Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 210/KH-UBND 2022 vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử công cộng Hà Nội

Số hiệu: 210/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 05/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Căn cứ Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy khoá XVII; nhằm tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch “Tuyên truyn, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2025”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội (Hội LHPN thành phố Hà Nội) trong tuyên truyền, vận động phụ nữ Thủ đô thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhằm tạo sự lan tỏa và tác động tích cực đến các thành viên trong gia đình;

- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của phụ nữ trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, góp phần xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

2. Yêu cầu

Các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng phải thường xuyên, liên tục, có mô hình, phần việc cụ thể, hướng đến các nhóm, đối tượng phụ nữ cần ưu tiên, từ đó lan tỏa đến các thành viên gia đình trong công cộng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của phụ nữ Thành phố trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng (tại các chi hội phụ nữ thuộc tổ dân phố/thôn/xóm; tại các khu vực danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khu chợ truyền thống trên địa bàn), góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

2. Mc tiêu cthể

- 85% trở lên hội viên, phụ nữ tại các tổ dân phố/thôn/xóm được tuyên truyền, thay đổi hành vi thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, gắn với xây dựng nếp sống văn hóa tại tổ dân phố/thôn/xóm.

- 1.000 phụ nữ tiểu thương kinh doanh tại 60 chợ truyền thống (hạng 1, hạng 2) được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử văn minh đối với khách hàng.

- 300 phụ nữ kinh doanh tại 40 danh lam thắng cảnh nổi tiếng được tuyên truyền, thay đổi hành vi và trở thành hạt nhân tích cực để vận động du khách thăm quan thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

- 95% trở lên báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội phụ nữ các cấp được tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

- Mỗi quận, huyện, thị xã xây dựng được ít nhất 03 mô hình, công trình, phần việc tiêu biểu thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại tổ dân phố/thôn/xóm, chợ truyền thống và di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

- Tổ chức sự kiện thường niên cấp Thành phố tôn vinh, quảng bá hình ảnh người phụ nữ Thủ đô thanh lịch - văn minh.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

Cán bộ, hội viên và phụ nữ tại các chi hội thuộc tổ dân phố/thôn/xóm; phụ nữ làm việc, kinh doanh tại các danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử, khu chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.

2. Phạm vi thực hiện

- Kế hoạch tập trung vào các vấn đề: tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, quy tắc ứng xử tại tổ dân phố/thôn/xóm, nơi công cộng; xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh; xây dựng mô hình, công trình, phần việc cụ thể hóa việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kế hoạch được triển khai tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, trong đó trọng tâm tại địa bàn dân cư các tổ dân phố/thôn/xóm, chợ truyền thống, di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh.

3. Thời gian thực hiện: 4 năm (từ năm 2022 đến năm 2025).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm vận động hội viên, phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

- Tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên trang Fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.

- Xây dựng chuyên mục “Mỗi ngày một hành động đẹp” trên Báo Phụ nữ Thủ đô và trên Fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội;

- Tổ chức Cuộc thi “Hà Nội trong tôi” trên Báo Phụ nữ Thủ đô và trên Fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.

2. Xây dựng các mô hình phụ nữ tham gia thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng

2.1. Tdân phố/thôn/xóm văn hoá kiểu mẫu (dự kiến 40 tổ dân phố/thôn/xóm)

Thí điểm xây dựng mỗi năm 10 tổ dân phố/thôn/xóm văn hóa; trong đó ưu tiên tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thông về các hành vi ứng xử đẹp và không đẹp tại nơi công cộng; lựa chọn và mời các hộ gia đình sinh sống tại khu dân cư/thôn/xóm tham gia xây dựng mô hình “T dân ph/thôn/xóm văn hóa” ký cam kết theo nội dung tại Điều 4 Quy tắc ứng xử nơi công cộng; khuyến khích các tdân phố/thôn/xóm huy động nguồn lực xã hội hóa để chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan tại tổ dân phố/thôn/xóm.

