Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 168/KH-UBND 2018 phát triển thể lực tầm vóc người Hà Nội

Số hiệu: 168/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 28/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 168/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030 như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 ca Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

- Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

- Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”.

- Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 3565/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành chỉ tiêu và danh mục các nhiệm vụ, đề án, dự án giai đoạn II (2016-2020) Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011-2020.

- Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 16/4/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030 nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Thủ đô tăng trưởng ổn định đến lứa tuổi 18 đạt được các chỉ tiêu sau:

+ Đối với nam: Năm 2025 chiều cao trung bình 167,5cm; năm 2030 đạt 169cm (toàn quốc 168,5cm).

+ Đối với nữ: Năm 2025 chiều cao trung bình 156,5cm; năm 2030 chiều cao trung bình 158cm (toàn quốc 157,5cm).

- Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số học sinh, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển trong khu vực theo các tiêu chí sau:

+ Đối với nam: Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.080m vào năm 2025; 1.150m vào năm 2030; lực bóp tay thuận đạt trung bình 46kg vào năm 2025 và 48kg vào năm 2030.

+ Đối với nữ: Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 860m vào năm 2025 và 1.000m vào năm 2030. Lực bóp tay thuận đạt 32kg vào năm 2025 và 34kg vào năm 2030.

III. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình 1: Tuyên truyền, giáo dục và vận động thay đổi hành vi về phát triển thể lực và tầm vóc người Hà Nội

1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc cho trẻ em, hình thành phong trào toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc, thực hành lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao và sử dụng dinh dưỡng hợp lý.

2. Các chỉ tiêu cần đt

- 100% các cấp, các ngành, nhà trường nắm được nội dung Kế hoạch và ban hành Kế hoạch thực hiện của cấp, ngành mình.

- 100% các gia đình nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phát triển thể lực, tầm vóc cho con em.

- 100% người dân Thủ đô được tiếp nhận thông tin về chương trình phát triển thể chất, tầm vóc qua các kênh thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

3. Nội dung hoạt động chủ yếu

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, các nhà hoạch định chính sách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thể chất cho học sinh các cấp trong nhà trường và cộng đồng; tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong chỉ đạo triển khai các hoạt động về nâng cao thể lực tầm vóc trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua chuyên đề cụ thể với thời lượng thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và từng bước thay đổi hành vi, coi trọng việc phát triển tầm vóc con người.

- Tuyên truyền tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên, các bậc cha mẹ nhằm giảm các bệnh về tim mạch, béo phì; bệnh gây bất thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phổ cập thông tin, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, phát triển thể chất, tầm vóc cho nhi đồng, thiếu niên và thanh niên trong các trường học, tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi, tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao trong các nhà trường.

- Tuyên truyền giáo dục trực tiếp tới các gia đình về dinh dưỡng, thể dục thể thao thông qua các cộng tác viên dân số cơ sở, hệ thống giáo dục, đoàn thanh niên.

- Tuyên truyền, phát triển phong trào thể dục buổi sáng tại cộng đồng; thể dục giữa giờ tại các trường học, các cơ quan, công sở...

- Tuyên truyền rộng rãi các biện pháp tập luyện thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đại bộ phận người dân.

- Sản xuất các ấn phẩm truyền thông, tài liệu hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, tập luyện các môn thể dục, sản xuất phim khoa giáo, clip các nội dung về dinh dưỡng, thể dục thể thao...;

- Tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phát triển thể lực, tầm vóc. Huy động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động.

4. Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, các ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo, đài, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Chương trình 2: Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô

1. Mc tiêu

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ béo phì, tỷ lệ dị tật bẩm sinh và bệnh chuyển hóa của trẻ sơ sinh để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em dưới 5 tuổi và học sinh các cấp, vị thành niên, thanh niên đến 18 tuổi.

2. Các chỉ tiêu cần đạt

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới mức 13% vào năm 2025, dưới mức 12% vào năm 2030.

- Kiểm soát tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi dưới mức 12% vào năm 2025 và dưới 11% vào năm 2030; Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới mức 11,4% vào năm 2025, dưới mức 10% vào năm 2030.

- Đến năm 2030, tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt ít nhất 95%; giải quyết cơ bản tình trạng tảo hôn, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở các xã xa trung tâm.

- Đạt ít nhất 90% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất, 95% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

- Khống chế và tiến tới giảm thiểu tỷ lệ học sinh tiểu học và THCS mắc tật khúc xạ (cận thị).

3. Nội dung hoạt động chủ yếu

- Tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai nhằm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em dưới 05 tuổi nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ béo phì.

- Tiếp tục thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ trẻ mắc các tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc trước sinh, sơ sinh; chương trình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân.

- Điều tra tổng hợp và xác định một số bệnh, tật di truyền gây bất thường về tầm vóc thân thể thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh; đề xuất một số biện pháp can thiệp.

- Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng tác động đến quá trình tăng trưởng.

- Tiến hành các biện pháp kiểm soát sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi mầm non và học sinh tiểu học đặc biệt là khu vực nội thành.

- Triển khai các hoạt động giảm thiểu tỷ lệ mắc một số tật, bệnh học đường trong học sinh phổ thông các cấp, thông qua sàng lọc phát hiện sớm, điều trị kịp thời cận thị học đường, phòng chống cong vẹo cột sống.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình.

4. Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thành đoàn Hà Nội; Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.

Chương trình 3: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi trong nhà trường

1. Mục tiêu

Tăng cường giáo dục thể chất kết hợp chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi trong nhà trường nhằm đảm bảo các tiêu chí về thể lực, tầm vóc thân thể của học sinh, thanh thiếu niên Hà Nội và tuổi trưởng thành.

2. Các chỉ tiêu cần đạt

- Cải thiện về số lượng và chất lượng khẩu phần ăn của trẻ mẫu giáo, và tiểu học đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, an toàn, đa dạng thực phẩm, hợp khẩu vị; Đảm bảo trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa theo Đề án Chương trình Sữa học đường hoặc được bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đặc thù đạt tỷ lệ trên 90% vào năm 2020 và đạt tỷ lệ 100% vào năm 2025.

- Thực hiện Chương trình chăm sóc dinh dưỡng kết hợp kỹ năng vận động cơ bản để phát triển tốt về thể lực tầm vóc cơ thể đối với trẻ lứa tuổi mầm non đạt 100% vào năm 2025.

