ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1623/KH-UBND
|
Tây Ninh,
ngày 30 tháng 7 năm 2019
|
KẾ
HOẠCH
PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2020
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày
25/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công văn số 4538/BKHĐT-TH ngày
03/7/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
năm 2020;
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
Phần thứ nhất
KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
- XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2019
1. Về củng cố nền
tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
1.1. Thực hiện Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm
2019; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các văn
bản chỉ đạo sau:
- Những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu
chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
(Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2019);
- Chương trình công tác của Ủy ban
nhân dân tỉnh năm 2019 (Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2019);
- Giao dự toán thu, chi ngân sách năm
2019 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày
10/12/2018).
- Giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư
xây dựng cơ bản năm 2019 (Quyết định số 3194/QĐ-UBND ngày 27/12/2018).
- Công bố công khai dự toán ngân sách
năm 2019 của tỉnh Tây Ninh (Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 07/01/2019).
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia năm 2019 và định hướng năm 2021 (Kế hoạch số 306/KH-UBND
ngày 22/02/2019).
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg
ngày 01/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho
sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 (Công
văn số 1058/UBND-TKTH ngày 24/5/2019).
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số
13/CT-TTg ngày 20/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững (Công
văn số
1147/UBND-TKTH ngày 05/6/2019).
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số
125-KH/TU ngày 10/5/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày
15/01/2019 của Bộ Chính trị về
nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền
kinh tế (Công văn số 1193/UBND-TKTH ngày 11/6/2019).
Tập trung thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế và các ngành, lĩnh vực; chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững,
hiệu quả và sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhóm
công tác thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh giai đoạn 2017-2021. Tỉnh đã kịp thời triển khai và cụ thể hóa các
cơ chế, chính sách của Trung ương, nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2019. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng trưởng cao (8,5%),
dự kiến năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 8,1% (KH 2019: tăng 8% trở lên). Môi
trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thu hút đầu tư nước
ngoài tăng 95,4% so với CK. Công tác quản lý, khai thác nguồn thu đảm bảo theo
tiến độ. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 64,3% dự toán, tăng 36,7% so với CK,
ước năm 2019 đạt 114,2% dự toán TW giao và tăng 16,7% so với thực hiện năm
2018. Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, định mức,
chế độ nhà nước quy định. Tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng thực hiện
đến cuối tháng 6/2019 đạt 42.057 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu năm. Giá cả hàng
hóa ít biến động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 3,33% so
với CK. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm: 13.299 tỷ
đồng, tăng 24,6% so với CK, ước thực hiện năm 2019 đạt 28.138 tỷ đồng, chiếm
35% trong GRDP (KH 2019: 35%).
Tuy nhiên, các chương trình, đề án của
ngành nông nghiệp triển khai chậm. Diễn biến dịch tả lợn Châu Phi gây tác động
lớn đến sản xuất, giá cả thịt heo biến động theo chiều hướng bất lợi cho người
sản xuất. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng khả năng sản xuất và nhu
cầu tiêu thụ của người dân.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu không đạt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Công tác phân khai chi tiết kế hoạch
vốn xây dựng cơ bản năm 2019 đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên kết quả thực hiện
và giải ngân vốn đạt thấp, đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu chính phủ chưa giải ngân; việc triển khai thực
hiện các dự
án,
nhất là các dự án mới còn chậm, đến nay có một số dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục
để tổ chức đấu thầu.
Công tác cải cách hành chính chưa đồng
bộ, toàn diện. Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2018 chỉ xếp 48/63 tỉnh,
thành, giảm 16 hạng so với năm 2017 (32/63 tỉnh thành).
1.2. Về kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP (giá
so sánh 2010) thực hiện 6 tháng đầu năm: 26.443 tỷ đồng, đạt 47,6% so với
KH, tăng 8,5% so với CK; ước thực hiện năm 2019: 57.133 tỷ đồng, tăng 8,1% so
với CK (KH 2019: tăng 8% trở lên).
Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm) trong GRDP
theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm: 19,8% - 42,7% - 32,0%, ước thực hiện năm
2019: 20,0% - 42,2% - 32,7% (KH 2019: 23 - 24%, 41 -
42%, 31 - 32%).
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản
(giá so sánh 2010) đạt 11.042 tỷ đồng, đạt 40,7% so với KH, bằng CK; ước
thực hiện năm 2019: 26.523 tỷ đồng, tăng 2,3% so với CK (KH 2019: tăng 4,5%
trở lên).
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá
so sánh 2010) đạt 41.381 tỷ đồng, đạt 47,1% so với KH, tăng 16,2% so với
CK; ước thực hiện năm 2019: 88.948 tỷ đồng, tăng 16% so với CK (KH 2019: tăng
14,5% trở lên).
- Giá trị các ngành dịch vụ (giá so sánh
2010)
đạt 14.034 tỷ đồng, đạt 47,2% so với KH, tăng 6,4% so với CK; ước thực hiện năm
2019: 29.858 tỷ đồng, tăng 6,5% so với CK (KH 2019: tăng 6,5% trở lên).
1.3. Về tình hình
kinh tế vĩ mô
a) Về giá cả, lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm
2019 giảm 0,68% so với tháng trước, nhưng tăng 1,97% so với tháng CK năm trước
và tăng 0,19% so với tháng 12 năm trước; bình quân 6 tháng so CK CPI tăng
3,33%.
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng, có 2 nhóm tăng là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,01%, nhóm hàng hóa
và dịch vụ khác tăng 0,09%. Nhóm có chỉ số giá ổn định là nhóm ăn uống ngoài
gia đình, may mặc mũ nón, giày dép, thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch
vụ y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông; riêng các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống giảm 0,39%, nhà ở điện nước chất đốt và VLXD giảm 0,99%, giao thông giảm
3,25%, văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,05%.
b) Hoạt động ngân hàng
Tổng vốn huy động của hệ thống ngân
hàng thực hiện đến cuối tháng 6/2019 đạt 42.057 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu
năm. Trong đó, vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu, đạt 28.430 tỷ đồng, chiếm
67,6% tổng vốn, tăng 3,5% so với đầu năm; vốn huy động trung và dài hạn đạt
13.627 tỷ đồng, tăng 2,8% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi
trong dân cư đạt 32.025 tỷ đồng chiếm 76,7% tổng số, tiền gửi của các tổ chức
kinh tế ước đạt 9.748 tỷ đồng.
Tổng dư nợ cho vay ước đạt 54.035 tỷ
đồng, tăng 9,2% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm
35% tổng dư nợ, nợ xấu chiếm 0,36% so với tổng dư nợ.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) chấp
hành nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt
Nam và lãi suất cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên; áp dụng lãi suất cho vay
hợp lý ở các lĩnh vực còn lại trên cơ sở lãi suất huy động, mức độ rủi ro của
khoản vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều
kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hộ dân; kiểm
soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục
đích và hiệu quả; đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; tích cực, chủ động gặp
gỡ, đối thoại, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
và người dân trong tiếp cận vốn.
Lãi suất cho vay của TCTD đối với
khách hàng ổn định, duy trì ở mức hợp lý. Hiện nay lãi suất cho vay đối với 05
đối tượng ưu tiên theo quy định, tối đa là 6,5%/năm đối với ngân hàng và
7,5%/năm đối với QTDND, các NHTM nhà nước cho vay ở mức tối đa 6,0%/năm; đối
với lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, cho vay tiêu dùng mức
phổ biến từ 8,5%-11,0%/năm.
c) Về thu, chi
ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh thực hiện 6 tháng đầu năm 2019 đạt 5.140 tỷ đồng, đạt 64,3% dự toán,
tăng 36,7% so với CK (Dự toán 2019: 8.000 tỷ đồng), trong đó thu nội
địa: 4.096 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán, tăng 16,47% so với CK; thu thuế xuất
nhập khẩu: 1.044 tỷ đồng, tăng 60,7% dự toán, tăng 3,3 lần so với CK.
Có 10/16 khoản thu đạt từ 50% trở lên so
với dự toán, trong đó phải kể đến: Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73% so với
dự toán. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, một số
doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi, miễn, giảm thuế nên nộp thuế TNDN tăng so
với CK. Thu từ khu vực ngoài quốc, doanh đạt 51 % so với dự toán, nguyên nhân
chủ yếu do một số doanh nghiệp xuất khẩu năm 2018, nay chuyển sang bán trong
nước nên có số nộp ngân sách về thuế GTGT tăng cao.
Tổ chức điều hành chi ngân sách trong
phạm vi dự toán được duyệt, kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng tiêu
chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Mặc dù tiến độ chi ngân sách địa
phương đạt thấp so dự toán nhưng đã đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội, chi trả
tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ đột xuất
khác. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 3.910 tỷ đồng, đạt 44,4% dự toán,
tăng 16,3% so với CK (Dự toán 2019: 8.800 tỷ đồng).
Phấn đấu thu NSNN năm 2019: 8.955 tỷ
đồng, đạt 114,2% dự toán, tăng 16,7% so với CK, trong đó thu nội địa 7.589 tỷ
đồng, đạt 105,1% dự toán, tăng 11,5% so với CK. Dự kiến chi NSĐP năm 2019:
9.105 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán, tăng 9,7% so với CK.
d) Về đầu tư phát
triển
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội trong 6 tháng đầu năm đạt 13.299 tỷ đồng, tăng 24,6% so với CK, trong đó
khu vực nhà nước tăng 23,3% so với CK, khu vực ngoài nhà nước tăng 27,4% so với
CK, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 20,4% so với CK. Ước thực
hiện năm 2019 đạt 28.138 tỷ đồng, chiếm 35% trong GRDP (KH 2019: 35%).
- Tổng kế hoạch vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước năm 2019: 2.953,267 tỷ đồng, thực hiện giải ngân 924,216 tỷ đồng, đạt
31,29% KH, tăng 2,1% so CK (6 tháng đầu năm 2018 giải ngân 905,063 tỷ đồng), dự
kiến giải ngân trong năm 2019 là 2.891,693 tỷ đồng, đạt 97,92% KH.
- Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
(bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt 702,25 triệu USD, tăng 95,4% so
với CK. Trong đó, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 25 dự án, vốn đầu
tư 599,4 triệu USD, tăng 66,67% về số dự án và tăng 258,9% về số vốn đăng ký so
với CK. Tăng vốn: 13 lượt dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 122,4 triệu
USD, giảm 29% về vốn so với CK. Giảm vốn: 02 lượt dự án giảm vốn với vốn giảm
là 42,02 triệu USD. Góp vốn, mua cổ phần 6 lượt dự án với vốn đăng ký 22,47
triệu USD, tăng 16,5% về vốn so với CK. Vốn thực hiện trong 6 tháng đầu năm
2019 đạt 118,65 triệu USD, bằng 51% so với CK. Vốn thực hiện lũy kế trên địa
bàn tỉnh đến 30/6/2019 đạt 3.265,72/6.458,82 triệu USD, chiếm 50,56% tổng vốn
đăng ký. Trong đó có 03 dự án đầu tư có vốn lớn gồm dự án chế tạo lốp xe radian
toàn thép ACTR với vốn đăng ký 280 triệu USD, nhà máy sản xuất sợi Lu Thai (Tân
Châu) với vốn đăng ký 60 triệu USD. Dự kiến cả năm 2019, thu hút đầu tư đạt
809,45 triệu USD, tăng 100% so với CK. Trong đó: cấp mới: 30 dự án với vốn đăng
ký 699 triệu USD, bằng 100% về số dự án và tăng 54% về vốn đăng ký so với CK;
Tăng vốn: 20 dự án với vốn tăng 130 triệu USD, giảm 60% về vốn tăng so với CK;
Giảm vốn: 42,02 triệu USD; Góp vốn, mua cổ phần: 22,47 triệu USD, giảm 26% so
với CK. Vốn thực hiện đạt 240 triệu USD, bằng 59% so với CK.
e) Xuất, nhập khẩu
hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 1.806
triệu USD, đạt 35,5% so với KH, giảm 1,6% so với CK, trong đó đáng chú ý là các
mặt hàng: sắn và các sản phẩm từ sắn (-98%); cao su (-59%); giày
dép các loại (-36%); vải các loại (+33%); phương tiện vận tải và
phụ tùng (+28%); xơ, sợi dệt các loại (+21%). Ước thực hiện năm
2019 đạt 3.968 triệu USD, đạt 77,9% KH, giảm 5% so với CK (KH 2019: tăng
20%).
Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 2.024
triệu USD, đạt 55,7% so với KH, tăng 58,1% so với CK (KH 2019: tăng
20%),
trong đó đáng chú ý là các mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng (+146%);
bông các loại (+91%); xơ, sợi dệt các loại (+11%). Ước thực hiện
năm 2019 đạt 3.438 triệu USD, đạt 97,7% KH, tăng 15% so với CK (KH 2019:
tăng 20%).
2. Về thực hiện các
chương trình đột phá
2.1. Về phát triển
nguồn nhân lực
a. Lĩnh vực y tế
Tập trung thực hiện Đề án củng cố,
phát triển nâng cao chất lượng hoạt động Bệnh viện Đa khoa tỉnh giai đoạn
2018-2020. Tạo điều kiện thuận lợi để 02 bệnh viện Bệnh viện đa khoa Hồng Hưng
và Bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Tây Ninh đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành
sớm hơn thời gian dự kiến (trước tháng 5/2020).
Thực hiện Kế hoạch đào tạo nhân lực y
tế năm 2019: đã tiếp nhận và phân bổ 44 bác sĩ mới ra trường năm 2018 cho các
đơn vị, số còn lại đang đào tạo tại các trường y là 249 sinh viên; liên kết với
các cơ sở để đào tạo 73 cử nhân đại học các chuyên ngành y tế và 100 cử nhân
cao đẳng điều dưỡng (đào tạo tại tỉnh); liên kết với Đại học Y Dược cần Thơ mở
3 lớp định hướng chuyên khoa hồi sức cấp cứu, nội thần kinh, chẩn đoán hình ảnh
(đào tạo tại tỉnh) với 59 bác sĩ; phối hợp với Đại học Y Dược cần Thơ và Khoa Y
- Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức cho sinh viên y khoa thực tập tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh.
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên
quan đến chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2016-2021. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hoạt động
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh.
b. Lĩnh vực giáo dục
Thực hiện sắp xếp lại các đơn vị sự
nghiệp công lập theo Quyết định 2414/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh, đến
nay đã sáp nhập 03 trường mầm non, 16 trường trung học cơ sở, 02 trường trung
học phổ thông.
Phối hợp với tổ chức Teach For Viet
Nam triển khai kế hoạch giảng dạy tiếng Anh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ
chính khóa tại các trường phổ thông trên địa bàn. Tiếp nhận tài trợ của doanh
nghiệp, hỗ trợ cho 03 giáo viên ngoại ngữ người Philippines giảng dạy ngoại ngữ
tại 03 trường THPT.
Tổ chức rà soát thực trạng các cơ sở
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông để thực hiện quy hoạch lại mạng lưới các
điểm trường lẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định
số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo đảm
cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mần non và giáo dục phổ thông giai
đoạn 2017-2025.
c. Lĩnh vực dạy nghề
Ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao
động nông thôn năm 2019; Danh mục đào tạo nghề, xây dựng định mức kinh tế - kỹ
thuật và chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng.
Xây dựng đề án sáp nhập Trường Trung
cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh vào
Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh. Dự kiến đến Quý 3/2019 thực hiện việc sáp nhập.
Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị
37-CT/TW, ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) và Chương trình hành động số
46-CTr/TU, ngày 31/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Đánh giá sơ kết 03
năm thực hiện Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” và
điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề trọng điểm.
d. Đào tạo cán bộ, công chức
Ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức năm 2019. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 410 người
(bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 160 người; đào tạo
tiếng Khmer 50 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
200 người). Hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học cho 05 trường hợp. Ban hành
danh mục lĩnh vực đào tạo sau đại học và danh mục lĩnh vực thu hút năm 2019.
Xét cử 01 trường hợp tham gia đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đi Australia năm 2019.
2.2. Về cải cách
hành chính
Tiến hành rà soát theo Kế hoạch hệ
thống hóa kỳ 2014-2018 với tổng số 890 văn bản: trong đó có 213 Nghị quyết và
677 Quyết định (số văn bản trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 là 460 và 430 văn
bản chuyển tiếp của giai đoạn rà soát kỳ đầu 1999-2013). Kết quả rà soát, hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã được UBND tỉnh công bố tại Quyết định
số 512/QĐ-UBND ngày 28/02/2019[1].
Về cải cách các thủ tục hành chính, đến nay đã
công bố quy trình điện tử của 1.884 TTHC thuộc 03 cấp chính quyền trên địa bàn.
Hệ thống một cửa điện tử đã được đưa
vào sử dụng tại 100% sở, ban, ngành tỉnh, 100% UBND cấp huyện và 100% cấp xã để
thực hiện tiếp nhận và quản lý tất cả các hồ sơ theo thủ tục hành chính thuộc
tất cả các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Kết quả giải quyết TTHC 6 tháng đầu năm
2019 (từ ngày 01/01/2019 đến 10/6/2019): Số hồ sơ tiếp nhận phải giải quyết là
72.753 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 57.855 hồ sơ (đạt 80%), quá hạn
8.381 hồ sơ (chiếm 11,5%), đang giải quyết 6.337 hồ sơ (chiếm 8,5%).
Cổng thông tin điện tử của tỉnh cung
cấp 100% TTHC đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 (1.884 thủ tục); đạt dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3 là 1.216 TTHC và 108 TTHC đạt dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4.
Trung tâm Hành chính công tỉnh thực
hiện tốt chức năng là đầu mối, hướng dẫn, tiếp nhận, giám sát, đôn đốc việc
giải quyết các TTHC của tất cả các lĩnh vực giải quyết thuộc thẩm quyền chuyên
môn của 18 sở, ngành tỉnh. Tỉnh đã triển khai thí điểm thực
hiện tiếp nhận một số TTHC qua Cổng Phục vụ Hành chính công trên ứng dụng Zalo.
Trong 6 tháng đầu năm, có 637 lượt công dân nộp TTHC qua ứng dụng Zalo, trong
đó cấp tỉnh tiếp nhận 151 lượt, cấp huyện 202 lượt và cấp xã 248 lượt.
2.3. Về xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng KTXH, nhất là hạ tầng giao thông
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh tiếp
tục triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ X về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất
là hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020, trong đó nguồn đầu tư chủ yếu dựa
vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều từ nguồn lực ngoài nhà nước.
Việc huy động nguồn vốn ODA, việc kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP còn
nhiều hạn chế. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực, nhất
là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cụ thể thực hiện nguồn ngân
sách nhà nước (vốn trung ương hỗ trợ mục tiêu và ngân sách địa phương) trong 6
tháng đầu năm 2019, thực hiện giải ngân 924,216 tỷ đồng/2.953,267 tỷ đồng, đạt
31,29% KH, tăng 2,1%
so CK (6 tháng đầu năm
2018 giải ngân 905,063 tỷ đồng), dự kiến giải ngân trong năm 2019 là 2.891,693
tỷ đồng/2.953,267
tỷ đồng, đạt 97,92% KH.
3. Về cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và
sức cạnh tranh của nền kinh tế
3.1. Về cơ cấu lại
đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng
- Cơ cấu lại đầu tư công: Trong 6
tháng đầu năm 2019 và dự kiến cả năm 2019, tỉnh tiếp tục triển khai kịp thời,
hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu của Đề án cơ cấu lại
đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018, tập trung đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông phục
vụ tốt nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Tạo bước chuyển mạnh
mẽ trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn; thu hẹp
dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Tập trung đầu tư vào
các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, các công trình, dự án trọng điểm, có
sức lan tỏa rộng và tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và
ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước:
Thực hiện Kế hoạch thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, trong 6 tháng đầu
năm 2019 có 02 công ty triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước (Công ty Cổ phần
cấp thoát nước Tây Ninh (35% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần Đăng kiểm Tây Ninh
(49% vốn điều lệ), 01 công ty tiếp tục giữ vốn nhà nước (Công ty Cổ phần Công
trình Đô thị Tây Ninh (40% vốn điều lệ), tiếp tục giải thể 01 công ty (Công ty
Cổ phần Cao su 1-5 Tây Ninh).
- Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng:
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh không có trụ sở chính của các Ngân hàng thương mại,
tổ chức tài chính vi mô, chỉ có 18 Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) đang hoạt động.
Do đó công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng chủ yếu thực
hiện đối với hệ thống QTD. Các QTD hoạt động liên xã, phường; địa bàn hoạt động
của các QTD theo đúng phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Tổng số thành
viên tham gia góp vốn đến nay là 24.969 thành viên, giảm 1.533 thành viên so
với năm 2018, giảm các thành viên không góp vốn thường niên theo quy định. Tổng
vốn huy động 1.854 tỷ đồng, tăng 34,6 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng dư nợ cho
vay 2.127 tỷ đồng, tăng 36,5 tỷ đồng so với năm 2018, chiếm 87,6% tổng nguồn
vốn. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,42% tổng dư nợ cho vay, tăng so với tỷ lệ 0,32% năm
2018. Nợ xấu phát sinh chủ yếu do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc thua
lỗ, nhưng đều được theo dõi, quản lý chặt chẽ và có khả năng thu hồi.
3.2. Về tình hình
sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu
- Nông nghiệp - nông thôn:
Trồng trọt đang chuyển dịch theo tín
hiệu thị trường và cơ cấu ngành nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng tiếp tục có sự
chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung, vùng sản xuất chuyên canh mì, rau củ
quả tương đối ổn định gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, vùng chuyên
canh mía giảm mạnh. Cụ thể: giảm diện tích một số nhóm cây trồng như mía, cao
su hiệu quả thấp chuyển đổi sang trồng mì, các loại cây ăn trái quy mô tập
trung,... Ước tổng diện tích gieo trồng năm 2019 đạt 382.325 ha bằng 99,5% so với
CK. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt dự kiến đến năm 2019
ước đạt 94,5 triệu đồng, tăng 01 triệu đồng so với năm 2018. Bệnh khảm lá tiếp tục
phát sinh gây hại, tính đến ngày 18/7/2019 diện tích nhiễm 38.957 ha, tuy nhiên
khoảng 60% diện tích chỉ ở mức nhiễm nhẹ, giảm so với năm 2017 và 2018.
Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn
nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại tập trung, đảm bảo an
toàn sinh học. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.465 trang trại, gia trại (trong
đó: 259 trang trại, tăng 2,37% so với năm 2018; 1.206 gia trại), tỷ trọng chăn
nuôi trong nông nghiệp chiếm 15,4%. Đã xảy ra dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, ổ
dịch đầu tiên được phát hiện ngày 06/7/2019 tại 01 hộ chăn nuôi ở ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành
Long, huyện Châu Thành. Đến nay, đã có 51 hộ xuất hiện dịch tại 13 xã thuộc 04
huyện, số heo chết và tiêu hủy 933 con.
Ban hành quy định mức hỗ trợ lãi vay
phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025; quy định về hỗ
trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2019-2025; hoàn chỉnh Đề án chuỗi giá trị, cụm ngành nông nghiệp
tỉnh Tây Ninh và xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án Chuỗi giá trị và cụm ngành
nông nghiệp tỉnh Tây Ninh trên cây bưởi, chuối, mì và bò sữa.
Kết thúc niên vụ 2018 - 2019, diện
tích mía đã được đầu tư, bao tiêu là 19.036 ha, bằng 92,7% so với CK, trong đó
đầu tư trong tỉnh 12.925 ha và tại Campuchia 6.111 ha. Khối lượng mía đưa vào
sản xuất: 1.324.098 tấn; lượng đường sản xuất đạt 129.988 tấn; chữ đường bình
quân: 9,28 CCS. Giá mua mía 10 CCS là 720.000 đồng; bảo hiểm chữ đường là
8 CCS. Niên vụ 2019 - 2020, diện tích đầu tư và bao tiêu khoảng 9.886 ha, dự
kiến đến cuối năm 2019 sẽ đưa vào chế biến khoảng 515.000 tấn mía (tương ứng
diện tích 5.000 ha).
Ước khối lượng củ mì đưa vào chế biến
năm 2019 khoảng 3.330.446 tấn, tăng 7,5% so với năm 2018, sản xuất được 832.611
tấn bột (sản xuất công nghiệp là 2.830.879 tấn củ, 707.719 tấn bột; cơ sở vừa và
nhỏ là 499.566 tấn củ, 124.891 tấn bột). Giá thu mua củ mì tươi dao động từ
2.650 - 2.850 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực.
Nhà máy chế biến rau quả Tanifood đi
vào hoạt động với tổng công suất thiết kế 150.000 tấn/năm. Hiện nay nhà máy đã
đạt công suất 55.644 tấn nguyên liệu/năm, bằng 37% so với công suất thiết kế.
Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn
mới: Ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2019 - 2020; KH tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Công nhận 09 xã đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2018[2].
Lũy kế có 36/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 45%. Dự kiến đến cuối năm
2019 có 42/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 52,5% so với tổng số xã trên
địa bàn tỉnh và huyện Hòa Thành đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới. Đối với 38 xã còn lại, trung bình mỗi xã tăng ít nhất 02 tiêu chí.
- Sản xuất công nghiệp:
Hoạt động công nghiệp duy trì tốc độ
tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019
tăng 16,2%, ước thực hiện năm 2019 tăng 16% (KH năm 2019: tăng 14,5% trở
lên). Đến nay, tỷ lệ
lấp đầy đối với khu công nghiệp đạt 80,19%; đối với cụm công nghiệp đạt 91,9%.
Trong 6 tháng đầu năm 2019 trên địa
bàn tỉnh có 02 Nhà máy thủy điện nhỏ tổng công suất lắp đặt là 3MW, 01 Nhà máy
điện sinh khối công suất lắp đặt 37MW và 09 Nhà máy điện năng lượng mặt trời
với tổng công suất vận hành hiện nay là 648 MW. Các Nhà máy đang vận hành ổn
định sau khi đóng điện hòa lưới, tổng công suất của các Nhà máy đáp ứng khoảng
32% công suất tiêu thụ của tỉnh. Thực hiện tốt công tác điều hòa, cung ứng điện
đảm bảo thực hiện tốt cho sản xuất và sinh hoạt, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 33
triệu KWh điện. Sản lượng điện thương phẩm lũy kế 6 tháng năm 2019 ước đạt
1.945,4 triệu KWh. Thực hiện bán điện cho Vương quốc Campuchia được 108,7 triệu
KWh.
- Thương mại - dịch vụ:
Định hướng ngành thương mại, dịch vụ
là giữ vững kênh phân phối truyền thống, phát triển các loại hình thương mại
hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ sinh hoạt của dân cư; đa
dạng hóa thị trường tiêu thụ; tăng cường xúc tiến thương mại, mở các thị trường
mới. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước thực hiện năm 2019 tăng 6,5% so với
CK (KH
2019:
tăng 6,5% trở lên). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6
tháng đầu năm 2019 đạt 37.963 tỷ đồng, tăng 10% so với CK. Hạ tầng thương mại
được quan tâm đầu tư, hệ thống các Trung tâm thương mại, siêu thị được hình
thành và phát triển góp phần đáng kể tăng doanh thu bán lẻ các nhóm hàng lương
thực thực phẩm, hàng may mặc và đồ dùng, thiết bị gia đình. Đã đưa vào hoạt
động dự án Khu C-D chợ Long Hoa với mô hình chợ truyền thống của Công ty cổ
phần Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh; triển khai Dự án siêu thị tại thị
trấn Dương Minh Châu và thị trấn Tân Biên do Liên Hiệp hợp tác xã Thương mại
thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư.
Hoạt động du lịch tiếp tục có sự
chuyển biến mạnh mẽ, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra với nhiều hoạt
động sôi nổi, phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức nhằm thu hút, phục vụ
du khách, như: xây dựng phim quảng bá hình ảnh, tham gia các hội chợ, tổ chức
sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người Tây Ninh và mời gọi đầu tư
vào lĩnh vực du lịch. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch và
cơ sở lưu du lịch được thực hiện nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, đôn đốc bảo
đảm chất lượng phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh
thực phẩm để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Doanh thu du lịch đạt
545 tỷ đồng, đạt 50% so với KH, tăng 14,6% so với CK; số lượng khách lưu trú
tăng 12,5%, khách lữ hành tăng 2% so với CK, có hơn 2,2 triệu lượt khách tham
quan tại các khu, điểm du lịch, đạt 71,4% so với KH, tăng 1 % so với CK.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ
hỗ trợ vận tải trong 6 tháng ước đạt 1.526 tỷ đồng, tăng 7,61% so với CK, trong
đó: doanh thu vận chuyển hành khách đạt 513,3 tỷ đồng tăng 7,7%, doanh thu vận
chuyển hàng hóa đạt 983,7 tỷ đồng tăng 7,5% và doanh thu hoạt động kho bãi,
dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 29,1 tỷ đồng tăng 11,4% so với CK. Khối lượng vận
tải hành khách đạt 11.776 nghìn lượt khách, tăng 6,0% và luân chuyển được
728.175 nghìn lượt khách.km, tăng 7% so với CK. Vận chuyển hàng hóa đạt khối
lượng 7.831 nghìn tấn, tăng 7,4% và luân chuyển được 573.207 nghìn tấn.km, tăng
6,8% so với CK.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh, kiểm tra về hàng giả, hàng kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã kiểm tra 719 vụ, xử lý 229 vụ vi phạm (hàng cấm
49 vụ; hàng nhập lậu 10 vụ; hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 18 vụ; đầu cơ, găm
hàng 09 vụ; vi phạm trong kinh doanh 26
vụ; vệ sinh an toàn thực phẩm 16 vụ; vi phạm khác 101 vụ), số tiền thu
nộp ngân sách 1,73 tỷ đồng.
3.3. Việc lập các quy hoạch theo quy
định của pháp luật về quy hoạch
Thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017 và
các văn bản Luật liên quan (Luật số 28/2018/QH14, Luật số 35/2018/QH14),
Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày
07/5/2019 của Chính phủ, tỉnh đã tiến hành rà soát, bãi bỏ 13 dự án quy hoạch về
đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số
lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 gồm lãnh đạo UBND tỉnh là Trưởng ban chỉ đạo, các thành viên
BCĐ là lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Về nguồn vốn cho lập quy hoạch thời kỳ 2021 -
2030, UBND tỉnh đã bổ sung kinh phí thực hiện dự án Quy hoạch tỉnh vào Kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng
trong năm 2020 để thực hiện một số công tác liên quan đến lập Quy hoạch tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Luật Quy
hoạch, tỉnh còn một số khó khăn, vướng
mắc sau:
a) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch
cấp vùng hiện nay chưa có, nếu tỉnh vẫn tiến hành lập quy hoạch tỉnh thì sau
khi có quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng tỉnh phải tiến hành điều chỉnh lại quy
hoạch, mất thời gian và tốn kém nguồn lực.
b) Đánh giá sự phù hợp của dự án đối
với quy hoạch:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 33
Luật Đầu tư được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Luật số 28/2018/QH14 quy định:
trong Báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội Quyết
định chủ trương đầu tư có
quy định nội dung “c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp
quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị
hành chính - kinh tế đặc
biệt (nếu có); đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;”.
Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch cấp quốc
gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt. Do đó, nhà đầu tư và
cơ quan đăng ký đầu tư không có cơ sở để xác định sự phù hợp của dự án đối với
quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Điều này gây khó khăn
công tác hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục hành chính và các thủ tục khác
có liên quan, nhất là thông tin liên quan đến quy hoạch.
Kiến nghị: Việc đánh giá sự phù hợp
của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng chỉ thực hiện đối
với dự án có vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng; việc đánh giá dự án phù hợp với quy
hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
(nếu có); đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án được thực hiện
đối với dự án có vốn đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng.
c) Về nguồn vốn thực hiện quy hoạch:
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 9
Luật Quy hoạch năm 2017: "Chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê
duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy
định của pháp luật về đầu tư công".
Căn cứ quy định tại Điều 55 Luật Đầu
tư công và Điều 27 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì
điều kiện dự án đầu tư công được bố trí vốn thực hiện là phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31
tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, nghĩa là dự án lập Quy hoạch cũng phải
thực hiện theo đúng trình tự nêu trên.
Tuy nhiên, dự án lập Quy hoạch tỉnh có
quy trình thực hiện hoàn toàn trái ngược so với dự án đầu tư công bởi lý do: dự
án đầu tư công sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án mới bố trí
vốn thực hiện, tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và quyết toán kết
thúc dự án; còn dự án lập Quy hoạch là dự án lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức
thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm quy hoạch rồi mới trình phê duyệt, kết thúc dự
án, do đó phải bố trí vốn trước rồi mới thuê đơn vị tư vấn thực hiện trước khi
phê duyệt, kết thúc dự án.
