ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 131/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỢT CAO ĐIỂM VỀ TUYÊN TRUYỀN, KIỂM TRA AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI KHU
DÂN CƯ, HỘ GIA ĐÌNH, NHÀ ĐỂ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ
Thực hiện Kế hoạch số 151/KH-BCA-C07,
ngày 12/4/2021 của Bộ Công an về thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm
tra an toàn về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện đợt
cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia
đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật về PCCC sâu rộng và trực tiếp đến chủ hộ gia đình và người dân sinh sống,
làm việc tại khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định về
PCCC, kỹ năng thoát nạn, sử dụng phương tiện chữa cháy để kịp
thời xử lý các tình huống cháy, nổ
khi mới phát sinh.
b) Kiểm tra, phát hiện và hướng dẫn
duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở
kết hợp sản xuất, kinh doanh theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm về PCCC theo quy định.
c) Nghiên cứu hoàn thiện các giải
pháp bảo đảm an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản
xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
2. Yêu cầu
a) Công tác tuyên truyền phải đa dạng
về hình thức, nội dung cần rõ ràng, dễ hiểu và truyền đạt thông tin trực tiếp đến
người dân.
b) Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về
PCCC phải bảo đảm khách quan, toàn diện, tuân thủ các quy định của pháp luật về
PCCC.
c) Nội dung hướng dẫn các điều kiện bảo
đảm an toàn về PCCC phải cụ thể, phù hợp, sát với thực tế trên cơ sở các quy định
của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI
GIAN, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Chủ hộ gia đình và những người dân sinh sống, làm việc tại khu dân cư;
hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
2. Thời gian tổ chức thực hiện: Từ ngày 01/6/2021 đến hết ngày 15/10/2021, chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01/6/2021 đến
hết ngày 15/7/2021.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 15/7/2021 đến
hết ngày 15/10/2021.
3. Chỉ tiêu đợt cao điểm
a) Kết thúc giai đoạn 1: 100% các hộ
gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố được rà
soát, lập danh sách thống kê số liệu, tình hình chấp hành quy định về PCCC
b) Kết thúc đợt cao điểm:
- 100% các hộ gia đình, nhà để ở kết
hợp sản xuất, kinh doanh phải được hướng dẫn và ký cam kết bảo đảm an toàn về PCCC.
-100% các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp
sản xuất, kinh doanh qua công tác kiểm tra phát hiện tồn tại, vi phạm về
PCCC&CNCH, ký cam kết khắc phục.
III. NỘI DUNG TRỌNG
TÂM
1. Công tác tuyên truyền
a) Hình thức: Tổ chức tuyên truyền trực
tiếp đến người dân trong khu dân cư; lồng ghép trong các hoạt động sinh hoạt của
chi bộ, tổ dân phố, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại khu dân cư; in,
phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu; thông qua loa phát thanh của phường, xã,
thị trấn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Nội dung: Phổ biến quy định của
pháp luật về PCCC (trách nhiệm của chủ hộ gia
đình, người dân; các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; các hành vi bị nghiêm cấm, hành vi vi phạm phải bị xử lý theo quy định);
các nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến cháy, nổ; các vụ
cháy, nổ điển hình xảy ra tại loại hình gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài
sản; kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH; việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa,
nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; biện
pháp xử lý khi xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình; kỹ năng
thoát nạn, cứu hộ, cứu nạn; khuyến khích, vận động người dân tự giác tháo dỡ “chuồng cọp” tại các ban công, lô gia, đảm bảo
an toàn thoát nạn hoặc có những hình thức sáng tạo để vừa
đảm bảo đảm bảo an ninh vừa đảm bảo thoát nạn trong tình huống khẩn cấp; kỹ
năng sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng; hướng dẫn ký cam kết cam kết bảo
đảm an toàn về PCCC; xây dựng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, mô hình
tiêu biểu về PCCC tại địa phương, tiến tới xây dựng các cụm dân cư an toàn
PCCC.
