ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LỄ HỘI HOA LƯ NĂM 2017
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1049
năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt; kỷ niệm 25
năm tái lập tỉnh Ninh Bình, các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương trong
năm 2017. Hướng tới kỷ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên
Nhà nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên
của Việt Nam.
- Tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn
của các bậc Tiên đế, các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước; khơi dậy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Thông qua các hoạt động của Lễ hội
góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá
tiềm năng thế mạnh du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước về với Ninh Bình;
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số
41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số
229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
quản lý và tổ chức lễ hội; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định tổ chức lễ hội và Quyết định số
1291/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kịch bản lễ hội
Trường Yên (Lễ hội Hoa Lư).
- Các hoạt động của Lễ hội đảm bảo
trang trọng, thiết thực, hiệu quả, an toàn, mang đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng
vùng đất Cố đô Hoa Lư, của quê hương Ninh Bình thân thiện và mến khách.
B. QUY MÔ, THỜI
GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Quy mô tổ chức
lễ hội
- Quy mô tổ chức lễ hội: Cấp tỉnh, với
vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
- Cơ quan thường trực: Sở Văn hóa và
Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp phối hợp: Văn
phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An và UBND huyện Hoa Lư.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh,
các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch của UBND tỉnh.
2. Thời gian
Lễ hội được tổ chức trong 03 ngày, từ
ngày 05/4/2017 đến hết ngày 07/4/2017 (tức từ ngày mùng 9 tháng 3 đến ngày 11
tháng 3 âm lịch). Riêng Lễ mở cửa đền thực hiện sáng ngày 04/4/2017 (tức ngày 8
tháng 3 âm lịch); Lễ dâng hương thực hiện chiều ngày 04/4/2017 (tức ngày 8
tháng 3 âm lịch).
3. Địa điểm
Khu Di tích lịch sử - văn hóa Cố đô
Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
C. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Phần lễ
Phần lễ tổ chức trang nghiêm, đảm bảo
các nghi lễ truyền thống, nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh, tri
ân công đức các bậc Đế vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng và giữ nước;
thể hiện ước nguyện của nhân dân cầu mong Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,
cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, trăm dân vui vẻ. Nội dung phần lễ đảm bảo
theo Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
Kịch bản lễ hội Trường Yên (nay là Lễ hội Hoa Lư), được đạo diễn và nhà viết kịch
dàn dựng. Gồm có các nghi thức:
- Lễ mở cửa đền;
- Lễ dâng hương;
- Lễ rước nước;
- Lễ mộc dục;
- Lễ tiến phẩm;
- Lễ rước kiệu (từ các di tích lịch
sử văn hóa liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê về lễ hội);
- Tế Cửu khúc;
- Tế lễ của các đoàn Nam quan, nữ
quan, đồng quan;
- Lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng;
- Lễ tạ.
2. Phần hội
Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, thể
thao, trò chơi dân gian...; phục hồi một số loại hình văn hóa, văn nghệ dân
gian, tạo không khí vui tươi, lành mạnh tại không gian lễ hội, gồm:
- Lễ khai mạc: Truyền hình trực tiếp
trên VTV1, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình (có kịch bản riêng).
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ:
+ Trình diễn màn Trống hội Hoa Lư; lễ
đăng quang Hoàng đế; cờ lau tập trận; kéo chữ "Thái Bình",... (lồng
ghép trong chương trình lễ khai mạc);
+ Biểu diễn múa lân, múa rồng (lồng
ghép trong chương trình lễ rước nước);
+ Giao lưu văn nghệ quần chúng; biểu
diễn trống hội và cồng chiêng; múa rối nước; chương trình giao lưu văn nghệ phục
vụ nhân dân tại sân Lễ hội và Cổng đường Tràng An (TPNB).
- Hội trại thanh niên: Tổ chức các cuộc
thi: Dựng và trang trí trại, cắm hoa nghệ thuật, kéo co, thi nấu cơm nhanh và
giao lưu văn hóa, văn nghệ...
- Các trò chơi dân gian: Cờ người, chọi
gà, tổ tôm điếm, bắn cung, bắn nỏ.
