ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8402/ĐA-UBND
|
Bến Tre, ngày 20
tháng 12 năm 2021
|
ĐỀ ÁN
THÍ
ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN
2030
Mở
đầu
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội, xem đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền
vững, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thể hiện tính ưu việt của mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đề
ra chiến lược phát triển kinh- xã hội giai đoạn 2021-2030, trong đó chiến lược
về phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, trong đó nêu rõ chiến
lược an sinh xã hội là: “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,
nhất là cho những người yếu thế, người nghèo. Đổi mới cách tiếp cận, tăng cường
phối hợp, lồng ghép, ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực trợ
giúp xã hội. Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp.”
Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng
đồng bằng Sông Cửu Long, điều kiện kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn,
tỉnh chưa tự cân đối được thu- chi ngân sách, nhưng vẫn quan tâm và nỗ lực thực
hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh Covid-19 tác động rất lớn đến phát triển
kinh tế-xã hội, làm cho đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là
người nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng yếu thế
khác.
Nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho người
dân, đặc biệt là nhóm gia đình chính sách người có công với cách mạng thuộc
diện hộ nghèo và nhóm bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần, có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình với cộng đồng
dân cư nên việc xây dựng “Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030” hết sức cần
thiết (sau đây viết tắt là Đề án)
Mục tiêu chính của Đề án là đến năm 2025 Bến
Tre cơ bản thực hiện được mục tiêu kép:
(1) Chăm lo tốt cho gia đình chính sách và
giảm nghèo bền vững;
(2) Đảm bảo an sinh xã hội cho 100% đối tượng
bảo trợ xã hội.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
Luật người cao tuổi, Luật trẻ em, Luật người
khuyết tật;
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban
chấp hành Trung ương về Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa XI một số vấn đề
về chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012-2020.
Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Kế hoạch số 14-KH/TU ngày
30/12/2020 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc triển khai thực hiện Kết luận số
92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai
đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Phần
thứ nhất
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE GIAI ĐOẠN 2016- 2020
I. TỔNG QUAN VỀ THỰC
HIỆN AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, do tác động của thiên tai,
dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó
khăn. Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến chính sách an sinh xã hội.
Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về an
sinh xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật tiếp tục mở rộng hơn quyền hưởng,
mức hưởng các chế độ ưu đãi xã hội và an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt
trong lĩnh vực việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
trợ giúp xã hội và giảm nghèo bền vững. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội
không ngừng mở rộng, bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng từ trẻ sơ sinh đến
người già; hỗ trợ không chỉ người nghèo mà còn mở rộng sang các đối tượng khác.
Mức chuẩn trợ cấp được điều chỉnh tăng, điều kiện hưởng và hình thức hỗ trợ
ngày càng mở rộng. Các hình thức trợ giúp ngày càng đa dạng, bao gồm tiền mặt
hàng tháng tại cộng đồng, tiền nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã
hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường... công tác
trợ cấp đột xuất được thực hiện tương đối tốt và kịp thời.
Ngoài thực hiện tốt các chính sách của Trung
ương, tỉnh đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thụ
hưởng phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, mang lại hiệu quả và lợi ích
thiết thực. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ người lao động tham gia lao động có
thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo,
hộ khó khăn tham gia chương trình khởi nghiệp thoát nghèo.
Tuy nhiên, công tác an sinh xã hội trên địa
bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết diễn biến bất thường,
đặc biệt là hạn mặn xâm nhập sâu năm 2016, năm 2019-2020 diễn ra gay gắt, kéo
dài và hiện nay là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực
đến các mặt đời sống kinh tế-xã hội làm cho đời sống người dân, đặc biệt là đối
tượng yếu thế, người nghèo, người lao động tự do trên địa bàn tỉnh chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng, không có việc làm. Việc triển khai thực hiện một số chính
sách xã hội vẫn còn khó khăn, do nguồn lực còn hạn chế.
II. KẾT QUẢ VỀ THỰC
HIỆN AN SINH XÃ HỘI
1. Thực hiện chính
sách ưu đãi, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có
công
Toàn tỉnh có trên 140 ngàn người có công với
cách mạng có hồ sơ quản lý, có trên 25 ngàn người có công đang hưởng trợ cấp
hàng tháng; việc giải quyết chế độ ưu đãi, chi trả trợ cấp được quan tâm thực
hiện kịp thời, đúng quy định. Đã phong tặng, truy tặng cho 6.910 Bà mẹ Việt Nam
anh hùng (hiện nay có 265 mẹ còn sống và được các cơ quan, đơn vị trong và
ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng). Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống
người có công với cách mạng được toàn xã hội quan tâm hưởng ứng với nhiều hoạt
động thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tu sửa, nâng cấp,
chỉnh trang các nghĩa trang và công trình ghi công liệt sĩ.
