ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 130/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 07 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BẢO TÀNG
NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030”
Căn cứ Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND
ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số
chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chính sách hỗ trợ phát triển bảo
tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng
quát:
Phát triển hệ thống bảo tàng ngoài
công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học,
học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học và đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phát triển hệ thống bảo tàng của tỉnh gắn
với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó góp phần triển khai
Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Mục tiêu cụ
thể:
- Đổi mới, đa dạng hóa hình thức hoạt
động bảo tàng ngoài công lập; đề ra các chính sách phù hợp thực tiễn, đảm bảo
tính khả thi nhằm khuyến khích các bảo tàng ngoài công lập ra đời và phát triển,
đưa bảo tàng ngoài công lập trở thành điểm đến hấp dẫn của các đối tượng công
chúng, từng bước xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bảo tàng ngoài
công lập.
- Củng cố và nâng cao chất lượng, vai
trò các bảo tàng ngoài công lập, thực hiện xã hội hóa hoạt
động bảo tàng; lựa chọn danh mục các bảo tàng ngoài công lập đáp ứng tiêu chí,
điều kiện để hỗ trợ phát triển.
- Cụ thể hóa chính sách ưu đãi của
trung ương nhằm hỗ trợ và phát huy giá trị các bảo tàng ngoài công lập trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phấn đấu đến giai đoạn 2023-2026
trên địa bàn tỉnh có 03 bảo tàng ngoài công lập, giai đoạn 2027-2028 có 04 bảo
tàng ngoài công lập, giai đoạn 2029-2030 có 05 bảo tàng ngoài công lập.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG, NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định chính sách hỗ trợ phát triển
bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
2. Đối tượng áp dụng:
- Các tổ chức, cá nhân tham gia việc
thành lập, tổ chức và hoạt động bảo tàng ngoài công lập;
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân
khác có liên quan trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài
công lập.
3. Nguyên tắc, điều
kiện hỗ trợ:
a) Các bảo tàng ngoài công lập được cấp
phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp thuộc đối tượng được hưởng
nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng chế độ cao nhất và không
trùng lặp.
c) Nhà nước khuyến khích việc huy động
và sử dụng các nguồn lực xã hội hóa hợp pháp để thực hiện hỗ trợ đầu tư, xây dựng
và phát triển hoạt động bảo tàng ngoài công lập.
III. MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐẾN NĂM 2030
1. Hỗ trợ giá thuê
cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động bảo tàng ngoài công lập:
a) Hỗ trợ giá thuê cơ sở nhà, đất do
nhà nước quản lý với mức tối theo quy định hiện hành.
b) Trường hợp các tổ chức, cá nhân thực
hiện việc thuê đất, công trình để tổ chức hoạt động bảo tàng ngoài công lập đối
với các công trình không thuộc sở hữu của nhà nước thì mức hỗ trợ không quá 50
triệu đồng/1 năm.
2. Hỗ trợ hoạt động
trưng bày, triển lãm:
Hỗ trợ tối đa không quá 02 hoạt động
trưng bày, triển lãm trong phạm vi cấp tỉnh đối với 01 bảo tàng ngoài công lập/1
năm, mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/1 hoạt động.
3. Hỗ trợ phát triển
sản phẩm lưu niệm đặc trưng của bảo tàng:
Hỗ trợ phát triển 01 sản phẩm lưu niệm
đặc trưng của bảo tàng/1 năm, mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1 sản phẩm.
4. Hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực:
a) Hỗ trợ tham gia các lớp đào tạo, tập
huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về công tác bảo tàng tổ chức
trong tỉnh.
b) Hỗ trợ tiền tàu xe 2.500.000 đồng/1
người, không quá 2 người/1 năm/1 bảo tàng đối với các đợt tham gia đào tạo, tập
huấn ngoại tỉnh.
5. Hỗ trợ quảng
bá hình ảnh:
a) Được hỗ trợ quảng bá trên các kênh
thông tin, tuyên truyền của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
b) Hỗ trợ công tác quảng bá hình ảnh
trên các phương tiện thông tin đại chúng với mức hỗ trợ không quá 30 triệu/1
năm.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Ngân sách nhà nước cấp qua Sở Văn
hóa và Thể thao hằng năm.
2. Huy động nguồn lực xã hội hóa và
các nguồn hợp pháp khác.
3. Giao Sở Văn hóa và Thể thao nghiên
cứu, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện về chính sách hỗ trợ đảm bảo thuận lợi,
hiệu quả, đúng quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung
nêu tại Đề án số 258/ĐA-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những
khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính để xây dựng kế hoạch kinh phí và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tàng ngoài công lập phục vụ phát triển du lịch.
Chỉ đạo các Bảo tàng ngoài công lập
xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hằng năm gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, hoàn
thiện và bổ sung kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các thủ tục về đất đai, môi
trường khi thực hiện các công trình, dự án gắn liền với bảo tàng ngoài công lập.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế
hoạch ngân sách và kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho việc xây dựng các công
trình bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
5. Cục thuế tỉnh: Hướng dẫn các tổ chức,
cá nhân thực hiện các quy định về thuế liên quan đến chính sách khuyến khích
phát triển xã hội hóa bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Sở Du lịch: Chủ trì, xây dựng
chương trình du lịch phù hợp, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao phát huy giá trị
các bảo tàng ngoài công lập phục vụ phát triển du lịch.
7. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ các sản phẩm lưu niệm
đặc trưng của bảo tàng từ nguồn vốn khuyến nông, khuyến công.
8. Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố Huế: Tham mưu UBND tỉnh các địa điểm để nhà đầu tư thực
hiện dự án, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo
Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tổ chức tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội hóa đối với các hoạt động
bảo tàng ngoài công lập; phổ biến, đăng tải nội dung của Đề án trên sóng truyền
hình, mạng Internet để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án
“Chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm; tiến
hành báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 01 tháng
12 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai nếu có gì
phát sinh, đề nghị kịp thời có ý kiến với Sở Văn hóa và Thể thao để báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại Mục V;
- VP: LĐ, các CV;
- Lưu VT, VH.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|