- Hoạt động thể thao: Giao lưu bóng
chuyền huyện Hoa Lư; Giải Vật dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2017.
- Các hoạt động thi, trưng bày, triển
lãm, quảng bá: Thi và trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua; thi ẩm thực; thi thư
pháp; thi chèo thuyền khéo; trưng bày hình ảnh, hiện vật Kinh đô Hoa Lư; triển
lãm ảnh nghệ thuật “Non nước Ninh Bình”; trưng bày giới thiệu các sản phẩm thủ công
truyền thống và đặc sản tiêu biểu của tỉnh; hoạt động quảng bá du lịch Ninh
Bình.
3. Lễ khai mạc
3.1. Thời gian: 20h00’ ngày 05/4/2017
(ngày mùng 9 tháng Ba âm lịch).
3.2. Địa điểm: Sân Lễ hội, Khu Di
tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư.
3.3. Chương trình Lễ khai mạc (dự kiến
120 phút) gồm:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Diễn văn Khai mạc của lãnh đạo tỉnh;
- Khởi trống khai hội;
- Chương trình nghệ thuật.
3.4. Dự kiến khách mời (khoảng 950 đại
biểu):
* Khách mời trung ương, tỉnh bạn:
- Đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
- Đại biểu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch;
- Đại biểu lãnh đạo từ Thứ trưởng và
tương đương trở lên, các tướng lĩnh là con em Ninh Bình hiện đang công tác ở
Trung ương và các địa phương trong cả nước;
- Đại biểu các tỉnh bạn: Lãnh đạo các
tỉnh kết nghĩa và các tỉnh giáp ranh (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bạc
Liêu, Cà Mau);
- Đại biểu ban liên lạc đồng hương tại
Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Tuyên Quang, Lâm Đồng;
- Đại biểu một số doanh nghiệp tiêu
biểu là con em Ninh Bình đang hoạt động ở ngoài tỉnh;
* Khách mời trong tỉnh:
- Các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh;
- Các đồng chí nguyên là: Thường vụ Tỉnh
ủy, Lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND; nguyên lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh;
- Thành viên Ban Tổ chức Lễ hội Hoa
Lư năm 2017;
- Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn
thể và tương đương của tỉnh;
- Đại biểu Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh;
Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh; Hội Doanh nhân trẻ; đại biểu một số Doanh nghiệp
tiêu biểu trên địa bàn tỉnh;
- Các huyện, thành phố: Các đồng chí
trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Giám đốc Trung tâm Văn
hóa, Thể thao. (Riêng huyện Hoa Lư mời thêm: Các đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ
chốt của huyện qua các thời kỳ; Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ các xã, thị
trấn);
- Một số vị chức sắc tiêu biểu đại diện
Ban đoàn kết Công giáo tỉnh, Giáo hội Phật giáo tỉnh;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí của
tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác cổ động
trực quan, trang trí khánh tiết
4.1. Tuyên truyền về các hoạt động
trước, trong và sau lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung
ương và địa phương. Truyền hình trực tiếp Khai mạc lễ hội trên Đài Phát thanh
và Truyền hình Ninh Bình.
4.2. Trang trí lễ đài sân khấu, cổng
Cố đô Hoa Lư và khu vực lễ hội.
4.3. Tuyên truyền cổ động trực quan: Chăng
treo băng-zôn, khẩu hiệu; xây dựng các cụm pano và tranh cổ động tuyên truyền Lễ
hội và quảng bá du lịch Ninh Bình; cắm cờ Tổ quốc, cờ hội, cờ phướn, cờ chuối
các loại tại khu vực lễ hội, các địa điểm đông người, các tuyến đường dẫn vào
khu vực lễ hội, trung tâm các huyện, thành phố. Tập trung tuyên truyền, cổ động
tại các trọng điểm của huyện Hoa Lư và một số tuyến đường chính tại trung tâm lễ
hội và thành phố Ninh Bình.
