BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1547/HD-BTP
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SƠ KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA “NGÀNH TƯ PHÁP CHUNG SỨC
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
Thực hiện Quyết định số 892/QĐ-BTP
ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch Tổ
chức sơ kết phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng
nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015. Để tổ chức triển khai các hoạt động
sơ kết phong trào trên thống nhất và đảm bảo, thiết thực, hiệu quả, Bộ Tư pháp
hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
I. NỘI DUNG XÂY DỰNG
BÁO CÁO
1. Báo cáo tổng kết
Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình tổ
chức, triển khai, thực hiện
I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện (nêu rõ hình thức phương pháp đã thực hiện, văn bản điều chỉnh trực tiếp phong trào thi đua).
II. Kết quả thực hiện phong trào thi
đua (tập trung đánh giá và nêu cụ thể các mô hình mới, các giải pháp đã thực
hiện hiệu quả để phấn đấu đạt, vượt các mục
nêu và nội dung đã đề ra tại Kế hoạch số 2611/KH-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp về việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào “Ngành Tư pháp
chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”; đánh giá tác động cụ thể của phong
trào thi đua trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Tư pháp góp
phần xây dựng nông thôn mới).
III. Những tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân và những bài học kinh nghiệm: (nêu cụ thể những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, nêu những bài học kinh nghiệm).
Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ,
giải pháp giai đoạn 2016 - 2020
I. Phương hướng, nhiệm vụ (nêu rõ
phương hướng tổ chức và những nhiệm vụ, công việc cụ thể cần triển khai thực hiện
trong thời gian tới).
II. Giải pháp tổ chức thực hiện
III. Kiến nghị, đề xuất (về nội
dung phong trào thi đua, về hình thức tổ chức...)
Ngoài những nội dung trên, các cơ
quan, đơn vị có thể bổ sung những nội dung khác để Báo cáo được đầy đủ, hoàn
thiện và phù hợp với đặc điểm, điều
kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị.
2. Báo cáo thành tích (theo mẫu báo cáo: Phụ lục 1 và 2 kèm theo)
II. BÌNH XÉT, ĐỀ
NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng
Là các tập thể, cá nhân có thành tích
tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần
xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:
1.1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ
- Tập thể là các đơn vị thuộc Bộ, tập
thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc Bộ;
- Cá nhân là công chức, viên chức,
người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ.
1.2. Đối với Sở Tư pháp
- Tập thể là Sở Tư pháp, tập thể nhỏ
thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện;
- Cá nhân là công chức, viên chức,
người lao động thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ
tịch cấp xã.
1.3. Đối với Cục Thi hành án, dân sự
- Tập thể là Cục Thi hành án dân sự,
tập thể nhỏ thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện;
- Cá nhân là công chức, người lao động
thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn
2.1. Tập thể được bình xét, đề nghị Bộ
trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen phải là những tập thể đạt thành tích tiêu biểu,
xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng
nông thôn mới”; có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; nội bộ đoàn kết;
chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đơn vị; có tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững
mạnh.
2.2. Cá nhân được bình xét đề nghị Bộ
trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen phải là những cá nhân đạt thành tích tiêu biểu,
xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng
nông thôn mới”; tận tụy, gương mẫu vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có phẩm chất chính trị vững
vàng; đạo đức, lối sống, trong sạch, lành mạnh; chấp hành tốt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương, kỷ luật của cơ
quan, đơn vị; có tinh thần đoàn kết, đấu tranh tự phê bình, phê bình xây dựng
cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
3. Về số lượng
Mỗi đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục
Thi hành án dân sự các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương bình xét không quá
02 trường hợp (01 tập thể: 01 cá nhân) có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong
phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.
4. Hồ sơ khen thưởng
Hồ sơ đề nghị gửi về Thường trực Hội
đồng Thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp gồm các văn bản sau:
- Tờ trình đề nghị của Thủ trưởng đơn
vị, nơi có tập thể, cá nhân được đề nghị (01 bản chính - kèm theo danh sách
tập thể, cá nhân được đề nghị);
- Biên bản bình xét của Hội đồng Thi
đua, khen thưởng cơ sở, nơi có tập thể, cá nhân được đề nghị suy tôn (01 bản
chính);
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá
nhân được đề nghị khen thưởng, có nhận xét, đề nghị, ký tên, đóng dấu (nếu có)
của cấp trên quản lý trực tiếp và cấp trình đề nghị (01 bản chính);
Nội dung Báo cáo phải tóm tắt được những
thành tích tiêu biểu nổi bật trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức
góp phần xây dựng nông thôn mới” (theo mẫu Báo cáo: Phụ lục 1 và 2 kèm
theo).
Riêng các Cục Thi hành án dân sự hồ
sơ đề nghị khen thưởng gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự để Tổng cục Thi hành
án dân sự rà soát, xem xét hồ sơ, lập danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị
khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ
Thi đua - Khen thưởng).
Lưu ý:
Ngoài việc gửi hồ sơ đề nghị theo đường công văn, các cơ
quan, đơn vị đồng thời gửi file điện tử của hồ sơ (ở định dạng .doc đối với các
tờ trình, danh sách, báo cáo thành tích; ở định dạng .pdf đối với các văn bản
khác có liên quan) đến hộp thư điện tử của Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tư
pháp: thiduakhenthuong@moj.gov.vn).
