Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 198/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 20/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 20 tháng 8 năm 2024

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông; Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Truyền thông tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với công tác tuyên truyền quảng bá, góp phần tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền và các địa bàn trong tỉnh, giữa các cơ quan làm công tác thông tin ở trung ương và địa phương.

- Đề ra những nhiệm vụ và giải pháp quảng bá hình ảnh tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 qua nhiều kênh thông tin khác nhau; chủ động cung cấp tài liệu, thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí trung ương và các phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức.

- Kịp thời xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng lực lượng làm công tác truyền thông đủ năng lực để đấu tranh, phản bác đối với những thông tin xấu, độc trên môi trường mạng.

2. Yêu cầu

Công tác truyền thông được thực hiện thường xuyên, chính xác, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, khách quan, trung thực theo lộ trình cụ thể; nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, có ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc, đáp ứng sự phát triển của tỉnh và nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

1. Đối tượng truyền thông

- Các tổ chức, cá nhân là người dân tỉnh Lạng Sơn.

- Các cơ quan, doanh nghiệp, người dân trên cả nước.

- Khách du lịch trong và ngoài nước.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu chung

- Tạo hình ảnh và nhận thức chung trong cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và Nhân dân về tỉnh Lạng Sơn năng động và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước dễ dàng nhận biết về Lạng Sơn thông qua hệ thống nhận diện của tỉnh. Xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, cầu thị, minh bạch, mang tinh thần phục vụ Nhân dân, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.

- Thông tin về tỉnh được chuyển tải trên phương tiện truyền thông đại chúng về các lĩnh vực một cách có hệ thống, chính xác, thường xuyên, liên tục, tạo hiệu ứng tích cực phát triển tỉnh nhà.

- Truyền thông toàn diện, trong đó tập trung truyền thông về các ngành, lĩnh vực quan trọng; phát huy phương tiện truyền thông của địa phương, đồng thời phối hợp chặt chẽ các kênh truyền thông lớn có sức lan tỏa trong nước và một số kênh truyền thông nước ngoài.

- Truyền thông đầy đủ các quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển của tỉnh Lạng Sơn đã được phê duyệt theo Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

- Chuyển đổi số trong từng hoạt động thông tin tuyên truyền, sử dụng các công nghệ truyền thông tiên tiến như công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, mạng xã hội... đáp ứng nhu cầu nội dung thông tin của mọi cá nhân có quan tâm đến tỉnh Lạng Sơn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành góp phần quảng bá con người, truyền thống văn hóa, thế mạnh đặc thù của tỉnh Lạng Sơn năng động và phát triển vững mạnh.

- Hướng tới các thị trường mục tiêu là các nước Trung Quốc, Asean, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu…

3. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức phổ biến đến 100% cấp ủy, chính quyền các cấp và lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nội dung kế hoạch và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Tập trung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh Lạng Sơn theo giai đoạn và trên tất cả các lĩnh vực như Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những nhiệm kỳ tiếp theo; Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050... Đồng thời thông tin, giới thiệu về định hướng, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư và các danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh, qua đó thu hút, mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng chiến lược trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào tỉnh, góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác, liên kết phát triển với các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

- 100% các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố có kênh truyền thông số trên mạng xã hội đăng tải các thông tin hấp dẫn về tỉnh Lạng Sơn để kịp thời tuyên truyền những chủ trương, đường lối, công tác chỉ đạo điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch. Sản xuất các nội dung truyền thông sáng tạo, video clip để lan tỏa hình ảnh, thông điệp địa phương trong cộng đồng; tổ chức các cuộc thi, hội thảo phục vụ quảng bá hình ảnh của tỉnh; cơ bản hoàn thành việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực để xây dựng thương hiệu; hoàn thành triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu; hoàn thành việc triển khai hệ thống nhận diện các sở, ban, ngành tỉnh.

