Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 109/KH-UBND 2020 phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 2025

Số hiệu: 109/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Bùi Thế Cử
Ngày ban hành: 08/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 08 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 58 làng nghề và làng có nghề; có 37 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận (08/37 làng nghề là làng nghề truyền thống). Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (18 làng); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (04 làng); xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn (06 làng); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gôm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (23 làng); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (06 làng); các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn (01 làng).

Trong 58 làng nghề, có 15.700 hộ, 315 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động làm nghề tại các làng nghề đã tạo việc làm cho trên 41.000 lao động; tổng doanh thu của các cơ sở làm nghề trong làng nghề đạt trên 7.900 tỷ đồng. Một số làng nghề hoạt động hiệu quả, nổi bật như: Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan, huyện Văn Giang; làng nghề mộc Thụy Lân xã Thanh Long, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai Trang thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ; làng nghề mộc mỹ nghệ Hòa Phong, xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm.

Công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề quan tâm thực hiện; nhiều cơ sở làm nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; đã có 9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu tập th(làng nghề chạm bạc Huệ Lai xã Phù ủng huyện Ân Thi; làng nghề truyền thống hương Cao Thôn xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên; làng nghề truyền thống tương bần Phố Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào; làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Văn Giang; làng nghề truyền thống sản xuất rượu Trương Xá xã Toàn Thắng huyện Kim Động; làng nghề chế biến hoa quả thôn Phương Trung xã Phương Chiếu thành phố Hưng Yên; làng nghề sản xuất rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm) và nhiều làng nghề khác đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu.

Công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề bước đầu được các địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao và có các giải pháp phù hợp đvừa bảo vệ môi trường và vừa phát triển sản xuất trong các làng nghề. Thời gian gần đây, ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý các chất thải tại các làng nghề từng bước được nâng cao góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nông thôn.

Việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã khai thác tốt hạ tầng cơ sở, tận dụng được nguồn lao động, nguyên liệu tại chỗ của địa phương góp phần tích cực chuyn dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn giúp tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn từ đó góp phần hiệu quả, quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiu mẫu của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển làng nghề còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên; việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các hộ, Hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề còn gặp khó khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp...; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để thúc đẩy phát triển làng nghề; ngân sách hỗ trợ các hoạt động phát triển làng nghề hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; môi trường làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, nhất là tại các làng nghề tái chế phế liệu và các làng nghề chế biến nông sản; việc xử lý ô nhiễm tại các làng nghề đã được chỉ đạo triển khai nhưng kết quả đạt được chưa cao, nhiều địa phương chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để; việc lập hồ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP còn yếu do các chủ thể sản xuất tại các làng nghề chưa chủ động, tích cực tham gia.

Đ các làng nghề phát triển một cách bền vững, tích cực tham gia chương trình OCOP, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển ngành nghề nông thôn với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống của tỉnh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đy chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thsản xuất tại các làng nghề tích cực tham gia Chương trình OCOP.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về các chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.

- Phát triển làng nghề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống hiện có; đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương; quản lý các làng nghề được công nhận đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường; hình thành các sản phẩm tiêu biu phục vụ phát triển du lịch trong đó gắn với bảo vệ môi trường.

- Phát triển mạnh các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng (hoa, cây cảnh, đồ dùng nội thất, mỹ nghệ); khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch.

- Hỗ trợ các làng nghề đủ điều kiện công nhận làng nghề; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. làng nghề.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, trang thông tin điện tử của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bản tin sản xuất và thị trường, Đài phát thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã,... tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; giới thiệu, phổ biến các cơ sở, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề đin hình hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh; tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, gìn giữ các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương mình.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; xây dựng tờ rơi, bin quảng cáo, bộ tài liệu về các văn bản, chính sách phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn cấp phát miễn phí cho các hộ sản xuất, Thợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề.

- Tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập các mô hình làng nghề, làng nghề truyền thống có triển vọng ở nơi khác nhằm học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đxây dựng, phát triển làng nghề mới ở địa phương.

2. Rà soát tình hình hoạt động của các làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh

a) Đối với các làng nghề, ngành nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền

- Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi (các làng nghề mây tre đan, thêu tranh, đan đó, rọ...), xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng dự án đduy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa.

- Tăng cường công tác thu thập, bảo tồn và lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng và nhà trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống; xây dựng các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ...

- Chuyển đổi một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển.

b) Đối với những làng nghề phát triển mạnh, có sự lan tỏa sang các khu vực lân cận

- Phát triển mạnh các nghề, làng nghề sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường (làng nghề hoa, cây cảnh, làng nghề trạm khắc đ đng, trạm bạc mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ, dược liệu,...); khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề truyền thống ra vùng xung quanh và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới.

- Quan tâm phát triển các làng nghề chế biến nông sản (làng nghề chế biến hạt sen, long nhãn; sơ chế, chế biến dược liệu, làng nghề xây xát lúa gạo...), chú trọng sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất mà không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.

c) Đối với những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định

Các làng nghề, ngành nghề hoạt động không ổn định, hoạt động cầm chừng, định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ tay nghề cao và các cơ sở sản xuất làm một số loại sản phẩm cao cấp; bảo tồn một số công nghệ ctruyền tinh xảo, độc đáo và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại các làng nghề. Nếu không có các sản phẩm cao cấp, độc đáo, tinh xảo cần định hướng cấy nghề, chuyển đổi nghề cho phù hợp.

3. Phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong vùng và ở tỉnh; tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn, du lịch nông nghiệp và các tuyến du lịch khác. Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch.

- Ưu tiên phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, chính sách đối với nghệ nhân, vay vốn ưu đãi, chính sách khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo mẫu sản phẩm... tại các làng nghề gắn với điểm du lịch.

- Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân trong làng thực hiện quy định về vệ sinh môi trường; xây dựng công trình thu gom và xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại làng nghề; tổ chức các khu vực tập trung các cửa hàng bán sản phẩm của làng nghề. Xây dựng các xưởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch đtổ chức tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

4. Chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất

- Các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Cơ chế, chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 214/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Hưng Yên về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Hỗ trợ kinh phí để di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo từng dự án cụ thể.

5. Chính sách đầu tư, tín dụng

Ưu tiên thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các cơ sở làm nghề tại các làng nghề, ngành nghề nông thôn được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công; được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

6. Chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực tại các làng nghề

- Lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

- Khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tại các làng nghề, ngành nghề nông thôn tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề được hưởng thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận.

7. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở làm nghề tại các làng nghề, ngành nghề nông thôn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, của tỉnh; ưu tiên mời tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phm.

- Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa; hỗ trợ xây dựng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Tham gia các hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.

8. Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

- Hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Ưu tiên các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án thuộc chương trình bảo tn và phát triển làng nghề; dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu; dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dự án phát triển sinh vật cảnh; dự án làng nghề gn với phát triển du lịch sinh thái; dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phm nông nghiệp.

9. Ứng dụng khoa học công nghệ

- Ưu đãi, khuyến khích các cơ sở làm nghề tại các làng nghề, ngành nghề nông thôn thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kthuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Cơ sở làm nghề tại các làng nghề, ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học đtạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn; khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo mẫu sản phẩm...

- Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở làng nghề, ngành nghề nông thôn đtăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của nghề truyền thống.

- Hỗ trợ các hộ làm nghề đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật; thông qua chính sách khuyến công, các Chương trình, dự án phát trin công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ làng nghề đầu tư trang bị máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ tự động áp dụng vào một số công đoạn hoặc toàn bộ quy trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật.

10. Hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tham gia Chương trình OCOP

- Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng cho các chủ thsản xuất (doanh nghiệp, Hợp tác xã, Thợp tác, chủ hộ kinh doanh) tại các làng nghề có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.

Cơ chế chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.

11. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng tại các làng nghề

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng làng nghề như: Đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt, làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới, làng nghề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.

12. Thành lập, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất tại các làng nghề

- Hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các cơ sở làm nghề tại các làng nghề chủ động, tích cực liên kết hợp tác với nhau hình thành nên các hợp tác xã, thợp tác, doanh nghiệp, Công ty cổ phần trong các làng nghề đ thúc đy phát triển các hình thức tổ chức có tư cách pháp nhân tại các làng nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm tại các làng nghề.

- Hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng cho các sản phẩm của làng nghề, trong đó chú trọng, ưu tiên sự tham gia của các chủ thể sản xuất là các cơ sở làm nghề tại các làng nghề.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng liên kết sản xuất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh về Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc giao chỉ tiêu thành lập mới Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu kinh phí

Kinh phí hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn giai đoạn 2021-2025 là 42.000 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các Chương trình mục tiêu của Trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách các cấp: tỉnh, huyện, xã và kinh phí đầu tư của các cơ sở, doanh nghiệp làm nghề tại các làng nghề.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đúng theo quy định; tng hp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phân bổ ngân sách thực hiện.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có làng nghề định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan triển khai thực hiện hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, hỗ trợ làng nghề quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, btrí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện nhiệm vụ phát trin làng nghề tỉnh Hưng Yên.

4. Sở Tài chính

Căn cứ nhiệm vụ phát triển làng nghề theo Kế hoạch hàng cân đối nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí đtriển khai thực hiện; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện.

5. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung Kế hoạch này.

6. Hội Nông dân tỉnh

Chỉ đạo các cấp, hội cơ sở tích cực phối hợp với các sở, ngành và địa phương tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân tham gia thực hiện Kế hoạch.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, nội dung phát trin làng nghề, làng nghề truyền thống; giới thiệu mô hình làng nghề phát trin, hiệu quả đnhân rộng; tăng cường phổ biến, giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu của các làng nghề góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tăng cưng rà soát tình hình hoạt động của các làng nghề, tiếp tục đề nghị công nhận những làng nghề đủ điều kiện; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tiếp cận cơ chế, chính sách góp phần thúc đy phát triển làng nghề.

- Tuyên truyền phổ biến thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường làng nghề, thường xuyên kiểm tra, rà soát công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề; kiên quyết đề nghị thu hồi Bằng công nhận làng nghề đối với những làng nghề không đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ, nhóm, hội những người cùng sở thích tạo nguồn phát triển thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề; chỉ đạo UBND cấp xã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Tích cực, chủ động lồng ghép hoặc bố trí kinh phí thực hiện các Chương trình, dự án về phát triển làng nghề trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thsản xuất tại các làng nghề xây dựng hồ sơ tham gia Chương trình OCOP.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị liên hệ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (thay báo cáo);
-
Thường trực Tỉnh ủy (thay báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (thay báo cáo);
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, TC, KH&ĐT, CT; KH&CN;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH Hưng Yên, Báo Hưng Yên;
- Lưu: VT, KT2TTuấn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Bùi Thế Cử

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 109/KH-UBND ngày 08/09/2020 về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


855

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.231.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!