HỘI
ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1732/KH-HĐPH
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2011
Trong những năm
qua, hoạt động kiểm tra đã được Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật các cấp quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2011, Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm tra việc thực
hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Thông báo Kết
luận số 74-TB/TW ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày
07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và việc
triển khai Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật với các nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Nắm bắt tình
hình và kết quả triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản nói trên tại các bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể trong cả nước để báo cáo Ban Bí thư
Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ; kết quả phổ biến các Nghị quyết, văn
kiện Đại hội Đảng các cấp; pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật về
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2011 - 2016.
2. Phát hiện
những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn; đề xuất các giải pháp tháo
gỡ kịp thời, qua đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh, lựa chọn phương pháp và hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, nâng cao hơn nữa chất lượng
hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.
II. NỘI DUNG
Hoạt động kiểm
tra tập trung đánh giá các nội dung sau:
1. Việc quán
triệt các Chỉ thị, Nghị quyết và Quyết định của Đảng và Chính phủ về công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật; Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng các cấp; pháp
luật về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016;
2. Việc tổ chức
thực hiện, kết quả thực hiện các văn bản trên tại các bộ, ngành, đoàn thể, địa
phương (hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, việc thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn
vị, địa phương; về lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nội
dung pháp luật được phổ biến; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được
triển khai, trong đó tập trung đánh giá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp
luật mới, có hiệu quả; việc đầu tư cơ sở, vật chất, kinh phí cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật…);
3. Đánh giá
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện;
4. Kiến nghị, đề
xuất các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của công tác này cũng như việc phát huy vai trò chỉ đạo của Hội đồng phối
hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.
III. CÁCH
THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Cách thức
kiểm tra:
1.1. Kiểm tra
của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ:
Hội đồng phối
hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ thành lập 03 đoàn trực
tiếp kiểm tra tại một số bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, cụ thể như sau:
- Đoàn
thứ nhất: Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, do đồng chí Nguyễn Thúy Hiền, Thứ trưởng Bộ
Tư pháp, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng làm Trưởng đoàn; các thành viên gồm
Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao.
- Đoàn thứ
hai: Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 2
tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, do đồng chí Nguyễn Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo làm Trưởng đoàn; các thành viên gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Toàn
quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
- Đoàn thứ
ba: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, hai
tỉnh Gia Lai, Kon Tum, do đồng chí Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn; các thành viên gồm: Ban Tuyên
giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.
Tại mỗi địa điểm
kiểm tra, đoàn kiểm tra làm việc với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng phối hợp công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc Lãnh đạo bộ, ngành ở Trung ương trong một
buổi để nghe báo cáo. Sau đó các đoàn làm việc trực tiếp với 01 đơn vị cấp
huyện và 01 hoặc 02 đơn vị cơ sở.
Ngoài các thành
viên được chỉ định, tùy tình hình cụ thể, Trưởng đoàn có thể mời thêm thành
viên tham gia.
1.2. Hoạt
động kiểm tra của các Ban của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của Chính phủ:
Trên cơ sở kế
hoạch hoạt động, các Ban của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật của Chính phủ có thể chủ động dự kiến kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật của từng Ban và thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa
phương tiến hành kiểm tra về thời gian, địa điểm, cách thức, nội dung kiểm tra
để các cơ quan, đơn vị, địa phương biết và tổ chức thực hiện.
1.3. Hoạt
động kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các
bộ, ngành, đoàn thể, địa phương:
Cùng với hoạt
động kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
Chính phủ và các Ban của Hội đồng, các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, các
địa phương chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra, tổng hợp, báo
cáo kết quả về Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp trên
trực tiếp. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể báo
cáo kết quả kiểm tra của địa phương, bộ, ngành mình về Thường trực Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (Vụ Phổ biến, giáo
dục pháp luật - Bộ Tư pháp).
1.4. Hoạt
động kiểm tra của các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của Chính phủ:
Các thành viên
của Hội đồng lồng ghép việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
của bộ, ngành; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra về Thường trực Hội đồng phối
hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.
2. Thời gian
kiểm tra
Hoạt động kiểm
tra và tự kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
các cấp được thực hiện từ Quý II/2011.
Chậm nhất đến
hết ngày 30 tháng 11 năm 2011, các Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật các bộ, ngành, đoàn thể trung ương; Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
phải hoàn thành việc kiểm tra và gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ để tổng hợp, xây dựng báo
cáo về công tác kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật các cấp trong năm 2011. Báo cáo kết quả kiểm tra của Hội đồng các cấp năm
2011 sẽ được gửi tới đoàn thể các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương để định
hướng chỉ đạo kịp thời, góp phần làm cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp tiếp tục có những cải tiến, đổi mới,
hiệu quả hơn trong năm tới.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí phục vụ
hoạt động kiểm tra được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành và các quy
định tại Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của liên bộ Tài chính
và Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm
cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các Trưởng đoàn và các thành viên
đoàn kiểm tra chủ động phương tiện đi lại và việc ăn, ở theo quy định của nhà
nước.
Đối với các đoàn
kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính
phủ: Cơ quan Thường trực hỗ trợ một khoản kinh phí phục vụ các hoạt động chuyên
môn của đoàn (khảo sát, tổng hợp kết quả, chuẩn bị báo cáo và các hoạt động
khác phục vụ công tác kiểm tra). Khoản kinh phí này cơ quan Thường trực giúp
chi hoặc hướng dẫn chi và chịu trách nhiệm thanh, quyết toán.
Trên đây là Kế
hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011, Thường trực Hội
đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ yêu cầu các
Ban, các Thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các địa
phương, Tổ chức Pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy và chính
quyền cùng cấp tổ chức thực hiện.
Nơi nhận:
- Các Thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ (để tổ chức thực
hiện);
- Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực
hiện);
- Tổ chức Pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể (để thực hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Các Trưởng đoàn kiểm tra (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.
|
TM.
HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Hà Hùng Cường
|