ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2196/KH-UBND
|
Phú Thọ, ngày
07 tháng 6 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của
Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Kết luận số
119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW
khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Kết luận số 15-
KL/TU ngày 08/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh công
tác dân số và phát triển; Xét đề nghị của Sở Y tế tại Văn bản số 929/TTr-SYT
ngày 31/5/2016, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân số
và phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020 như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG
TÁC DS-KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định kiện toàn Ban
chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh; xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động và chỉ
đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động xây dựng
kế hoạch, xác định mục tiêu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chương trình
DS-KHHGĐ theo hướng dẫn của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế).
Công tác quản lý, điều hành được tổ chức chỉ đạo
chặt chẽ theo quy chế làm việc, đảm bảo sự thực hiện đồng bộ và lồng ghép các
nguồn lực đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp được thực hiện
thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý giải quyết những phát sinh
vướng mắc được kịp thời; hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước được đảm bảo.
2. Tình hình thực hiện các mục tiêu chủ yếu
- Dân số trung bình năm 2011 là 1.329,3 nghìn
người, năm 2015 là 1.370,6 nghìn người (đạt mục tiêu không vượt quá
1.400 nghìn người).
- Tỷ suất sinh năm 2015 là 18,02‰, tăng 0,28‰ so
với 2011. Cao hơn mức bình quân chung cả nước, cả nước: 17,2‰; thấp hơn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB),
TD&MNPB: 21,1‰.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 2015 là 1,2%,
tăng 0,01% so với 2011 . Cao hơn mức bình quân chung cả nước,
cả nước: 1,03%; thấp hơn khu vực TD&MNPB, TD&MNPB:
1,41%.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2015 là
8,36%, tăng 1,99% so với 2011. Thấp hơn mức bình quân
chung cả nước và TD&MNPB; cả nước:14,48%, TD&MNPB: 15,46%
- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại năm 2015 là 73%, tăng 0,5% so với 2011. Cao hơn mức
bình quân chung cả nước và TD&MNPB; cả nước: 67,5%, TD&MNPB: 66,2%
- Tỷ số giới tính khi sinh 112,8 nam/100 nữ, giảm
3,7 điểm phần trăm so với 2011. Bằng mức bình quân chung cả nước, cả nước:
112,8 nam/100 nữ; thấp hơn khu vực TD&MNPB, TD&MNPB: 116,1 nam/100 nữ.
- Chỉ số HDI đạt 0,72; tương đương mức trung
bình của cả nước
3. Tình hình thực hiện các dự án
3.1. Dự án
1: Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Cung cấp đầy
đủ. kịp thời các loại thuốc, vật tư phục vụ công tác cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ;
Giai đoạn 2011-2-15 đã tiếp nhận và cấp phát 1.379.876 vỉ thuốc uống tránh thai; 2.945.000 bao cao su; 80.200 dụng cụ tử cung, 25.400 liều thuốc tiêm, 539 liều
thuốc cấy tránh thai.
- Công tác tiếp
thị xã hội phương tiện tránh thai đã được đẩy mạnh và tăng cường; giai đoạn
2011-2015 đã bán được 168.000 vỉ viên uống tránh thai; 516.000 bao cao su.
- Từ 2011-2015, tổ chức 10 đợt Chiến dịch truyền
thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và
vùng khó khăn ở 395 xã, phường. Kết quả đã góp phần cải thiện rõ rệt tình trạng
SKSS của phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo; tăng nhanh tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng
các BPTT.
- Hệ thống
cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã cơ bản đáp ứng nhu cầu
của người dân, đảm bảo thuận tiện, an toàn; 100% trạm y tế xã đều được trang bị
phương tiện kỹ thuật làm dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ; 100% trạm y tế xã có Nữ hộ
sinh hoặc Y sỹ sản nhi đã thực hiện được các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thông
thường (đặt vòng, khám, chữa phụ khoa).
Kinh phí thực hiện giai đoạn
2011-2015: 30.672 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương: 24.326 triệu đồng;
ngân sách tỉnh: 6.346 triệu đồng.