D. TỔ CHỨC THƯC HIỆN
1. Ban Tổ chức
lễ hội
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh chỉ đạo,
tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, nội dung tại Kế hoạch. Chỉ đạo xây dựng
kịch bản, chương trình các hoạt động của phần lễ và phần hội, phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các thành viên Ban Tổ chức Lễ hội. Tổ chức hội nghị tổng kết lễ hội.
2. Sở Văn hóa
và Thể thao
2.1. Là cơ quan thường trực của Ban Tổ
chức Lễ hội. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An,
UBND huyện Hoa Lư xây dựng kịch bản chi tiết và tổ chức thực hiện chương trình
khai mạc, chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc; thiết kế makét sân khấu; tổ
chức thi công, trang trí lễ đài sân khấu, khu vực lễ hội và một số tuyến đường
vào khu vực lễ hội. Báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh về phương án thực hiện kịch bản
Lễ khai mạc.
2.2. Chủ trì, phối hợp với UBND các
huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động:
Diễn tích trò “Cờ lau tập trận” (trong chương trình khai mạc); tế Cửu
khúc; lễ rước kiệu; giao lưu nghệ thuật quần chúng; rối nước; trưng bày hình ảnh,
hiện vật Kinh đô Hoa Lư; triển lãm ảnh “Non nước Ninh Bình; Giải Vật dân tộc
2017 và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổ chức phân công.
2.3. Chủ trì và hướng dẫn cơ sở tổ chức
các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trong dịp lễ hội.
2.4. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng
UBND tỉnh xây dựng bài phát biểu khai mạc lễ hội của Lãnh đạo tỉnh.
2.5. Chủ trì thiết kế và in giấy mời,
phù hiệu xe, phù hiệu đại biểu; gửi giấy mời đại biểu trong tỉnh. Phối hợp với
Văn phòng UBND tỉnh bố trí sắp xếp chỗ ngồi và đón tiếp đại biểu dự khai mạc lễ
hội.
2.6. Xây dựng sơ đồ và sắp xếp vị trí
các hoạt động trên sân lễ hội. Bố trí bàn, ghế ngồi (1500 ghế), nước uống
phục vụ đại biểu dự Lễ khai mạc. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho Lễ khai mạc.
Làm các biển chỉ dẫn đường, cử người hướng dẫn cho các đại biểu và nhân dân vào
các vị trí diễn ra các hoạt động của lễ hội đảm bảo khoa học. Đặc biệt là lễ
khai mạc phải được chỉ dẫn ngay từ các cổng vào khu di tích.
2.7. Kiểm tra, quản lý các hoạt động
văn hóa, thể thao diễn ra tại lễ hội và trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau lễ
hội.
2.8. Tổng hợp dự toán kinh phí của
các cơ quan, đơn vị khối tỉnh, gửi Sở Tài chính thẩm định trước ngày 06/3/2017.
2.9. Tổ chức các hội nghị của Ban Tổ
chức lễ hội trước, trong và tổng kết lễ hội; tổng hợp ý kiến phản ánh của các
đơn vị và cá nhân (nếu có), kịp thời đề xuất Ban Tổ chức lễ hội phương án giải
quyết.
3. Văn phòng
UBND tỉnh
3.1. Đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế
hoạch của UBND tỉnh đảm bảo nội dung, tiến độ.
3.2. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
xây dựng bài phát biểu khai mạc lễ hội của Lãnh đạo tỉnh.
3.3. Lập danh sách khách mời lễ hội.
Trực tiếp, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan gửi giấy mời, phù
hiệu xe, phù hiệu đại biểu cho khách mời Trung ương, tỉnh bạn, đại biểu Ban liên
lạc đồng hương Ninh Bình tại các tỉnh dự khai mạc lễ hội. Gửi giấy mời đại biểu
dự lễ dâng hương.
3.4. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
và Thể thao xây dựng sơ đồ, sắp xếp chỗ ngồi đại biểu dự lễ khai mạc (chú ý vị
trí của cán bộ tháp tùng lãnh đạo và gia đình đi theo lãnh đạo).