- Tổ chức biên soạn và sản xuất các ấn phẩm thông tin tuyên truyền như: lịch sử, truyền thông giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mời gọi đầu tư, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là những thành tựu đã đạt được của tỉnh… thông qua nhiều hình thức để phát hành cho người dân, khách du lịch và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn tác nghiệp báo chí nước ngoài, các đoàn đầu tư kinh tế đến với tỉnh thông qua các trang báo điện tử trong nước và quốc tế.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông trong và ngoài nước quảng bá hình ảnh của tỉnh tập trung tại các địa bàn trọng điểm trên các kênh truyền thông như VTV, VTC, VOV…, báo điện tử trong và ngoài nước để xây dựng tin bài phản ánh bằng nhiều thứ tiếng giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh.

- Quản trị và truyền thông quảng bá cho Fanpage của tỉnh, duy trì nhận diện và ảnh hưởng trên mạng xã hội. Đăng tải các nội dung trên cổng thông tin du lịch nước ngoài, cổng đầu tư nước ngoài, các sân bay quốc tế đến các đối tượng du khách và nhà đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy du lịch và đầu tư.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả quảng bá hình ảnh của tỉnh, của đất nước. Đăng tải toàn văn các quy phạm pháp luật về thông tin đối ngoại của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo đúng quy định pháp luật hiện hành; duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu về chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh.

- Giám sát chặt chẽ thông tin về tỉnh trên môi trường mạng, đảm bảo các phương án an toàn an ninh thông tin theo quy định.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG

1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của tỉnh theo giai đoạn và trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là các nội dung tại Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

- Tập trung tuyên truyền quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển xây dựng hình ảnh Lạng Sơn trở thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả cải cách thể chế, tăng cường hội nhập quốc tế, liên kết vùng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt kịp trình độ chuyển đổi số của cả nước và tận dụng thành công các cơ hội phát triển từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế vị trí cửa ngõ quốc tế kết nối với thị trường Trung Quốc; xác định giá trị văn hóa, con người là yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị; xác định bảo vệ môi trường sinh thái là điều kiện nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội; xây dựng Lạng Sơn trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và Châu Âu; có xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

- Tuyên truyền 08 nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2030: (1) Đổi mới và hoàn thiện thể chế, cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh hiện đại, minh bạch; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và điều hành; (2) Đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng chống thiên tai, xử lý chất thải và nước thải; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động và thu hút nhân tài; (4) Phát triển du lịch trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế lớn, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030; (5) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã, hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng; (6) Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; (7) Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn; (8) Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác; chủ động thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuyên truyền 04 khâu đột phá phát triển, gồm: (1) Chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; (2) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh; (3) Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (4) Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

- Tuyên truyền phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng định hướng phát triển theo mô hình: 01 trục phát triển, 02 hành lang kinh tế và 03 vùng kinh tế - xã hội, gồm:

+ 01 trục phát triển: Trục phát triển kinh tế Đồng Đăng - Hữu Lũng gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam chạy dọc theo tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị qua thành phố Lạng Sơn mở rộng, các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, kết nối với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội.

+ 02 hành lang kinh tế: Tuyến hành lang kinh tế Cao Lộc (thuộc thành phố Lạng Sơn mở rộng) - Văn Lãng - Tràng Định (dọc theo tuyến quốc lộ 4A, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối với tỉnh Cao Bằng); Tuyến hành lang kinh tế thành phố Lạng Sơn mở rộng - Lộc Bình - Đình Lập (dọc theo quốc lộ 4B, cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên, kết nối vùng kinh tế phía Đông tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Quảng Ninh).

+ 03 vùng kinh tế - xã hội: Vùng kinh tế động lực gồm thành phố Lạng Sơn mở rộng, huyện Chi Lăng, huyện Hữu Lũng; Vùng kinh tế phía Đông gồm các huyện Lộc Bình, Đình Lập; Vùng kinh tế phía Tây gồm các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng, Tràng Định.