Ngoài ra Bộ Tài chính chưa có hướng
dẫn về thủ tục, hồ sơ thanh toán, kiểm soát chi đối với kinh phí lập quy hoạch
từ nguồn vốn đầu tư công. Vì dự án lập quy hoạch không thể thực hiện thủ tục
thanh toán như dự án đầu tư công thuần túy.
4. Về cải thiện môi
trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp
Triển khai thực hiện Nghị quyết số
02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia năm 2019 và định hướng năm 2021. Các giải pháp của tỉnh đề ra
phần lớn tập trung vào đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí hành
chính, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
hành chính nhà nước. Tạo thuận lợi, đảm bảo bình đẳng, công khai, minh bạch
trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
năm 2018, Tây Ninh xếp hạng thứ 14/63 tỉnh, thành với 64,54/100 điểm (tăng 5
bậc so với năm 2017), xếp hạng thứ 3/8 tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp đến năm 2020, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; phổ biến các
chính sách pháp luật về phát triển doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông tin, chính
sách ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính, chính sách pháp luật và hỗ trợ doanh
nghiệp. Triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhằm nâng cao
trình độ, mang lại hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành
chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động theo những quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định. Đẩy mạnh đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử, góp phần nâng cao công tác đăng ký kinh doanh
tại địa phương để người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công một cách
thuận lợi, góp phần giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cấp giấy
chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 324 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là
6.535 tỷ đồng, so với CK tăng 14,9% về số doanh nghiệp và tăng 1,4 lần về vốn
đăng ký. Có 75 doanh nghiệp giải thể với số vốn 356,3 tỷ đồng (CK giải thể 104 doanh
nghiệp với vốn 391,9 tỷ đồng). Lũy kế, có 5.469 doanh nghiệp, với tổng vốn
đăng ký 98.772 tỷ đồng.
Phát triển mới 10 hợp tác xã, 355
thành viên, tổng vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng. Lũy kế, có 124 hợp tác xã, với 30.400
thành viên, tổng vốn điều lệ khoảng 229 tỷ đồng. Tổ chức tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể (Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002).
5. Về phát triển khoa
học và công nghệ
Có 24 nhiệm vụ khoa học công nghệ được
phê duyệt[3],
đã nghiệm thu 05 nhiệm vụ. Kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa 98
cơ sở[4],
kết quả không phát hiện cơ sở vi phạm. Thực hiện 101 hợp đồng dịch vụ khoa học
và công nghệ, kiểm định và hiệu chuẩn đo lường 228 phương tiện đo, đạt 100%.
Cập nhật, đăng tải 121 tin hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Ban hành KH thực hiện dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa của doanh
nghiệp tỉnh Tây
Ninh"
năm 2019. Tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học công nghệ với Trường Đại
học Bách Khoa - Đại học quốc gia TP.HCM.
6. Về phát triển các lĩnh
vực văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Thực hiện các chính sách an sinh xã
hội, bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo: Các hoạt động chăm lo Tết cho gia
đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn, trẻ em con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được tổ chức thực
hiện kịp thời. Tư vấn việc làm và học nghề cho 11.027 lượt lao động, tổ chức
cho 239 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Xảy ra 05 vụ
tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể với 2.393 lao động tham gia (giảm
01 vụ và giảm 1.394 người so với CK), các cuộc đình công đều được hòa giải
thành. Triển khai thực hiện KH hỗ trợ nhà ở cho người có công năm 2019 (xây
mới 55 căn, sửa chữa 121 căn)[5],
xây tặng và bàn giao 117 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh
và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025”
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết quả tổng kết năm học 2018 - 2019: Tỷ lệ học
sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,99% (năm học trước 100%),
chương trình trung học cơ sở đạt 99,92% (năm học trước 99,37%). Tổ chức
thi, kiểm tra đánh giá các kỳ thi cuối cấp, đặc biệt tổ chức tốt kỳ thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông năm 2019 bảo đảm đúng quy chế, có 7.942/8.453 học sinh thi đậu tốt
nghiệp, đạt 93,95% (năm học trước 97,19%). Toàn tỉnh hiện có 190 trường đạt
chuẩn quốc gia.
Công tác khám chữa bệnh và bảo vệ sức
khỏe nhân dân được duy trì ổn định, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được tăng cường,
không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Kiểm tra 2.636 cơ sở chế biến, kinh doanh thực
phẩm, dịch vụ ăn uống, kết quả có 2.191 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đạt 83%;
445 cơ sở vi phạm (trong đó xử phạt vi phạm hành chính 69 cơ sở với tổng số
tiền 375 triệu đồng). Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 81,9% so với dân
số toàn tỉnh, dự kiến cuối năm 2019 đạt 85,5% (KH năm 2019: 85,5%).
Về phát triển văn hóa, thể dục, thể thao: Các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân được tổ chức
tốt, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của
nhân dân. Đăng cai tổ chức Giải đua xe Mô tô toàn quốc “Cúp vô địch quốc gia
năm 2019”, giải Quần vợt vô địch đồng đội quốc gia tranh cúp Hải Đăng năm 2019.
Tổng số huy chương của các đội thi đấu thể thao thành tích cao đạt được 78 huy
chương các loại (09 HCV, 34 HCB, 35 HCĐ), trong đó đạt 01 huy chương vàng giải
vô địch Đông Nam Á môn Taekwondo, 14 VĐV kiện tướng quốc gia, 32 VĐV cấp 1 quốc
gia. Đăng cai tổ chức thành công giải Taekwondo học sinh toàn quốc khu vực II
tại Tây Ninh.
Tình hình hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, tuân thủ quy định pháp luật và danh
mục hoạt động tôn giáo đã thông báo. Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng
diễn ra đảm bảo an ninh trật tự. Giải quyết theo thẩm quyền 49 trường hợp liên
quan nhu cầu sinh hoạt tôn giáo.
7. Về quản lý và bảo
vệ tài nguyên và môi trường
Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm
2019 của các huyện, thành phố. Hoàn chỉnh phương án sử dụng quỹ đất bàn giao về
địa phương quản lý của Công ty cổ phần cao su 1 -5 Tây Ninh. Ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách
thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện cấp 08 giấy phép hoạt động
khoáng sản, kiểm tra phương tiện doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát khu
vực Hồ Dầu Tiếng; cấp 64 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước, gồm: 08 giấy phép
thăm dò nước dưới đất; 43 Giấy phép cấp, gia hạn, điều chỉnh khai thác, sử dụng
nước dưới đất; 13 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Ký kết Quy chế phối hợp trong công tác
quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản tại khu
vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Triển khai dự án xác định cắm
mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh và dự án nghiên cứu, phân
vùng khai thác và sử dụng nước trên địa bàn Thành phố Tây Ninh, thị trấn Hòa
Thành và huyện Tân Châu phục vụ cho công tác quản lý.
Thực hiện Kế hoạch xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường đối với 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kết
quả xử lý hiện nay: 09/11 cơ sở được kiểm tra, chứng nhận hoàn thành việc thực
hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, còn
02/11 cơ sở đã xây dựng hệ thống
xử lý nước thải chưa lập hồ sơ đề nghị chứng nhận.
Tỉnh đã quy hoạch 04 khu xử lý chất
thải rắn tập trung có tổng diện tích 67,80 ha, đóng cửa 11 bãi rác không phù
hợp quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn tỉnh có 02 khu xử
lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp đang hoạt động, đang triển khai xây
dựng 01 khu. Về xử lý chất
thải nguy hại, trên địa bàn tỉnh hiện có 04 Công ty được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Các chủ nguồn chất
thải nguy hại đều đã đăng ký chủ nguồn thải và hợp đồng với đơn vị có chức
năng để xử lý đạt 100% chất thải nguy hại phát sinh. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô
thị, chất thải nguy hại và chất thải y tế được thu gom xử lý đạt 100% so với kế
hoạch.
Các khu công nghiệp đang hoạt động đã
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt cột A quy
chuẩn quy định và đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động. Các nhà máy trong khu,
cụm công nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý chất thải theo quy định
mới đưa vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đều xây dựng trạm trung chuyển
chất thải rắn và thực hiện công tác xử lý đúng theo quy định.
8. Xây dựng chính
quyền và sắp xếp tổ chức bộ máy; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải
quyết khiếu nại, tố cáo
Xây dựng chính quyền: Thực hiện
chủ trương thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng
Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn
Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, kể từ ngày
01/01/2019. Sắp xếp, kiện
toàn tinh giảm 01 cơ
quan, 15 phòng chuyên môn, 02 chi cục thuộc các sở, ban, ngành UBND tỉnh, giảm
21 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và 21 đơn vị sự nghiệp cấp huyện. Các sở,
ban ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập cấp và UBND các huyện, thành phố
đã chủ động triển khai, xây dựng Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ
quan, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Công tác thanh, kiểm tra;
tiếp công dân; giải quyết khiếu nại tố cáo: Thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành thực hiện 3.136 cuộc, phát hiện 199 tổ chức và 652 cá
nhân vi phạm, tổng số tiền phạt là 4.798 triệu đồng, đã thu 4.724 triệu đồng (chủ yếu vi phạm thuộc
lĩnh vực giao thông, môi trường, kiểm dịch, y tế...).
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại tố cáo của công dân: Tiếp được 1.694 lượt với 1.655 người; nhận 1.057 đơn,
trong đó đơn đủ điền kiện thụ lý là 770 đơn (182 đơn khiếu nại, 41 đơn tố cáo,
547 đơn phản ánh, kiến nghị), số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết là 112 đơn/112 vụ việc (101 khiếu nại, 11 tố cáo), đã giải quyết 77 vụ
việc, đạt 69% trên tổng số thụ lý, số còn lại đang xác minh, xem xét giải
quyết.
Công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải
quyết khiếu nại, tố cáo các cấp các ngành đã chủ động nắm tình hình, tổ chức
tiếp công dân thường xuyên, định kỳ theo quy định, trách nhiệm tiếp công dân
của người đứng đầu các ngành, các cấp được nâng lên; tăng
cường công tác đối thoại với công dân, công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố
cáo được thực hiện theo đúng trình tự quy định.
Công tác phòng, chống tham nhũng: Tiếp tục duy
trì thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định; tổ chức công
tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 theo đúng quy định, trong đó đã phát
hiện xử lý 02 trường hợp[6],
xử lý trách nhiệm thủ trưởng đơn vị để xảy ra tham nhũng 03 vụ[7].
Thực hiện 32 cuộc thanh tra hành
chính, chủ yếu trên lĩnh vực tài chính ngân sách (14/32 cuộc), còn lại
là các lĩnh vực đất đai, quản lý hành chính, xây dựng cơ bản; qua đó, phát hiện
vi phạm và kiến nghị thu hồi số tiền 2.354 triệu đồng và 445.640 m2 đất.
Trong công tác điều tra, truy tố, xét
xử vụ án tham nhũng: Khởi tố 06 vụ, kết thúc điều tra 02 vụ, điều tra lại 01
vụ; truy tố 02 vụ; xét xử 04 vụ.