2. Công tác kiểm tra an toàn PCCC
a) Hình thức:
Thành lập các Đoàn liên ngành (thành phần gồm: Cảnh
sát PCCC&CNCH Cảnh sát khu vực, đại diện UBND cấp
xã, đơn vị quản lý trật tự xây dựng đô thị, điện lực) tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về điều kiện bảo đảm an toàn
PCCC&CNCH tại các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
b) Nội dung kiểm tra:
- Đối với nhà ở hộ gia đình: Trách
nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân và các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định
tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
- Đối với nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh: Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở hoạt động trong phạm vi
công trình nhà và các điều kiện an toàn về PCCC quy định tại Điều 5 (trường hợp
là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC) và Khoản 1, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP và lập Biên bản theo mẫu số PC10 ban hành
kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
cân đối từ dự toán chi ngân sách hằng năm của các đơn vị; việc chi trong ngân
sách, các đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tập hợp báo cáo cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định.
V. PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
1. Công an Thành
phố
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND
Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch
này của các sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã; tham mưu
UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện các giải pháp, biện pháp nâng cao năng lực
công tác PCCC&CNCH của Thành phố đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở
kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo quy định.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về PCCC và CNCH của đơn vị đối với các cơ sở, đối tượng nhà để ở kết hợp sản xuất
kinh doanh thuộc thẩm quyền theo quy định. Tích cực phối hợp chính quyền địa
phương các cấp trong quá trình tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC đối với các
cơ sở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức pháp luật, kỹ năng đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định.
- Biên soạn nội dung tuyên truyền,
khuyến cáo, hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC và mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn
PCCC và hướng dẫn các đơn vị tham khảo, tổ chức thực hiện.
2. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Chủ động trong các công tác liên quan
lĩnh vực thông tin và truyền thông của Thành phố; tích cực hỗ trợ và phối hợp Công an Thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị có
liên quan để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về
PCCC, nêu gương những điển hình tiên tiến “Người tốt, việc tốt” và những mô
hình PCCC tiêu biểu để gây dựng phong trào toàn dân PCCC.
- Đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử
của UBND Thành phố: (1) Những văn bản quy phạm pháp luật và những chương trình,
kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH do Thành ủy, Hội đồng nhân
dân, UBND Thành phố ban hành; (2) Những bài viết tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật PCCC, nâng cao ý thức, nhận thức về PCCC và vận động người dân tích cực
tham gia các hoạt động PCCC.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo
đài, truyền thông của Thành phố (Đài Phát thanh
và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế Đô thị, Báo Hà Nội
mới,...) và phối hợp các cơ quan báo đài, truyền thông
khác tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC&CNCH (tăng số lượng các bản tin, tăng thời lượng phát sóng các chương trình; đăng
tải, phát sóng các phóng sự, tin, bài tuyên truyền vào
khung giờ phù hợp) để người dân có thể theo dõi, thực
hiện.
3. Sở Công
thương, Tổng Công ty Điện lực Thành phố
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền,
khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện trong
quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt; gửi Sở Thông tin và Truyền thông,
UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan, các cơ quan báo đài, truyền
thông để thực hiện công tác tuyên truyền.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên
truyền (với nhiều hình thức khác) để nâng cao ý thức, trách nhiệm của quần
chúng nhân dân trong công tác đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố
ban hành quy định để tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát, đảm bảo
an toàn sử dụng điện của cơ sở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
(sau công tơ điện), hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ đến từ
nguyên nhân sự cố điện gây ra.
4. Sở Xây dựng
- Tiếp tục rà soát, báo cáo UBND
Thành phố đầu tư xây dựng, lắp đặt các trụ nước chữa cháy gắn với hệ thống cấp
nước của Thành phố; ưu tiên lắp đặt ngay cho các khu vực đông dân cư, nhiều cơ
sở hoặc nhiều nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh mà lối vào, ngõ vào nhỏ, chật
hẹp.
- Chủ trì, phối hợp Công an Thành phố,
UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố kiến
nghị Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC cho đối tượng là nhà ở
hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh để đảm bảo an toàn PCCC và
phù hợp thực tế (đặc biệt lưu ý các tiêu chí
về lối thoát nạn, lối thoát khẩn cấp và giải pháp ngăn cháy lan để người dân có căn cứ tổ chức thực hiện, đảm bảo an toàn).
- Phối hợp với UBND cấp huyện tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý về trật tự xây dựng;
có biện pháp xử lý cương quyết, triệt để theo quy định của
pháp luật.
