Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 132/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 22/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 22 tháng 4 năm 2021

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động năm 2021 của Tỉnh ủy khóa XI và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Quyết định số 125/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Tỉnh năm 2021;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống: “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định Yên, Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là di sản Nghề thủ công truyền thống) giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung cụ thể như sau:

A. THỰC TRẠNG DI SẢN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

Hiện nay, toàn tỉnh có 26 di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình. Nghề thủ công truyền thống có 12 di sản (Nghề đóng xuồng, ghe; Nghề dệt chiếu; Nghề trồng hoa, kiểng; Nghề làm bột; Nghề làm bánh phồng tôm; Nghề làm nem; Nghề đan đát; Nghề dệt choàng; Nghề trồng quýt hồng; Nghề đan lưới; Nghề làm thớt và Nghề rèn). Trong đó, “Nghề đóng xuồng, ghe” xã Long Hậu, huyện Lai Vung và “Nghề dệt chiếu” xã Định An, xã Định Yên, huyện Lấp Vò được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Số hộ tham gia làm nghề khoảng 1.356 hộ (chiếm 12,53% tổng số hộ trên địa bàn có làng nghề truyền thống), với khoảng 3.665 lao động, trong đó 2.870 lao động thường xuyên. Tổng doanh thu của các làng nghề khoảng 298,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân khoảng 2,25 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung, hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này đã để lại giá trị quý báu, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ban ngành, đoàn thể, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghề thủ công truyền thống được thực hiện gắn kết với dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ.

- Công tác tuyên truyền, vận động, giới thiệu, quảng bá bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng dân cư, chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh nhà. Tổ chức trưng bày sản phẩm, triển lãm hình ảnh, tiểu cảnh, trình diễn thực hành nghề, không gian làng nghề truyền thống phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Văn hóa Phương Nam, Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ giỗ 02 vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và tại các lễ hội tiêu biểu ở địa phương hàng năm.

- Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển sản phẩm tiêu biểu, mẫu mã, kiểu dáng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường được chính quyền các cấp và các ngành quan tâm hỗ trợ. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Chiếu Định Yên”; hỗ trợ xây dựng 01 tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm “Chiếu cói” xã Định Yên (Lấp Vò); hỗ trợ xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-TNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho Làng nghề truyền thống đóng xuồng, ghe ấp Long Hòa, ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, 04 Làng nghề dệt chiếu xã Định Yên, 04 Làng nghề dệt chiếu xã Định An, huyện Lấp Vò.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại: Tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo kết nối, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý, tạo nguồn nhân lực cho cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, sản xuất. Ngoài ra, Tỉnh còn tổ chức cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, nghề truyền thống, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tham gia các kỳ hội chợ xúc tiến thương mại trong, ngoài tỉnh và quốc tế, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, giới thiệu quảng bá sản phẩm Làng nghề của địa phương.

Các sản phẩm từ làng nghề truyền thống được nâng dần giá trị, tạo được nét riêng có, định vị sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều sản phẩm mới ra đời thay thế, nhu cầu sử dụng sản phẩm làng nghề giảm dần; nhiều hộ sản xuất làng nghề để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh đã chuyển sang sản xuất bằng máy thay vì thủ công như trước, vì thế làm mất tính hấp dẫn của sản phẩm.

- Làng nghề chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”, gây không ít khó khăn trong công tác tư vấn, tuyển sinh, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động tại làng nghề, khó tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức tín dụng, thiếu vốn đầu tư, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của làng nghề.

- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết chặt chẽ gây khó khăn trong xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã; khả năng xúc tiến thương mại hạn chế; sản phẩm tạo ra không mang lợi nhuận cao.

- Đa phần công nghệ sản xuất của làng nghề chủ yếu là thủ công, việc đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất còn hạn chế. Sản phẩm làm ra không đồng nhất về mẫu mã, chất lượng. Trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm làng nghề bị các sản phẩm công nghiệp thay thế.

B. KẾ HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Nghề thủ công truyền thống góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức sáng tạo của nhân dân gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Tỉnh.