2. Về bảo đảm an sinh
xã hội
2.1. Về việc làm, thị trường lao động
và giảm nghèo
Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được
quan tâm thực hiện, các phiên giao dịch việc làm và mở rộng kết nối cung-cầu
lao động với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được tổ chức thường xuyên. Đã
giải quyết việc làm cho 98.895 lao động, đạt 109,9% kế hoạch, giảm tỷ lệ lao
động thất nghiệp thành thị từ 3,42% năm 2015 xuống còn 3,34% vào năm 2020. Có
4.588 người lao động đi làm việc ở nước ngoài[1],
đạt 183,52% chỉ tiêu (chỉ tiêu 500 lao động/năm); thu nhập và đời sống người
dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo
bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 được tập trung triển khai song song
với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, qua đó đạt được kết quả
khả quan, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,11% (với 44.915 hộ
nghèo) cuối năm 2015 xuống còn 3,58% (14.218 hộ nghèo) vào cuối năm 2020. Tỷ lệ
giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016-2020 là 1,7%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (NQ
là 1,5%/năm).
2.2. Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp và bảo hiểm y tế
Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt chính sách, chế
độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT); tập trung các giải pháp để
phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH đặc biệt là đối tượng tự nguyện; đổi
mới phương thức phục vụ, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và thuận lợi cho người dân, góp phần hoàn thành
vượt mức chỉ tiêu đề ra; đến cuối năm 2020 tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt
92,38%, vượt 2,38% chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày
càng tăng; việc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN luôn được quan tâm thực hiện
đầy đủ, đảm bảo đúng quy định.
2.3. Về trợ giúp xã hội cho những
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Công tác chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội
được triển khai thực hiện tốt, hàng năm có trên 55 ngàn trường hợp được nhận
trợ cấp xã hội hàng tháng[2] (có 3.959 trường hợp sống trong gia đình hộ nghèo và
cận nghèo); triển khai thực hiện tốt công tác chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
theo quy định của Luật Người cao tuổi và các hoạt động trợ giúp người khuyết
tật theo Luật người khuyết tật,... Tuy nhiên, mức chuẩn trợ giúp xã hội có điều
chỉnh tăng nhưng vẫn còn thấp (mức chuẩn từ 180.000 lên 270.000 đồng) so với
giá cả thị trường thường xuyên biến động nên cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã
hội còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối tượng bảo trợ xã hội sống trong gia
đình hộ nghèo không có điều kiện phát triển sinh kế.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan
tâm thực hiện; tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/12/2012
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và các chương trình, đề án về bảo
vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng nông thôn nghèo; đẩy
mạnh công tác xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; tổ chức Tháng hành động
vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em các cấp; chủ động thực hiện các giải pháp phòng
ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, tạo môi trường sống an
toàn, lành mạnh cho trẻ em.
2.4. Bảo đảm mức tối thiểu về một số
dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân
- Về giáo dục: Công tác đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo đã và đang đạt kết quả tốt. Đến năm 2020, các mục tiêu phát
triển giáo dục đạt và vượt so với chỉ tiêu đã đề ra. Chất lượng giáo dục toàn
diện[3]
và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì và phát triển; tỷ lệ học sinh bỏ học
ở các cấp học duy trì ở mức thấp[4].
Thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục (PCGD) các cấp được duy trì và phát
triển[5].
Mạng lưới trường, lớp học được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học
tập cho mọi người. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được đầu tư theo hướng đạt
chuẩn quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn tỉnh hiện có 216 trường
đạt chuẩn quốc gia (tăng 50 trường so với năm 2015). Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố hoạt động ổn định sau sáp
nhập; đã thành lập và vận hành hiệu quả hoạt động Phân hiệu Trường Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre. Công tác đào tạo nghề có nhiều
chuyển biến tích cực, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới, trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;
công tác liên thông, liên kết đào tạo và đào tạo theo đơn đặt hàng từng bước
được chú trọng. Qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 52,09% năm
2016 lên 60,6% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng
chỉ từ 25,9% năm 2016 lên 30,95% năm 2020.