Công tác phòng, chống tham nhũng được
triển khai tích cực, không phát sinh những vụ việc tham nhũng mới. Tổ chức thực
hiện nghiêm Quyết định số 213/QĐ-TTg, ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ,
về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí năm 2019. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung
ương 3, Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn
với đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
với Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ.
9. Về quốc phòng, an
ninh
Công tác quân sự- quốc phòng địa
phương:
Thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2019. Tổ chức các hoạt động kỉ niệm 40
năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia
chiến thắng chế độ diệt chủng; kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên
phòng (03/3/1959 - 03/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 -
03/3/2019). Tổng kết hoạt động hợp tác năm 2018 và ký kết biên bản hợp tác năm
2019 với Tiểu khu Quân sự 04 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia (Svay Riêng, Prây
Veng, Tbong Khmum và Ốt Đô Chây). Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt
liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia đợt 2, giai đoạn XVIII (tính
đến ngày 13/5/2019) được 124 bộ (trên địa bàn tỉnh: 03 bộ).
Công tác bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới:
Tình hình trật tự an toàn xã hội (Từ
ngày 15/12/2018-14/6/2019): Tiếp nhận 674 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hình sự (tăng 35 vụ so CK); trong đó, tội phạm rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng 101 vụ (giảm 16 vụ so CK), điều tra làm rõ
612 vụ với 1.090 đối tượng, cụ thể: về trật tự xã hội: phát hiện 394 vụ (giảm
59 vụ), điều tra làm rõ 335 vụ, với 741 đối tượng; về ma túy: phát hiện và
điều tra làm rõ
179 vụ, với 233 đối tượng; về kinh tế: phát hiện 37 vụ (tăng 15 vụ), điều tra làm rõ
36 vụ, với 741 bị can; về giao thông: phát hiện và điều tra làm rõ 52
vụ (tăng 05 vụ); về tham nhũng: phát hiện và điều tra làm rõ 02 vụ (tăng
01 vụ); về lĩnh vực
khác: phát hiện 12 vụ, điều tra làm rõ 10 vụ với 17 đối tượng.
Tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội
phạm được 74 cuộc, với 12.211 người; tuyên truyền phòng, chống ma túy được 47
cuộc, với 11.501 người tham dự; bắt và xử lý 300 vụ, với 1.737 đối tượng hoạt
động cờ bạc (giảm 246 vụ, 821 đối tượng), bắt 22 vụ với 49 đối tượng cho
vay nặng lãi, bắt 04 vụ với 15 đối tượng hoạt động mại dâm, bắt 67 vụ vi phạm
về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, khai thác khoáng sản trái phép (giảm
36 vụ).
Xảy ra 14 vụ cháy (giảm 06 vụ so
với CK), làm bị thương nhẹ 01 người, thiệt hại về tài sản khoảng 32,09 tỷ
đồng.
Tai nạn giao thông đường bộ (từ
ngày 15/12/2018 đến ngày 14/6/2019 của Ban an toàn giao thông tỉnh) xảy ra
61 vụ, làm chết 32 người, bị thương 53 người, so với CK giảm cả 3 tiêu chí (giảm
75 vụ, giảm 30 người chết, giảm 53 người bị thương). Tai nạn giao thông
đường thủy không xảy ra.
Tình hình an ninh chính trị khu vực
biên giới cơ bản ổn định. Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt
Nam - Campuchia: Lũy kế đến nay đã phân giới được khoảng 228/240 km, xác định
được 94/101 vị trí mốc với 102/109 cột mốc và xây dựng hoàn chỉnh được 102/109
cột mốc, xây dựng hoàn thiện 218 mốc (bao gồm 172 mốc phụ và 46 cọc dấu).
10. Công tác đối
ngoại
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Tây
Ninh và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được mở
rộng, việc liên kết giữa các tỉnh thành đang được đẩy mạnh.
Công tác đối ngoại đạt nhiều kết quả
tích cực. Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm xúc tiến
đầu tư, du lịch và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước: Thái Lan, Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Indonexia, Myanma. Đồng thời, thắt chặt hơn nữa mối
quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa tỉnh Tây Ninh với các
tỉnh giáp biên giới thuộc Vương quốc Campuchia.
Tiếp tục 6 tháng cuối năm 2019, tổ
chức hội nghị sơ kết 01 năm về kết quả thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa UBND
tỉnh Tây Ninh với 04 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia; sơ kết thỏa thuận hợp tác
giữa UBND tỉnh với thành phố Gimhae và thành phố Chungju, Hàn Quốc. Hoàn thành
các thủ tục hồ sơ nâng cấp cửa khẩu Tân Nam - Mơn Chay lên thành cửa khẩu quốc
tế.
11. Về hoạt động
thông tin, truyền thông và công tác phối hợp giữa các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, các đoàn thể
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, văn bản liên thông trên hệ thống văn
phòng điện tử từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt 99,97%. Hệ thống chứng thực chữ ký số
chuyên dùng được tích hợp trên phần mềm và đã triển khai cho 100% sở, ban,
ngành; hệ thống dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội tỉnh đưa vào vận hành, sử
dụng cho các cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp huyện và ứng dụng tra
cứu số liệu trên thiết bị di động. Hệ thống một cửa điện tử được kết nối liên
thông trực tiếp với hệ thống cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của tỉnh nhằm trao đổi thông tin hồ sơ nộp trực tuyến,
đến nay số cơ quan, đơn
vị đã ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa là 19 đơn vị cấp tỉnh; 09 huyện/thành
phố (đạt 100%); 95 xã, phường, thị trấn (đạt 100%). Đến cuối năm 2019 sẽ ban
hành tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của UBND
cấp xã và thí điểm cho một số cơ quan ngành dọc và đơn vị sự nghiệp.
Công tác thông tin cơ sở tiếp tục đạt
được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thành tựu đổi
mới, giới thiệu quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, con người và truyền
thống lịch sử của người dân Tây Ninh. Công tác theo dõi, định hướng thông tin
tuyên truyền cho các cơ quan báo chí kịp thời và hiệu quả.
Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung
các kỳ họp Hội đồng
nhân dân, các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân; giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu giải quyết theo thẩm
quyền các kiến nghị của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân; trả
lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng
của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền
vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh trong việc đấu
tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ
vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; UBND tỉnh luôn tạo điều kiện cho Hội LHPN tỉnh thể hiện vai trò,
khả năng đại diện của mình trong việc tham gia quản lý Nhà nước, chăm lo quyền,
lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
12. Trên cơ sở đánh
giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019, dự kiến thực
hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 như sau:
Thực hiện 23 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND
tỉnh giao, có 19 chỉ tiêu
đạt
và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch.
TT
|
CHỈ TIÊU
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện
năm 2018
|
Năm 2019
|
Chỉ tiêu
HĐND giao
|
TH 6 tháng đầu năm
|
Ước TH cả năm
|
I
|
Chỉ tiêu kinh tế
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng sản phẩm trong
tỉnh (GRDP - giá so sánh 2010) tăng so với năm trước
|
%
|
8,09
|
8% trở lên
|
8,5
|
8,1
|
2
|
GRDP bình quân đầu người theo giá
hiện hành
|
USD
|
2.798
|
2.900
|
|
3.050
|
3
|
Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP (giá
hiện hành)
|
|
|
|
|
|
|
- Nông - lâm - thủy sản
|
%
|
21,89
|
23-24
|
19,78
|
20,04
|
|
- Công nghiệp - xây dựng
|
%
|
39,80
|
41-42
|
42,72
|
42,23
|
|
- Dịch vụ (chưa tính Thuế sản phẩm)
|
%
|
33,17
|
31-32
|
32,01
|
32,68
|
4
|
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy
sản tăng
|
%
|
1,1
|
4,5
|
-0,1
|
2,3
|
5
|
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
|
%
|
16,4
|
14,5
|
16,2
|
16
|
6
|
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ
tăng
|
%
|
6,9
|
6
|
6,4
|
6,5
|
7
|
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
|
Tỷ đồng
|
7.673
|
8.000
|
5.140
|
8.955
|
8
|
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
trên địa bàn so với GRDP
|
%
|
37,6
|
35
|
35,6
|
35
|
9
|
Kim ngạch xuất khẩu tăng
|
%
|
16,3
|
20
|
-1,6
|
-5
|
10
|
Kim ngạch nhập khẩu tăng
|
%
|
19,4
|
20
|
58,1
|
15
|
II
|
Chỉ tiêu văn hóa -
xã hội
|
|
|
|
|
|
11
|
Tỷ lệ hộ nghèo giảm
|
%
|
0,9
|
0,5
|
|
0,5
|
12
|
Số lao động có việc làm tăng thêm
|
Người
|
17.500
|
17.000
|
|
17.500
|
13
|
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo
|
%
|
66,28
|
68
|
|
68
|
14
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
|
%
|
0,8
|
Dưới 1%
|
|
Dưới 1%
|
15
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân
|
%
|
11,2
|
11
|
11
|
11
|
16
|
Số bác sĩ, số giường bệnh bình quân
trên vạn dân
|
|
|
|
|
|
|
- Số bác sĩ
|
bác sĩ
|
6,7
|
6,8
|
6,7
|
6,8
|
|
- Số giường bệnh viện
|
giường
|
19,0
|
21
|
21,5
|
21,5
|
17
|
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y
tế
|
%
|
81,3
|
85,5
|
82,35
|
85,5
|
III
|
Chỉ tiêu môi trường
|
|
|
|
|
|
18
|
Tỷ lệ hộ dân cư thành thị được sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh
|
%
|
100
|
100
|
|
100
|
19
|
Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh
|
%
|
97,8
|
97,9
|
|
97,9
|
10
|
Tỷ lệ che phủ của rừng (bao gồm độ
che phủ của cây cao su)
|
%
|
41,5
|
42,3
|
|
42,3
|
|
Trong đó: Tỷ lệ che
phủ rừng (đã loại trừ cây cao su)
|
%
|
16,3
|
16,3
|
|
16,3
|
21
|
Tỷ lệ các cơ sở y tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất xử lý chất thải rắn, nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
22
|
Tỷ lệ đô thị xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
+ Chất thải rắn
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
|
+ Nước thải
|
%
|
11,11
|
22,2
|
11,11
|
11,11
|
23
|
Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
%
|
100
|
100
|
100
|
100
|
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH
TRONG NƯỚC VÀ TRONG TỈNH NĂM 2020
Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là
năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, cũng là năm tiến hành Đại hội
Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với
quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, kinh
tế trong nước được kỳ vọng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ những chính
sách và chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ. Các hiệp định thương mại đàm phán
thành công sẽ đem lại cơ hội
thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta còn
gặp không ít khó khăn, thách thức khi chịu ảnh hưởng của các xung đột địa chính
trị, căng thẳng thương mại, điều chỉnh chính sách từ các nền kinh tế lớn. Các
động lực tăng trưởng quốc gia đang có dấu hiệu suy giảm, dịch bệnh, thời tiết
diễn biến bất thường, những rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa
được tháo gỡ làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng cả nước.
