Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 195/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 09/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Ngày 22/3/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ban hành Đề án “Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Đề án). Đến nay, công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân quan tâm thực hiện, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để đánh giá, làm rõ các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù cư trú trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch sơ kết 03 năm thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; làm rõ các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

2. Thông qua việc sơ kết, đánh giá vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể trong công tác bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Đề án.

3. Việc tổ chức sơ kết phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức và bảo đảm thời gian, nội dung, yêu cầu đề ra.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

Tập trung đánh giá tình hình, kết quả 03 năm triển khai thực hiện Đề án; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất giải pháp và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Lưu ý: Các đơn vị báo cáo bám sát nội dung đề cương (có gửi kèm theo).

III. THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Mốc thời gian sơ kết: Từ khi Đề án được ban hành (ngày 22/3/2021) đến ngày 31/10/2023 (có số liệu cụ thể từng năm và đánh giá kết quả đạt được so với chỉ tiêu cụ thể nêu trong Đề án).

2. Phương pháp, hình thức sơ kết

a) Phương pháp sơ kết: Việc sơ kết 03 năm thực hiện Đề án được tiến hành từ cấp huyện trở lên.

b) Hình thức sơ kết

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để có hình thức sơ kết phù hợp; đồng thời, xây dựng báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) theo quy định.

- UBND tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương, giao Công an tỉnh chủ trì, xây dựng báo cáo của UBND tỉnh và tham mưu tổ chức Hội nghị sơ kết.

3. Khen thưởng

a) Khen thưởng của UBND tỉnh: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh quyết định số lượng tập thể, cá nhân được xét, đề nghị khen thưởng (Có hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn riêng).

b) Khen thưởng của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Chủ động lựa chọn và xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 03 năm thực hiện Đề án theo thẩm quyền.

4. Kinh phí tổ chức Hội nghị sơ kết của UBND tỉnh: Kinh phí đã được phân bổ trong năm 2023 theo quy định của Đề án.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Đề án về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh; điện thoại liên hệ: 069.439.531) trước ngày 20/11/2023.

2. Công an tỉnh

a) Là cơ quan thường trực, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố sơ kết Đề án đạt kết quả và báo cáo đúng thời gian quy định.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 03 thực hiện Đề án.

3. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh): Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 03 năm thực hiện Đề án.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc; quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời trao đổi qua Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh; điện thoại liên hệ: 069.439.531) để được hướng dẫn./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- V01, C10, C11 - Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PVP, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv781.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

ĐỀ CƯƠNG

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 09/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt thực hiện: Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; công tác tham mưu, phối hợp thực hiện Đề án; công tác tổ chức sơ kết, hội nghị, tập huấn (nêu rõ số, ký hiệu và ngày, tháng, năm ban hành văn bản).

2. Đánh giá nội dung, tiến độ triển khai thực hiện Đề án; trong đó, tập trung đánh giá một số nội dung sau:

- Mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Đề án theo Mục II Phần thứ hai của Đề án, chú ý đánh giá tỷ lệ % từng chỉ tiêu đã thực hiện được.

- Đánh giá cụ thể việc thực hiện các nội dung, biện pháp đã đề ra theo Mục IV Phần thứ hai của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương được phân công trong Đề án.

- Đánh giá trách nhiệm cụ thể của các ngành, địa phương theo Mục II Phần thứ ba của Đề án; trong đó, tập trung đánh giá công tác chủ trì thực hiện, công tác phối hợp, kết hợp giữa các ngành, địa phương; kết quả đã đạt được (nêu số liệu chứng minh cụ thể).

3. Công tác thông tin, tuyên truyền: Nêu rõ nội dung, hình thức, cơ quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và kết quả đạt được.

4. Công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương (nêu số liệu về kết quả công tác tiếp nhận, phân công người quản lý, giáo dục...).

5. Công tác tổ chức dạy nghề, giới thiệu, vay vốn và giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù về địa phương (nêu số liệu cụ thể chứng minh); quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống.

6. Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình về tái hòa nhập cộng đồng (tổng số mô hình, cá nhân điển hình đang hoạt động hiệu quả ở địa phương; số mô hình, cá nhân điển hình được xây dựng, nhân rộng sau khi triển khai thực hiện Đề án đến nay).

7. Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

8. Đánh giá các biện pháp hỗ trợ hoạt động tái hòa nhập cộng đồng (cho vay vốn, thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hướng dẫn kỹ thuật, liên kết sản xuất...).

9. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, khó khăn, vướng mắc; bài học kinh nghiệm. Kiến nghị, đề xuất những giải pháp và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian tới./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 195/KH-UBND ngày 09/11/2023 về sơ kết 03 năm thực hiện Đề án "Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi" giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


827

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.132.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!