- Quảng bá, nâng cao hình ảnh của tỉnh Đồng Tháp, đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị và cộng đồng về nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Nghề thủ công truyền thống, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

2. Yêu cầu:

- Có tính khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và nếp sinh hoạt của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung.

- Phân kỳ giai đoạn đầu tư bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải phù hợp với khả năng và nguồn lực địa phương, chú trọng hiệu quả bảo tồn di sản - tài nguyên du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường, để công tác bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề phát triển bền vững.

II. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2021 - 2023:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa Nghề thủ công truyền thống trong hoạt động du lịch.

- Nâng cấp hạ tầng giao thông nội bộ làng nghề và kết nối giao thông giữa làng nghề với các trung tâm đô thị, kết nối tour - tuyến, đưa khách du lịch tham quan làng nghề.

- Xây dựng khu trưng bày sản phẩm và bán sản phẩm lưu niệm, kết hợp phục vụ du khách trong các tour du lịch văn hóa làng nghề và du lịch mua sắm.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư sản xuất, xúc tiến, phân phối sản phẩm của “Nghề đóng xuồng, ghe” và “Nghề dệt chiếu”; liên kết các hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất trong làng nghề tham hội nghị, hội chợ kết nối cung cầu giữa các tỉnh thành trong cả nước

- Tổ chức các lớp tập huấn, truyền nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động trên địa bàn làng nghề.

- Tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả ở các tỉnh, thành phố trong nước.

- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Giai đoạn 2024 - 2025:

- Nhân rộng các mô hình sản phẩm làng nghề phục vụ đời sống đương đại, mô hình phát triển làng nghề gắn kết với hoạt động du lịch, trải nghiệm hoạt động có hiệu quả.

- Tăng cường hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch Covid-19, phòng cháy chữa cháy tại làng nghề gắn với du lịch.

- Tổ chức xuất bản các ấn phẩm sách, ảnh giới thiệu, quảng bá về di sản.

- Ứng dụng các giải pháp, mô hình cải tiến công nghệ sản xuất, quy trình, nguyên vật liệu, mẫu mã sản phẩm; ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống trên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Youtube,…

- Tổng kiểm kê di sản, đánh giá thực trạng, bổ sung hồ sơ khoa học di sản văn hóa làm cơ sở định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn tiếp theo.

- Tổ chức tôn vinh nghệ nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghề thủ công truyền thống.

- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác quản lý nhà nước:

Tăng cường công tác phối hợp giữa địa phương và các Sở, ban ngành liên quan xây dựng cụ thể hóa các nội dung theo kế hoạch đã đề ra; củng cố đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

2. Giải pháp về vốn:

- Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện từ các chương trình, đề án, dự án với các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ và của các tổ chức, cá nhân hợp pháp.

- Đa dạng các hình thức huy động vốn như góp vốn, vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Tổ chức lớp đào tạo, truyền nghề cho lao động địa phương và các vùng lân cận.

- Hỗ trợ quảng bá, liên kết sản xuất, tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

4. Giải pháp về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch Covid- 19 và phòng cháy, chữa cháy:

Tổ chức phổ biến, giáo dục, tuyên truyền, vận động và thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch Covid- 19 và phòng cháy, chữa cháy… đến từng nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn sự nghiệp văn hóa được bố trí hàng năm; nguồn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện; nguồn vận động xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện. Đồng thời, lồng ghép với các Chương trình, Dự án về nông nghiệp, về phát triển văn hóa, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển du lịch, Đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp để thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (có phụ lục đính kèm)

Yêu cầu các Sở, ngành Tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/5), hàng năm (trước ngày 15/10) và cuối giai đoạn báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Di sản Văn hóa - Bộ VHTTDL;
- Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTTDL;
- TT/TU, TT/HĐND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- Trường Đại học ĐT;
- Báo ĐT, Đài PTTH ĐT, Cổng TTĐT Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX.VD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 132/KH-UBND ngày 22/04/2021 bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


92

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.52.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!