ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 202/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 20 tháng 06
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1898/QĐ-TTG NGÀY 28/11/2017 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 VÀ NĂM 2018
Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg
ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình
đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”;
căn cứ Văn bản số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc
về hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của
Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 -
2025 và năm 2018 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và ý thức
pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân
tộc thiểu số về bình đẳng giới.
- Tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ
sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số,
đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít
người.
- Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ
dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách
về giới, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của vùng
dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung, nhiệm vụ tại Quyết
định 1898/QĐ-TTg ngày 27/11/2017 của Thủ tướng
Chính phủ, văn bản số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018
của Ủy ban Dân tộc.
- Chú trọng các địa bàn vùng dân tộc
thiểu số rất ít người và địa bàn dân tộc thiểu số có biểu hiện, nguy cơ cao bất bình đẳng
giới để xác định các hoạt động ưu tiên
và tăng cường nguồn lực trong triển khai thực hiện.
- Lồng ghép, kết hợp các hoạt động thực hiện Đề án với các chương trình, đề án, kế
hoạch khác có liên quan đang được triển khai thực hiện tại
địa phương bảo đảm không chồng chéo, tiết kiệm, hiệu quả.
………………….
b) Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn
nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực trên cơ
sở giới trong
các trường học
- Đối tượng: Tập trung vào đối tượng là học sinh tại các trường
có mô hình bán trú, nội trú hoặc trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số học tập trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hình thức thực hiện: Lồng ghép trong các giờ học, buổi sinh hoạt ngoại
khóa tại trường học.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào
tạo.
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các trường học trên địa bàn tỉnh và các cơ
quan, đơn vị có liên quan.
c) Biên soạn, in ấn, phát hành
các sản phẩm truyền thông phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa từng dân tộc
- Nội dung: Biên soạn tài liệu song ngữ Việt - Mông, Việt -
Dao tuyên truyền về bình đẳng giới, về hôn nhân và gia
đình, về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới...
- Số lượng: In 10.000 tờ rơi cấp phát cho các phòng Dân tộc huyện,
thành phố, UBND cấp xã, cán bộ làm công tác dân tộc, trưởng thôn, bản, người
dân; 1.900 pa nô treo tại các thôn, bản.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền Thông và các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
d) Tổ chức Hội
nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các
hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý về bình đẳng giới tại cộng đồng
- Nội dung: Tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống mua bán người;
Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình...
- Đối tượng: Tuyên truyền cho nam giới, phụ nữ, thanh niên, trưởng thôn, bản, hòa
giải viên cơ sở tại 9 huyện, thành phố.
- Số lượng: 2 hội nghị/năm (100 người/hội nghị).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan,
đơn vị có liên quan.
e) Lồng ghép các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới với: Các hoạt động giao lưu
văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng; các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể; các hoạt động tuyên truyền
lưu động, chiếu bóng lưu động...
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện
chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc,
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông có mô hình nội trú, bán trú, các cơ sở
đào tạo nghề, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh
a) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập
huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách,
pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán
bộ làm công tác dân tộc, cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông có mô hình nội trú, bán
trú, các cơ sở đào tạo nghề
- Số lượng, quy mô: 3 lớp/năm (100 người/lớp) tại 9 huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018, 2021, 2024.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các
huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền
thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới
- Nội dung: Tọa đàm, hội thảo những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số về một số lĩnh vực như:
Kinh tế, lao động, giáo dục - đào tạo, y tế...