3.2. Dự án 2:Tầm soát các dị dạng bệnh, tật, bẩm sinh và kiểm soát mất
cân bằng giới tính khi sinh
- Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
được triển khai đến 126 xã, phường, thị
trấn trong tỉnh; triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh về “Xây dựng mô hình giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi tại tỉnh Phú Thọ”; triển khai mô
hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái; triển
khai các hoạt động can thiệp tại 6 xã của huyện Thanh Thủy, Lâm Thao, Thanh Ba,
Đoan Hùng, Tân Sơn và Tp.Việt Trì; thành
lập và duy trì câu lạc bộ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên; tổ chức
các hội nghị biểu dương gia đình sinh con một bề là gái có thành tích cao trong
học tập...
- Đề án Chẩn đoán trước
sinh và sàng lọc sơ sinh được thực hiện tại 277 xã, phường trong tỉnh; tổ chức
tập huấn tuyên truyền, vận động và tư vấn về chẩn đoán trước sinh và sàng lọc
sơ sinh cho trên 1.400 lượt cán bộ dân số xã và cộng tác viên dân số; tập huấn
kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân cho 235 cán bộ y tế của BVĐK, Trung tâm Y tế 13
huyện, thành, thị; Kết quả trong 5 năm (Từ 2011 đến 2015) đã siêu âm chẩn đoán
trước sinh được 39.133 ca, trong đó phát hiện 136 ca nghi ngờ bất thường về cấu
trúc thai nhi; xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được 10.262 trẻ, trong đó có 404 ca
dương tính với bệnh thiếu men G6PD.
- Mô hình khám sức khỏe
và tư vấn tiền hôn nhân được triển khai tại 46 xã trong tỉnh; tổ chức 299 buổi tư vấn
cho 28.210 lượt người; tập huấn 69 lớp cho 2.976 TTV, TVV; thành lập và duy trì
hoạt động 98 CLB tiền hôn nhân; sản xuất và cấp phát 247.600 tờ rơi, 1.274 cuốn
cẩm nang và 4.705 sách mỏng tuyên truyền về SKSS vị thành niên/TN; tổ chức khám
sức khỏe cho 16.983 lượt người; siêu âm cho 13.453 lượt người; XN HIV cho lượt
4.822 người và XN viêm gan B cho lượt 3.893 người, trong đó phát hiện 48 ca
dương tính với bệnh viêm gan B .
- Đề án tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng
đồng được triển khai tại 6 xã của huyện Đoan Hùng; Tổ chức khám định kỳ, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức
năng, cấp thuốc miễn phí cho gần 1.000 lượt; cấp thiết bị phục hồi chức năng cho 6 CLB người
cao tuổi.
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2011-2015:
8.588 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương: 6.193 triệu
đồng; ngân sách tỉnh: 2.395 triệu đồng.
3.3. Dự án
3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
DS-KHHGĐ được duy trì và tăng cường thực hiện thường xuyên trên các phương tiện
thông tin đại chúng (đài phát thanh truyền hình, báo Phú Thọ, cổng thông tin điện
tử, bản tin y tế…); truyền thông trực tiếp tại cộng đồng với nhiều nội dung,
hình thức đa dạng, phù hợp với đặc thù từng vùng (tuyên truyền, vận động tại hộ
gia đình, treo băng zôn, pa nô, áp phích, cấp phát tài liệu, tờ rơi, sách mỏng,
băng đĩa…), phù hợp từng nhóm đối tượng (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành
niên, thanh niên; nam giới, người có uy tín cộng đồng…); tăng cường lồng ghép
tuyên truyền về chính sách dân số-KHHGĐ vào các buổi chiếu bóng lưu động, thông
tin sinh hoạt Chi bộ, tờ tin của các ngành, đoàn thể...Các hoạt động tuyên truyền,
vận động và giáo dục về dân số và kế hoạch hoá gia đình được mở rộng cả về phạm
vi, đối tượng, phương pháp thực hiện với thông điệp "kiên trì thực hiện mục
tiêu: mỗi gia đình chỉ có một hoặc 2 con".