- Đến năm 2025: 100% các trường học phổ thông thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng cho học sinh.

- Đến năm 2025 tỷ lệ học sinh lp 5 biết bơi đạt ít nhất 95%.

- Đến năm 2025 số trường phổ thông có nhà thể chất, câu lạc bộ thể dục, thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục, thể thao thực hiện dạy thể dục nội khóa kết hợp với hoạt động thể thao ngoại khóa chiếm 70%, đến năm 2030 là 100%.

- Đến năm 2025, ít nhất 70% số trường phổ thông các cấp được đầu tư cơ sở vật chất để luyện tập một số môn thể dục, thể thao phát triển thể lực, tầm vóc (sân bóng rổ, xà đơn, xà kép...), đến năm 2030 đạt 100%.

3. Nội dung hoạt động chủ yếu

- Thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Triển khai Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học.

- Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tập luyện thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.

- Xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý kết hợp đồng bộ với công tác y tế và dinh dưỡng học đường. Coi trọng đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh tập luyện môn bóng rổ, bóng chuyền, môn võ Vovinam, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển môn bóng rổ trong trường học bằng cách lắp đặt các hệ thống rổ bóng ở các khu vực sân trường nhà tập nơi có khoảng đất trống nhằm tạo môi trường cho các em được tập luyện thường xuyên. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho môn bơi, lắp đặt hệ thống bể bơi thông minh trong các trường học.

- Tận dụng các công trình thể dục, thể thao trên địa bàn để phục vụ hoạt động giáo dục thể chất trong trường học, mở rộng nhiều hình thức, tạo phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho thanh thiếu niên và học sinh. Thường xuyên tổ chức thi đấu các giải thể thao cho đối tượng học sinh các cấp.

- Xây dựng nhà đa năng cho các trường phổ thông công lập bằng nguồn kinh phí đầu tư của ngân sách kết hợp với công tác xã hội hóa từ các nguồn lực khác.

- Huy động các tổ chức quốc tế, các đoàn thể chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng và các hộ gia đình tham gia phát triển cơ sở thể dục thể thao cho thanh thiếu niên.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình.

4. Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thành đoàn Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.

Chương trình 4: Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng và phát triển phong trào luyện tập thể dục, thể thao, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao trong các tầng lớp nhân dân

1. Mục tiêu

Xây dựng phong trào tập luyện thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô; Mở rộng các hoạt động văn hóa thể thao giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên. Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất phục vụ luyện tập thể dục thể thao tại cộng đồng.

2. Các chỉ tiêu cần đạt

- Đến năm 2025 đảm bảo 100% thôn, làng, tổ dân phố có câu lạc bộ thể dục, thể thao hoạt động thường xuyên.

- Đến năm 2025 ít nhất 70% thanh niên trong độ tuổi 16-18 luyện tập thường xuyên một môn thể thao phù hợp, đến năm 2030 đạt 100%.

- Đến năm 2025 có ít nhất 50% xã, phường có điểm tập miễn phí ngoài trời, đến năm 2030 đạt ít nhất 90%.

3. Nội dung hoạt động chủ yếu

- Hướng tới mở rộng nghiên cứu các bài tập mới nhằm tăng cường thể lực, phát triển chiều cao cho học sinh các cấp, vị thành niên, thanh niên tại cộng đồng: võ Vovinam, bơi, bóng rổ, bóng chuyền và điền kinh…

- Tăng cường đầu tư sân tập thể dục, thể thao tại cộng đồng, tận dụng tối đa: các công trình thể dục thể thao trên địa bàn, lắp đặt các dụng cụ tập luyện thể dục: thể thao ngoài trời cho các điểm dân cư, khu công cộng bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách kết hợp với công tác xã hội hóa từ các doanh nghiệp tư nhân.

- Trin khai các hoạt động dậy bơi cho trẻ em tại cộng đồng, trú trọng đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện của từng địa bàn nhằm tăng tỷ lệ trẻ em biết bơi hàng năm.

- Tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao cho thanh thiếu niên hàng năm.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình.

4. Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản liên quan tới chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số.

- Quy định về tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với từng đối tượng, nhóm tuổi.

- Quy định về rèn luyện thân thể đối với từng đối tượng, độ tuổi.

- Quy định chính sách liên quan đến hiệu quả quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn về nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, khí thải, chất thải...

UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo quỹ đất dành cho thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của trường học phổ thông, các khu dân cư theo quy chuẩn.

Thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2011-2030, nhưng không trùng lắp về nội dung.

Nghiên cứu cơ chế nhằm thúc đẩy các nguồn lực đầu tư từ xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân... để gia tăng nguồn lực về tài chính, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao... trên cơ sở phù hợp với các quy định của Nhà nước, pháp luật.

2. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực

Tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ sinh viên khối các trường: đại học, cao đẳng sư phạm để tham gia hướng dẫn, phát triển thể dục thể thao trong trường học.

Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên hợp đồng và hướng dẫn viên tình nguyện của các chương trình, được tập huấn nghiệp vụ và trang bị các kỹ năng giáo dục, truyền thông để trực tiếp tham gia công tác truyền thông về dinh dưỡng, về phát triển thể chất...

Thành phố tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nâng cao chất lượng dân số, y tế, giáo dục đào tạo và thể dục, thể thao phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thể dục, thể thao trong trường học, đặc biệt là địa bàn nông thôn, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

Huy động nguồn vốn nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân, gia đình đầu tư xây dựng cơ sở và phương tiện thể dục, thể thao trường học và trong cộng đồng dân cư.

Huy động nguồn nhân lực phục vụ triển khai kế hoạch từ các trường đại học, cao đẳng thuộc Thành phố; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao các trường học, cán bộ làm công tác y tế, dân số; đồng thời thực hiện huy động nguồn lực từ sự ủng hộ, tham gia của tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị nghiên cứu, phục vụ các nội dung của Kế hoạch.

3. Nhóm giải pháp giáo dục, truyền thông

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của các gia đình và toàn xã hội, hình thành phong trào toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội.

Nghiên cứu biên soạn và sản xuất các tài liệu, phim khoa giáo hướng dẫn về chế độ tập luyện thể dục, thể thao, dinh dưỡng hợp lý, tầm soát dị tật bẩm sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản để phổ biến rộng rãi cho nhân dân.

Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình, các báo nhằm phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng, thể dục, thể thao.

Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục lồng ghép vào các hoạt động tuyên truyền của ban, ngành, đoàn thể.

Tổ chức mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền trực tiếp từng hộ gia đình, học sinh về kiến thức, hành vi chăm sóc dinh dưỡng, tập luyện thdục, thể thao, thực hiện lối sống lành mạnh.

- Xây dựng trang web lồng ghép, tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý dữ liệu sức khỏe, theo dõi thể lực và tầm vóc học sinh.

V. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đối tượng: Bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi của thành phố Hà Nội.

- Thời gian thực hiện: Từ 2018-2030, chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ năm 2018-2025 tập trung triển khai các nội dung của Kế hoạch trên toàn Thành phố.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 2026-2030: Đánh giá kết quả giai đoạn 1, điều chỉnh, triển khai hoạt động và tổng kết chương trình.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2018-2025

Tổng kinh phí: 363.308.190.000 đồng (Ba trăm sáu mươi ba tỷ, ba trăm linh tám triệu một trăm chín mươi ngàn đồng) trong đó:

+ Ngân sách Thành phố: 89.908.190.000 đồng (Tám mươi chín tỷ, chín trăm linh tám triệu một trăm chín mươi nghìn đồng).

+ Ngân sách quận, huyện: Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động nâng cao thể chất trong trường học và cộng đồng: 163.650.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi ba tỷ, sáu trăm năm mươi triệu đồng).

+ Huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: 115.750.000.000 đồng (Một trăm mười lăm tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng).

* Từ 2018-2020

Tổng kinh phí: 164.754.190.000 đồng (Một trăm sáu mươi bốn tỷ, bảy trăm năm mươi tư triệu một trăm chín mươi nghìn đồng) trong đó:

+ Ngân sách Thành phố: 44.154.190.000 đồng (Bốn mươi bốn tỷ một trăm năm mươi tư triệu một trăm chín mươi nghìn đồng).

+ Ngân sách quận, huyện: Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động nâng cao thể chất trong trường học và cộng đồng: 97.150.000.000 đồng (Chín mươi bảy tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng).

+ Huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: 29.450.000.000 đồng (Hai mươi chín tỷ, bốn trăm năm mươi triệu đồng).

* Từ 2021-2025

Tổng kinh phí: 198.554.000.000 đồng (Một trăm chín mươi tám tỷ, năm trăm năm mươi tư triệu đồng) trong đó:

+ Ngân sách Thành phố: 45.754.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ, bảy trăm năm mươi tư triệu đồng).

+ Ngân sách quận, huyện: Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động nâng cao thể chất trong trường học và cộng đồng: 66.500.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ năm trăm triệu đồng).

+ Huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: 86.300.000.000 đồng (Tám mươi sáu tỷ, ba trăm triệu đồng).

(Chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch theo phụ lục kèm theo)

2. Giai đoạn 2026-2030

- Nguồn ngân sách:

+ Ngân sách Thành phố: Căn cứ vào kết quả giai đoạn 2018-2025, nhu cầu kinh phí thực hiện và khả năng ngân sách của Thành phố để điều chỉnh giai đoạn sau cho phù hợp.

+ Ngân sách quận, huyện: Tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động của chương trình trên địa bàn.

- Huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

UBND Thành phố giao Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Thành phố chỉ đạo triển khai Kế hoạch, các ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế

Chủ trì thực hiện Chương trình 1, và 2, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành hoạt động chương trình. Phối hợp các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện. Phối hợp Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch đầu tư và đảm bảo dự toán kinh phí hàng năm thực hiện các hoạt động của kế hoạch. Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động hàng năm và giai đoạn, định kỳ tổng hợp báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố đúng quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì thực hiện Chương trình 3, phối hợp Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng hoạt động, kinh phí các hoạt động thuộc ngành được phân công đề xuất UBND Thành phố phê duyệt các quy chuẩn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triển thể lực cho học sinh trong các trường phổ thông, triển khai các hoạt động lồng ghép giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng, phát triển thể chất, phòng chống một số bệnh, tật học đường trong nhà trường. Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động hàng năm và giai đoạn, định kỳ tổng hợp báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đúng quy định.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì thực hiện Chương trình 4, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế thực hiện Chương trình 1, và 3, xây dựng kinh phí các hoạt động thuộc ngành được phân công đề xuất UBND Thành phố phê duyệt các quy chuẩn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triển thể lực tại các khu dân cư, hướng dẫn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các công trình thể dục thể thao tại cộng đồng. Nghiên cứu đề xuất phát triển các môn thể dục, thể thao phù hợp hỗ trợ phát triển thể chất cho học sinh từng nhóm tuổi. Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động hàng năm và giai đoạn, định kỳ tổng hợp báo cáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đúng quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành lồng ghép các chỉ tiêu của Kế hoạch phù hợp với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trung hạn và hàng năm của Thành phố. Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế và các cơ quan liên quan báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch đúng quy định.

5. Sở Tài chính

Tổng hợp, cân đối trình UBND Thành phố kinh phí thực hiện kế hoạch (nguồn vốn sự nghiệp) theo các nội dung được phê duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện hoạt động của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo, đài Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền các nội dung về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội và các hoạt động triển khai nội dung kế hoạch của các đơn vị.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường, nước sạch, nghiên cứu và dành quỹ đất cho các công trình thể dục thể thao ở cộng đồng.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế đô thị, Báo Hà Nội mới và các cơ quan báo, đài của Thành phố

Chịu trách nhiệm mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn các biện pháp nâng cao thể chất, tầm vóc cho nhân dân.

9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể

Phối hợp Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao thể lực tầm vóc người Hà Nội, đặc biệt là các hoạt động truyền thông.

10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phê duyệt các Dự án đầu tư, bố trí kinh phí, nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố tại địa phương. Cân đối, bố trí kinh phí nguồn quận, huyện, thị xã hàng năm để thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.

UBND Thành phố đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thuộc Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố (gửi Sở Y tế tổng hợp chung)./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UB MTTQ VN TP Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP; Phòng KGVX, KT, NC, ĐT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX
.