3.5. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan đón tiếp khách mời Trung ương, tỉnh bạn, các tướng lĩnh,
lãnh đạo các bộ, ngành là con em Ninh Bình đang công tác ở Trung ương và các địa
phương khác, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, các chức sắc tôn giáo; bố trí đưa đón các đồng
chí nguyên là lãnh đạo UBND tỉnh dự lễ khai mạc.
4. UBND huyện
Hoa Lư
4.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
và Thể thao, Ban Quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An, tổ chức các hoạt động: Lễ
mở cửa đền; lễ rước nước; lễ mộc dục; lễ tiến phẩm; tế lễ cổ truyền; lễ tạ. Chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện màn kéo chữ "Thái
Bình" (trong chương trình Lễ khai mạc). Tổ chức các hoạt động tổ
tôm điếm; giao lun Bóng chuyền của huyện Hoa Lư; tổ chức thi chèo thuyền khéo.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Tổ chức Lễ hội.
4.2. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao, Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An sắp xếp và tổ chức cho các đoàn
thực hiện nghi thức lễ dâng hương, lễ rước kiệu, diễn tích trò “Cờ lau tập trận”
(trong chương trình khai mạc). Phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh
tổ chức lễ cầu siêu và Lễ hội hoa đăng. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của
tỉnh tổ chức các hoạt động: thi thư pháp; thi và trưng bày mâm ngũ quả tiến
Vua; các trò chơi: Cờ người; chọi gà.
4.3. Trang trí Cổng thành Hoa Lư (tại
khu vực Cầu Huyện); xây dựng pano thông báo các hoạt động Chương trình lễ hội
đặt tại khu vực trước Bưu điện xã Trường Yên, ngã 3 cầu Huyện, bến xe lễ hội;
xây dựng, chăng treo hệ thống băng zôn, pano tuyên truyền lễ hội trên địa bàn
huyện. Vận động nhân dân các địa phương chăng treo cờ Tổ quốc, cờ hội dọc tuyến
đường Tràng An (từ địa phận huyện Hoa Lư đến Khu di tích Cố đô Hoa Lư) và
từ thị trấn Thiên Tôn vào khu di tích Cố đô Hoa Lư. Phối hợp với Ban Quản lý quần
thể danh thắng Tràng An trang trí khu Di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư.
4.4. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh
đón khách dự khai mạc lễ hội.
4.5. Xây dựng bến thuyền và chuẩn bị
thuyền phục vụ Lễ rước nước (thiết kế và làm mới thuyền).
4.6. Bố trí khu vực kinh doanh, dịch
vụ, trông giữ phương tiện cho khách; bố trí địa điểm phù hợp để đặt nước công cộng
phục vụ nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực lễ hội.
4.7. Tổ chức vệ sinh khu vực lễ hội,
thời gian trước, trong và sau lễ hội diễn ra.
5. Ban Quản lý quần
thể danh thắng Tràng An
5.1. Chủ trì, phối hợp với UBND huyện
Hoa Lư tổ chức thực hiện Lễ dâng hương tại đền thờ Vua Đinh, đền thờ Vua Lê và
Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức
lễ rước kiệu.
5.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chuyên môn xây dụng kế hoạch nâng cấp, chỉnh sửa khu trưng bày khảo cổ
(lát lại nền nhà, lối vào; mua sắm bổ sung một số tủ trưng bày hiện vật; sửa chữa
hệ thống điện); tổ chức trưng bày các hiện vật, tuyên truyền, quảng bá giá trị
khu di chỉ khảo cổ tại khu vực Cố đô Hoa Lư trong dịp Lễ hội.
5.3. Chủ trì sắp xếp đồ tế khí nội tự
tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, đảm bảo an ninh, trật tự, phòng
chống cháy nổ; thuê lắp đặt nhà vệ sinh di động tại khu vực sân lễ hội.
5.4. Thực hiện trang trí, tuyên truyền
trực quan tại khu Di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu quần thể danh thắng
Tràng An; treo cờ Tổ quốc, cờ hội, tại các đỉnh núi lớn khu vực Cố đô Hoa Lư. Tổ
chức giới thiệu giá trị khu khảo cổ tại khu Di tích Cố đô Hoa Lư.