- Về y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng
cao sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần cải thiện các chỉ số sức khỏe cộng đồng. Các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh, giám sát dịch tễ, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra được tăng
cường thực hiện; đặc biệt năm 2020, tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai kế
hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng cường
giám sát, điều tra, phát hiện sớm.
Mạng lưới khám chữa bệnh công lập từ tuyến
tỉnh đến tuyến cơ sở được mở rộng và củng cố[6];
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế các tuyến, nhất là các bệnh viện, phòng khám
đa khoa liên xã, các Trạm Y tế được quan tâm đầu tư xây dựng; từng bước khắc
phục tình trạng xuống cấp các cơ sở y tế, cải thiện được tình trạng thiếu hụt
giường bệnh; đầu tư xây dựng 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc
gia về cơ sở vật chất; mua sắm 70% danh mục trang thiết bị theo chuẩn của Bộ Y
tế cho 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ngày càng
nâng cao; chính sách BHYT, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách xã hội
được thực hiện tốt hơn; mức độ hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ y tế của người
dân tăng lên rõ rệt; công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đạt mục tiêu đề ra,
quy mô dân số phù hợp, chất lượng dân số được nâng lên; tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên (NIR) được kéo giảm từ 0,43% năm 2016 xuống còn 0,51% năm 2020; tỷ lệ
sinh con lần thứ 3 trở lên năm 2016 là 3,41% và năm 2020 tăng lên 3,8%; tỷ số
giới tính khi sinh duy trì khoảng 109 bé trai/100 bé gái cả giai đoạn
2016-2020.
- Về nhà ở: Đã hỗ trợ xây dựng 5.012 căn nhà
(xây mới 3.844 căn, sửa chữa 1.168 căn), trong đó 1.204 nhà tình thương (có 955
nhà theo Quyết định 33[7]);
3.177 nhà tình nghĩa (xây mới 2.009 căn và sửa chữa 1.168 căn) trong đó có
2.830 nhà theo Quyết định 22[8];
631 căn nhà nghĩa tình đồng đội, tổng kinh phí trên 197 tỷ đồng. Đồng thời, đã
xây dựng hoàn thành 174 căn hộ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư phục vụ nhu cầu
công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp thuê ở được phân bổ trên
địa bàn các huyện Châu Thành, huyện Ba Tri, huyện Chợ Lách và thành phố Bến
Tre. Riêng dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp xã Sơn Đông với diện tích khu
đất 3,98 ha, đã đầu tư xây dựng 243 căn nhà ở thương mại và 200 căn hộ ở xã
hội, tiến độ xây dựng đạt trên 50% khối lượng.
- Về nước sạch: Hạ tầng cấp nước sạch đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; giai đoạn
2016-2020 từ nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai thác các nhà máy nước
tại các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú; công tác thu hút đầu tư
trong lĩnh vực cấp nước sạch đạt kết quả quan trọng[9], góp phần phục vụ
tốt nhu cầu cung cấp nước sạch cho người dân. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ dân
sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 98,5%, tăng 7,5% so với năm 2016, tỷ lệ hộ
dân sử dụng nước sạch đạt 61%, tăng 10% so với năm 2016.
- Về thông tin: Công tác thông tin, tuyên
truyền đi vào chiều sâu; hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình
chuyển biến tích cực, bảo đảm đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; đầu tư nâng
cấp trang thiết bị cho hệ thống Đài phát thanh các cấp, đào tạo nghiệp vụ đội
ngũ cán bộ quản lý, phóng viên,...từ đó chất lượng thông tin, tuyên truyền từng
bước được nâng lên.
Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia
đưa thông tin về cơ sở, đa dạng hóa thông tin và truyền thông đến người nghèo,
vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo 157/157 xã, phường, thị trấn tiếp và phát sóng Đài
tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và Truyền hình Bến Tre và Đài truyền thanh
huyện, thành phố. Hoàn thành việc lắp đặt trên 40 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo
đủ điều kiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh.
2.5. Thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương
trình tín dụng chính sách xã hội gắn với chủ trương của tỉnh, Đề án phát triển
đa dạng sinh kế thoát nghèo bền vững, Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và
phát triển doanh nghiệp. Tổng doanh số cho vay đạt 4,2 ngàn tỷ đồng, với
171.894 lượt hộ vay vốn. Cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở quan
tâm lãnh đạo hoạt động tín dụng chính sách nên công tác triển khai thuận lợi,
chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn 0,25%/tổng dư nợ cho vay.