Trên cơ sở đó, dự báo kinh tế của tỉnh
duy trì tốc độ tăng
trưởng ổn định, việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện những giải pháp mang tính đột
phá sẽ là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Các chương trình phát triển
nông nghiệp, du lịch sau một thời gian đầu tư sẽ đem lại kết quả. Môi
trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện sẽ là cơ sở thu hút những dự án đầu
tư quy mô lớn. Bên cạnh đó, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn
nhân lực, những vấn đề về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn là
những khó khăn, thách thức mà Tây Ninh đang phải đối mặt.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC NĂM 2020
1. Mục tiêu,
chỉ tiêu chủ yếu
1.1. Mục tiêu tổng
quát
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt trên
8%. Thực hiện hiệu quả, thực chất những giải pháp mang tính đột phá để phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tạo môi trường thông
thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế gắn với
phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt
phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục
vụ người dân, doanh nghiệp. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tăng cường công tác thông
tin truyền thông, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo động lực
mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.2. Dự kiến các chỉ
tiêu chủ yếu của năm 2020
a) Các chỉ tiêu kinh
tế
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP- giá
so sánh 2010) tăng 8% trở lên.
- GRDP bình quân đầu người theo giá
hiện hành đạt 3.370 USD
- Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP (giá
hiện hành): Nông - lâm - thủy sản: 19%-20%; Công nghiệp - xây dựng: 44%-45%;
Dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm): 32%-33%
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy
sản tăng 2,8%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ
16% trở lên.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ
tăng từ 6,5% trở lên.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
là 8.560 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
trên địa bàn bằng 35% GRDP.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12% trở
lên.
- Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 12% trở
lên.
b) Các chỉ tiêu xã hội
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%.
- Số lao động có việc làm tăng thêm là
17.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo đạt 70%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân 11%.
- Đạt 7 bác sĩ/vạn dân, 23 giường
bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã).
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y
tế đạt 90%.
c) Các chỉ tiêu môi
trường
- Tỷ lệ hộ dân cư thành thị được sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh: 100%.
- Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh: 99%.
- Tỷ lệ che phủ của rừng (bao gồm độ
che phủ của cây cao su) đạt 42%. Trong đó, tỷ lệ che phủ của rừng (đã loại trừ
cây cao su) đạt 16,3%.
- Tỷ lệ các cơ sở y tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất xử lý chất thải rắn, nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia: 100%.
- Tỷ lệ đô thị xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia: Chất thải rắn 100%, nước thải 22,2%.
- Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 100%.
2. Dự kiến
một số cân đối lớn của nền kinh tế
2.1. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
dự kiến đạt khoảng 676.320 người, tăng 0,9% so với năm 2019, trong đó lao động
làm việc trong nền kinh tế quốc dân dự kiến đạt khoảng 666.990 người. Duy trì
tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 1,7%.
2.2. Thu, chi ngân
sách nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020
là 8.560 tỷ đồng, giảm 4,4% so với ước thực hiện và tăng 9,1% so với dự toán
trung ương giao năm 2019. Trong đó: thu nội địa là 7.960 tỷ đồng, tăng 4,9% so
với ước thực hiện và tăng 10,2% so với dự toán trung ương giao năm 2019; thu thuế
xuất nhập khẩu là 600 tỷ đồng, giảm 56,1% so với ước thực hiện và giảm 3,8% so
với dự toán trung ương giao năm 2019.
Tổng chi ngân sách nước năm 2020 dự
kiến là 10.588 tỷ đồng, tăng 16,3% so với ước thực hiện và tăng 22,2% so với dự
toán trung ương giao năm 2019.
2.3. Cân đối vốn đầu
tư phát triển
Dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội đạt khoảng 31.288 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 11,2% so
với năm 2019, bằng khoảng 35% GRDP.
2.4. Cân đối xuất
nhập khẩu
Xuất khẩu hàng hóa dự kiến đạt khoảng
4.761 triệu USD, tăng khoảng 20% so với năm 2019; nhập khẩu hàng hóa dự kiến
đạt khoảng 4.125 triệu USD, tăng khoảng 20% so với năm 2019.
3. Định
hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Tập trung thực hiện các giải pháp
mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, giai đoạn 2017- 2021 đi
vào thực chất và đạt hiệu quả (về nông nghiệp, du lịch, hạ tầng giao thông,
xây dựng chính quyền điện tử
(4.0), thể chế và phát
triển nguồn nhân lực).
b) Khẩn trương triển khai lập quy
hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn của Trung
ương.
c) Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng nhanh hơn tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tập trung phát triển sản phẩm dựa vào
công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề, sản phẩm mới, giá trị gia
tăng cao; nâng cao sự đóng góp của khoa học và công nghệ vào các ngành công
nghiệp có giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh.
+ Về nông - lâm - thủy sản: Tiếp tục thực hiện
cơ cấu lại trồng trọt theo tín hiệu thị trường, từng bước hình thành vùng
nguyên liệu hướng tới xuất khẩu. Triển khai thực hiện Đề án Chuỗi giá trị và
cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh. Tiếp tục thực hiện các Đề án, dự án, mô
hình khuyến nông, hỗ trợ sản xuất trên các đối tượng cây trồng thế mạnh của
tỉnh như mì, rau quả, cây ăn quả, ... Định hướng phát triển chăn nuôi tập
trung, trang trại quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao
trong chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo môi trường, phát triển
chăn nuôi ổn định, bền vững. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền
thông quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho người sản xuất và các
kênh phân phối và tiêu thụ gặp gỡ, liên kết hợp tác đưa nông sản vào các hệ
thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các nhà máy chế biến nông sản và xuất khẩu.
Xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản đúng theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng.
+ Về công nghiệp và xây dựng: Tiếp tục thúc đẩy
các ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học -
công nghệ; tăng dần tỷ trọng
công nghiệp chế biến, chế tạo; giảm dần tỷ lệ gia công, lắp ráp; khuyến khích,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới công nghệ; đẩy
mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Tiếp
tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và tổ chức
thực hiện theo quy hoạch, bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả.
+ Về dịch vụ: Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp
phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế. Phát triển thương mại - dịch vụ theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu,
trong đó chú trọng xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm tinh chế, hạn chế xuất khẩu
nguyên liệu, sản phẩm thô; tăng cường công tác xúc tiến, giới thiệu, quảng bá
thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác tối đa thị trường hiện có,
phát triển thị trường mới có tiềm năng. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia phát triển bền vững du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng
bá hình ảnh du lịch Tây Ninh. Triển khai thực hiện các đề án Thống kê du lịch,
Cụm ngành du lịch và đề án du lịch thông minh theo lộ trình đã đề ra.
Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng
tâm là cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Cơ cấu lại
ngân sách nhà nước, nâng dần tỷ trọng thu nội địa, giảm dần tỷ
trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư, chi cho con người, an sinh xã
hội và chi cho quốc phòng, an ninh.
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm
vụ cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính; tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công
trực tuyến. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 05/3/2018 và Chỉ thị
số 26/CT-TTg, ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về tiếp tục đẩy mạnh
triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020.
d) Phát triển kinh tế đi đôi với phát
triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc
lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Nâng cao chất lượng của hệ thống dịch
vụ việc làm, tổ chức tốt sàn giao dịch việc làm, kết nối hệ thống thông tin thị
trường lao động của tỉnh với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia.
Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên lập
nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Hoàn thành các mục tiêu, nhiệm
vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Triển khai các chính
sách khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động, tích cực tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh để vươn lên
thoát nghèo; có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm việc trục lợi chính sách. Ưu
tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với đồng bào vùng biên giới, vùng dân
tộc thiểu số. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững.
Thực hiện các chính sách trợ giúp
thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; quan tâm
chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ;
làm tốt công tác bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.
Tích cực triển khai các chính sách về
công tác y tế, dân số, phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Chủ
động phòng chống dịch bệnh, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh
hoạt động cung ứng dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật. Nâng cao chất
lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, tăng sự hài lòng của người dân. Tiếp tục
đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Thúc đẩy
xã hội hóa trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển. Tăng cường cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt
động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng; quản lý phòng khám tư nhân;
phòng chống thuốc giả, xử lý nghiêm vi phạm.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh hoạt động giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh. Tiếp tục đổi mới công tác quản
lý giáo dục và đào tạo, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập trong dạy và
học, thi cử; tăng cường an ninh, an toàn trong trường, lớp học; chú trọng xây
dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục rà soát, xử lý hiệu quả vấn đề thừa,
thiếu giáo viên. Thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo cho vùng
khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đầu ra; xây dựng môi trường thuận lợi hỗ
trợ hoạt động dạy và học ngoại ngữ.
Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và văn hóa dân tộc, dân tộc thiểu số. Nâng
cao hiệu quả các thiết chế văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh" và
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Xử lý
nghiêm các trường hợp lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, các vấn đề văn hóa,...
để xuyên tạc, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích
cao, chuyên nghiệp.
e) Tăng cường về quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và
cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ; các bệnh viện, bãi rác, cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc. Xử lý nghiêm
cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và các nguồn xả thải; tập trung xử lý rác thải đô thị, nông
thôn, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hiệu quả, bền vững.
Thực hiện nghiêm quy định về quản lý,
bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nâng tỉ lệ
che phủ rừng; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục cập nhật các nghiên cứu,
thành quả khoa học và công nghệ, phát hiện, nhận thức mới về biến đổi khí hậu
để cập nhật các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khuyến khích
người dân, doanh nghiệp đầu tư thu hồi năng lượng, nhiệt trong sản xuất, tiêu
dùng để tái sử dụng.
Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2018- 2022 và Kế hoạch hành
động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
trên địa bàn tỉnh.
f) Tăng cường, nâng cao hiệu quả công
tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh
công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện tốt Luật Tiếp công dân, đề
cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết khiếu nại, tố
cáo, khắc phục tình trạng giải quyết quá hạn luật định, nội dung giải quyết
không chặt chẽ; tiếp tục tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật, không để tồn đọng kéo dài.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm
Nghị quyết Trung ương 3, Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí gắn với đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ
Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” với Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
g) Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và
doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương
trình đột phá về cải cách hành chính, giai đoạn 2016- 2020, gắn chặt chẽ với
xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước, gắn với công khai, minh bạch, thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi
phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công
chức. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch
công chức đã được phê duyệt.
Thực hiện có hiệu quả công tác sắp xếp
cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 2414/QĐ-UBND
ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh. Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm
chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ, thay đổi thái độ làm việc phục vụ
lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Duy trì hiệu quả hoạt động của Trung
tâm Hành chính công tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan nhà nước: phần mềm văn phòng điện tử
(eGov), phần mềm một cửa điện tử. Đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết thực hiện qua Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Thực hiện
các giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh (PCI), chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR). Tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống
một cửa điện tử của tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính.
h) Tăng cường quốc phòng, an ninh,
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, gắn kết chặt chẽ với thế trận
an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo
đảm quốc phòng, an ninh, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới. Chủ động nắm
chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch, phản
động. Tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giảm thiểu tai nạn
giao thông; tăng cường công tắc phòng, chống cháy nổ.
