ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1979/KH-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 11 tháng 9
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1506/QĐ-LĐTBXH NGÀY 31/10/2018 CỦA BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ
TRỰC TUYẾN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM
Thực hiện Quyết định số
1506/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến
toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực
hiện như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu
quả kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 324/TB-VPCP ngày
29/8/2018 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 1506/QĐ-LĐTBXH ngày
31/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em
trên địa bàn tỉnh.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc
và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành từ tỉnh tới cơ sở trong việc triển
khai thực hiện về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
II. Nội dung
1. Rà soát, hoàn thiện pháp luật,
chính sách thực hiện quyền trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em: Kiến
nghị xây dựng chính sách, pháp luật về đảm bảo thực hiện
các quyền trẻ em, tư pháp thân thiện đối với trẻ em và người chưa thành niên;
chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, tư vấn, trợ
giúp pháp lý đối với trẻ em.
2. Tăng cường truyền thông nâng cao
nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các
đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt là cấp xã về công tác trẻ em
và thực hiện 25 quyền trẻ em; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội về bảo vệ trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em, theo
quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em; tạo lập
cuộc sống an toàn cho trẻ bằng các hình thức phù hợp. Thường xuyên giáo dục đạo
đức lối sống gia đình, nhà trường
thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em phù hợp theo từng lứa
tuổi và điều kiện thực tế; trang bị hướng dẫn các thành viên trong gia đình,
giáo viên, học sinh về các kiến thức
kỹ năng bảo vệ trẻ em phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; thực hiện
trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực,
xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào các hoạt động tội phạm và cản trở việc thực
hiện các quyền của trẻ em.
3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống
trong gia đình, nhà trường thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn các
thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức,
kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, kỹ năng bảo vệ
trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; thực hiện trách nhiệm
phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em qua tổng đài điện
thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
4. Tăng cường nguồn lực, nâng cao
năng lực cho công tác bảo vệ trẻ em; tạo thêm không gian vui chơi cho trẻ (công
viên, cây xanh, sân chơi và các thiết chế văn hóa phù hợp).
5. Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả
hoạt động của ban điều hành Chương trình bảo vệ trẻ em và lực lượng cộng tác
viên trẻ em, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ 25 quyền của trẻ em theo
quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em.
6. Nâng cao hiệu quả các Phong trào
“Toàn dân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trẻ
em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng dân
cư; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng
công trình phúc lợi cho trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa và trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, vận động các tổ chức,
cá nhân đỡ đầu giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em dân tộc
thiểu số.
8. Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và kiên quyết xử
lý nghiêm người có hành vi bạo lực xâm hại trẻ em; bảo đảm lợi ích tốt nhất cho
trẻ em.
III. Kinh phí
1. Ngân sách Nhà nước.
2. Nguồn xã hội hóa.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp
liên ngành của Ban điều hành công tác trẻ em cấp tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng
cao năng lực thực thi pháp luật về trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng về
bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương
tích, xâm hại, bạo lực trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em từ cấp tỉnh đến cơ sở, cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp
làm việc với trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Cùng với đó, phát triển hệ
thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; củng cố, kiện toàn đội ngũ và phát huy vai
trò của cộng tác viên trẻ em trong việc thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông
báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tập huấn giảng viên nòng cốt về thực
hiện Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Trẻ em.
- Vận động nguồn lực xã hội và quản
lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em để trợ giúp trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương. Tổ chức
Diễn đàn trẻ em các cấp để xem xét và giải quyết những vấn đề, kiến nghị được
trẻ em quan tâm; chọn đại diện trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em quốc gia.
- Duy trì hoạt động thu thập thông
tin, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Luật Trẻ em, pháp luật, chính sách, mục
tiêu, chỉ tiêu về trẻ em tại địa phương. Thực hiện tốt việc
xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết
định số 06/QĐ-TTg , ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế
hoạch triển khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ
chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc
triển khai Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục,
nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em
trong nhà trường; tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ
em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, cha mẹ và học
sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu
bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp các cơ quan có
thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của
pháp luật tại các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, học
sinh trong môi trường giáo dục.
3. Sở Y tế: Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống
y tế cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại
tình dục, bạo lực; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế cơ sở về chăm
sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại...
4. Đề nghị các ngành Công an, Tòa án,
Viện kiểm sát tăng cường công tác điều tra truy tố, xét xử các hành vi bạo lực,
xâm hại trẻ em đảm bảo nghiêm minh của pháp luật.
5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động
đoàn viên thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em. Đồng
thời phát hiện can thiệp và đề nghị xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Thành lập, kiện toàn, xây dựng quy
chế hoạt động Ban điều hành trẻ em cấp huyện; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã
thành lập Ban bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ
chăm sóc Trẻ em Bộ Lao động - Thương binh Xã hội tại Công
văn số 709/ BVCSTE-BVTE ngày 18/11/2018; xây dựng kế hoạch hằng năm tổ chức thành
lập các đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện bảo vệ trẻ em, phòng,
chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã khẩn
trương bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số công chức cấp xã hoặc
người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý theo Công văn số
2805/LĐTBXH-TE ngày 15/7/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chú trọng công tác tập huấn nâng
cao năng lực thực thi pháp luật; kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em, bố trí nguồn lực bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn
vị, địa phương căn cứ nội dung kế hoạch, xây dựng kế hoạch
cụ thể của ngành, địa phương gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 20/9/2019, định kỳ hàng năm báo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 01/12.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PCVP Long, Nhung;
- PVHXH;
- Lưu VT, VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Ngọc
|