ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1092/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
13 tháng 3 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIA ĐÌNH NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
Tiếp nhận Công văn số
474/BVHTTDL-GĐ ngày 02/02/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng
dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2024;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế
hoạch triển khai thực hiện công tác gia đình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Nhằm tiếp tục nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vai
trò, vị trí và tầm quan trọng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền về xây dựng hạnh phúc gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng
giới từng bước ổn định, ngăn chặn các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến gia đình và
xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là
tế bào lành mạnh của xã hội.
3. Tiếp tục tăng cường công tác
quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; triển khai thực
hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tăng cường, đẩy mạnh, chú trọng
công tác kiểm tra, giám sát và phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp,
các ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các địa phương để thực hiện có hiệu quả
về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong năm 2024.
II. CHỦ ĐỀ
VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Chủ đề: “Gia đình hạnh
phúc, quốc gia thịnh vượng”.
2. Thông điệp:
- Gia đình hạnh phúc là nền tảng
của quốc gia thịnh vượng;
- Đầu tư cho công tác gia đình
là đầu tư cho phát triển bền vững;
- Gia đình: điểm xuất phát và
đích đến của chính sách;
- Hệ giá trị gia đình là hạt
nhân của hệ giá trị quốc gia;
- Gia đình là nơi nuôi dưỡng,
trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp;
- Xây dựng nhân cách con người
Việt Nam bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình;
- Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong
gia đình không có bạo lực;
- Hành vi bạo lực gia đình là
vi phạm pháp luật;
- Phòng, chống bạo lực gia đình
là trách nhiệm của toàn xã hội.
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục triển khai, tuyên
truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và Nghị định số
76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013
của Chính phủ về công tác gia đình.
2. Đầu tư nguồn lực cho công
tác gia đình nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng gia
đình hạnh phúc; Rà soát, đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo Công tác gia đình
và Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện
Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày
30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2030; Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới
đến năm 2025; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm
2030. Tiếp tục triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.
4. Tiếp tục thực hiện tuyên
truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia
đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ
em và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình trên các phương tiện
truyền thông đại chúng và internet.
5. Tổ chức các hoạt động truyền
thông về giá trị của gia đình nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) với chủ đề “Hạnh
phúc cho mọi người”; Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với chủ đề “Gia đình
hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng”; Tháng hành động quốc gia về phòng, chống
bạo lực gia đình với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
6. Tổ chức hội nghị tập huấn về
công tác gia đình; tổ chức chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia
đình và tiếp tục thực hiện tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình trên
phương tiện truyền thông đại chúng và internet; tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa
người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước với người làm công tác gia đình ở cơ sở.
7. Thực hiện kiểm tra liên
ngành về công tác gia đình.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
sử dụng từ Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã cấp cho các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành.
2. Nguồn kinh phí xã hội hóa và
các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì phối hợp các Sở, ban,
ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai hiệu quả nội
dung kế hoạch thực hiện công tác gia đình năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hoạt động truyền
thông trong các dịp, ngày kỷ niệm về gia đình như: Ngày Quốc tế hạnh phúc
(20/3); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Quốc tế Gia đình (15/5); Tháng hành
động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6); Ngày Thế giới xóa bỏ bạo
lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11);
- Tiếp tục triển khai, thực hiện
chiến lược, chương trình và các văn bản thuộc lĩnh vực Gia đình được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ, ngành phê duyệt, ban hành; Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện
“Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”;
- Thu thập thông tin, tổng hợp
báo cáo về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định; Tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ tại địa phương;
Triển khai thực hiện, đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình về xây dựng gia đình hạnh
phúc, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia
đình;
- Tổ chức, thực hiện kiểm tra
liên ngành công tác gia đình trên địa bàn.
2. Các Sở,
ban, ngành:
Tăng cường công tác tuyên truyền,
tổ chức các hoạt động triển khai hiệu quả nội dung kế hoạch này theo chức năng,
nhiệm vụ và quy chế phối hợp liên ngành về công tác gia đình và phòng, chống bạo
lực gia đình.
3. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh các tổ chức thành viên:
Tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là nam giới thực hiện tốt công
tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; tham gia giám sát việc thực hiện
pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo chức năng, nhiệm vụ
được giao.
4. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố:
Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện, bố trí kinh phí cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Đưa nội dung công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hàng năm của địa phương.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa
phongw triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực
hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng
hợp) trước ngày 01 tháng 12; trong quá trình triển khai thực hiện gặp
khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (báo cáo);
- TT: TU, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH, HCQT;
- Lưu: VT, VXNV. ĐNĐ
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
|