- Các hoạt động truyền thông được tập trung ở những
địa bàn trọng điểm như vùng khó khăn; vùng có đông đồng bào công giáo; vùng có
mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3, MCBGTKS cao.
- Từ năm 2011-2015 đã chuyển thể, in ấn, tiếp nhận
từ trung ương cấp phát hàng trăm ngàn tờ gấp tuyên truyền; 4910 đĩa DVD; 400
băngzon; làm mới 950 pa nô tuyên truyền cấp cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện
và trạm y tế xã trong toàn tỉnh. Xây dựng 32 cụm pa nô tuyên truyền về chính
sách DS-KHHGĐ và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên các trục đường
giao thông chính, khu vực đông dân cư của các huyện, thành, thị . Phối hợp với
Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Phú Thọ đưa nội dung DS-KHHGĐ vào 1.900
buổi chiếu bóng lưu động tại các huyện miền núi trong tỉnh.
Kinh phí thực hiện giai đoạn
2011-2015: 24.257 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung
ương: 19.042 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 5.215 triệu đồng.
3.4. Kinh phí thực hiện
chương trình giai đoạn 2011-2015: 63.517 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí chương trình mục
tiêu quốc
gia:
49.561 triệu đồng.
- Ngân sách tỉnh:
13.956 triệu đồng
* Đánh giá chung:
Giai đoạn 2011-2015, dưới sự chỉ đạo
của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, công tác DS-KHHGĐ đã được thực hiện theo đúng mục
tiêu, nhiệm vụ của chương trình và đạt được một số kết quả quan trọng như: Tạo
được chuyển biến về nhận thức và hành động của các tổ chức và cá nhân; Công tác
kiểm tra giám sát được chú trọng; Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ổn
định; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; Qui mô dân số được kìm chế
có hiệu quả; cơ cấu dân số chuyển biến tích cực, mất cân bằng tỷ
số giới tính khi sinh được kiểm soát, chất lượng dân số được nâng lên: chỉ số
phát triển con người (HDI) tương đương với cả nước. Kết quả đạt được về lĩnh vực
DS-KHHGĐ đã trực tiếp góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn
còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác
lãnh đạo, chỉ đạo ở một số nơi chưa quyết liệt, chưa sâu sát; hiệu quả công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động
của một số cán bộ làm công tác dân số còn hạn chế; kết quả giảm sinh
chưa thực sự vững chắc; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ số giới tính khi sinh vẫn
ở mức cao; Tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại vẫn ở mức thấp;
tỷ lệ nạo phá thai, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị bệnh viêm nhiễm đường
sinh sản còn ở mức cao; chất lượng dân số còn hạn chế; tình trạng cán bộ đảng viên vi phạm chính sách dân số
sinh con thứ 3 trở lên chưa giảm; công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về
DS-KHHGĐ trong các tầng lớp nhân dân ở một số nơi chưa thường xuyên, liên tục; Việc lồng ghép nguồn lực, nội dung công tác
DS-KHHGĐ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vào hoạt động của
các ngành, đoàn thể hiệu quả chưa cao.
Phần
thứ hai
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG
TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt và duy trì mức sinh thay thế,
ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số,
đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số
vàng; nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt các chương trình,
biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt
1,1%;
- Tỷ suất sinh giảm 0,2‰/năm;
- Tỷ số giới tính khi sinh dưới
114 trẻ trai/100 trẻ gái;
- Tuổi thọ bình quân, chỉ số HDI
tương đương với mức bình quân của cả nước.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Dự án 1: Bảo đảm hậu cần và
cung cấp dịch vụ KHHGĐ
1.1. Chỉ tiêu đến năm 2020:
- Duy trì tỷ
lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
đạt 73%. Khống chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 8,5%.
- 100% đối tượng thực hiện các dịch
vụ KHHGĐ được tư vấn trước, trong và sau khi áp dụng BPTT.