5.5. Chủ trì, phối hợp với Công ty
TNHH Một thành viên Điện lực Ninh Bình kiểm tra, bố trí nguồn điện phục vụ các
hoạt động tại sân Lễ hội đảm bảo an toàn.
5.6. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh
đón khách của tỉnh dự khai mạc Lễ hội và trang trí khánh tiết khu nội tự 02 đền
Vua Đinh, Vua Lê, cổng Đông, cổng Bắc, cổng Nam; các trục đường từ cổng Đông, cổng
Bắc và cổng Nam.
5.7. Phối hợp với UBND huyện Hoa Lư
chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, bến thuyền phục vụ cho lễ rước nước, thi
chèo thuyền khéo, các hoạt động tế lễ tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô
Hoa Lư.
5.8. Phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo tỉnh tổ chức hoạt động lễ cầu siêu và Lễ hội Hoa đăng.
5.9. Hoàn thiện, xây dựng vỉa hè, trồng
cây, nạo vét ao hồ đảm bảo vệ sinh môi trường.
6. Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch triển khai công tác thông tin,
tuyên truyền về Lễ hội.
7. Sở Du lịch
7.1. Chủ trì tổ chức cuộc thi ẩm thực.
7.2. Tổ chức hội nghị quảng bá, xúc
tiến du lịch. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương
xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá về du lịch Ninh Bình; tổ chức các tour,
tuyến du lịch giới thiệu những di tích liên quan đến Lễ hội Hoa Lư.
7.3. Tổ chức gian hàng quảng bá, xúc
tiến du lịch tại sân lễ hội.
8. Văn phòng Tỉnh
ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh đón
tiếp khách mời của Trung ương, các Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh bạn dự Lễ hội; bố trí đưa đón các đồng chí
nguyên là Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh dự khai mạc
Lễ hội.
9. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị khối tỉnh
lập dự toán kinh phí thực hiện, thẩm định dự toán, bố trí nguồn kinh phí thực
hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
10. Sở Y tế
Tổ chức phun thuốc muỗi phòng dịch tại
khu vực Lễ hội, hoàn thành trước ngày 30/3/2017. Kiểm tra đảm bảo công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm tại Lễ hội và các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Khảo
sát địa điểm, bố trí các đội cấp cứu lưu động, đảm bảo xử lý các tình huống cấp
cứu tại Lễ hội.
11. Sở Công
thương
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức trưng bày các gian hàng giới thiệu một
số sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản tiêu biểu của tỉnh. Kiểm tra, kiểm
soát thị trường, đảm bảo giá cả, chất lượng thị trường dịch vụ tại khu vực lân
cận và khu vực Lễ hội.
12. Sở Nội vụ
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện
Lễ cầu siêu, Lễ hội hoa đăng và các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Lễ hội.
13. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
Xây dựng kế hoạch và tổ chức vận động,
thu gom các đối tượng ăn mày, ăn xin, lang thang cơ nhỡ trong quá trình tổ chức
lễ hội.
14. Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải xây dựng triển khai thực hiện
các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông
tại các khu vực diễn ra lễ hội.
- Có kế hoạch cụ thể đảm bảo an ninh
trật tự của lễ khai mạc.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì thực
hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại các khu vực diễn ra hoạt động lễ hội.
15. Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và
Thể thao, Sở Du lịch tổ chức tuyên truyền về lễ hội. Đưa tin kịp thời các hoạt
động của lễ hội. Xây dựng chương trình tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh đất
và người Cố đô Hoa Lư nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung với bạn bè trong và
ngoài nước, thời gian trước, trong và sau lễ hội trên các phương tiện thông tin
đại chúng của Trung ương và địa phương.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
truyền hình trực tiếp lễ khai mạc hội trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
đêm văn nghệ kết thúc lễ hội và tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau Lễ hội.