- Số lượng: 02 cuộc tọa đàm, hội thảo.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019, 2023.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn
vị có liên quan.
c) Lồng ghép nội dung bình đẳng
giới trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng là
người có uy tín
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Hình thức thực hiện: Lồng ghép nội dung bình đẳng giới tại các hội nghị cấp tỉnh, cấp huyện bồi dưỡng kiến thức cho người
có uy tín được công nhận hằng năm trên địa bàn tỉnh (hội nghị cấp tỉnh 01 lớp/năm, 150 người có uy tín/lớp).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
3. Xây dựng mô
hình thí điểm về ‘‘Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại
các xã đặc biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống
và có nguy cơ mất bình đẳng giới
a) Khảo sát đánh giá thực trạng
bất bình đẳng giới và nhu cầu thông tin về bình đẳng giới tại các xã đặc
biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và có nguy cơ mất
bình đẳng giới
- Nội dung: Thu thập thông tin, số liệu liên quan về tình trạng bất bình đẳng giới để đánh giá nguyên nhân dẫn đến
bạo lực trên cơ sở giới; xác định cách thức, quy mô, nội dung, giải pháp phù hợp
với địa bàn, phong tục tập quán của người dân để tổ chức triển khai có hiệu quả.
- Hình thức, địa bàn khảo sát: Xây dựng phiếu phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp các
chủ hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, trưởng thôn, bản và cán bộ xã. Tổ chức khảo sát thí điểm tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma
Cai, Văn Bàn, Mường Khương (lựa chọn
1 dân tộc/xã/huyện để thực hiện khảo sát).
- Thời gian thực hiện: Năm 2018, 2019.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: UBND huyện Bát
Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường
Khương và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Xây dựng và thực hiện mô
hình thí điểm về “Ngăn ngừa giảm thiểu tác hại
của bạo lực trên cơ sở giới” tại các xã đặc
biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu
số rất ít người sinh sống và có nguy cơ mất
bình đẳng giới
- Các hoạt động: Thành lập Ban chỉ đạo Mô hình, tổ tư vấn; tổ chức hội nghị tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức kỹ năng cho Ban chỉ đạo, tổ tư vấn; tổ chức
hội nghị tuyên truyền phổ biến về thực trạng và giải pháp về bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, bản (bí thư, trưởng thôn, bản,
người dân...); treo pa nô, phát tờ rơi để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hành vi,
tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham
gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa giảm thiếu bạo lực trên cơ sở giới, bất
bình đẳng giới ở địa bàn thực hiện mô hình; theo dõi, kiểm
tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện mô hình.
-Địa bàn thực hiện: Các xã đặc biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc
thiểu số rất ít
người sinh sống và có nguy cơ mất bình đẳng giới thuộc huyện Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương.
- Số lượng: Xây dựng 5 mô hình thí điểm/5 huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2021.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, UBND huyện Bát Xát, Si Ma Cai, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương và các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
c) Duy trì hoạt động của các mô
hình thí điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” và triển khai nhân rộng
- Nội dung: Duy trì hoạt động 5 mô hình thí điểm tại 5 huyện xã triển khai; sau sơ kết giai đoạn 2018 - 2021, kiểm tra, đánh giá kết
quả thực hiện 5 mô hình thí điểm để làm cơ sở triển khai
nhân rộng tại các xã đặc biệt khó khăn, xã đông đồng bào
dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống và có nguy cơ mất bình đẳng giới.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Tổ chức hoạt động
nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình
- Nội dung: Tổ chức các hoạt động truyền thông, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và
nam giới; đặc biệt là các đối tượng chưa thành niên. Tăng
cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa
gia đình
- Hình thức thực hiện: Lồng ghép giới trong các chính sách, chương
trình, kế hoạch của ngành y tế.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh
và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Kiểm tra, đánh
giá, sơ kết, tổng kết
a) Kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện
- Nội dung: Quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp
có nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới (bạo hành gia đình, tảo hôn, buôn bán trẻ em
và phụ nữ...) để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả.
- Hình thức: Lồng ghép với hoạt động kiểm tra hằng năm của Ban Dân tộc tỉnh; thành
lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện Kế hoạch tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết:
- Thời gian thực hiện: Tổ chức sơ kết đánh giá giai đoạn 2018 - 2021 vào
năm 2021; tổng kết cả giai đoạn 2018 - 2025 vào năm 2025.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện,
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
NĂM 2018
1. Thực hiện truyền thông nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất
ít người
a) Thông tin, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới tại
các xã, phường, thị trấn - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống qua phương tiện thông tin đại chúng
- Hình thức: Duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới... trên Báo Lào Cai, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện,
Đài Truyền thanh cấp xã... Tăng cường tin, bài, chương trình bằng ngôn ngữ dân
tộc thiểu số (tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Giáy) trên Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2018.