- TTXH và XHH các loại PTTT đạt trên 90% nhu cầu sử dụng bao cao su, trên 50% nhu cầu
thuốc uống tránh thai, 25% nhu cầu dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh
thai vào năm 2020.
- 100% cán bộ,
công chức, viên chức DS-KHHGĐ cấp huyện và cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ về
DS-KHHGĐ cơ bản.
- Hàng năm 25% cộng
tác viên mới thay hoặc yếu về chuyên môn được bồi dưỡng kiến thức về DS-KHHGĐ.
- 100% đối tượng
thực hiện KHHGĐ được đảm bảo chính sách khuyến khích và 100% đối tượng được hưởng
chế độ trợ cấp tai biến nếu gặp tai biến khi sử dụng biện pháp tránh thai lâm sàng.
- 100% cộng tác
viên dân số được hưởng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh và trung
ương.
- 100% kho dữ liệu
điện tử cấp tỉnh, huyện thường xuyên cập nhật thông tin biến động, lập được báo
cáo điện tử thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ
- Hàng năm tổ chức Chiến dịch tăng
cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ từ 60 đến 100 xã khó khăn, có mức sinh cao và không ổn định.
1.2. Nội dung:
- Đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của các đối tượng thực hiện biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại;
Đảm bảo thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật, phụ cấp phẫu thuật và
chi phí quản lý dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của
Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh TTXH và
XHH các PTTT: Triển khai đề án xã hội hóa cung cấp PTTT và
dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển và mô hình
cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và PTTT cho công nhân một số khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp
với các cơ quan truyền thông đại chúng để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền,
sự kiện truyền thông, chuyên mục, chuyên trang, tin bài về các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số và phát triển; Đưa
chính sách DS-KHHGĐ vào các hương ước, quy ước của cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt
động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng: Thăm và tư vấn tại hộ gia đình,
tuyên truyền nhóm nhỏ, lồng ghép với cuộc họp khu dân cư,
tư vấn trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
- Mở rộng và nâng
cao chất lượng phục vụ của mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ; huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân, các ngành và các tổ chức
phi chính phủ tham gia cung ứng dịch vụ KHHGĐ.
- Quản lý đối tượng
và chăm sóc y tế trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ SKSS/KHGĐ tại cộng đồng.
- Thường xuyên cập
nhật các quy định, quy trình kỹ thuật dịch vụ; nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ cung cấp dịch vụ; kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn.
- Tổ chức chiến dịch tăng cường
tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tới vùng khó khăn,
có mức sinh cao và không ổn định.
- Hoàn thiện tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ
bản về DS-KHHGĐ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm
công tác DS-KHHGĐ của các ngành, các cấp.
- Thực hiện đúng,
đầy đủ các chế độ, thù lao cho đội ngũ CTV dân số; thực hiện
tốt các chính sách khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính
sách DS-KHHGĐ;
- Vận hành thông suốt hệ thống kho dữ liệu điện tử tại các cấp thông qua
việc bổ sung trang thiết bị, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tích hợp
cơ sở dữ liệu điện tử của hệ thống thông tin số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ.
- Thường xuyên cung cấp thông tin về các vấn đề dân số đến các cấp ủy đảng,
chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng thông qua hội
nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của hệ
thống Trường Chính trị; trên cổng thông tin điện tử của Sở
Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ.
* Kinh
phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020: 73.850,3 triệu đồng. Trong đó ngân sách TW: 47.837,4 triệu đồng; ngân
sách tỉnh: 26.012,9 triệu đồng (bao gồm chi hỗ trợ thù lao cộng tác viên và
nâng cấp trụ sở cơ quan dân số tỉnh)
2. Dự án 2: Tầm soát các dị dạng,
bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc người
cao tuổi
2.1. Chỉ tiêu
đến năm 2020
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc
đạt 50%.
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tư vấn,
sàng lọc trước sinh đạt 80%.