5. Các sở, ban,
ngành, đơn vị khác của Thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch
này; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố, UBND các cấp và các
đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác khi có đề nghị, yêu cầu, đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đồng bộ, hiệu
quả, chất lượng.
6. UBND quận, huyện,
thị xã
a) Huy động cả hệ thống chính trị của
địa phương vào cuộc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới công tác hướng
dẫn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC trên địa bàn: Thường
xuyên duy trì và tăng cường việc phát các bài tuyên truyền trên loa phát thanh
của địa phương; xây dựng, nhân rộng gương và mô hình khu dân cư, khu phố điển
hình tiên tiến về công tác PCCC, trong đó chú trọng việc khuyến khích, vận động
người dân tự giác tháo dỡ “chuồng cọp” tại các ban công, lô gia để đảm bảo an toàn thoát nạn hoặc có những
hình thức sáng tạo để vừa đảm bảo an ninh vừa đảm bảo thoát nạn trong tình huống khẩn cấp; nghiên cứu và có chế độ khuyến
khích thích hợp cho những người làm công tác PCCC tại khu dân cư; kết hợp công
tác tuyên truyền PCCC trong các buổi họp, sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, đoàn thể,
tổ chức chính trị, xã hội tại khu dân cư hoặc các buổi tiếp xúc quần chúng nhân
dân của Lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, siết chặt công tác quản lý về trật tự xây dựng; có biện pháp xử lý cương
quyết, triệt để theo quy định của pháp luật.
c) Thành lập các Đoàn liên ngành (thành
phần gồm: Cảnh sát PCCC&CNCH, Cảnh sát khu vực: đại diện UBND cấp xã, đơn vị
quản lý trật tự xây dựng đô thị, điện lực) tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về điều
kiện bảo đảm an toàn PCCC&CNCH tại các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh. Quá trình kiểm tra kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định
pháp luật.
d) Chỉ đạo Công an cấp huyện, UBND cấp
xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC&CNCH:
- Duy trì việc kiểm tra, rà soát việc
chấp hành quy định PCCC của các cơ sở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh
doanh trên địa bàn; tuyệt đối không được bỏ trống địa bàn, để sót, lọt cơ sở.
- Kết thúc giai đoạn 1: Các đơn vị phải
hoàn tất việc rà soát, lập danh sách, thống kê số liệu, tình hình chấp hành quy
định về PCCC của 100% các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn. Kết thúc đợt cao điểm: 100%
các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải được hướng dẫn và
ký cam kết bảo đảm an toàn về PCCC; 100% các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản
xuất, kinh doanh qua công tác kiểm tra phát hiện tồn tại, vi phạm về
PCCC&CNCH, ký cam kết khắc phục.
- UBND cấp xã chủ động cân đối, tính
toán số lượng cơ sở trên địa bàn để đảm bảo kiểm tra tối thiểu định kỳ một năm
một lần đối với các khu dân cư, cơ sở trên địa bàn theo quy định.
- Lập Kế hoạch đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức luật và xây dựng phong trào toàn dân PCCC tại
địa phương đến từng khu, cụm dân cư, tổ dân phố, từng cơ sở, từng hộ gia đình;
hình thức, nội dung tuyên truyền phải đổi mới, thiết thực, có hiệu quả; trong
đó, lưu ý nâng cao vai trò của Tổ trưởng các tổ dân phố, Trưởng các thôn, Đội
trưởng các Đội dân phòng.
e) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
này về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH)
theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Căn cứ
Kế hoạch, các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được phân công khẩn trương,
nghiêm túc xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; gửi về UBND Thành phố
(qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH để tập hợp, theo dõi) trước ngày
31/5/2021.
2. Chế độ
thông tin báo cáo
a) Kết thúc giai đoạn 1:
- Các sở, ban, ngành Thành phố, Tổng
Công ty Điện lực Thành phố (theo Đề cương
1), UBND các quận, huyện,
thị xã (theo Đề cương 2) báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố
- Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) trước ngày 21/7/2021 để tổng hợp,
báo cáo Bộ Công an.