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đối với cấp cơ sở
Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục
Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết
phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2012 - 2015 theo các nội dung, yêu cầu sau:
- Xây dựng báo cáo sơ kết phong trào
thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai
đoạn 2012 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện phong
trào giai đoạn 2016 - 2020 của cơ quan, đơn vị;
- Khen thưởng và đề nghị Bộ Tư pháp
khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua, gửi hồ sơ
đề nghị Bộ Tư pháp khen thưởng (nếu có) về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất là ngày 10/6/2015.
Riêng các Cục Thi hành án dân sự gửi
báo cáo và hồ sơ đề nghị khen thưởng về Tổng cục Thi hành án dân sự chậm nhất
là ngày 05/6/2015 để Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp, xây dựng báo cáo Sơ
kết phong trào thi đua trong giai đoạn 2012 - 2015 của ngành Thi hành án dân sự
và rà soát, xem xét hồ sơ, lập danh sách tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng gửi
về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen
thưởng) chậm nhất là ngây 20/6/2015.
2. Đối với Bộ Tư pháp
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo sơ kết
phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2012 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực
hiện phong trào thi đua giai đoạn 2016 - 2020 của ngành Tư pháp;
- Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện
phong trào thi đua giai đoạn 2016 - 2020;
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể,
cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.
Trên đây là nội dung hướng dẫn sơ kết
phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2012 - 2015. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
các đơn vị phản ánh về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp
(Vụ Thi đua - Khen thưởng) để xem xét, giải quyết và hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo
cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (để thực hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, tp trực thuộc TW (để thực hiện);
- Cục THADS các tỉnh, tp trực thuộc TW (để thực hiện);
- Các Thành viên HĐTĐKT ngành Tư pháp (để theo dõi);
- Lưu: VT, Vụ TĐKT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
PHỤ LỤC SỐ 1
MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH CỦA TẬP THỂ
(Kèm theo Hướng dẫn số 1547/HD-BTP ngày 11 tháng 5 năm 2015 về hướng dẫn tổ
chức thực hiện sơ kết phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây
dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015)
ĐƠN
VỊ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Tỉnh
(thành phố), ngày... tháng... năm...
|
BÁO
CÁO
Thành
tích đề nghị Bộ trưởng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong
trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2012 - 2015
Tên
đơn vị: (Ghi đầy đủ, không viết tắt)
I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị
Khái quát đặc điểm,
tình hình
- Thời gian thành lập, địa điểm trụ sở chính;
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức (phòng, ban,
đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức (trình độ chuyên môn nghiệp vụ.,.); các tổ chức Đảng,
đoàn thể và đặc điểm nổi bật của cơ quan, đơn vị.
- Tóm tắt vị trí, chức năng, nhiệm vụ
chính được giao.
II. Thành tích đạt được
Nêu bật những kết quả, thành tích đạt
được trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông
thôn mới” giai đoạn (2012 - 2015), những nội dung chính như sau:
1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực
hiện nhiệm vụ.
2. Mô hình mới, cách làm hay sáng tạo,
hiệu quả: (nêu rõ nội dung, kết quả, hiệu quả áp dụng cách làm mới, sáng tạo,
hiệu quả)
3. Những thành tích xuất sắc nổi bật
đã đạt được: (về số lượng, quy mô, tiến độ, chất lượng, hiệu quả trong thực hiện
phong trào; nêu bật phạm vi tác dụng, hiện quả mang lại của những kết quả,
thành tích đó đối với đơn vị, Bộ, Ngành, địa phương...)
4. Những nguyên nhân, kinh nghiệm:
(nêu những nguyên nhân, kinh nghiệm từ các thành tích đạt được).
Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận
(Ký, đóng dấu)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH CỦA CÁ NHÂN
(Kèm theo Hướng dẫn số 1547/HD-BTP ngày 11 tháng 5 năm 2015 về hướng dẫn tổ
chức thực hiện sơ kết phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây
dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015
TÊN
ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Tỉnh
(thành phố), ngày… tháng… năm…..
|
BÁO
CÁO
Thành
tích đề nghị Bộ trưởng tặng bằng khen vì đã có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần
xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 - 2015
Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác
của cá nhân đề nghị: (ghi đầy đủ không viết tắt)
1. Sơ lược lý lịch
- Họ và tên:
Bí danh (nếu có):
Giới tính:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ (vị trí công việc) hiện
nay:
II. Thành tích đạt được
Thành tích đạt được của cá nhân: phải
bám sát quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nêu bật những kết quả, thành tích đạt được
trong phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông
thôn mới” giai đoạn (2012 - 2015), với những nội dung chính như sau:
1. Những khó khăn, thuận lợi trong việc
thực hiện:
2. Những kết quả, thành tích xuất sắc
nổi bật đã đạt được: (Về số lượng, tiến độ, chất lượng, hiệu quả trong thực hiện.
Trong kết quả, thành tích phải thực hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất
lượng; nêu bật phạm vi tác dụng, hiệu quả mang lại của những kết quả, thành
tích đó đối với đơn vị, Bộ, Ngành, địa phương...)
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác: (phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống; tinh thần phục vụ; học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, tinh
thần phối hợp trong công tác; tinh thần đoàn kết, đấu tranh tự phê bình và phê
bình; vai trò, ý thức xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể; tham
gia các hoạt động từ thiện...)
4. Những nguyên nhân, kinh nghiệm:
(nêu những nguyên nhân, kinh nghiệm từ các thành tích đạt được).
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(Ký, đóng dấu)
|
Người báo cáo thành tích
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận
(Ký, đóng dấu)