- Tỷ lệ thanh niên, các cặp nam, nữ
chuẩn bị kết hôn được tư vấn và cung cấp kiến thức về SKSS/KHHGĐ đạt trên 90%.
- Tỷ lệ NCT được tư vấn và cung cấp
kiến thức về chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đạt 80%.
- Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 114 nam/100 nữ.
2.2. Nội dung
- Mở rộng mạng lưới
sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo phân cấp kỹ thuật, nâng cao năng lực thực
hiện cho các đơn vị y tế; huy động nguồn lực để đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo chuyên môn kỹ thuật về chẩn đoán
trước sinh và sàng lọc sơ sinh.
- Cung cấp kiến
thức, kỹ năng sống cho VTN/TN về CSSKSS/KHHGĐ; các biện pháp phòng tránh, xử lý các nguy cơ sinh con bị dị tật, khuyết
tật và nguy cơ vô sinh cho nam, nữ thanh niên trước kết hôn.
- Tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể
chất và tinh thần cho NCT; phát hiện và tư vấn xử lý sớm các bệnh thường gặp ở
NCT thông qua hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng.
- Thực thi và hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai
nhi.
- Thực hiện mô hình hỗ trợ
phụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái; biểu dương, khen thưởng những
gia đình sinh con một bề là gái chăm ngoan, học giỏi.
- Tăng cường truyền thông,
giáo dục về giới, bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính
khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những
người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín
trong cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi.
* Kinh phí thực hiện giai đoạn
2016-2020: 15.664,8 triệu đồng.
Trong đó ngân sách TW: 9.468,1 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 6.196,7 triệu đồng.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong công tác dân số
và phát triển.
Tiếp tục quán triệt sâu rộng các
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số và
phát triển trong toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư: Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Kết luận số 119-KL/TW ngày
04/01/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW khóa
IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Thông báo Kết luận số 15-KL/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác
dân số và phát triển. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thông qua
việc ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Đề án triển khai công tác DS-KHHGĐ;
lồng ghép về chỉ tiêu dân số và phát triển trong hoạch định chính sách và lập kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện công tác dân số và phát triển.
Đưa công tác dân số và phát triển
thành nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của cấp ủy đảng và chính
quyền, coi đây là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa
phương, đơn vị; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền; tiêu chí để đánh giá, xếp loại đảng viên, cán bộ, công chức, viên
chức; là căn cứ để xem xét đề bạt, bổ nhiệm, đề cử vào các chức vụ lãnh đạo các
cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội.
Xây dựng, ban hành chính sách dân
số và phát triển của tỉnh nhằm cụ thể hóa chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp
với địa phương.
Tăng cường công tác giám sát, kiểm
tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách dân số và phát
triển.
2. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp
nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và
kế hoạch hóa gia đình
Mở rộng và nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn, thuận tiện và
phù hợp với nhu cầu của người dân. Hàng năm tổ chức Chiến dịch tăng cường tuyên
truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các xã đặc biệt khó
khăn, xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định. Triển khai mô hình cung cấp
dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ cho công nhân khu công nghiệp. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và
thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung ứng PTTT, đảm bảo duy trì tỷ lệ cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73%,
khống chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 8,5%.
Nâng cao chất lượng chăm sóc trước,
trong và sau sinh tại các tuyến y tế theo hướng dẫn Chuẩn quốc gia, lồng ghép
hiệu quả với chương trình tiêm chủng mở rộng. Bổ sung, cập nhật quy chuẩn kỹ
thuật về phá thai an toàn tới 100% cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS. Nâng cao năng
lực dự phòng, chẩn đoán, điều trị viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS. Liên kết các dịch vụ phòng chống
nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây nhiễm truyền qua đường tình dục với CSSKSS
và phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến y tế. Xây dựng các mô hình phù hợp nhằm
cung cấp dịch vụ CSSKSS thân thiện với vị thành niên, thanh niên; SKSS nam giới.