- Cơ quan thực hiện: Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, Ban Dân tộc tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn
vị có liên quan.
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn
nhân và gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong các trường học
- Đối tượng: Tập trung vào đối tượng là học sinh tại các trường
có mô hình bán trú, nội trú hoặc trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số học
tập trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hình thức thực hiện: Lồng ghép trong các giờ học, buổi sinh hoạt ngoại khóa tại trường học.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào
tạo.
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các trường học trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
c) Biên soạn, in ấn, phát hành
các sản phẩm truyền thông phù hợp với ngôn
ngữ, văn hóa từng dân tộc
- Số lượng: In 2.700 tờ rơi song ngữ Việt - Mông cấp phát cho
các huyện, thành phố để tuyên truyền về bình đẳng giới.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và
Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền Thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
d) Tổ chức Hội nghị tuyên truyền,
phổ biến pháp luật và các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý về bình đẳng giới
tại cộng đồng
- Nội dung: Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống
mua bán người; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình...
- Đối tượng: Nam giới, phụ nữ, thanh niên, trưởng thôn, bản, hòa giải viên cơ sở.
- Địa bàn: Huyện Mường Khương, Bát Xát.
- Số lượng: 2 hội nghị (100 người/hội nghị).
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh,
UBND huyện Mường Khương , Bát Xát.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
e) Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về bình đẳng giới với: Các hoạt động giao lưu văn
hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng; các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể;
các hoạt động tuyên truyền lưu động, chiếu bóng lưu động...
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2018.
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành,
đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị
liên quan.
2. Tổ chức các lớp, hội nghị bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức
và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân
tộc, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông có mô hình nội trú, bán trú, các cơ sở
đào tạo nghề
- Địa bàn: Huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Văn Bàn.
- Số lượng, quy mô: 03 lớp; 1 lớp/huyện; 100 người/lớp.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành
phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Xây dựng mô hình thí điểm về
“Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ
sở giới” tại các xã đặc biệt
khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít
người sinh sống và có nguy cơ mất bình đẳng giới
a) Khảo sát đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới và nhu cầu thông tin về bình đẳng giới tại các xã đặc biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và có nguy cơ mất bình đẳng giới
- Nội dung: Thu thập thông tin, số liệu liên quan về bất bình đẳng giới để đánh giá nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên cơ sở giới; xác định
cách thức, quy mô, nội dung, giải pháp phù hợp với địa
bàn, phong tục tập quán của người dân để tổ chức triển khai có hiệu quả.
- Hình thức khảo sát: Xây dựng; phiếu phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ gia đình,
thanh niên, phụ nữ, trưởng thôn, bản, cán bộ xã... Lấy số liệu
báo cáo của xã phân tích, so sánh số liệu đối với từng dân
tộc trên địa bàn khảo sát.
- Địa bàn khảo sát: 01 xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Si Ma Cai.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: UBND huyện Si Ma
Cai và các cơ quan đơn vị có liên quan.
b) Xây dựng và thực hiện mô hình thí điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực
trên cơ sở giới” tại các xã đặc biệt khó khăn, xã đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống và
có nguy cơ mất bình đẳng giới
- Các hoạt động: Thành lập Ban chỉ đạo Mô hình, tổ tư vấn; tổ chức
hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho Ban chỉ đạo, tổ tư vấn; tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến về thực trạng và giải
pháp về bình đẳng giới, bất bình đẳng giới,
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho đồng bào dân tộc
thiểu số tại các thôn, bản (bí thư, trưởng thôn, bản, người dân...); phát tờ
rơi để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn
ngừa, giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới, bất bình đẳng giới ở địa bàn thực hiện
mô hình; kiểm tra, đánh giá thực hiện mô hình để triển
khai tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh
- Số lượng: Xây dựng 1 mô hình thí điểm/huyện Si Ma Cai.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: UBND huyện Si Ma
Cai và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hóa
gia đình
- Nội dung: Tổ chức các hoạt động truyền thông, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và
nam giới; đặc biệt là các đối tượng chưa thành niên. Tăng
cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa
gia đình.
