ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 165/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 08
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 04-CTR/TU NGÀY 26/4/2016 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI
VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THỦ ĐÔ, XÂY
DỰNG NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH, VĂN MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Chương trình số 04- CTr/TU ngày
26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển văn
hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch
thực hiện Chương trình với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức quán triệt và triển khai
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 04-CTr/TU
ngày 26/4/2016 của Thành ủy.
2. Bám sát nội dung chương trình, xác
định các nhiệm vụ, đề án, dự án cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện Chương
trình.
3. Phân công rõ trách nhiệm các sở,
ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị
liên quan, đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về
“Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng
người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Các sở, ban,
ngành, UBND quận, huyện, thị xã: Tổ chức quán triệt
nội dung Kế hoạch thực hiện chương trình của UBND Thành phố, Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình của đơn
vị mình đến cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức cơ quan, địa phương, đơn vị
nhằm thống nhất nhận thức và hành động triển khai thực hiện thắng lợi Chương
trình 04-CTr/TU, thời gian hoàn thành trong quý IV/2016.
2. Phát triển văn
hóa - xã hội
2.1. Phát triển văn hóa - thể thao
a. Thực hiện các
chỉ tiêu xây dựng mô hình văn hóa cơ sở
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng đề án nâng cao
chất lượng xây dựng mô hình văn hóa cơ sở; hàng năm xây dựng kế hoạch trình
Thành phố giao Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phấn đấu
hoàn thành, đồng thời nâng cao chất lượng các chỉ tiêu: Tỷ lệ gia đình được
công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 88%;
Tỷ lệ làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng Văn hóa đạt
62%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa đạt 72%;
b. Xây dựng thiết chế văn hóa
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị
liên quan thực hiện:
- Xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao từ Thành phố tới cơ sở. Đảm bảo 100% thôn, làng có
nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Cơ bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng
đồng hoặc nhà văn hóa ở các tổ dân phố.
- Tham mưu trình UBND Thành phố ban
hành quy chế quản lý, hoạt động nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Rà soát đánh giá, đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa được giao cho Sở quản lý
theo hướng tăng cường tự chủ, tăng cường xã hội hóa, quản lý khai
thác hiệu quả các thiết chế văn hóa được giao. Triển khai xã hội hóa, khai thác
hiệu quả rạp Đông Đô, khu văn hóa đa năng Thái Thịnh.
- Triển khai hoàn thành và phát huy
hiệu quả công trình Bảo tàng Hà Nội, nghiên cứu dự án xây dựng Nhà hát Thăng
Long, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư
đôn đốc triển khai Cung thiếu nhi, Cung Thanh niên và các dự án đầu tư công
trình văn hóa trên địa bàn.
c. Tăng cường quản lý, tu bổ
tôn tạo phát huy giá trị di tích danh thắng
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì:
- Tham mưu UBND Thành phố ban hành
quy chế quản lý, tu bổ tôn tạo phát huy giá trị di tích danh thắng trên địa bàn
Thành phố trong tháng 9/2016.
- Rà soát, xác định danh mục và đề xuất
nguồn vốn thực hiện các công trình cần tu bổ tôn tạo giai đoạn 2016-2020. Ưu
tiên đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được
UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích
cách mạng kháng chiến.
Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao,
UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất xác định và đầu tư trên địa bàn mỗi quận,
huyện thị xã từ 1 đến 2 di tích, danh thắng gắn với phát
triển du lịch.
- Đôn đốc triển khai quy hoạch làng
nghề gắn với phát triển du lịch: Bát Tràng huyện Gia Lâm và Vạn Phúc quận Hà
Đông; Bảo tồn tôn tạo làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây gắn với phát triển du lịch.
d. Phát triển văn học, nghệ thuật
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Triển khai các giải pháp phát triển
văn học, nghệ thuật trên nền tảng kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến, anh
hùng của Thủ đô. Tổ chức một số cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật theo chủ
đề truyền thống Thăng Long - Hà Nội văn hiến, đổi mới và hội nhập.
- Rà soát nâng cao hiệu quả hoạt động
của các đoàn nghệ thuật, nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động biểu diễn của
các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhất là nghệ thuật truyền thống,
tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thu
hút tài năng trẻ của Thủ đô phát triển văn học, nghệ thuật.
e. Tăng cường hợp tác giao lưu
về văn hóa
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối
hợp các đơn vị liên quan:
- Quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các
thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong
nước và bạn bè quốc tế.