+ Tuyên truyền Quyết định số 865/QĐ-TTg , ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 – 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

- Quảng bá hướng phát triển ngành công nghiệp: phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp xanh, đưa công nghiệp trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Ưu tiên phát triển ngành sản xuất và chế biến, tập trung chế biến sâu nông lâm sản và sản xuất thực phẩm quy mô lớn. Hoàn thiện chuỗi giá trị chế biến nông lâm sản và thực phẩm thông qua hoạt động gia công đóng gói hàng xuất nhập khẩu. Chú trọng phát triển ngành chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, phục vụ xuất khẩu trên cơ sở xây dựng các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đồng thời kết nối phát triển với các địa phương lân cận. Ưu tiên phát triển các ngành năng lượng tái tạo, phát triển các khâu trong chuỗi cung ứng ngành điện gió; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, điện tử, tái chế và sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Tận dụng lợi thế kết nối giao thông để phát triển công nghiệp, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn, các nhóm ngành có khả năng cạnh tranh tốt, hạt nhân phát triển các ngành công nghiệp lợi thế, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Trọng tâm phát triển các khu công nghiệp là địa bàn các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình; các cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí kết nối thuận tiện với các tuyến hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 4A nối Lạng Sơn với Cao Bằng, Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.

- Quảng bá hướng phát triển ngành dịch vụ, kinh tế cửa khẩu: xây dựng tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm dịch vụ cấp vùng, trung tâm giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, với thông điệp: “Thành phố cửa khẩu “Xanh” tiêu biểu của Việt Nam”. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần logistics quốc gia và quốc tế; là một trong những trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ trọng điểm của tỉnh và vùng Đông Bắc, là nơi ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất, gắn với phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái. Phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.

- Tuyên truyền về định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế đặc sản địa phương, gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch. Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững. Xây dựng cơ cấu, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có thương hiệu và uy tín, phát triển công nghiệp chế biến và chuỗi phân phối sản phẩm, kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Ưu tiên thúc đẩy phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc hữu, chất lượng cao theo chuỗi giá trị gồm: Na tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; hồng tại các huyện Cao Lộc, Văn Lãng; thạch đen tại các huyện Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng; Hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Bắc Sơn; thông tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.

- Truyền thông trong lĩnh vực văn hóa - du lịch: tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn, phát triển du lịch đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Truyền thông, quảng bá về văn hóa lịch sử tiêu biểu, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, ẩm thực độc đáo của tỉnh Lạng Sơn để thu hút khách du lịch; tuyên truyền, triển khai chương trình “Đại sứ du lịch Lạng Sơn” để mỗi người dân trở thành một đại sứ du lịch; tuyên truyền về Công viên địa chất Lạng Sơn, Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn. Truyền thông về hình ảnh con người Xứ Lạng văn minh, thân thiện; những tấm gương người tốt việc tốt; những tấm gương truyền cảm hứng, nghị lực sống; những câu chuyện về văn hóa, ứng xử của người dân với du khách, của người dân với nhau… Qua đó xây dựng hình ảnh tỉnh Lạng Sơn là một điểm hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

- Truyền thông trong lĩnh vực an sinh xã hội: truyền thông những nỗ lực, kết quả đạt được của chính quyền địa phương trong xây dựng hệ thống y tế và giáo dục, hướng tới xây dựng hệ thống y tế và giáo dục chất lượng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân trong và ngoài nước. Truyền thông các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành phố, khu vực trung tâm và vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người khuyết tật; công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Truyền thông việc quản lý, quản trị của địa phương trên các lĩnh vực, việc mang lại sự hài lòng cho người dân địa phương và người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc và đến tham quan địa phương, chọn địa phương làm nơi gắn bó.

- Truyền thông hình ảnh chính quyền địa phương: quảng bá hình ảnh chính quyền phục vụ - kiến tạo - hành động, nói đi đôi với làm, kỷ cương, kỷ luật, sáng tạo, vì dân; bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả; tuyên truyền những chính sách hiện thực hóa việc kiến tạo môi trường kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân, chính sách với người có công… xây dựng hình ảnh tỉnh Lạng Sơn thân thiện, mến khách, phục vụ tốt nhu cầu chính đáng của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó góp phần quảng bá về hình ảnh, văn hóa, con người địa phương.