- Hình thức thực hiện: Lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch
của ngành y tế.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc
tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Kiểm tra, đánh giá
- Nội dung: Quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp
có nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới (bạo hành gia đình, tảo hôn, buôn bán trẻ em
và phụ nữ...) để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả.
- Hình
thức: Lồng ghép với hoạt động kiểm tra cuối năm của
Ban Dân tộc tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2018.
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các huyện, thành phố và các cơ
quan, đơn vị có liên quan.
V. DỰ TOÁN KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch:
Ngân sách địa phương; ngân sách Trung ương.
2. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện
Kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới
vùng dân tộc thiểu số giai trên địa bàn tỉnh đoạn 2018 -
2025 là: 4.060 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 2.140 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 1.920 triệu đồng.
(Biểu
dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được
giao và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện
các hoạt động theo Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính, các cơ
quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
và có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho địa
phương để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ
hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thẩm định dự toán kinh phí báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
tham mưu UBND xây dựng văn bản báo cáo Ủy ban Dân tộc, Bộ
Tài chính đề nghị hỗ trợ kinh phí cho địa phương hằng năm
để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh lồng
ghép tổ chức, triển khai các hoạt động liên quan thuộc
Chương trình hành động Quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020; các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức
trong cộng đồng về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
4. Sở Tư pháp
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ
tư vấn, trợ giúp pháp lý trong đồng bào dân tộc thiểu số tại
các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn toàn tỉnh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các
huyện, thành phố mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường
có mô hình bán trú, nội trú hoặc trường có nhiều học sinh dân tộc
thiểu số học tập trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố mở các lớp tập huấn về kế hoạch hóa
gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản. Tăng cường các dịch vụ y tế, nhất là chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, giảm tình trạng mất cân bằng về giới tính, hôn nhân cận
huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh, hệ
thống cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện...
thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về
bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
8. Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng thông tin điện
tử tỉnh Lào Cai
Duy trì, xây dựng chương trình,
chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về bình
đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường tin, bài, chương
trình bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Giáy)
trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đến đoàn
viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ
sở giới,và giám sát việc triển khai thực hiện pháp luật về
bình đẳng giới, hôn nhân, gia đình, phòng,
chống bạo lực tại địa phương.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp
tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên,
phụ nữ vùng trọng điểm dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; lồng ghép
triển khai các nội dung Kế hoạch này trong Kế hoạch thực hiện Đề
án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động,hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một
số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018
– 2027.
10. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với
các phòng, ban, đơn vị tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện
phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; lồng ghép với các chương trình,
đề án liên quan ở địa phương đang triển khai thực hiện.
- Cân đối, bố trí
kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Kế
hoạch hằng năm. Đối với các địa phương còn khó khăn, đề nghị lập dự toán nhu cầu
kinh phí gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng
hợp gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh báo cáo, đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài
chính hỗ trợ cấp kinh phí.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả,
sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch.
11. Chế độ thông tin, báo cáo
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,
UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực
hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh): Báo cáo
6 tháng (trước ngày 15/6 hằng năm); báo cáo năm (trước ngày 05/12 hằng năm).
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt
động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2018 – 2025 và năm 2018; yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,
UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ
quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Ban dân tộc tỉnh
để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy
ban Dân tộc);
- CT, PCT2;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban: Ban Dân tộc tỉnh, Tài chính, Y tế, Lao động - TBXH, Thông
tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thể
|