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, giữ vững
mối quan hệ, hòa bình, hữu nghị với Vương quốc Campuchia. Triển khai thực hiện
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
i) Tăng cường công tác thông tin,
truyền thông và công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với ủy ban
Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể
nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin,
truyền thông theo hướng công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời về các vấn đề
được dư luận, xã hội quan tâm. Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp
luật nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp
luật. Đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, thông tin xấu,
độc, lợi dụng mạng xã hội chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Phần II
KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2019
1. Tình hình
thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện kế
hoạch đầu tư công năm 2019
Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2019 là
2.953,267 tỷ đồng, bao gồm các nguồn như sau:
- Tổng vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách
tỉnh theo Nghị quyết HĐND tỉnh([8]):
2.488,92 tỷ đồng (ngân sách tập trung: 592,02 tỷ đồng; nguồn thu
tiền sử dụng đất: 321 tỷ đồng (gồm: phân bổ vốn theo dự án là 252 tỷ đồng và bổ sung vốn điều
lệ quỹ hỗ trợ phát triển sử dụng đất là 69 tỷ đồng); xổ số kiến thiết: 1.515 tỷ
đồng, bội chi ngân sách địa phương là 60,9 tỷ đồng).
- Vốn ngân sách trung ương - vốn trong
nước: 258,734 tỷ đồng, cụ thể:
+ Hỗ trợ các chương trình mục tiêu:
153,830 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ các chương trình mục tiêu
quốc gia: 104,904 tỷ đồng, bao gồm: chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:
91,1 tỷ đồng và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 13,804 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách trung ương - vốn nước
ngoài (ODA): 105,613 tỷ đồng
- Vốn TPCP: 100 tỷ đồng.
Đến ngày 30/6/2019, giải ngân 924,216 tỷ đồng,
đạt 31,29% KH. Ước khối lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2019 là
2.891,693 tỷ đồng, đạt 97,92% KH.
Cụ thể phân theo nguồn vốn như sau:
- Ngân sách địa phương: Kế hoạch vốn
2.488,92 tỷ đồng; đến ngày 30/6/2019, giải ngân 739,983 tỷ đồng, đạt 29,73% KH,
ước khối lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2019 là 2.428,02 tỷ đồng, đạt
97,84% KH.
- Vốn ngân sách trung ương - vốn trong
nước: Kế hoạch vốn 258,734 tỷ đồng; đến ngày 30/6/2019, giải ngân 139,64 tỷ
đồng, đạt 53,97% KH, ước khối lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2019 là
258,734 tỷ đồng, đạt 100% KH, cụ thể:
+ Chương trình mục tiêu: Kế hoạch vốn
153,83 tỷ đồng, đến ngày 30/6/2019, giải ngân 93,324 tỷ đồng, đạt 60,67% KH,
ước khối lượng thực hiện và giải ngân năm 2019 là 153,83 tỷ đồng, đạt 100% KH.
+ Chương trình MTQG: Kế hoạch vốn
104,904 tỷ đồng, đến ngày 30/6/2019, giải ngân 46,315 tỷ đồng, đạt 44,15% KH,
ước khối lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2019 là 104,904 tỷ đồng, đạt
100% KH.
- Vốn ODA: Kế hoạch vốn 105,613 tỷ
đồng, đến ngày 30/6/2019, giải ngân 44,594 tỷ đồng, đạt 42,22% KH, ước khối
lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2019 là 104,939 tỷ đồng, đạt 99,36% KH.
- Vốn TPCP: Kế hoạch vốn 100 tỷ đồng,
đến ngày 30/6/2019 chưa giải ngân, ước khối lượng thực hiện và giải ngân trong
năm 2019 là 100 tỷ đồng, đạt 100% KH.
(Đính kèm biểu
số 38.b1)
Ghi chú: Kế hoạch vốn
TPCP chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019 của dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây
sông Vàm Cỏ Đông là là 163 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2019, khối lượng thực hiện và
giải ngân là 151,845 tỷ đồng, đạt 93,16% KH.
2. Tình hình
huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát
triển
Công tác huy động các nguồn vốn bổ
sung cho đầu tư phát triển đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa đáp ứng được yêu
cầu, nhất là trong việc huy động vốn xây dựng nông thôn mới, vốn ODA cũng như
kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP. Nguồn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách
nhà nước, chưa huy động được nhiều từ nguồn lực ngoài nhà nước, chưa có cơ chế,
chính sách phù hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng.
3. Các kết
quả đạt được, các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong việc
triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019, trong đó làm rõ nguyên nhân
của các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế này
Từ cuối năm 2018, tỉnh Tây Ninh đã
triển khai công tác giao kế hoạch vốn đầu XDCB năm 2019 đảm bảo theo qui định
tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hàng năm để các ngành, các cấp làm cơ sở triển khai thực hiện và ngay từ đầu
năm 2019 tỉnh tập trung giao kế hoạch vốn: các nguồn đã vốn được phân khai
chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sở, ngành tỉnh và các huyện,
thành phố chủ động tổ chức triển khai thi công. Tuy nhiên qua thực tế triển
khai thực hiện đã bộc lộ, phát sinh một số khó khăn, hạn chế nên kết quả thực
hiện kế hoạch đầu tư XDCB 6 tháng đầu năm 2019 còn thấp (giá trị giải ngân đạt
31,29% so với kế hoạch), về việc này tỉnh báo cáo giải trình như sau:
- Để đẩy nhanh công tác thực hiện
chuẩn bị đầu tư cũng như công tác triển khai thực hiện dự án kịp thời sau khi
được bố trí vốn, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành tỉnh, UBND
các huyện, thành phố thực hiện công tác trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch
đấu thầu bước chuẩn bị đầu tư sau khi phê duyệt dự án nhưng chưa được bố trí
vốn đầu tư, làm cơ sở để các chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế và lập
hồ sơ thiết kế trình phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán. Tuy nhiên, một
số chủ đầu tư còn thụ động, chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng
trong tổ chức thực hiện, nên còn nhiều dự án trình thẩm định, phê duyệt thiết
kế bản vẽ thi công - dự toán trong quý I/2019. Do đó, công tác lựa chọn nhà thầu bị kéo dài sang
quý II/2019 nên khối
lượng thực hiện và giải ngân 6 tháng đầu năm còn thấp.
- Sự phối hợp giữa chủ đầu tư là các
Ban Quản lý dự án với các sở, ngành, các huyện, thành phố chưa được chặt chẽ
dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư, bồi thường dự án chậm. Bên cạnh đó trách
nhiệm của các BQLDA chưa cao, công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế chưa đủ
năng lực nên dự án phải chỉnh sửa nhiều lần (hồ sơ còn nhiều sai sót), ảnh
hưởng tiến độ thực hiện dự án.
- Công tác thẩm định thiết kế bản vẽ
thi công - tổng dự toán chậm cũng là một trong những khâu then chốt dẫn đến
giải ngân thấp: Trước đây công tác này do chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, thẩm
định, nhưng hiện nay công tác này giao cho các sở xây dựng chuyên ngành. Việc
này còn nhiều bất cập do hiện nay các sở xây dựng chuyên ngành không đủ nhân
lực, phải thuê tư vấn để thẩm tra dự án. Vì vậy, tiến độ thẩm định thiết kế bản
vẽ thi công - tổng dự toán nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn
thẩm tra này. Trong khi nhân sự các sở xây dựng chuyên ngành còn hạn chế, việc
dồn quá nhiều dự án gây tồn đọng trong công tác thẩm định thiết kế - dự toán là
điều không tránh khỏi, ảnh hưởng lớn đến các công tác triển khai tiếp theo.
- Kế hoạch vốn năm 2019 - nguồn vốn trái
phiếu chính phủ chưa giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2019 do tập trung giải
ngân phần vốn chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019.
- Việc phân khai vốn cho một số dự án
bổ sung mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân
sách tỉnh và các dự án thuộc Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới - phần
10% dự phòng còn chậm do phải trình Hội đồng nhân dân tỉnh (kỳ họp tháng
7/2019) phê duyệt sửa đổi, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn
ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh, sửa đổi, bổ sung
Điều 1 Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IX, Kỳ họp thứ 9 về việc phân bổ
vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2019-2020
(nguồn ngân sách Trung ương).
4. Các giải
pháp, kiến nghị để triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trong những
tháng cuối năm 2019
Để hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm
2019, tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố:
- Theo dõi, đôn đốc đối với các chủ
đầu tư, các sở xây dựng chuyên ngành trong công tác lập, thẩm định hồ sơ thiết
kế bản vẽ thi công - dự toán, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Đề ra các giải pháp cụ thể tháo gỡ
khó khăn vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư
để không bị động trong công tác triển khai thực hiện dự án; Lựa chọn nhà thầu
có năng lực về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm để triển khai công trình đúng
tiến độ, bảo đảm chất lượng; thường xuyên đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh
tiến độ thi công các công trình. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ để có
giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng, đấu thầu...
- Chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương
hoàn thiện thủ tục hồ sơ khi có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh
toán với Kho bạc Nhà nước, không để dồn vào cuối năm. Đối với các dự án đã hoàn
thành đưa vào sử dụng, khẩn trương lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt
quyết toán.
- Rà soát tình hình và tiến độ thực
hiện, giải ngân các dự án để kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn năm 2019 của các
dự án chậm tiến độ thực hiện và giải ngân sang các dự án khác có nhu cầu, cần
đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường
công tác giám sát thi công, kiểm tra chất lượng công trình, thường xuyên tổ
chức kiểm tra tại hiện trường, đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thi công nghiêm túc
triển khai thi công công trình, kiên quyết xử lý vi phạm trong thực hiện hợp
đồng thi công.
B. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU
TƯ CÔNG NĂM 2020
Năm 2020 là năm cuối của thời kỳ ổn
định ngân sách (2017-2020) theo Luật NSNN năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016
- 2020, cũng
như Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 nên cần
tăng tốc, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra cho cả giai đoạn.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực
hiện cả năm 2019, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, khả năng cân
đối nguồn vốn trong năm 2020; khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án
trong năm 2020, tỉnh xây dựng và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2020 như sau:
1. Dự kiến
nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2020
a) Tổng hợp nhu cầu kế hoạch đầu tư
công năm 2020 theo từng nguồn vốn
Vốn ngân sách nhà nước: 4.169,388 tỷ
đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách
địa phương: 2.759,031 tỷ đồng, bao gồm:
+ Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu
chí, định mức: 745,95 tỷ đồng;
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 250
tỷ đồng (trong đó: phân bổ vốn cho dự án (70%) là 175 tỷ đồng; bổ sung vốn điều lệ quỹ
hỗ trợ phát triển sử dụng đất (20%) và chi thường xuyên (10%) là 75 tỷ đồng);
+ Xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng.
+ Bội chi ngân sách địa phương:
163,081 tỷ đồng (vốn vay lại nguồn ODA).
