội.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội.
- Giao cho Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
và UBND cấp huyện củng cố, duy trì các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em bị
bạo lực, bị xâm hại tình dục, từng bước đáp ứng các nhu cầu can thiệp, trợ
giúp của trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục trong tình trạng khẩn cấp,
trong đó cần:
+Tập trung nâng cao năng lực cho cộng
đồng thông qua công tác truyền thông là chủ yếu về kiến thức phòng, tránh bạo lực,
xâm hại tình dục trẻ em.
+ Cử cán bộ có kiến thức pháp
luật hoặc phối hợp với Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, Trung tâm trợ giúp pháp lý bảo
vệ quyền, lợp ích hợp pháp cho trẻ em và gia đình trẻ bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục trong xử lý các vụ kiện hành chính, trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án hình sự .
+ Hỗ trợ giải quyết các trường hợp trẻ
em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục mức độ nghiêm trọng vượt quá khả năng của cấp
xã và cấp huyện.
+ Phối hợp với các cơ quan cùng
cấp có liên quan chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình can thiệp,
trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục theo quy định tại Thông tư số
23/2010/TT-LĐTBXH, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
ban hành quy định, quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục.
+ Tăng cường hoạt động hệ thống
Trung tâm công tác xã hội bảo vệ, trẻ em tỉnh; Văn phòng công tác xã hội bảo vệ
trẻ em huyện Phú Tân và Tịnh Biên; tư vấn, hỗ trợ tâm lý, kết nối dịch vụ, lập
hồ sơ quản lý cas và lập kế hoạch trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục
theo quy định. Thực hiện hiệu quả đường dây nóng “18008077” đặt tại Trung tâm
công tác xã hội bảo vệ trẻ em-Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tăng cường giới
thiệu đường dây nóng “18001567” đặt tại Trung tâm tư vấn dịch vụ truyền thông-Cục
bảo vệ, chăm sóc trẻ em để mọi trẻ em và gia đình trẻ được gọi đến miễn phí khi
có nhu cầu cần bảo vệ trẻ em. Kết nối tốt “địa chỉ tin cậy hỗ trợ phụ nữ và trẻ
em” do Hội Liên hiệp phụ nữ thành lập tại xã, phường, thị trấn.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
thông qua các buổi ngoại khóa, chuyên đề cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo
viên. Đảm bảo 100% học sinh từ lớp 5 đến lớp 10 (trẻ từ 10-16 tuổi) được trang
bị kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Tăng cường công tác giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em phòng, tránh các nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục,
sa vào các tệ nạn xã hội.
3. Sở Y tế
- Tăng cường chỉ đạo các Trung tâm
Y tế cấp huyện hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; tăng cường công tác khám, chữa bệnh
cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
- Tổ chức các hoạt động truyền
thông cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên cho trẻ em.
- Bảo đảm việc cung cấp đủ thuốc
có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa bệnh; điều kiện và chất lượng phòng
bệnh, khám bệnh, phát hiện bệnh, chữa bệnh, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu cho
trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Xử lý nhanh, kịp thời các vụ trẻ em bị
xâm hại tình dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
4. Công an tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo theo ngành dọc
về hướng dẫn thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo
lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Hạn chế thấp nhất việc lấy lời
khai của trẻ em bị xâm hại được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều cấp nhằm
phòng tránh trẻ em tiếp tục bị tổn thương tinh thần, rối nhiễu tâm trí sau những
lần lấy lời khai. Thực hiện mô hình “Tư pháp thân thiện với trẻ em”. Bảo đảm
tính mật trong quá trình xử lý vụ án.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho người dân về kiến thức phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngoài
cộng đồng.
- Rà soát, xử lý triệt để các trường
hợp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan có liên
quan quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng hoặc
trại tạm giam, trại giam; bảo đảm các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết
cho trẻ em trong trường giáo dưỡng, trại tạm giam, trại giam; xử lý nghiêm khắc
các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Quán triệt thực hiện nghiêm túc
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 theo Quyết định
số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ trong lực lượng
Công an, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
trong phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ động xác minh, nắm tình
hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch
phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến,
có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ
phạm tội xâm hại tình dục.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn việc
sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục,
thể thao lành mạnh cho trẻ em; tổ chức các cuộc thi với chủ đề phòng, tránh bạo
lực, xâm hại tình dục trẻ em phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ em.
- Xây dựng các chương trình nội
dung phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em thông tin lưu động, chiếu
trên các bảng điện tử công cộng, tổ chức sinh hoạt ở các điểm vui chơi, giải
trí; xây dựng pano, khẩu hiệu tuyên truyền trực quan trên các trục lộ chính,
khu dân cư, ...
6. Sở Tư pháp.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và gia đình trẻ bị bạo
lực, bị xâm hại tình dục; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt quan tâm trẻ em bị bạo lực, bị
xâm hại tình dục.