(Đính kèm phụ lục 1)
III. ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm
Được quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn
gặp nhiều khó khăn, tỉnh chưa tự cân đối được thu-chi ngân sách, nhưng tỉnh vẫn
quan tâm và nỗ lực thực hiện tốt, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
trên địa bàn.
Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm thông qua
Quỹ quốc gia về việc làm, các chính sách tín dụng ưu đãi, giáo dục nghề nghiệp,
giới thiệu việc làm,... đã góp phần quan trọng tạo điều kiện cho người dân có
việc làm, ổn định cuộc sống; công tác đào tạo nghề cho người lao động có chuyển
biến tích cực, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị đáp ứng quy mô đào tạo; đối tượng thụ hưởng trợ giúp xã
hội được mở rộng và mức chuẩn trợ cấp xã hội được điều chỉnh tăng lên, góp phần
ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế.
Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
bền vững được thực hiện hiệu quả, chú trọng vào việc phát triển sinh kế cho hộ
nghèo, hộ cần nghèo góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 12,11% cuối
năm 2015 xuống còn 3,58% cuối năm 2020. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn
2016-2020 là 1,7%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (NQ là 1,5%/năm).
Bảo hiểm xã hội đã mở rộng đến mọi người lao
động, theo 3 nhóm chính sách lớn là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội
tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp; phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng
đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, cải thiện mức sống và điều kiện
sống cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, người lao động,
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các dịch vụ
xã hội, từng bước nâng dần chất lượng cuộc sống của người dân.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
Đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội trong
hộ nghèo rất khó khăn; hộ thoát nghèo chưa đảm bảo tính bền vững, nguy cơ tái
nghèo cao; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp; công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ; chất lượng giáo dục
phổ thông tuy có nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện;
công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, người dân.
2.2. Nguyên nhân
Một bộ phận cán bộ nhận thức chưa đầy đủ về
công tác an sinh xã hội, chưa thật sự gắn nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội trong
các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nhận thức về vai trò
của an sinh xã hội chưa cao, chưa thống nhất, xem chính sách an sinh xã hội là
sự cứu trợ, trợ giúp, ưu đãi.
Mức trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng
tại cộng đồng được điều chỉnh tăng lên nhưng do giá cả thị trường ngày càng cao,
cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội sống trong hộ nghèo chủ yếu nhờ vào tiền
trợ cấp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tỉnh chưa có chính sách đặc thù riêng
hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội sống trong hộ nghèo.
Nguồn vốn tín dụng chính sách Trung ương và
ngân sách tỉnh phân bổ còn hạn chế; cơ chế chính sách dành cho công tác giảm
nghèo chưa đồng bộ, hiệu quả thực hiện chưa cao và chưa thật sự khuyến khích
người nghèo vươn lên thoát nghèo. Nguồn lực bảo đảm chính sách an sinh xã hội
chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, việc huy động nguồn lực xã hội còn hạn chế.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi; thị trường tiêu thụ hàng nông sản không ổn định, giá
cả thị trường biến động tiêu cực kéo dài (heo hơi, dừa nguyên liệu,...) nên gây
thiệt hại cho sản xuất, thu nhập của người dân. Đặc biệt là tác động của đại
dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhất là người nghèo và
người lao động có thu nhập thấp dẫn đến nguy cơ tái nghèo.
Phần
thứ hai
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 -
2025, TẦM NHÌN 2030
I. DỰ BÁO GIAI ĐOẠN
2021-2025
Dự báo tình hình an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021- 2025 diễn biến phức tạp, cụ thể như sau:
- Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa dân số
nhanh và sẽ trở thành quốc gia dân số già sau khoảng 20 năm nữa. Số lượng người
cao tuổi của tỉnh tăng lên, năm 2016 số người cao tuổi là 159.079 người, chiếm
tỷ lệ 12,60%, so với tổng dân số của tỉnh (1.262.205 người), đến cuối năm 2020
có 180.116 người, chiếm tỷ lệ 13,13% (dân số 1.371.123 người), tăng 21.037
người (bình quân tăng 4.200 người/năm). Dự báo trong giai đoạn 2021-2025, số
người cao tuổi Bến Tre tăng lên khoảng 200.000 người vào cuối năm 2025 (bình
quân mỗi năm tăng 4.000 người), chất lượng y tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ gia
tăng. Xu hướng này đặt ra nguy cơ thiếu hụt lao động, thách thức đảm bảo việc
làm và an sinh xã hội, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi trong thời gian tới (Đính
kèm phụ lục 2).
- Chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2021-2025 cao hơn so với chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Dự báo tỷ lệ hộ nghèo
cuối năm 2021 sẽ tăng lên khoảng 10% (hiện nay là 3,58% theo chuẩn cũ) do chuẩn
nghèo thay đổi (thu nhập đầu người ở nông thôn giai đoạn 2016-2929 là 700.000
đồng/người/tháng và giai đoạn 2022-2025 là 1.500.000 đồng/người/tháng) nên tỷ
lệ hộ nghèo sẽ tăng theo chuẩn mới (Đính kèm phụ lục 3).
- Đối tượng bảo trợ xã hội tăng lên, năm 2016
toàn tỉnh có 50.032 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng chính sách trợ giúp xã
hội, đến năm 2020 có 56.712 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng chính sách trợ
giúp xã hội, trong đó: 184 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, 360 trẻ em mồ côi
cha hoặc mẹ sống trong hộ nghèo, 304 trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội,
1.354 người cao tuổi neo đơn, không người phụng dưỡng sống trong hộ nghèo,
29.505 người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã
hội, 22.360 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và 2.645 đối tượng khác (bình
quân mỗi năm tăng lên trên 1.600 người, chủ yếu là nhóm đối tượng là người cao
tuổi và người khuyết tật), trong đó có trên 5.230 người sống trong gia đình hộ
nghèo. Dự báo giai đoạn 2021-2025 số lượng đối tượng bảo trợ xã hội sẽ tiếp tục
tăng lên khoảng 2.000 đối tượng/năm, đến cuối năm 2025 có trên 66.712 đối tượng
bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Trong đó có nhóm
đối tượng là người cao tuổi, người khuyết tật chiếm trên 90%. Đồng thời, do số
lượng hộ nghèo tăng theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025
nên số lượng đối tượng sống trong gia đình hộ nghèo cũng tăng lên. Cuối năm
2020, tỷ lệ hộ nghèo là 3,58% với 14.218 hộ nghèo, trong đó có 3.049 hộ nghèo
thuộc diện bảo trợ xã hội (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020). Dự kiến năm
2022, tỷ lệ hộ nghèo dự kiến khoảng 10% với 41.701 hộ, trong đó có khoảng 5.938
hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội. Đây là nhóm hộ thuộc diện già yếu, khuyết
tật, bệnh tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,...không có khả năng lao
động, không có điều kiện phát triển kinh tế và không thể thoát nghèo nên cuộc
sống gặp nhiều khó khăn.
- Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nhất là xu
hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, sẽ dẫn đến gia tăng tần
suất và mức độ cực đoan của các hiện tượng thiên nhiên, như hạn hán, lũ lụt,
bão, ... kéo theo đó là các thảm họa đối với con người, với hoạt động sản
xuất... Bến Tre dự báo là một trong các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu. Khi nước biển dâng lên 1m sẽ ảnh hưởng tới 12% diện tích, 10,5%
dân số Việt Nam, có thể làm ngập mặn 07% diện tích đất nông nghiệp của cả nước,
có 60% - 70% diện tích thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre. Kéo
theo đó là nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp-nông dân-nông thôn.
Chuẩn bị và đối phó với biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là công tác bảo đảm an sinh xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Xây dựng Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã
hội với quan điểm là đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có
tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân. Tăng cường cơ hội việc làm,
bảo đảm mức sống tối thiểu cho người yếu thế, giảm nghèo và an sinh xã hội bền
vững.
Tập trung các giải pháp và huy động nguồn lực
để hỗ trợ thường xuyên cho nhóm thuộc gia đình chính sách thuộc hộ nghèo, nhóm
đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người khuyết tật) sống trong gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, cải
thiện các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản và đảm bảo có mức sống ngang
bằng với mức sống trung bình của người dân trên địa bàn.
Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân đến
hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của
người dân và sự trợ giúp của Nhà nước.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia của người dân trong
thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Nhằm bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản và cải
thiện mức sống tối thiểu cho người dân, trong đó tập trung nhóm gia đình chính
sách người có công với cách mạng và nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ
nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển
tốt về thể chất và tinh thần, có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình
của cộng đồng dân cư.
Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh
tế và an sinh xã hội bền vững; nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực, tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho tất cả mọi người; góp phần bảo
đảm an sinh xã hội cho người dân, giảm bất bình đẳng trong xã hội.