- Vốn ngân sách trung ương: 1.410,357
tỷ đồng, bao gồm:
+ Vốn trái phiếu Chính phủ: 136,25 tỷ
đồng (bao gồm 10% dự phòng là 69,8 tỷ đồng);
+ Vốn nước ngoài (vốn vay ODA và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đưa vào ngân sách trung ương và vay
lại): 682,272 tỷ đồng (vốn cấp phát);
+ Vốn trong nước: 591,835 tỷ đồng
(Chương trình mục tiêu quốc gia: 185,994 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu:
405,841 tỷ đồng).
(Đính kèm biểu số
34)
b) Các thuận lợi và các khó khăn,
vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư trong năm 2020 để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2020.
Năm 2020, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ
của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, cộng với sự nỗ lực, chỉ đạo, điều
hành quyết liệt của Tỉnh, các nguồn vốn đầu tư phát triển (vốn
NSNN, vốn TPCP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),...) sẽ được bố trí và
sử dụng đúng quy định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch
đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, đạt hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Đối với địa phương thì nhu cầu đầu tư
công là rất lớn, tuy nhiên nguồn thu ngân sách địa phương còn thấp, đồng thời
khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài
nguồn vốn đầu tư công còn rất hạn chế.
2. Lập kế hoạch đầu
tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về nguyên tắc bố trí kế hoạch, tỉnh Tây Ninh lập kế hoạch đầu tư đầu tư
vốn ngân sách nhà nước năm 2020 như sau:
Dự kiến danh mục và bố trí kế hoạch
vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2020 cho từng dự án
(1) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu
tư từ ngân sách trung ương
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc khu
vực Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 08 tỉnh),
những năm qua, bên cạnh sự nỗ lực của Tỉnh, cộng với sự quan tâm hỗ trợ của
Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, kinh tế của tỉnh có nhiều biến chuyển, đời sống của
nhân dân đã được cải thiện ngày càng tốt hơn.
Căn cứ các mục tiêu, định hướng,
nguyên tắc, khả năng cân đối vốn đầu tư và nhu cầu, đặc điểm, điều kiện thực tế
của địa phương, tỉnh Tây Ninh đề nghị Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư các chương
trình năm 2020 như sau:
Tổng nhu cầu vốn ngân sách trung ương
(vốn trong
nước): 591,835 tỷ đồng, bao gồm:
- Chương trình MTQG là 185,994 tỷ
đồng, cụ thể:
+ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới: 172,57 tỷ đồng;
+ Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững: 13,424 tỷ đồng.
- Chương trình bổ sung có mục tiêu là
405,841 tỷ đồng, cụ thể:
+ Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các vùng: 301,462 tỷ đồng (trong đó, vốn hoàn ứng là 22,136 tỷ đồng);
+ Chương trình đầu tư hệ thống y tế
địa phương: 24,518 tỷ đồng;
+ Chương trình mục tiêu quốc phòng an
ninh: 79,861 tỷ đồng (10%DP).
Tổng nhu cầu vốn TPCP: 136,25 tỷ đồng
(bao gồm 10%DP là 69,8 tỷ đồng).
(Đính kèm
biểu số 35a, 35b)
(2) Đối với các dự án sử dụng vốn cân
đối ngân sách địa phương
Đầu tư phát triển trong cân đối ngân
sách địa phương năm 2019: 2.759,031 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu
chí, định mức: 745,95 tỷ đồng;
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 250
tỷ đồng;
+ Xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng;
+ Bội chi ngân sách địa phương:
163,081 tỷ đồng (vốn vay lại nguồn ODA).
(Đính kèm
biểu số 35c)
3. Lập kế
hoạch vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài
Vốn NSTW - vốn nước ngoài: 845,353 tỷ
đồng (trong đó: đưa vào cân đối NSTW là 682,272 tỷ
đồng, vay lại là 163,081 tỷ đồng), bao gồm:
- Chương trình phát triển hạ tầng khu
kinh tế cửa khẩu - Dự án Phát triển các đô thị hành lang sông Mekong mở rộng
tại Mộc Bài - Tây Ninh: nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành dự án
theo tiến độ Hiệp định đã ký kết là 680 tỷ đồng, kế
hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã giao là 581,499 tỷ đồng (kể cả 10%DP là
72,176 tỷ đồng), dự kiến giải ngân giai đoạn 2016-2019 là 371,603 tỷ đồng. Tuy
nhiên, tỉnh đang trình Trung ương điều chuyển 22,193 tỷ đồng (nguồn 10%DP) đã
phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 cho dự án để thanh
toán khối lượng hoàn thành của dự án Xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình Cụm
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh (kết thúc Hiệp định ngày 30/8/2019) hiện
đang chờ trung ương xem xét phê duyệt. Vì vậy, so với Kế hoạch vốn đầu tư công
trung hạn 2016-2020 đã giao dự án cần bổ sung thêm 120,694 tỷ đồng - vốn ngoài
định mức (680 tỷ đồng - 581,499 tỷ đồng + 22,193 tỷ đồng) để thực hiện hoàn
thành theo tiến độ Hiệp định đã ký kết; nhu cầu vốn năm 2020 của dự án là
308,397 tỷ đồng (nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 trừ số vốn đã giải ngân
2016-2019 = 680 tỷ đồng - 371,603 tỷ đồng).
- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường -
dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh: theo dự kiến tiến độ thực hiện dự án tại Quyết định số 581/QĐ-BTNMT ngày
12/3/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhu cầu vốn ODA giai đoạn
2016-2020 của dự án là 51,705 tỷ đồng (trong đó: cấp phát 36,194 tỷ đồng (70%)
và vay lại 15,511 tỷ đồng (30%)). Dự án đã được giao kế hoạch vốn trung hạn
giai đoạn 2016-2020 là 10 tỷ đồng (cấp phát), vì vậy, cần phải bổ sung thêm
41,705 tỷ đồng - vốn ngoài định mức (51,705 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 41,705 tỷ
đồng, trong đó: cấp phát 26,194 tỷ đồng và vay lại 15,511 tỷ đồng). Năm 2019,
dự án được bố trí vốn ODA là 7,323 tỷ đồng nhưng dự kiến giải ngân 6,649 tỷ
đồng. Vì vậy, nhu cầu vốn ODA năm 2020 của dự án là 45,056 tỷ đồng (nhu cầu vốn
2016-2020 trừ vốn đã giải ngân năm 2019 = 51,705 tỷ đồng - 6,649 tỷ đồng),
trong đó, cấp phát 29,545 tỷ đồng và vay lại là 15,511 tỷ đồng.
- Lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử
lý nước thải, rác thải - dự án Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố
Tây Ninh: theo Hiệp định đã ký kết, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2020, vì
vậy nhu cầu vốn của dự án là 261,9 tỷ đồng (trong đó: vay lại là 78,57 tỷ
đồng).
- Chương
trình phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu - Dự án Phát triển các đô thị
hành lang sông Mekong, hợp phần tỉnh Tây Ninh - Phần vốn kết dư, vay vốn ADB:
nhu cầu vốn 2016-2020 và năm 2020 là 230 tỷ đồng (trong đó: vay lại là 69 tỷ
đồng).
(Đính kèm
biểu số 42)
4. Các đề
xuất, kiến nghị thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020.
- Tây Ninh là tỉnh biên giới còn nhiều
khó khăn, nguồn thu
còn hạn chế, rất mong được Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ bổ sung cho tỉnh
các nguồn vốn như: NSTW, TPCP, ODA,...để địa phương có điều kiện về nguồn lực
thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020 như dự kiến nêu trên nhằm phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Đối với các dự án quy hoạch chuyển
tiếp đã được bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp (đã phê duyệt đề cương dự toán, đang
triển khai lập dự án quy hoạch) đề nghị tiếp tục sử dụng vốn sự nghiệp để thực
hiện hoàn thành dự án.
- Đề nghị bổ sung kế hoạch đầu tư công
trung hạn 5 năm 2016-2020:
+ Đối với nguồn vốn NSTW- vốn trong
nước: tiếp tục phân bổ 10% vốn dự phòng là 79,861 tỷ đồng cho dự án Làm đường
ra biên giới thuộc xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh và cho phép
điều chuyển phần vốn hoàn ứng của dự án Trung tâm truyền hình là 9,326 tỷ đồng
sang dự án Đường và cầu bến Cây Ổi (theo Công văn số 2021/BKHĐT-KTĐPLT ngày
29/3/2019) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
+ Đối với nguồn vốn NSTW - vốn nước
ngoài: bổ sung 654,299 tỷ đồng, trong đó; cấp phát từ NSTW là 493,212 tỷ đồng,
vay lại từ NSTW là 161,087 tỷ đồng (vốn ngoài định mức) để làm cơ sở
triển khai thực hiện các dự án theo tiến độ các Hiệp định đã ký kết.
+ Đối với nguồn vốn TPCP: phân bổ 10%
dự phòng là 68,9 tỷ đồng cho dự án Nâng cấp, mở rộng ĐT.793 - ĐT.792 (đoạn từ
ngã tư Tân Bình đến cửa khẩu Chàng Riệc) theo đề xuất của UBND tỉnh Tây Ninh
tại Công văn 578/UBND- KTTC ngày 29/3/2019.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính quan tâm, xem xét cho địa phương tạm ứng ngân quỹ Nhà nước để có
nguồn thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Thành
phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (đoạn đi ngang qua địa phận tỉnh Tây Ninh): 1.000 tỷ
đồng.
- Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày
22/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nâng cấp cửa khẩu phụ
Tân Nam tỉnh Tây Ninh lên cửa khẩu quốc tế, UBND tỉnh Tây Ninh đã phê duyệt: Đồ
án quy hoạch chi tiết cửa khẩu quốc tế Tân Nam, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
(Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 06/3/2019) và Đồ án thuyết minh về việc nâng
cấp cửa khẩu phụ Tân Nam lên thành cửa khẩu quốc tế (Đồ án 889/ĐA-UBND ngày
06/5/2019). Để đảm bảo tính khả thi cho việc nâng cấp cửa khẩu phụ Tân Nam lên
thành cửa khẩu quốc tế, thúc đẩy giao lưu thương mại giúp người và phương tiện xuất
nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại biên giới được dễ dàng, tạo cơ hội
cho doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tăng cường trao đổi hàng hóa góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và đối ngoại, đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới cửa khẩu, tổng nhu cầu
vốn đầu tư nâng cấp cửa khẩu tế Tân Nam là 356.200 triệu đồng; bao gồm, nhu cầu
đầu tư cho giai đoạn 2018-2020 là 162.900 triệu đồng, giai đoạn 2021 -2025 là
193.300 triệu đồng. Tỉnh Tây Ninh đề nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ nguồn vốn
xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ cửa khẩu để hoàn thành việc nâng
cấp cửa khẩu phụ Tân Nam lên thành cửa khẩu quốc tế cho giai đoạn 2018 - 2020
là 108.600 triệu đồng, giai đoạn 2021 - 2025 là 128.900 triệu đồng.
Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và Đầu tư công năm 2020 của tỉnh Tây Ninh./.
Nơi nhận:
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Kiểm toán Nhà nước;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- LĐVP; PTKTH;
- Lưu VT.VPĐĐBQH, HĐND & UBND tỉnh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
P.
CHỦ
TỊCH
Dương
Văn Thắng
|