Dự phòng, phát hiện và điều trị ung thư đường sinh sản. Nâng cao năng lực dự
phòng và điều trị vô sinh, đầu tư xây dựng và phát triển các kỹ thuật, dịch vụ
hỗ trợ sinh sản.
Triển khai có hiệu quả các Đề án
nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2016-2020: Kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sàng lọc
sơ sinh; chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; can thiệp giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh. Ưu tiên triển khai các chương
trình, đề án nâng cao chất lượng dân số đối với các dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn. Triển khai rộng dịch vụ CSSK người cao tuổi tại các bệnh viện đa khoa.
Thành lập và phát triển khoa Lão khoa ở các bệnh viện tuyến tỉnh; cập nhật các
quy trình kỹ thuật chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
3. Đẩy mạnh công tác truyền
thông, giáo dục về dân số và phát triển
Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới công
tác tuyên truyền, phối hợp giữa ngành y tế với các cơ quan truyền thông và các
sở, ban ngành, đoàn thể; sử dụng đa dạng các loại hình truyền thông để vận động,
giáo dục đến từng gia đình, từng người dân nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận
thức, tâm lí, tập quán sinh đẻ trong toàn xã hội. Vận động, thuyết phục những
người cao tuổi, những người có uy tín trong cộng đồng, trưởng dòng họ nhắc nhở
con, cháu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Chú ý vận động những gia đình đã đủ
hai con để không sinh thêm con thứ ba trở lên, không lựa chọn giới tính thai
nhi, thực hiện các biện pháp chăm sóc SKSS/KHHGĐ để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mở rộng và nâng cao chất lượng
chương trình giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên
và thanh niên. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với
điều kiện và đặc điểm của địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư.
4. Nâng cao hiệu lực quản lý
Nhà nước đối với công tác dân số
Tiếp tục kiện toàn, củng cố Ban chỉ
đạo công tác DS-KHHGĐ; ổn định tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số các cấp.
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngành Y tế với các ngành, đoàn thể,
tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động
chương trình dân số và phát triển. Xây dựng Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác
dân số và phát triển; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược DS/SKSS của tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện quản lý, điều hành công
tác dân số và phát triển theo chương trình mục tiêu Y tế-Dân số. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá
nhân thực hiện tốt chính sách dân số và xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi
phạm chính sách dân số.
5. Tăng cường đầu tư, thu hút
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế
trong công tác dân số
Tranh thủ nguồn lực đầu tư từ
Trung ương, tăng mức đầu tư từ ngân sách địa phương, mở rộng hợp tác, tranh thủ
sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, và huy động sự đóng góp của
nhân dân nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác dân số. Đẩy mạnh xã hội hóa,
tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị
trong thực hiện công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở. Lồng ghép chính sách dân số
vào các chương trình, dự án kinh tế-xã hội của các ngành, đoàn thể. Đưa chính
sách dân số vào hương ước, qui ước ở khu dân cư. Xây dựng và triển khai đề án
xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình ở khu vực thành thị và nông thôn phát
triển của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
6. Đào tạo, nghiên cứu và thông
tin số liệu
Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ DS-KHHGĐ và CTV dân số theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Khuyến khích, tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi để tiến hành các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu
ứng dụng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thách thức hiện nay như: Mất cân
bằng giới tính khi sinh; tình trạng nạo phá thai không an toàn; tình trạng dị tật,
khuyết tật bẩm sinh; vô sinh; già hóa dân số; cơ cấu dân số vàng...