TM. Y BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

Đề án phát triển thể lực tầm vóc người Hà Nội

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thực trạng và các hoạt động đang triển khai tại Hà Nội

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu Kế hoạch

Phụ lục 3: Phân công các sở, ngành thực hiện

 

PHỤ LỤC 1

THỰC TRẠNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐANG TRIỂN KHAI VỀ NÂNG CAO THỂ LỰC TẦM VÓC TẠI HÀ NỘI

1. Thực trạng thể chất, tầm vóc người Hà Nội

Nâng cao thể lực, tầm vóc con người là vấn đề quốc sách cần thời gian dài và cần kết hợp với nhiều giải pháp đồng bộ. Theo kinh nghiệm đã được tổng kết của các quốc gia, những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc và thể lực của con người là: dinh dưỡng (31%), di truyền (23%), thể dục thể thao (20%), môi trường và tâm lý xã hội (khoảng 16% và 10%). Như vậy, thực hiện các chính sách liên quan đến thể lực và tầm vóc không thể tách rời thực hiện các biện pháp khác như: xóa đói giảm nghèo, phòng chống bệnh tật, dị tật bẩm sinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng, giữ gìn và bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao tri thức và mức sống nhân dân...

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Hà Nội có diện tích 3.324,92 km2, gồm 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phường, thị trấn. Hà Nội là Thành phố đông dân cư thứ 2 trong cả nước (7,5 triệu người) Dân số đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và dân số nông thôn chiếm 58,9%. Nhiều năm nay, Thành phố đã quan tâm chỉ đạo về công tác phát triển thanh niên trong đó có nội dung về chú trọng phát triển tầm vóc, thể lực; UBND Thành phố ban hành Quyết định số 5528/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 ban hành chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 30/5/2015 về thực hiện chương trình phát triển thanh niên Hà Nội đến năm 2020. Công tác nâng cao chất lượng dân số thủ đô cũng được chú trọng thông qua các chương trình, đề án như; tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn chăm sóc SKSS vị thành niên...

Trong những thập kỷ gần đây một số quốc gia Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản đã rất chú trọng nâng cao thể lực và tầm vóc con người, nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực để thu hẹp khoảng cách phát triển so với các quốc gia Châu Mỹ, Châu Âu. Ngay từ năm 1950, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện chương trình tăng chiều cao thân thể người Nhật, đến năm 1980 thanh niên Nhật 20 tuổi có tầm vóc trung bình hơn hẳn 10cm so với chiều cao thân thể trung bình của người 40-50 tuổi (tức là trong 20-30 năm người Nhật tăng trưởng 10cm chiều cao thân thể). Đối với khu vực Đông Nam Á trong khoảng 20 năm gần đây Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia cũng đặc biệt chú trọng vấn đề này. Một số Chương trình, Kế hoạch mang tầm quốc gia liên quan tới nâng cao thể lực và tầm vóc người dân đã được Chính phủ các nước phê duyệt và triển khai có hiệu quả như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Singapore.

Những năm gần đây, thể chất và tầm vóc người Việt đã có những cải thiện rõ rệt, nhưng so với thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, người Việt vẫn được coi là “thấp bé, nhẹ cân”. Theo báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam của Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam năm 2015 thì chiều cao người trưởng thành ở nam đạt 164,4cm và nữ đạt 153,4 cm. So với 35 năm trước đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, thấp hơn chiều cao trung bình của thế giới 15,4cm (nam giới cao 176,8cm) và nữ giới thấp hơn 10,3cm (nữ thế giới cao 163,7cm). So với các nước trong khu vực, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam cũng thấp hơn 6-7 cm so với thanh niên Singapore, 2 cm so với thanh niên Thái Lan và 2-3 cm so với thanh niên Quảng Tây - Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, thực tế cho thấy, tầm vóc của học sinh trên địa bàn thành phố cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước nhưng vẫn thấp hơn so với những nước phát triển trong khu vực. Ngoài ra, có biểu hiện gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của Hà Nội, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao là 11% nhưng đồng thời tỷ lệ trẻ béo phì học sinh tiểu nội thành là 15,3%, tỷ lệ thừa cân là 21,5%. Theo số liệu điều tra sơ bộ tại 30 quận (năm 2017), huyện của Hà Nội chiều cao trung bình của học sinh lớp 12: nam là 1,66 m, nữ là 1,56m, so với báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam năm 2015 thì chiều cao của Thanh niên Hà Nội cao hơn trung bình của cả nước (người trưởng thành ở nam đạt 1,64 m và nữ đạt 1,53 m). Tật khúc xạ học đường đặc biệt là cận thị học đường ngày càng gia tăng một cách đáng báo động.

Việc hoạt động thể lực của học sinh trên địa bàn thành phố còn chưa được đầu tư đầy đủ, thiếu về cơ sở vật chất và mặt bằng dành cho các hoạt động thể dục thể thao, chất lượng các hoạt động còn chưa đảm bảo. Học sinh hiện nay có khối lượng học tập ở trường và ở nhà quá lớn, thời gian dành cho các hoạt động; như xem ti vi và ngồi máy tính dẫn đến việc không có thời gian cho các hoạt động khác. Do đó cần có sự đầu tư mạnh hơn nữa nhằm tăng cường dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em tại mọi thời điểm từ khi còn trong bụng mẹ đến hết lứa tuổi phát triển, với mục tiêu phát triển thể chất, tầm vóc của người dân một cách toàn diện và hiệu quả.

2. Kết quả thực hiện các nội dung về phát triển thể lực tầm vóc của Hà Nội.

Sở Y tế đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016 trên một số kết quả chủ yếu sau:

* Chương trình chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 0,2% (năm 2016 còn 14,5%). Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm 0,2% (năm 2016 còn 9%). Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi <10%. Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp <4%. Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý cho các bà mẹ. Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tăng, đến năm 2020 đạt 35%.

- Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được triển khai thường xuyên một số chỉ tiêu đạt được đến năm 2016: Tỷ suất tử vong sơ sinh (<8‰), tỷ suất tử vong trẻ <1 tuổi (10,3‰), tỷ suất tử vong trẻ <5 tuổi (11,7‰).

- Triển khai và duy trì chương trình phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, hàng năm tổ chức 02 đợt chiến dịch uống bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (đạt tỷ lệ trên 95%).