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp
lý, các tổ trợ giúp pháp lý cử cán bộ bảo vệ quyền, lợp ích hợp pháp cho
trẻ em và gia đình trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại các phiên Tòa khi vụ
việc được đưa ra xét xử.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động phổ biến,
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em; kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ
em; xây dựng chương trình, kế hoạch và dành thời lượng, chuyên mục, chuyên
trang hợp lý để phổ biến, tuyên truyền kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại
tình dục trẻ em.
- Kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt
động tại các tụ điểm internet, sản phẩm,
phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhất là tuyên truyền về phòng, tránh bạo lực và
xâm hại tình dục trẻ em.
8. Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang.
Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương,
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về Luật Trẻ em. Nâng cao chất lượng;
bố trí tin, bài, chuyên trang, chuyên đề, thời lượng, thời gian, nội dung hợp
lý về kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức
thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia thực hiện các
hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
- Phát động và triển khai đến Ban
công tác Mặt trận ở địa bàn dân cư phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ em” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh”; vận động mọi nguồn lực xã hội bảo vệ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
tình dục.
9.1. Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở Đoàn,
Đội duy trì tổ hoạt động các câu lạc bộ: “Quyền trẻ em”, “Phóng viên nhỏ”, “Đội
tuyên truyền măng non”. Tạo môi trường cho thiếu nhi thể hiện, nói lên tiếng
nói của chính các em trong hoạt động Đoàn, Đội ở cơ sở. Phổ biến rộng rãi về chủ
đề, các hoạt động, sáng kiến phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
trong Tháng hành động vì trẻ em và Tháng sinh hoạt hè năm 2017.
- Tổ chức tốt chương trình giáo dục
kỹ năng sống; lồng ghép kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ
em.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở
Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch hoạt động, viết tin, bài về chủ đề, các hoạt động,
sáng kiến việc phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Tổ chức các sân chơi cho trẻ em
tại các khu vực công cộng (công viên, quảng trường, Nhà văn hóa, Nhà thiếu
nhi…) bảo đảm an toàn, lành mạnh; tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng
tự bảo vệ mình; phòng, tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
9.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Tăng cường công tác truyền thông
trong hệ thống Hội tích cực tham gia phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ
em; phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức diễn đàn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về giáo dục bà mẹ nuôi, dạy con tốt;
tọa đàm với các hộ gia đình nghèo có con bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, những
gia đình có trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình để có giải pháp hỗ trợ.
- Chỉ đạo hệ thống “địa chỉ tin cậy
hỗ trợ phụ nữ và trẻ em” ở xã, phường, thị trấn tăng cường tổ chức tốt hoạt động
hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; giới thiệu, kết nối với Trung
tâm công tác xã hội bảo vệ trẻ em thông qua đường dây nóng ”18008077” những trường
hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
9.3. Hội Nông dân tỉnh.
- Phối hợp triển khai các hoạt động
tuyên truyền trong hệ thống Hội về công tác phòng, tránh xâm hại bạo lực trẻ em
đặc biệt cho trẻ em nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu xây dựng
môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em.
- Phát động sâu rộng trong toàn thể
hệ thống Hội tham gia phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vận động
các tổ chức, doanh nghiệp tặng sách vở, quần áo, trao học bổng cho các em học
sinh nghèo;
- Tham gia giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đặt biệt quan tâm
giám sát việc bảo vệ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
9.4. Liên đoàn lao động tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
kiến thức phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong hệ thống tổ chức
công đoàn và công đoàn viên.
- Tăng cường chỉ đạo tuyên truyền,
hướng dẫn các cấp công đoàn cở sở nhà nước và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về
công tác phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em thông qua các hình thức
tổ chức các hoạt động cụ thể, đặc biệt quan tâm đối tượng là công nhân lao động.
10. Đề nghị Ban Tuyên giáo tỉnh
ủy.
- Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện,
thị thành phố tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương định hướng nội
dung truyền thông về thực hiện nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, tránh bạo lực,
xâm hại tình dục trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn,
lành mạnh. Tăng cường giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày
05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị số 14-CT/TU,
ngày 29-5-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Lồng ghép các nội dung tuyên
truyền các chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em trong các buổi họp báo, giao ban
báo chí, các buổi báo cáo sinh hoạt lệ cho các báo cáo viên trên địa bàn tỉnh.
11. UBND cấp huyện.
- Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương
binh và Xã hội, các phòng, ban cấp huyện phối hợp tăng cường tổ chức, thực hiện
các giải pháp phòng, tránh bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tại địa phương. Hỗ
trợ giải quyết các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục nghiêm trọng
vượt quá khả năng của cấp xã.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tốt
quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục theo quy định
tại Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội ban hành quy định, quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị
bạo lực, bị xâm hại tình dục.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
Xử lý nghiêm các trường hợp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em tại địa phương.
- Ưu tiên bố trí ngân sách cho
công tác bảo vệ, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hàng năm tại địa
phương.
12. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ hàng
quý, 6 tháng, năm và đột xuất khi cần, các ban, ngành, đoàn thể liên quan và
UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại địa phương, đơn vị cho Sở Lao động Thương
binh và Xã hội để kịp thời tổng hợp báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
và UBND tỉnh theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|