- Giao Công an Thành phố tổng hợp kết
quả thực hiện của các đơn vị, xây dựng Báo cáo của UBND Thành phố báo cáo Bộ
Công an trước ngày 31/7/2021 theo quy định.
b) Tổng kết đợt cao điểm:
- Các sở, ban, ngành Thành phố, Tổng Công
ty Điện lực Thành phố (theo Đề cương 1), UBND các quận, huyện, thị xã (theo Đề cương 2) báo cáo kết quả thực hiện về UBND
Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) trước
ngày 20/10/2021 để tổng hợp, báo cáo Bộ Công an.
- Giao Công an Thành phố tổng hợp kết
quả thực hiện của các đơn vị, xây dựng Báo cáo của UBND Thành phố báo cáo Bộ
Công an trước ngày 30/10/2021 theo quy định.
3. Trước
diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, yêu cầu các đơn vị trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm các biện
pháp về phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND Thành phố.
4. Giao
Công an Thành phố chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả việc thực hiện Kế hoạch này và báo cáo UBND
Thành phố theo quy định. Quá trình thực hiện Kế hoạch có khó khăn vướng mắc,
các đơn vị báo cáo về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH) để được hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, các PCVP, NC, KGVX, KT, ĐT;
- Lưu; VT, NC(Quang Sơn).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
Đề cương 1, ban
hành kèm theo Kế hoạch số ..../KH-UBND ngày ..../5/2021 của UBND TP Hà Nội
ĐƠN VỊ
…………………..
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /……….
|
………,ngày……tháng……năm
2021
|
BÁO
CÁO
Kết
quả thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra về PCCC đối với khu dân
cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
Kính gửi:
UBND thành phố Hà Nội.
Thực hiện Kế hoạch số ...../KH-UBND
ngày ..../5/2021 của UBND TP Hà Nội về thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền,
kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn Thành phố, ……báo cáo kết quả triển
khai thực hiện (đợt 1, từ ngày 15/4/2021 đến ngày 15/7/2021 (hoặc) cả đợt, từ
ngày 15/4/2021 đến ngày 15/10/2021) như sau:
I. VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
Việc xây dựng kế hoạch, văn bản triển
khai thực hiện của đơn vị.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Các đơn vị báo cáo chi tiết, cụ thể
những kết quả đã đạt được, bám sát vào những nội dung, nhiệm vụ đã được UBND
Thành phố phân công theo Kế hoạch.
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm:
2. Tồn tại:
3. Khó khăn, vướng mắc, bất cập:
4. Nguyên nhân của những tồn tại, khó
khăn, vướng mắc, bất cập:
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
(Các đơn vị tập trung báo cáo, đề
xuất những giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; kiểm
tra, hướng dẫn các điều kiện an toàn PCCC; nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ đối với hộ gia đình và nhà để ở
kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao....).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …………
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Đề cương 2, ban hành kèm theo
Kế hoạch số ..../KH-UBND ngày ..../5/2021 của UBND TP Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN
…………………………
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /……….
|
…….,ngày….tháng…..năm
2021
|
BÁO
CÁO
Kết
quả thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm
tra về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh
Kính gửi:
UBND thành phố Hà Nội.
Thực hiện Kế hoạch số ...../KH-UBND
ngày ..../5/2021 của UBND TP Hà Nội về thực hiện đợt cao điểm về tuyên truyền,
kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà
để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố, UBND quận, huyện, thị
xã.... báo cáo kết quả triển khai thực hiện (đợt 1, từ ngày 15/4/2021 đến
ngày 15/7/2021 (hoặc) cả đợt, từ ngày 15/4/2021 đến ngày 15/10/2021) như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo và
triển khai thực hiện Kế hoạch của Bộ
(Việc xây dựng kế hoạch, văn bản triển
khai thực hiện)
2. Kết quả triển khai thực hiện
2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về PCCC
- Thống kê kết quả thực hiện công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC theo các nội dung tại bảng
1.