2. Các hình thức truyền thông, quảng bá hình ảnh địa phương

2.1. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Các cơ quan báo chí trong tỉnh xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với Nhân dân trong tỉnh và người dân Việt Nam.

- Đưa các chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng, Cổng thông tin điện tử tỉnh trở thành kênh thông tin chủ yếu của tỉnh. Tăng cường thời lượng thông tin, đa dạng hóa hình thức thông tin đa dạng, nội dung thông tin phải bám sát các yêu cầu về nội dung của Kế hoạch này.

- Tổ chức biên soạn và sản xuất các sản phẩm thông tin tuyên truyền giới thiệu về lịch sử, tiềm năng, thế mạnh, xúc tiến đầu tư, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là những thành tựu đạt được của tỉnh thông qua nhiều hình thức để phát hành cho người dân, khách du lịch và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn tác nghiệp báo chí nước ngoài, các đoàn đầu tư kinh tế đến với tỉnh.

- Phối hợp với các kênh truyền thông, phát thanh, truyền hình trong nước xây dựng các sản phẩm truyền thông, phim phóng sự, tài liệu, phim truyện, phim ký sự… để giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước để thông tin tuyên truyền đến với đông đảo quần chúng Nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc…

- Xây dựng hệ thống công cụ truyền thông số trên các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin hấp dẫn về tỉnh Lạng Sơn, từ đó tạo ra một cộng đồng yêu thích tìm hiểu về địa phương, từng bước tạo ra cộng đồng người xem có số lượng lớn.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đa phương tiện tổ chức các hoạt động quảng bá hình ảnh của tỉnh trên các hãng hàng không, cổng thông tin đầu tư nước ngoài, cổng thông tin du lịch nước ngoài…

- Tăng cường phối hợp với các nền tảng truyền hình Cab, truyền hình internet OTT… nhằm cung cấp thông tin về kinh tế, xã hội, du lịch, văn hoá và chính sách địa phương.

2.2. Các loại hình truyền thông, thông tin quảng bá khác

- Truyền thông quảng bá lồng ghép qua các hoạt động và sự kiện:

+ Thông tin quảng bá bằng các hoạt động văn hóa nghệ thuật, phát huy tối đa các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, các hoạt động tổ chức thường niên, các sự kiện có tầm quan trọng được tổ chức tại Lạng Sơn.

+ Tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật trong nước và quốc tế; các hoạt động giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch, ẩm thực, triển lãm, hội chợ thương mại để quảng bá hình ảnh tỉnh Lạng Sơn.

+ Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh văn hóa, con người tỉnh Lạng Sơn tới các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

- Truyền thông quảng bá đa phương tiện: xây dựng các sản phẩm truyền thông với nhân vật tham gia là những người nổi tiếng, trong đó nhấn mạnh vào cảm xúc của du khách qua trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật truyền thông phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại, đặc biệt là mạng xã hội, cụ thể như: video trực tiếp trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, YouTube, Instagram...; video clip ngắn quảng bá các giá trị, sản phẩm, dịch vụ đặc sắc, độc đáo của ngành, địa phương để đăng phát trên các nền tảng mạng xã hội; truyền thông qua những người ảnh hưởng và định hướng các hoạt động quảng bá thu hút đối tượng xung quanh những người có ảnh hưởng đó.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác truyền thông: ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa; xây dựng và áp dụng các bộ chỉ số, hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả trong công tác truyền thông của tỉnh; ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ nhiều ngôn ngữ giúp phát triển và quảng bá nội dung hiệu quả tới các đối tượng du khách bằng nhiều hình thức khác nhau; tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đọc, thuyết minh tự động các tin, bài viết giúp người dân tiếp cận và tìm kiếm nhanh hơn; ứng dụng phần mềm tập trung, phân tích dữ liệu, blockchain…; truyền thông hình ảnh địa phương trên các công cụ như google, youtube, facebook, zalo... với tốc độ hiển thị hình ảnh địa phương nhanh nhất trên công cụ tìm kiếm; tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên không gian số.

- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở: hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bảng điện tử công cộng cấp xã, niêm yết tại bảng tin khu dân cư hoặc lồng ghép trong các loại hình văn hóa cơ sở và các hình thức phù hợp khác.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy truyền thông quảng bá hình ảnh, con người, sản phẩm của tỉnh Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham khảo chính sách quản lý công tác truyền thông quảng bá của các địa phương khác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của tỉnh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc quản lý hình ảnh, quản trị danh tiếng và quản trị khủng hoảng truyền thông.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Bố trí nhân lực để triển khai nhiệm vụ quảng bá truyền thông hình ảnh tỉnh trên các phương tiện truyền thông.

- Xây dựng và hình thành mạng lưới nhân lực là các cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách, cộng tác viên làm công tác truyền thông rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, trong đó các cơ quan thông tin, tuyên truyền là lực lượng nòng cốt, ngày càng mang tính chuyên nghiệp. Kịp thời xử lý các điểm nóng hoặc khủng hoảng truyền thông; xây dựng lực lượng làm công tác truyền thông đủ năng lực để đấu tranh, phản bác đối với những thông tin xấu, độc trên môi trường mạng.

3. Giải pháp về nguồn kinh phí

- Cân đối nguồn ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với quy định của pháp luật.

- Huy động, khuyến khích các nguồn lực xã hội để truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Lạng Sơn.

4. Giải pháp về công nghệ

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong truyền thông (hệ thống lắng nghe mạng xã hội, các công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo tự động, công nghệ quản trị nội dung…); xây dựng bộ từ khoá tích cực và tối ưu hoá kết quả tìm kiếm về tỉnh Lạng Sơn.

- Tiếp tục nghiên cứu sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của truyền thông hiện đại, dự báo xu thế phát triển của truyền thông quảng bá hình ảnh trên thế giới để có điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.

5. Giải pháp tăng cường sự phối hợp với các cơ quan

Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan báo chí, doanh nghiệp trong sản xuất, biên tập, đăng tải các thông tin, hình ảnh quảng bá về tỉnh Lạng Sơn.

6. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

- Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh và truyền thông quảng bá hình ảnh địa phương.

- Tuyên truyền, giáo dục Nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên trên địa bàn nhằm nâng cao trách nhiệm, đạo đức, ý thức tuân thủ quy định pháp luật về truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.

7. Giải pháp về hợp tác quốc tế

Tiếp tục tuyên truyền, triển khai nhận thức chung, các thoả thuận hợp tác quốc tế mà tỉnh đã ký với các đối tác nước ngoài nhằm củng cố, phát triển quan hệ hợp tác giữa tỉnh Lạng Sơn với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và các đối tác của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Italia... và một số nước khác trên các lĩnh vực. Khuyến khích đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các cơ quan, tổ chức quốc tế, các tờ báo, kênh truyền hình nước ngoài, các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật để kết nối chia sẻ trên phương tiện thông tin truyền thông khác nhau ở các địa bàn trọng điểm.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Việc triển khai thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Theo dõi, định hướng việc phối hợp hoạt động của các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ngành, tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển tỉnh Lạng Sơn.

- Định hướng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về các nội dung của Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền Kế hoạch này; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền bằng kế hoạch hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí, truyền thông trên các kênh thông tin, tuyên truyền trong nước;

- Tập trung xây dựng có hiệu quả chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh, góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.

- Tham mưu công tác quản lý nhà nước và triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ để các cơ quan báo chí thực hiện cơ chế tự chủ, sáng tạo trong công tác truyền thông.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí. Theo dõi chặt chẽ thông tin trên báo chí và mạng xã hội viết về Lạng Sơn để chủ động phòng ngừa, đấu tranh và có các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn, gỡ bỏ đối với các thông tin sai sự thật, thông tin giả, thông tin xấu độc làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, điều hành và hình ảnh của tỉnh.