- Mở rộng thị trường văn hóa gắn với
phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động
dịch vụ văn hóa.
g. Phát triển thể thao
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Rà soát đánh giá cơ sở vật chất, đề
xuất sửa chữa cải tạo các công trình thể thao, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đăng
cai Đại hội Thể thao quốc gia 2018, Seagames 31 năm 2021 theo đề án được Chính
phủ phê duyệt.
- Xây dựng đề án đào tạo lực lượng huấn
luyện viên, vận động viên.
- Triển khai thực hiện các giải pháp
phát triển thể thao quần chúng: xây dựng đề án đẩy mạnh phong trào toàn dân tập
thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất trong nhân dân.
- Tăng cường kêu gọi xã hội hóa các
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao quần chúng; xã hội hóa lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời phục vụ miễn phí cho người dân
luyện tập tại các điểm công cộng: vườn hoa, công viên, các điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư. Phấn đấu 100%
số xã có điểm luyện tập thể dục, thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
h. Công tác thông tin truyền
thông
Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Xây dựng và triển khai thực hiện đề
án quy hoạch báo chí Thủ đô.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về báo chí, xuất bản, truyền thông.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các hội
sách, triển khai xây dựng đề án phố sách của Thành phố.
2.2. Phát triển sự nghiệp giáo
dục đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
hệ thống mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì xây dựng, đề xuất các giải
pháp thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 70% trường học công lập (mầm
non, tiểu học, THCS, THPT) đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
- Đánh giá kết quả xây dựng và đề xuất
giải pháp xây dựng trường chất lượng cao, xây dựng và công nhận thêm 20 trường
chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.
- Rà soát đánh giá thực trạng cơ sở vật
chất, xây dựng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành Giáo dục
và Đào tạo của Thành phố giai đoạn 2016-2020 trình UBND
Thành phố phê duyệt trong quý IV/2016. Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học
tập trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương
pháp giảng dạy, chú trọng phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực người học,
tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nghiên cứu giải pháp
nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng cơ chế, chính
sách khuyến học, khuyến tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch
số 111/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành
phố về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành
giáo dục và đào tạo Thủ đô giai đoạn 2011-2016 và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn
2016-2020.
Sở Nội vụ: Tham mưu triển khai thực hiện hợp nhất các cơ sở giáo dục thường
xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo chỉ đạo của Chính
phủ và hướng dẫn của các bộ ngành trung ương.
2.3. Phát triển khoa học công
nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì,
phối hợp các đơn vị liên quan:
- Triển khai giải pháp xây dựng các chương
trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học,
công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, gắn với phát triển kinh tế
tri thức.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế cho nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
- Đề xuất các giải pháp, đôn đốc thực
hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước, quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thực hiện đề án khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo đã được Chính phủ phê duyệt
- Triển khai thực hiện và quản lý
khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng khoa học, công nghệ: Trung
tâm chuyển giao công nghệ Hòa lạc; hoàn thành Trung tâm giao dịch công nghệ thường
xuyên; khởi công xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm;
Dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, nâng cao năng lực hoạt
động của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
2.4. Phát triển công tác y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn
vị liên quan:
- Rà soát bổ sung quy hoạch mạng lưới
y tế của Thành phố.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện các
chỉ tiêu: 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Đạt 26,5 giường
bệnh và 13,5 bác sỹ/vạn dân; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân dưới 8,5%; Trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
- Chủ động kiểm soát, thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn,
nâng cao chất lượng công tác phòng bệnh, khám, chữa bệnh.
- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa các
bệnh viện khu vực nội đô, đầu tư nâng cấp trung tâm y tế dự phòng Thành phố và
hệ thống bệnh viện tuyến huyện, tuyến khu vực. Tập trung chỉ đạo hoàn thành dự
án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Trung tâm kỹ thuật cao
tại Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn; Tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư, giảm
gánh nặng cho ngân sách Thành phố.
- Xây dựng đề án: Nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh của ngành Y tế Thủ đô trình UBND Thành phố phê duyệt trong quý
IV/2016.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các
cơ sở xã hội hóa đang hoạt động, kịp thời hướng dẫn thực hiện, xử lý vi phạm
phát sinh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến hành kiểm
tra, rà soát, đôn đốc tiến độ các dự án xã hội hóa y tế trên địa bàn Thành phố.