TT
|
Nội
dung
|
Số
lượt
|
Ghi
chú
|
1
|
Tuyên truyền trực tiếp đến người
dân
|
|
|
-
|
Số buổi tuyên truyền
|
|
|
-
|
Số người tham gia
|
|
|
2
|
Tuyên truyền thông qua lồng ghép
trong các hoạt động của chi bộ, tổ dân phố, đoàn thể, chính trị xã hội tại khu dân cư
|
|
|
3
|
Tuyên truyền bằng tờ rơi, băng
rôn....
|
|
|
-
|
Số tờ rơi
|
|
|
-
|
Số băng rôn
|
|
|
4
|
Số lượt tuyên truyền loa phát thanh
của phường, xã
|
|
|
5
|
Tuyên truyền trên đài truyền thanh,
truyền hình
|
|
|
-
|
Số phóng sự, tiểu phẩm, clip hướng
dẫn kỹ năng PCCC, thoát nạn;
|
|
|
-
|
Số lượt giới thiệu gương người tốt,
việc tốt về PCCC..
|
|
|
6
|
Số điển hình tiên tiến được xây dựng
|
|
|
7
|
Số mô hình về an toàn PCCC tại khu
dân cư (khu phố/cụm dân cư an toàn....) được xây dựng
|
|
|
8
|
Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH
cho lực lượng dân phòng
|
|
|
|
- Số lớp huấn luyện
|
|
|
|
- Số người tham gia
|
|
|
|
- Số Giấy chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ đã cấp
|
|
|
- Đánh giá thực trạng, những khó
khăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về PCCC:
+ Ưu điểm:
+ Tồn tại:
+ Khó khăn, hạn chế:
+ Nguyên nhân của những tồn tại,
khó khăn, hạn chế:..
2.2. Công tác kiểm tra an toàn về
PCCC:
- Thống kê kết quả thực hiện công tác
kiểm tra, xử lý vi phạm theo các nội dung tại bảng 2:
TT
|
Nội
dung
|
Nhà
ở hộ gia đình
|
Nhà
để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh
|
Không
thuộc Phụ lục I (NĐ 136)
|
Thuộc
Phụ lục III (NĐ 136)
|
Thuộc
Phụ lục IV (NĐ 136)
|
1
|
Tổng số ngôi nhà
|
|
|
|
|
2
|
Số lượt kiểm tra
|
|
|
|
|
-
|
Kiểm tra định kỳ
|
|
|
|
|
-
|
Kiểm tra đột xuất
|
|
|
|
|
-
|
Tổng số lượt hướng dẫn, tuyên truyền
trong kiểm tra
|
|
|
|
|
-
|
Số biên bản kiểm tra được lập
|
|
|
|
|
-
|
Số bản cam kết bảo đảm an toàn PCCC
được ký
|
|
|
|
|
3
|
Số thiếu sót, vi phạm được phát hiện
|
|
|
|
|
-
|
Số thiếu sót
|
|
|
|
|
-
|
Số hành vi vi phạm
|
|
|
|
|
-
|
Số biên bản vi phạm được lập (số lượng
hành vi)
|
|
|
|
|
4
|
Công tác xử lý vi phạm
|
|
|
|
|
-
|
Xử phạt cảnh cáo
|
|
|
|
|
-
|
Phạt tiền, tổng số tiền phạt
|
|
|
|
|
-
|
Số lượt tạm đình chỉ
|
|
|
|
|
-
|
Số lượt đình chỉ
|
|
|
|
|
- Đánh giá thực trạng công tác PCCC
qua công tác kiểm tra:
+ Hộ gia đình: Tập trung đánh giá
việc thực hiện trách nhiệm của chủ hộ gia đình; bố trí các gian phòng có nguy hiểm cháy; giải pháp thoát nạn trong nhà; quản lý, sử dụng hệ thống điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị
phương tiện chữa cháy....
+ Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh: Tập trung đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm của chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, cơ sở hoạt động trong phạm vi ngôi nhà; bố trí nơi ở và nơi sản
xuất, kinh doanh; yêu cầu giải pháp ngăn cháy lan, thoát nạn; quản lý, sử dụng
hệ thống điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị
phương tiện chữa cháy...
2.3. Công tác quản lý nhà nước về
PCCC.
Đánh giá thực trạng (ưu điểm, tồn tại, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, khó
khăn, hạn chế) trong thực hiện
công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết
hợp sản xuất, kinh doanh, cụ thể về hai nội dung chính sau:
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về
PCCC của UBND cấp xã (theo Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
- Trách nhiệm của Cơ quan Công an
trong thực hiện công tác quản lý về PCCC và tham mưu cho UBND cấp xã tổ chức thực
hiện.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
(Giải pháp về công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và xây dựng phong trào toàn dân tham gia
PCCC; kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện an toàn
PCCC; nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với hộ gia
đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao....).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …………
|
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|