- Tăng cường tập huấn cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn về kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí, kỹ năng ứng xử với các cơ quan báo chí, xử lý khủng hoảng truyền thông.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Cung cấp thông tin, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Cung cấp thông tin về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, thông tin, danh mục các dự án đầu tư cho các cơ quan truyền thông phục vụ cho công tác truyền thông.

4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Chủ động cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông cho các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trọng tâm của tỉnh.

- Liên kết với các tỉnh, thành phố lớn trong nước và nước ngoài để xúc tiến du lịch; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

- Tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho người dân, hộ kinh doanh xây dựng kênh truyền thông, thương hiệu cá nhân để quảng bá văn hóa, ẩm thực, du lịch đạt hiệu quả hơn.

5. Sở Ngoại vụ

- Tham mưu triển khai công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh tỉnh Lạng Sơn, thu hút các nguồn lực nước ngoài (FDI, ODA, NGO) trong các sự kiện, chương trình, hoạt động đối ngoại của tỉnh; lồng ghép giới thiệu, tuyên truyền các ấn phẩm, tài liệu, thông tin của tỉnh đến đối tác nước ngoài trong các chương trình hoạt động đối ngoại của tỉnh, trung ương.

- Cung cấp thông tin liên quan đến tỉnh cho Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá về tỉnh Lạng Sơn ở nước ngoài.

- Tăng cường tuyên truyền hình ảnh tỉnh Lạng Sơn thông qua mạng lưới các hãng thông tấn nước ngoài, các hội kiều bào yêu nước ở nước ngoài; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Trung tâm hướng dẫn, quản lý báo chí nước ngoài, Cục Phục vụ Ngoại giao Đoàn, Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin đối ngoại, hỗ trợ mời, quản lý và tạo điều kiện cho phóng viên báo chí nước ngoài hoạt động tại địa phương gắn với hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu về tỉnh.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế địa phương, gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững.

- Phối hợp, tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh.

7. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành các kênh lưu thông ổn định đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh, góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch của tỉnh.

- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm công nghiệp tiêu biểu, các dự án công nghiệp, năng lượng quy mô lớn, các cụm công nghiệp.

- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan xây dựng hình ảnh người kinh doanh, dịch vụ Lạng Sơn trung thực, thân thiện, mến khách.

8. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho các cơ quan báo chí.

9. Công an tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, gỡ bỏ đối với các thông tin sai sự thật, thông tin giả, thông tin xấu độc làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, điều hành và hình ảnh của tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

10. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, trên cơ sở dự toán do các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng thực hiện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bảo đảm kinh phí triển khai Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng

- Tổ chức tuyên truyền quảng bá nội dung Kế hoạch; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình; tin, bài tuyên truyền, quảng bá về Lạng Sơn; liên kết sản xuất các chương trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đặc trưng văn hoá, con người Lạng Sơn, biểu dương những gương người tốt, việc tốt; tuyên truyền những cách thức kinh doanh mới, hiệu quả.

- Chủ động, tích cực triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Có lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ, đề xuất danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ để tự chủ, sáng tạo trong công tác truyền thông.

12. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Ban hành Chương trình, Kế hoạch quảng bá, giới thiệu hình ảnh Lạng Sơn thông qua các sự kiện xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; tổ chức các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; phát huy hiệu quả Trang thông tin điện tử xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.

13. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Chủ trì tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung đã được phân công tại Kế hoạch này; chủ động tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn về vai trò công tác truyền thông quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan nghiêm túc thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin - Truyền thông (B/c);
- Văn phòng Chính phủ (B/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lạng Sơn, Đài PTTH tỉnh, Tạp chí VNXL;
- C, PCVP UBND tỉnh, các phòng CM, TTTHCB, TTPVHCC;
- Lưu: VT, KGVX (HTHT).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 198/KH-UBND ngày 20/08/2024 truyền thông tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


188

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.45.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!