Phối hợp liên ngành để xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chỉ báo đánh giá về DS-KHHGĐ của tỉnh. Nâng cấp kho dữ liệu
dân cư, bổ sung hệ thống máy chủ, máy trạm và mạng tin học; thu thập, xử lý
thông tin, dữ liệu chính xác, đầy đủ phục vụ quản lý chuyên ngành và hoạch định
chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
* Khái toán tổng kinh phí đầu
tư cho công tác dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020:
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
|
Tên
dự án
|
Nguồn
vốn giai đoạn 2016-2020
|
Vốn
Trung ương
|
Vốn
địa phương
|
Cộng
|
1
|
Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch
vụ KHHGĐ
|
47.837,4
|
26.012,9
|
73.850,3
|
2
|
Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật
bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc người cao tuổi
|
9.468,1
|
6.196,7
|
15.664,8
|
|
Tổng cộng
|
57.305,5
|
32.209,6
|
89.515,1
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo công tác
DS-KHHGĐ: Giúp UBND tỉnh chỉ đạo và quản lý toàn diện
công tác dân số và phát triển trên địa bàn; tham mưu cho Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý công tác dân số và phát triển của
tỉnh;
2. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương và các đoàn thể liên
quan triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện công tác
dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020; Tổ chức, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch; Định kỳ báo cáo Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ
và UBND tỉnh.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố, thị xã củng cố,
kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở;
hướng dẫn đưa tiêu chí thực hiện tốt công tác dân số và phát triển
là một căn cứ hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng của tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan đưa
các mục tiêu về dân số và phát triển vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hàng năm; Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn
ngân sách đảm bảo chi cho các nội dung hoạt động của công tác dân số và phát
triển.
5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các đơn
vị trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; Hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện
hành.
6. Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến lĩnh vực dân số và phát triển; Tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số và phát triển trong nhân dân.
7. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
Phối hợp tuyên truyền phổ biến những chủ trương chính sách về
dân số và phát triển; Đưa nội dung chính sách dân số và
phát triển là một tiêu chí đánh giá khu dân cư, đơn vị và gia đình văn hoá;
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia
đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012); Hướng
dẫn xây dựng hương ước, quy ước về chính sách dân số và phát triển ở các địa
phương; Kiểm tra, thanh tra sản phẩm, ấn phẩm có nội dung
tuyên truyền về lựa chọn giới tính khi sinh.
8. Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Phú Thọ, Đài PTTH tỉnh: Chủ trì, phối hợp với
Sở Tư pháp, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại
chúng nâng cao chất lượng các chương trình tuyên truyền về công tác dân số và
phát triển; Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành
các cơ sở xuất bản và phát hành sách, ấn phẩm,
tài liệu nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn giới
tính thai nhi.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan lồng
ghép các nội dung giáo dục về dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên
và thanh niên vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường.
10. Cục Thống kê tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo việc thu thập, cung cấp đầy đủ, kịp
thời, chính xác các số liệu về dân số nhằm phục vụ việc chỉ đạo, quản lý chương
trình dân số và phát triển và làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ); xây dựng và triển khai chính sách cải thiện phúc lợi cho người
cao tuổi; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành.
12. Các sở, ban, ngành, cơ quan
thuộc UBND tỉnh: Tham gia thực hiện công tác dân số và
phát triển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh
và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp: Phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số
và phát triển; tham gia, giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật về dân số và phát triển; xây dựng quy chế, quy
định của tổ chức nhằm thực hiện tốt công tác dân số và phát triển; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”.
14.
UBND các huyện, thành, thị
Căn cứ kế hoạch của tỉnh, chủ động
xây dựng kế hoạch thực hiện, đưa các mục tiêu dân số và phát triển vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tham mưu cho Huyện,
Thành, Thị ủy, HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết về dân số; giao
chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho từng xã; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện công tác dân số và phát triển trên địa bàn; Khen thưởng
và biểu dương kịp thời những tập thể và cá nhân thực hiện tốt
công tác dân số; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số và
phát triển; Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực
hiện công tác dân số và phát triển của địa phương
Trên đây là Kế hoạch thực
hiện công tác dân số và phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2016-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành, thị căn cứ Kế hoạch này triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch đề ra. Giao Sở Y tế theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT: TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Ban Thường vụ TU;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Cục DS-KHHĐ (Bộ Y tế);
- Văn phòng TU;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Huyện, Thành, thị ủy;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Chi cục DS-KHHĐ tỉnh;
- CVP, các PVP;
- Lưu VT, VX3
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Kế San
|