* Chương trình nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

Năm 2012, UBND Thành phố phê duyệt Đề án tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2013-2015. Kết quả thực hiện:

- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: Năm 2013 đạt 60,71%, năm 2016 đạt 72%.

- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: Năm 2013 đạt 30,98%, năm 2016 đạt 82%.

- Năm 2016, UBND Thành phố phê duyệt Đề án giai đoạn 2016-2020 và triển khai thực hiện nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số.

* Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với hc sinh từ 03-18 tuổi.

Năm 2012 có 536/1528 trường học có nhà tập thể chất (35,1%) thì đến năm 2017 số trường có nhà tập thể chất tăng lên là 796/1538 (51,7%). Năm 2012 tất cả các trường học không có bể bơi, đến năm 2017 có 23/1538 (1,5%). Hàng năm tổ chức từ 16 đến 18 giải thể thao trong chương trình Hội khỏe thường niên, hàng năm thu hút từ 8.000 đến 8.500 học sinh tham gia cấp Thành phố và 135.000 học sinh tham gia thi đấu tại cơ sở. Đến nay 100% trường học có đủ giáo viên thể dục chuyên trách.

Hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch triển khai chương trình dạy bơi điểm cho 6.000 em tại 30 quận, huyện nhằm nhân rộng điển hình. Các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, trong 3 năm qua Hà Nội đã đầu tư trang bị các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời miễn phí phục vụ nhân dân đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên nhằm nâng cao thể chất cho nhân dân, đến nay có trên 100 điểm tập luyện đặt tại các công viên, vườn hoa, khu chung cư cao tầng... với hàng ngàn dụng cụ như: Xà đơn, xà kép, chạy, phát triển cơ lưng...

* Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc.

Công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao chất lượng giống nòi, phát triển thể lực, tầm vóc được chú trọng và triển khai bằng nhiều hình thức phong phú qua các cuộc thi, hội khỏe, hội nghị, hội thảo, báo chí truyền hình, hệ thống đài truyền thanh xã phường; pa nô, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, đĩa DVD, internet…

(Báo cáo Sở Y tế, Sở Văn hóa và thể thao về các hoạt động đã triển khai về phát triển tầm vóc thể lực giai đoạn 2011-2016 kèm theo)

3. Các Chương trình Kế hoạch, đề ấn liên quan đang thực hiện và đang xây dựng.

3.1 Chương trình, Đề án đang triển khai

- Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 Sở Nội vụ thường trực.

- Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số liên quan- Sở Y tế thường trực.

- Đề án tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc trước sinh sơ sinh của TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020- Sở Y tế thường trực.

- Kế hoạch tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020

- Đề tài khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đối với sự phát triển chiều cao của Thanh niên Hà nội- Sở Y tế thường trực.

- Đề án "Xây dựng một số điểm văn hóa, vui chơi, giải trí phục vụ thanh thiếu niên tại các địa bàn trọng điểm không có quỹ đất xây dựng Nhà văn hóa- Sở Văn hóa và Thể thao thường trực.

- Kế hoạch số 160/KH-UBND Thành phố ngày 3/7/2017 Triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”

- Kế hoạch số 131/BCH-UBND ngày 11/6/2018 triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020.

- Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020 (Quyết định số 4019/QĐ-UBND ngày 6/8/2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo thường trực

3.2. Chương trình, Đề án, kế hoạch đang xây dựng

- Đề án Chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em giai đoạn 2020-2030- Sở Y tế thường trực

- Đề án cung cấp nước sạch Thủ đô giai đoạn 2018-2020- Sở Xây dựng thường trực.

- Đề án phòng chống bệnh không lây nhiễm và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cộng đồng- Sở Y tế Thường trực.

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Năm 2025

Năm 2030

I

Chỉ tiêu chung

 

 

 

 

 

1

Cải thiện tầm vóc

 

 

 

 

 

 

Chiều cao TB nam

cm

167,5

169

 

 

 

Chiều cao TB nữ

cm

156,5

158

 

 

2

Cải thiện thể lực

 

 

 

 

 

 

Chạy tùy sức 5 phút TB với nam

m

1080

1150

 

 

 

Chạy tùy sức 5 phút TB với nữ

m

860

1000

 

 

 

Lực bóp tay thuận đạt TB với nam

kg

46

48

 

 

 

Lực bóp tay thuận đạt TB với nữ

kg

32

34

 

 

II

Chỉ tiêu cụ thể

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi.

%

<13

<12

Sở Y tế

 

 

Tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi

%

<12

<11

Sở Y tế

 

 

Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành

%

<11,4

<10

Sở Y tế

 

 

Tỷ lệ các trường học phổ thông thực hiện hướng dẫn dinh dưỡng cho học sinh

%

100

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa theo Đề án Chương trình Sữa học đường hoặc được bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đặc thù

%

>90

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân

%

70

95

Sở Y tế

 

 

Tỷ lệ nhân viên nuôi dưỡng và chăm sóc được tập huấn về dinh dưỡng hợp lý và tăng trưởng

%

80

100

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ các trường thực hiện Chương trình chăm sóc dinh dưỡng kết hợp kỹ năng vận động cơ bản để phát triển tốt về thể lực tầm vóc cơ thể đi với trẻ lứa tuổi mầm non

%

100

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ số trường phổ thông các cấp có câu lạc bộ thể dục, thể thao, có giáo viên và hướng dẫn viên thể dục, thể thao

%

70

100

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ số trường phổ thông các cấp được đầu tư cơ sở vật chất để luyện tập một số môn thể dục, thể thao phát triển thể lực, tầm vóc (sân bóng rổ, xà đơn, xà kép...)

%

70

100

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ học sinh lớp 5 biết bơi

%

>95

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

Tỷ lệ xã phường có điểm tập miễn phí ngoài trời

%

50

90

Sở Văn hóa và Thể thao

 

 

Các thôn, làng, tổ dân phố hình thành phong trào luyện tập thể dục thể thao.

%

100

 

Sở Văn hóa và Thể thao

 

 

Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 16-18 luyện tập thường xuyên một môn thể thao phù hợp.