2.2. Chợ văn minh an toàn hiệu quả (dự kiến 40 chợ)

Thí điểm xây dựng mỗi năm 10 chợ văn minh an toàn hiệu quả; hoàn thiện tiêu chí “an toàn, văn minh, hiệu quả” phù hợp với giai đoạn hiện nay; trong đó ưu tiên tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thông về các hành vi ứng xử đẹp và không đẹp tại các khu chợ; lựa chọn và mời các hộ kinh doanh, tiểu thương tại khu chợ tham gia xây dựng mô hình “Chợ văn minh an toàn hiệu quả” ký cam kết theo nội dung tại Điều 8 Quy tắc ứng xử nơi công cộng; khuyến khích các hộ kinh doanh, tiểu thương huy động nguồn lực xã hội hóa để chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan tại khu vực chợ.

2.3. Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu (dự kiến 40 địa điểm)

Thí điểm xây dựng mỗi năm 10 “Danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử kiểu mẫu” trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng: thiết kế, lắp đặt các biển, bảng treo có niêm yết công khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng; hệ thống biển chỉ dẫn các khu vực; hệ thống thùng rác; vận động Ban Quản lý đầu tư chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan xung quanh khu vực (bổ sung, thường xuyên chăm sóc cây xanh; giữ gìn vệ sinh; cải tạo các khu nhà vệ sinh; làm đẹp khu vực danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử); các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong kinh doanh dịch vụ và nơi lễ hội.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong vận động thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quy tắc ứng xử nơi công cộng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên của các chi hội tổ dân cư/thôn/xóm, Ban Quản lý khu danh lam thắng cảnh, Ban Quản lý các chợ.

+ Đối với các chi hội, tổ dân phố/thôn/xóm: mỗi năm tổ chức 6 lớp tập huấn tại 6 địa bàn quận/huyện/thị xã (dự kiến mỗi lớp 100 học viên).

+ Đối với khu vực danh lam thắng cảnh: mỗi năm tổ chức 2 lớp tập huấn với sự tham gia của đại diện Ban quản lý khu danh lam thắng cảnh (ưu tiên nữ), nữ tiểu thương kinh doanh tại các khu danh lam thắng cảnh (nếu có) (dự kiến 60 học viên).

+ Đối với chợ truyền thống: mỗi năm tổ chức 2 lớp tập huấn (mỗi lớp lựa chọn học viên 3 quận/huyện/thị xã) với sự tham gia của Ban quản lý khu chợ truyền thống (ưu tiên nữ), nữ tiểu thương kinh doanh tại các khu chợ truyền thống (dự kiến mỗi lớp 100 học viên).

- Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” trong các đối tượng phụ nữ (phụ nữ khu dân cư; phụ nữ làm việc, kinh doanh tại các khu vực danh lam, thắng cảnh; phụ nữ khu vực chợ truyền thống).

4. Tổ chức sự kiện thường niên cấp thành phố tôn vinh, quảng bá hình ảnh người phụ nữ Thủ đô thanh lịch - văn minh

Định kỳ hàng năm tổ chức Lễ hội đường phố tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Thủ đô thanh lịch - văn minh với các hoạt động: diễu hành quảng bá áo dài - di sản văn hóa Việt Nam; đi bộ vì sự an toàn của phụ nữ và trẻ em; trưng bày, giới thiệu sản phẩm sáng tạo của phụ nữ; các sản phẩm làng nghề truyền thống; giao lưu văn hóa hòa bình - hữu nghị với phụ nữ đại sứ quán các nước; giải chạy Báo Phụ nữ Thủ đô...

5. Xây dựng bộ tài liệu, sản phẩm truyền thông về Quy tắc ứng xử nơi công cộng

- Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao xây dựng Tài liệu tuyên truyền Quy tắc ứng xử dành riêng cho 3 nhóm đối tượng: (1) hội viên phụ nữ tại các chi hội khu dân cư/thôn/xóm; (2) hội viên, phụ nữ làm việc, kinh doanh tại các khu vực danh lam thắng cảnh; (3) hội viên, phụ nữ làm việc, kinh doanh tại các khu chợ truyền thống. In và phát hành tài liệu tuyên truyền đến từng nhóm đối tượng.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ra mt website: phunuthudoungxudep.com.vn (Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp) thường xuyên đăng tải các hình ảnh ứng xử đẹp, gương người tốt, việc tốt phụ nữ Thủ đô.