- Phát triển mô hình bác sĩ gia đình
nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, góp
phần giảm tải bệnh viện một cách bền vững.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh, tiêm chủng
mở rộng có sự liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư Thành phố.
- Triển khai các giải pháp khắc phục
tình trạng quá tải tại một số bệnh viện, nhất là những bệnh viện lớn ở trung
tâm nội đô.
- Xây dựng đội ngũ chuyên môn bảo đảm
công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2.5. Đảm bảo an sinh xã hội
a. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với
người có công và chính sách dân tộc
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Tổ chức thực hiện tốt chính sách xã
hội, chính sách đối với người có công trên địa bàn Thành phố theo quy định của Nhà nước. Triển khai hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công theo
chính sách của Chính phủ, cơ bản hoàn thành trong năm 2017.
- Đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả
việc thu hút nguồn lực xã hội hóa thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa”.
Ban Dân tộc Thành phố chủ trì,
phối hợp đơn vị liên quan:
- Tổ chức thực hiện tốt chính sách
dân tộc trên địa bàn.
- Tham mưu và tổ chức triển khai thực
hiện nghị quyết của Thành ủy về phát triển kinh tế xã hội đối với đồng bào dân
tộc.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
chủ trì: Triển khai các biện pháp đảm bảo hoàn thành
các chỉ tiêu: Trên 55% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
Tỷ lệ 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
b. Lao động việc làm
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp các
đơn vị liên quan:
- Triển khai các giải pháp thực hiện hoàn
thành các chỉ tiêu: Giải quyết việc làm mới đạt 148 nghìn người/năm; Giảm tỷ lệ
thất nghiệp thành thị còn dưới 4%.
- Triển khai các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, phát triển sàn giao dịch, đẩy mạnh
giải quyết việc làm. Tăng cường hỗ trợ vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm
và xuất khẩu lao động.
- Hoàn thành Đề án rà soát, sắp xếp lại
sàn giao dịch việc làm, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành
phố.
c. Thực hiện công tác giảm
nghèo bền vững
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững; tổ chức thực hiện các giải pháp cụ
thể, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố đến năm 2020 còn
dưới 1,2%; Riêng tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5%; Tỷ lệ hộ nghèo
tại các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 3%.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất nguồn lực thực hiện, các
cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, tập trung ưu tiên hộ nghèo dân tộc
thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách hỗ trợ các xã có tỷ
lệ hộ nghèo cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Thực hiện Chương trình khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo theo lĩnh
vực được giao.
- Gắn Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng Nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của
Thành phố.
Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan: Đề xuất kế hoạch huy động,
bổ sung nguồn vốn ủy thác, thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng thực hiện
mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội.
3. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Thủ đô
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Chú trọng nội dung hướng nghiệp trong
giáo dục phổ thông.
- Rà soát, nâng cao chất lượng các cơ
sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai các
giải pháp thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm
2020.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với hệ thống giáo dục dạy nghề.
- Xây dựng đề án rà soát, đánh giá
tình hình hoạt động, giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo trên địa
bàn Thành phố.
- Triển khai có hiệu quả công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đôn đốc triển khai xây dựng 03 trường
cao đẳng nghề công lập chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
- Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào
tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, xã hội cơ sở.
- Triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách về đào tạo, đãi ngộ, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ trí thức nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
4. Xây dựng người
Hà Nội thanh lịch, văn minh
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối
hợp các đơn vị liên quan:
- Đề xuất các giải pháp: Khôi phục, kế
thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn trong gia đình truyền
thống của Thăng Long - Hà Nội phù hợp với những yêu cầu của nếp sống công nghiệp,
đô thị hiện đại; phê phán, khắc phục những mặt còn hạn chế trong giao tiếp, ứng
xử, thái độ vô trách nhiệm đối với cộng đồng của một bộ phận cư dân Hà Nội.
- Ban hành và triển khai thực hiện bộ
quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị
hành chính thành phố Hà Nội; quy tắc ứng xử trong bệnh viện, trường học của
Thành phố, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nếp sống thanh
lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển
đời sống văn hóa cơ sở. Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, nâng cao chất lượng đánh giá, bình xét, công nhận các danh hiệu văn
hóa: "Gia đình văn hóa",
"Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa",
"Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa", tiếp tục triển khai xây dựng mô hình "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị", "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới". Thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trật tự văn minh đô thị. Xây dựng nếp
sống người Hà Nội với các tiêu chí: chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân
ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp.