%

70

100

Sở Văn hóa và Thể thao

 

 

PHỤ LỤC 3

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN, HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

TT

NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH

ĐƠN VỊ THƯỜNG TRỰC

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

THỜI GIAN THỰC HIỆN

GHI CHÚ

I

Chương trình 1: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội

Sở Y tế

SThông tin Truyền thông

 

 

1

Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về thể lực tầm vóc

Sở Y tế

 

2019-2030

 

2

Tuyên truyền tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên

Sở Y tế

 

2019-2030

 

II

Chương trình 2: Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số

Sở Y tế

Sở Giáo dục đào tạo

Sở Văn hóa và Thể thao

2018-2030

 

1

Chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ béo phì

Sở Y tế/Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

 

2019-2030

 

2

Kế hoạch Các hoạt động giảm thiểu tỷ lệ mắc một số tật, bệnh học đường (cận thị học đường, cong vẹo cột sống)

Sở Y tế

Sở Giáo dục và Đào tạo

2018-2030

 

III

Chương trình 3: Tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi trong nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục thể chất cho học sinh các cấp trên địa bàn Thành phố

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2018-2030

 

2

Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường về dinh dưỡng, thể dục thể thao.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Y tế

2019-2030

 

3

Triển khai các hoạt động dạy bơi cho học sinh Tiểu học và THCS, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp để tăng tỷ lệ trẻ em biết bơi hàng năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các quận/huyện

2019-2030

 

4

Kế hoạch phát triển một số môn thể thao cơ bản trong nhà trường (bóng rổ, bóng chuyền, xà đơn xà kép..)

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các quận/huyện

2018-2030

 

5

Xây dựng nhà đa năng cho các trường phổ thông công lp

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Xây dựng

2020-2030

 

IV

Xây dựng phong trào luyện tập thể dục, thể thao ở cộng đồng

Sở Văn hóa và Thể thao

 

 

 

1

Đầu tư sân tập thể dục, thể thao tại cộng đồng; lắp đặt các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các điểm dân cư, khu công cộng

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các quận/huyện

2019-2030

 

2

Phát triển hệ thống bể bơi tại cng đồng trên địa bàn các xã/phường/thị trấn

UBND các quận/huyện

Sở Văn hóa và Thể thao

2019-2030

 

3

Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho thanh thiếu niên

Sở Văn hóa và Thể thao

 

2019-2030

 

4

Tuyên truyền các biện pháp tập luyện thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho đại bộ phận người dân

Sở Văn hóa

Sở Thông tin Truyền thông

2019-2030

 

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2018-2020)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

Năm 2018

Năm 2019

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội

780.000

 

 

780.000

1.980.000

1.500.000

1.500.000

4.980.000

2

Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

1.800.000

 

 

1.800.000

10.325.810

 

 

10.325.810

3

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

600.000

 

 

600.000

1.200.000

1.300.000

 

2.500.000

4

Phát triển phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng

 

 

 

0

3.500.000

41.775.000

15.925.000

61.200.000

 

TỔNG

3.180.000

0

0

3.180.000

17.005.810

44.575.000

17.425.000

79.005.810

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2018-2020)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

Năm 2020

Tổng giai đoạn

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội

1.230.000

1.500.000

1.500.000

4.230.000

9.990.000

3.000.000

3.000.000

15.990.000

2

Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

11.788.380

 

 

11.788.380

23.914.190

-

-

23.914.190

3

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

1.200.000

1.100.000

 

2.300.000

3.000.000

2.400.000

 

5.400.000

4

Phát triển phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng

3.750.000

55.525.000

4.975.000

64.250.000

7.250.000

91.750.000

26.450.000

125.450.000

 

TỔNG

17.968.380

58.125.000

6.475.000

82.568.380

44.154.190

97.150.000

29.450.000

170.754.190

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2021-2025)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội

1.630.000

 

 

1.630.000

3.130.000

 

 

3.130.000

2.248.000

 

700.000

2.948.000

2

Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

3.400.000

 

 

3.400.000

3.400.000

 

 

3.400.000

2.750.000

 

 

2.750.000

3

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

600.000

1.300.000

 

1.900.000

147.100.000

1.300.000

 

148.400.000

147.100.000

1.300.000

 

148.400.000

4

Phát triển phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng

600.000

8.000.000

2.000.000

10.600.000

5.650.000

15.050.000

21.050.000

41.750.000

2.500.000

12.000.000

20.000.000

34.500.000

 

TNG

6.230.000

9.300.000

2.000.000

17.530.000

159.280.000

16.350.000

21.050.000

196.680.000

154.598.000

13.300.000

20.700.000

188.598.000

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2021-2025)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

Năm 2024

Năm 2025

Tng giai đoạn

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

Nguồn TP chi TX

Nguồn Q/H

Nguồn XHH

Tổng

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội

748.000

1.000.000

700.000

2.448.000

1.548.000

1.000.000

700.000

3.248.000

9.304.000

2.000.000

2.100.000

13.404.000

2

Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

2.750.000

 

 

2.750.000

3.650.000

 

 

3.650.000

15.950.000

-

-

15.950.000

3

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

146.900.000

1.300.000

 

148.200.000

147.800.000

900.000

 

148.700.000

3.500.000

6.100.000

-

595.600.000

4

Phát triển phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng

4.100.000

12.300.000

18.100.000

34.500.000

4.150.000

11.050.000

23.050.000

38.250.000

17.000.000

58.400.000

84.200.000

159.600.000

 

TNG

154.498.000

14.600.000

18.800.000

187.898.000

157.148.000

12.950.000

23.750.000

193.848.000

45.754.000

66.500.000

86.300.000

784.554.000

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN: 2018-2020)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

ĐVT

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Nguồn TP

Nguồn quận/huyện

Nguồn xã hội hóa

Đơn vị thực hiện

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

 

TNG CỘNG

 

165

3.180.000

727

79.005.810

806

82.568.380

1.698

164.754.190

44.154.190

97.150.000

29.450.000

I

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể chất, tầm vóc người Hà Nội

 

34

780.000

125

4.980.000

125

4.230.000

284

9.990.000

9.990.000

3.000.000

3.000.000

Sở Y tế

1

Thực hiện xây dựng chuyên mục tư vấn, giải trí chủ đề "Vì tầm vóc Người Hà Nội" tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (thực hiện mỗi tuần một số vào cuối tuần)

s

 

-

48

720.000

48

720.000

96

1.440.000

1.440.000

 