6. Tăng cường khai thác và vận động các nguồn lực

- Tổ chức các hoạt động chia sẻ kết quả, vận động nguồn lực triển khai các hoạt động của Kế hoạch.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, vận động, hỗ trợ nguồn lực triển khai các hoạt động của Kế hoạch.

7. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch

- Tổ chức tọa đàm, sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch, chú trọng đánh giá kết quả việc thực hiện các mô hình điểm.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của Kế hoạch tại các đơn vị.

- Tổ chức đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hàng năm; Sơ kết giữa kỳ, tổng kết cuối kỳ, đề xuất các giải pháp thực hiện và khắc phục những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện của các cấp Hội.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách Nhà nước

1. Kinh phí thực hiện hoạt động cấp Thành phố và hỗ trợ thí điểm một số mô hình được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Hội LHPN Thành phố (cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch). Hàng năm, Hội LHPN thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch, lập dự toán trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

2. Kinh phí tổ chức hoạt động tại cấp quận, huyện và cơ sở: Hội LHPN các quận, huyện, thị xã hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức, thực hiện, lập dự toán báo cáo UBND, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội LHPN thành phố Hà Nội

- Chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn Hội LHPN các quận, huyện, thị xã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch. Xây dựng dự toán kinh phí trình UBND Thành phố phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

- Xây dựng các mô hình nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ nâng cao trách nhiệm tham gia thực hiện quy tắc ứng xử.

- Chủ trì, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố giải quyết các vướng mắc phát sinh theo quy định.

- Tổ chức đánh giá; kiểm tra giám sát; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo Chương trình 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách Thành phố theo quy định.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

- Phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội triển khai Kế hoạch tại các danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử; biên soạn tài liệu tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng đến các nhóm đối tượng của Kế hoạch.

- Cung cấp danh sách khu vực các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử (theo phân cấp).

- Phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội và các sở/ngành liên quan tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn.

4. Sở Du lịch

Phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội tuyên truyền mô hình “Danh lam thng cảnh/di tích lịch sử kiểu mẫutrong thực hiện Quy tc ứng xử nơi công cộng đến hệ thống trên các ứng dụng giới thiệu về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội thống kê và lựa chọn các khu chợ truyền thống để thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Hội LHPN thành phố Hà Nội ra mắt và duy trì website: phunuthudoungxudep.com.vn; chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng thời lượng, chủ động xây dựng các chuyên mục, chuyên trang thường kỳ tuyên truyền ứng xử đẹp.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố

Chỉ đạo các cơ sở trực thuộc phối hợp với Hội LHPN các quận, huyện, thị xã tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch tại cấp cơ sở.

8. UBND các quận, huyện, thị xã

- Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn và các ngành chức năng phối hợp Hội LHPN trên địa bàn triển khai các nội dung Kế hoạch trên địa bàn.

- Bố trí nguồn ngân sách hàng năm theo phân cấp hỗ trợ Hội LHPN các đơn vị và ngành chức năng để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đề nghị các Sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy HN;
- ĐCT Trung ương Hội LHPN VN;
- BCĐ Chương trình 06-CTr/TU;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch TT UBND Thành phố Lê Hồng Sơn;
- Phó Chủ tịch Ch
Xuân Dũng;
- Các đơn vị được phân công trong Kế hoạch;
- VP UB: CVP, PCVP P.T.T.Huy
n, Phòng: KGVX, TH, KHTH;
- Lưu: VT, KGVX Dg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Chử Xuân Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 210/KH-UBND ngày 05/08/2022 về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.279

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.149.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!