16. Công ty TNHH
một thành viên Điện lực Ninh Bình
Đảm bảo nguồn điện ổn định, liên tục,
an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội. Có phương án phát điện dự phòng phục vụ
khai mạc lễ hội. Phối hợp với Viettel Ninh Bình triển khai hệ thống chống sét tại
khu vực lễ hội.
17. Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hoa
Lư tổ chức hoạt động thi thư pháp.
18. Tỉnh đoàn
Ninh Bình
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố tổ chức các hoạt động Hội trại thanh niên.
19. Hội Cựu Chiến
binh tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hoa
Lư tổ chức hoạt động cờ tướng (cờ người).
20. Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hoa
Lư tổ chức hoạt động thi mâm ngũ quả tiến Vua.
21. Hội Nông dân
tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hoa
Lư tổ chức hoạt động chọi gà.
22. Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hoa Lư,
Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An tổ chức hoạt động lễ cầu siêu và Lễ hội
Hoa đăng.
23. UBND các huyện,
thành phố
23.1. Xây dựng kế hoạch của đơn vị
tham gia các hoạt động tại lễ hội theo Kế hoạch này.
23.2. Tổ chức trang trí, tuyên truyền
cổ động; tuyên truyền sâu rộng vị trí, ý nghĩa về Lễ hội Hoa Lư trong quần
chúng nhân dân tại địa phương. Vận động nhân dân treo cờ Tổ quốc chào mừng 25
năm tái lập tỉnh và lễ hội từ ngày 30/3 đến ngày 08/4/2017. Tổ chức lễ dâng
hương tại các di tích ở địa phương thờ các nhân vật liên quan đến triều Đinh,
triều Tiền Lê, triều Lý.
23.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động
phối hợp:
- Phối hợp với UBND huyện Hoa Lư tổ
chức hoạt động tế lễ cổ truyền, tổ tôm điếm.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
tổ chức lễ rước kiệu từ các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các triều đại
Đinh, Tiền Lê về lễ hội; tham gia giao lưu chương trình nghệ thuật quần chúng tại
lễ hội; tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao theo chương trình lễ hội.
Ngoài tham gia các hoạt động văn hóa thể thao chung, thành phố Ninh Bình tổ chức
chương trình nghệ thuật tại Cổng đường Tràng An; huyện Yên Khánh tổ chức các hoạt
động múa trống; huyện Nho Quan biểu diễn cồng chiêng, bắn cung, bắn nỏ.
- Phối hợp với Sở Công thương tổ chức
hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản
tiêu biểu của tỉnh.
- Phối hợp với Tỉnh Đoàn Ninh Bình tổ
chức các hoạt động của hội trại thanh niên. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
tổ chức thi thư pháp. Phối hợp với Hội Cựu Chiến binh tổ chức đấu cờ người. Phối
hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thi và trưng bày mâm ngũ quả tiến
Vua. Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức thi ẩm thực. Phối hợp với Hội Nông dân tổ
chức thi chọi gà.
E. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 41-CT/TW ngày
05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội và Công điện số 229/CĐ-TTg ngày
12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức
lễ hội. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực
trong tổ chức lễ hội. Việc chi ngân sách tập trung cho các hoạt động lồng ghép
truyên truyền quảng bá du lịch; các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động
thể thao, các trò chơi dân gian duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo
đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; các hoạt động quản lý văn hóa, du lịch
và lễ hội...
1. Ngân sách
1.1. Đối với các cơ quan, đơn vị khối
tỉnh, huyện Hoa Lư: Lập dự trù kinh phí các hoạt động phục vụ Lễ hội, gửi Sở
Văn hóa và Thể thao trước ngày 04/3/2017. Giao Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1.2. Đối với các huyện, thành phố: Sử
dụng ngân sách cấp huyện để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
và tuyên truyền cho lễ hội.
2. Nguồn xã hội
hóa
Huy động các nguồn từ các doanh nghiệp
và tổ chức, cá nhân tham gia.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, các Sở,
ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn
vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để kịp thời chỉ đạo
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Các đơn vị được phân công theo Kế hoạch;
- Các thành viên BTC lễ hội Hoa Lư năm 2017;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VP6,2,3,4,5,7,8,9.
TN/kh03
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|