 

 

2

Thực hiện các phóng sự, phim khoa giáo trên Đài PTTH

phóng sự

2

80.000

8

320.000

8

320.000

18

720.000

720.000

 

 

 

3

Sản xuất các clip, tivi spot

clip

1

50.000

5

250.000

6

300.000

12

600.000

600.000

 

 

 

4

Thực hiện giáo dục tuyên truyền trên báo chí về nâng cao thể chất, tầm vóc

chuyên đề

 

-

30

240.000

30

240.000

60

480.000

480.000

 

 

 

5

Tổ chức sự kiện, giao lưu về chủ đề Vì tầm vóc người Hà Nội

cuộc

 

 

1

500.000

1

500.000

2

1.000.000

1.000.000

 

 

 

6

Tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức tuyên truyền về nâng cao thể chất tầm vóc cho cán bộ Văn hóa thể thao, Đoàn Thanh niên ở cơ sở, cán bộ Y tế

lớp

30

450.000

30

450.000

30

450.000

90

1.350.000

1.350.000

 

 

 

7

Xuất bản sách, tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, ghi hình sản xuất đĩa khoa giáo các môn thể thao trường học...

năm

 

 

1

1.500.000

1

1.500.000

2

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

 

8

Học tập trao đổi kinh nghiệm quốc tế

đợt

 

 

1

800.000

 

 

1

800.000

800.000

 

 

 

9

Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm nâng cao năng lực, giám sát thực hiện kế hoch.

năm

1

200.000

1

200.000

1

200.000

3

600.000

600.000

 

 

 

II

Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

 

101

1.800.000

168

10.325.810

184

11.788.380

453

23.914.190

23.914.190

-

-

SY tế

1

Nghiên cứu, tổng hợp và xác định một số tật bệnh gây bất thường về chiều cao thân thể và động đến thể lực, tầm vóc, đề xuất các giải pháp

Nghiên cứu

 

 

 

 

1

1.000.000

1

1.000.000

1.000.000

 

 

 

2

Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng tác động đến thể lực, tầm vóc.

Nghiên cứu

 

 

1

800.000

 

 

1

800.000

800.000

 

 

 

3

Tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên về tuyên truyền tư vấn chăm sóc dinh dưỡng, phát triển thể lực tầm vóc

lớp

 

-

35

700.000

50

1.000.000

85

1.700.000

1.700.000

 

 

 

4

Hoạt động can thiệp giảm tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi mầm non và học sinh tiểu học đặc biệt là khu vực thành phố (tuyên truyền, khám phân loại trẻ béo phì, tư vấn cho gia đình trẻ...)

năm

 

 

1

2.000.000

1

2.500.000

2

4.500.000

4.500.000

 

 

 

5

Đào tạo cán bộ kỹ thuật về sàng lọc, phát hiện tật khúc xạ trẻ em (Cán bộ trung tâm Y tế các quận/huyện)

 

1

100.000

1

100.000

1

100.000

3

300.000

300.000

 

 

 

6

Đào tạo tập huấn kiến thức dinh dưỡng phát triển thể lực cho giáo viên trong các trường học các cấp

lớp

40

800.000

60

1.200.000

60

1.200.000

160

3.200.000

3.200.000

 

 

 

7

Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, luyện tập thể thao cho cộng tác viên, hướng dẫn dinh dưỡng cho các gia đình tại cộng đồng

lớp

60

900.000

60

900.000

60

900.000

180

2.700.000

2.700.000

 

 

 

8

Đầu tư thiết bị sàng lọc thị lực (cấp cho các Trung tâm Y tế thực hiện kỹ thuật sàng lọc)

máy

 

-

10

4.625.810

11

5.088.380

21

9.714.190

9.714.190

 

 

 

III

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

 

30

600.000

97

2.500.000

87

2.300.000

214

5.400.000

3.000.000

2.400.000

-

Sở Giáo dục Đào tạo

1

Khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học, thực trạng thể chất và sức khỏe học sinh là đối tượng của KH. (khảo sát cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT)

đề tài

 

 

2

600.000

2

600.000

4

1.200.000

1.200.000

 

 

 

2

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể chất về các hoạt động thể thao chính khóa, ngoại khóa trong nhà trường tại các trường thí diêm

lp

30

600.000

30

600.000

20

400.000

80

1.600.000

1.600.000

 

 

 

3

Lắp đặt trục cột bóng rổ cho các nhà trường phổ thông

Bộ

 

 

65

1.300.000

65

1.300.000

130

2.600.000

200.000

2.400.000

 

 

IV

Phát triển phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng

 

-

-

337

61.200.000

410

64.250.000

747

125.450.000

7.250.000

91.750.000

26.450.000

Sở Văn hóa Thể thao

1

Chương trình đầu tư dạy bơi cho học sinh lứa tuổi Tiểu học và THCS (mỗi quận huyện thí điểm từ 1-2 lớp. Huy động đầu tư nguồn KP Q/H 300 lớp, Xã hội hóa 200 lớp)

lớp

 

 

190

9.500.000

265

13.250.000

455

22.750.000

3.250.000

11.000.000

8.500.000

 

2

Tổ chức thi đấu thể thao hàng năm

Gii

 

 

5

2.000.000

5

2.000.000

10

4.000.000

4.000.000

 

 

 

3

Đầu tư trang thiết bị dụng cụ thể thao tập luyện ngoài trời phục vụ cho thanh thiếu niên tập luyện (đầu tư điểm mỗi quận huyện 01 điểm tập. Huy động nguồn Q/H đầu tư 120 điểm, huy động XHH 200 điểm)

điểm tập

 

 

142

49.700.000

140

49.000.000

282

98.700.000

 

80.750.000

17.950.000

 

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN: 2021-2025)

(Kèm theo kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

NỘI DUNG

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Nguồn TP

Nguồn qun/ huyện

Nguồn xã hội hóa

Đơn vthực hiện

Slượng

Kinh phí

Slượng

Kinh phí

Slượng

Kinh phí

Slượng

Kinh phí

Slượng

Kinh phí

Slượng

Kinh phí

 

TỔNG CỘNG

 

346

17.530.000

541

50.180.000

462

42.098.000

452

41.398.000

470

47.348.000

1.894

198.554.000

45.754.000

66.500.000

86.300.000

I

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thc và thay đổi hành vi xã hội về phát trin thchất, tầm vóc người Hà Nội