Sở Giáo
dục và Đào tạo:
- Tiếp tục giảng dạy bộ tài liệu Giáo
dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Thủ đô. Tăng cường thời lượng
giảng dạy, bổ sung một số tiêu chí: bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa
giao tiếp, ứng xử, tôn trọng pháp luật cho học sinh trong bộ tài liệu.
- Thực hiện có hiệu quả xây dựng trường
học văn hóa.
Sở Tư Pháp: tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật của nhân
dân Thủ đô.
Sở Thông tin và Truyền thông: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội sách, triển khai xây dựng phố
sách của Thành phố, nâng cao văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách góp
phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy:
Triển khai việc xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội
thanh lịch, văn minh gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
Đề nghị Ban Dân vận Thành ủy: Triển khai tổ chức công tác dân vận khéo trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”.
Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị xã hội Thành phố:
- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Tổ
chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các mục
tiêu, nội dung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên địa bàn Thủ đô.
Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Chủ
trì triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân, viên chức lao động
Thủ đô”.
5. Huy động nguồn
lực cho đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương
trình
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính:
- Xây dựng danh mục công trình trọng
điểm, các dự án đầu tư công, cân đối nguồn lực cho đầu tư, hoạt động theo mục
tiêu, chỉ tiêu chương trình.
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách
huy động xã hội hóa đầu tư, định kỳ kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện các
dự án xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo, y tế, lao
động thương binh xã hội và khoa học công nghệ.
Sở Tài chính:
- Đảm bảo cân đối vốn sự nghiệp thực
hiện nội dung của Kế hoạch.
- Bố trí kinh phí chi sửa chữa chống
xuống cấp các công trình trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo, y
tế, khoa học công nghệ, lao động thương binh xã hội, thông tin truyền thông của
Thành phố theo phân cấp, đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên.
- Bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân
sách cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội để thực hiện
các nhiệm vụ đề ra.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở ngành, đơn vị liên quan,
UBND các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ nội dung chương trình, Kế hoạch
thực hiện chương trình 04-CTr/TU của UBND
Thành phố tổ chức xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình của đơn vị mình để
quán triệt và triển khai thực hiện xong trước 30/9/2016;
- Hoàn thành xây dựng đề án, kế hoạch,
giải pháp, cơ chế chính sách được giao tại phần II Kế hoạch này và phụ lục kèm
theo Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền ban hành trong năm 2016.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch theo phân công đảm bảo hoàn thành các
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 04-CTr/TU.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6)
và hàng năm (trước ngày 30/11), có báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương
trình. Kịp thời phản ánh khó khăn, vướng
mắc và đề xuất, kiến nghị giải quyết, gửi về Sở Văn
hóa và Thể thao tổng hợp chung, báo cáo
UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.
2. Đề nghị UB Mặt trận tổ quốc
Thành phố, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Thành ủy và các
tổ chức thành viên: Tăng cường tuyên truyền, vận động
đoàn viên, hội viên và nhân dân và phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt các
nội dung Kế hoạch đã đề ra.
3. Đài phát thanh và truyền hình
Hà Nội, các báo: Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, an
ninh Thủ đô, các báo thuộc các đoàn thể của Thành phố phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nội dung Chương trình, Kế hoạch thực hiện chương trình của Thành phố xây dựng chuyên
trang, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền phát triển văn hóa xã hội, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch.
4. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì,
phối hợp Văn phòng UBND Thành phố
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển
khai thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ tổng hợp đánh giá tình hình
thực hiện hàng năm, sơ kết, tổng kết chương trình và tham mưu UBND Thành phố tổng hợp báo Ban chỉ đạo Chương trình, Thành ủy
theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- T.Tr; Thành ủy - HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy;
- Các đ/c PCT UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy; Văn phòng Thành ủy;
- Đảng ủy Khối: Các cơ quan Thành phố, Công nghiệp, Đại học, Doanh nghiệp;
- Ủy ban MTTQ Thành phố, Liên đoàn Lao
động Thành phố; Thành đoàn Hà Nội, Hội Phụ nữ Thành
phố, Hội cựu chiến binh Thành phố; Hội nông dân Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Quận ủy - UBND các quận, huyện, thị xã;
- Cơ quan báo, đài Thành phố;
- Ban chỉ đạo chương trình, tổ thư ký;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|