 

93

1.630.000

94

3.130.000

80

2.948.000

80

2.448.000

81

3.248.000

348

13.404.000

9.304.000

2.000.000

2.100.000

SY tế

1

Thực hiện xây dựng chuyên mục tư vấn, giải trí chủ đề "Vì tầm vóc Người Hà Nội" tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (thực hiện mỗi tuần một svào cuối tuần)

s

48

720.000

48

720.000

48

720.000

48

720.000

48

720.000

192

3.600.000

1.500.000

 

2.100.000

 

2

Thc hiện các phóng sự, phim khoa giáo trên Đài PTTH

phóng sự

2

80.000

2

80.000

2

80.000

2

80.000

2

80.000

8

400.000

400.000

 

 

 

3

Sn xuất các clip, tivi spot

clip

2

100.000

2

100.000

2

100.000

2

100.000

2

100.000

8

500.000

500.000

 

 

 

4

Thực hiện giáo dục tuyên truyền trên báo chí về nâng cao thể chất, tm vóc

chuyên đ

10

80.000

10

80.000

6

48.000

6

48.000

6

48.000

32

304.000

304.000

 

 

 

5

Tập huấn kỹ năng, kiến thức tuyên truyền v nâng cao thchất tầm vóc cho cán bộ Văn hóa thể thao, Đoàn Thanh niên ở cơ sở, CB Y tế

lớp

30

450.000

30

450.000

20

300.000

20

300.000

20

300.000

100

1.800.000

1.800.000

 

 

 

6

Xuất bản sách, tài liệu hưng dn dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, ghi hình sản xuất đĩa khoa giáo các môn ththao trường hc...

năm

 

 

1

1.500.000

1

1.500.000

1

1.000.000

1

1.000.000

3

5.000.000

3.000.000

2.000.000

-

 

7

Hc tập trao đổi kinh nghiệm quốc tế

đt

 

 

 

 

 

 

 

 

1

800.000

1

800.000

800.000

 

 

 

8

Hội nghị triển khai, sơ kết, tng kết, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoch hàng năm nâng cao năng lực, giám sát thực hiện kế hoch.

năm

1

200.000

1

200.000

1

200.000

1

200.000

1

200.000

4

1.000.000

1.000.000

 

 

 

II

Chăm sóc dinh dưng kết hp vi các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

 

102

3.400.000

102

3.400.000

62

2.750.000

62

2.750.000

63

3.650.000

329

15.950.000

15.950.000

-

-

SY tế

1

Kho sát thống kê chỉ số sinh học và tổng hp các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thể cht, tầm vóc giai đon 1

Nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

 

 

1

800.000

1

800.000

800.000

 

 

 

2

Hoạt động can thiệp giảm tỷ lệ béo phì lứa tuổi mầm non và học sinh tiểu hc đặc biệt là khu vực thành ph(tuyên truyền, khám phân loại trẻ và tư vn)

năm

1

1.500.000

1

1.500.000

1

1.500.000

1

1.500.000

1

1.500.000

4

7.500.000

7.500.000

 

 

 

3

Tổ chức các đợt khám sàng lọc tật khúc xcho trẻ hàng năm

năm

1

200.000

1

200.000

1

200.000

1

200.000

1

300.000

4

1.100.000

1.100.000

 

 

 

4

Đào tạo tập huấn kiến thức dinh dưỡng cho giáo viên trong các trường học các cấp

lớp

40

800.000

40

800.000

30

600.000

30

600.000

30

600.000

140

3.400.000

3.400.000

 

 

 

5

Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng cho cộng tác viên, phụ huynh tại các trường áp dụng thí điểm của đề án.

lp

60

900.000

60

900.000

30

450.000

30

450.000

30

450.000

180

3.150.000

3.150.000

 

 

 

III

Phát triển thể chất tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thchất đối với học sinh từ 03-18 tuổi.

 

95

1.900.000

95

1.900.000

95

1.900.000

85

1.700.000

86

2.200.000

436

9.600.000

3.500.000

6.100.000

-

SGiáo dục Đào tạo

1

Khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học, thực trạng thể chất và sức khỏe học sinh là đối tượng ca Kế hoch giai đon 1

đề tài

 

 

 

-

 

 

 

 

1

500.000

1

500.000

500.000

 

 

 

2

Bi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể chất về các hot động thể thao chính khóa, ngoại khóa trong nhà trường ti các trường thí điểm

lớp

30

600.000

30

600.000

30

600.000

20

400.000

20

400.000

110

2.600.000

2.600.000

 

 

 

3

Lp đặt trục cột bóng rổ cho các nhà trường ph thông

Bộ

65

1.300.000

65

1.300.000

65

1.300.000

65

1.300.000

65

1.300.000

325

6.500.000

400.000

6.100.000

 

 

IV

Phát triển phong trào thể dục ththao tại cộng đng

 

56

10.600.000

250

41.750.000

225

34.500.000

225

34.500.000

240

38.250.000

781

159.600.000

17.000.000

58.400.000

84.200.000

S Văn hóa

1

Chương trình đầu tư dạy bơi cho học sinh la tuổi Tiểu học và THCS (mi quận huyện thí điểm từ 1 - 2 lớp. Huy động đầu tư nguồn KP Q/H 300 lớp, Xã hội hóa 200 lớp)

lớp

30

1.500.000

155

7.750.000

150

7.500.000

150

7.500.000

155

7.750.000

490

32.000.000

7.000.000

15.000.000

10.000.000

 

2

Tổ chức thi đấu thể thao hàng năm

Giải

 

 

5

2.500.000

5

2.500.000

5

2.500.000

5

2.500.000

25

10.000.000

10.000.000

 

 

 

3

Đầu tư trang thiết bị dụng cụ ththao tập luyện ngoài trời phục vụ cho thanh thiếu niên tập luyện (đầu tư điểm mỗi quận huyện 01 điểm tập. Huy động nguồn Q/H đầu tư 120 điểm, huy động XHH 200 đim)

điểm tập

26

9.100.000

90

31.500.000

70

24.500.000

70

24.500.000

80

28.000.000

266

117.600.000

 

43.400.000

74.200.000

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 168/KH-UBND ngày 28/08/2018 về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030 do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.135

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.152.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!