Đa dạng hóa nguồn lực, đồng thời thực hiện
lồng ghép các nguồn lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong thực hiện
chính sách an sinh xã hội.
2. Chỉ tiêu cụ thể
2.1. Chỉ tiêu đến năm 2025
a) Nhóm chỉ tiêu đảm bảo an sinh xã
hội cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội
- Đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người
có công với cách mạng được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách theo
quy định và có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân trên
địa bàn. Phấn đấu không còn người có công thuộc hộ nghèo và 100% hộ người có
công khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa.
- 100% hộ nghèo được hưởng đầy đủ chính sách
theo quy định, thực hiện hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện thoát nghèo bền vững;
giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 01 - 02%, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ
nghèo còn dưới 3% theo chuẩn nghèo của giai đoạn; 100% đối tượng bảo trợ xã hội
sống trong hộ nghèo được hỗ trợ đảm bảo mức sống ngang bằng với mức sống trung
bình của người dân trên địa bàn.
- 100% đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng
chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; 100% người khuyết tật được xác định
mức độ khuyết tật, 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được được hưởng
chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; có trên 80% đối tượng bảo trợ xã hội
mất nguồn nuôi dưỡng, không có người chăm sóc (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người cao tuổi neo đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, ...) được nuôi
dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc được trợ giúp khẩn cấp theo
quy định.
- Có trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được chăm sóc, bảo vệ khẩn cấp và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản; 100%
trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng hoặc nuôi
dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội; thực hiện đầy đủ quyền trẻ em,
tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể
chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Tăng cường giáo dục
kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kéo giảm tình hình tai nạn, bạo lực, xâm hại,
lao động trẻ em.
- 100% người cao tuổi được hưởng chính sách
trợ giúp xã hội theo quy định, trên 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, 80
% người cao tuổi được lập sổ quản lý sức khoẻ, khám-chữa bệnh tại các cơ sở y
tế, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo
trợ xã hội, 70% xã, phường thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Nhóm chỉ tiêu chung về đảm bảo an
sinh xã hội cho người dân
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong
đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 35% trở lên. Bình
quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, trong đó khoảng 2.000 lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đạt 33,3 giường bệnh/vạn dân; đạt 10,48 bác
sĩ/vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% so với dân số.
- Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch đạt trên
70%;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5
tuổi đến trường trên 99,5%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 99,9%, học
trung học cơ sở đạt 99%, học trung học phổ thông trên 90%;
- Phấn đấu tỷ lệ người tham gia BHXH đạt 30%
và tham gia BHTN 28% so với lực lượng lao động. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã
hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại; kết hợp hài hoà nguyên tắc đóng -
hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
xuống còn dưới 7‰, dưới 1 tuổi xuống dưới 5‰; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng dưới 10%.
2.2. Chỉ tiêu định hướng đến năm 2030
a) Nhóm chỉ tiêu đảm bảo an sinh xã
hội cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội
- Đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người
có công với cách mạng được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách theo
quy định và có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân trên
địa bàn. Phấn đấu không còn người có công thuộc hộ nghèo và 100% hộ người có
công khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa.
- 100% hộ nghèo được hưởng đầy đủ chính sách
theo quy định, thực hiện hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện thoát nghèo bền vững;
giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1% - 1,5%, phấn đấu đến cuối năm 2030, tỷ lệ hộ
nghèo còn dưới 2,5% theo chuẩn nghèo của giai đoạn; 100% đối tượng bảo trợ xã
hội sống trong hộ nghèo được hỗ trợ để đảm bảo mức sống ngang bằng với mức sống
trung bình của người dân trên địa bàn.
- 100% đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng
chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; 100% người khuyết tật được xác định
mức độ khuyết tật, 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được được hưởng
chính sách trợ giúp xã hội theo quy định; có trên 90 % đối tượng bảo trợ xã hội
(trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi neo đơn, người khuyết
tật đặc biệt nặng, ...) được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, được trợ
giúp khẩn cấp và các dịch vụ xã hội theo quy định.
- Có trên 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được chăm sóc, bảo vệ khẩn cấp và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về
giáo dục và đào tạo; 100% trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ giúp xã
hội tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội; thực
hiện đầy đủ quyền trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã
hội. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kéo giảm tình hình
tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em.
- 100% người cao tuổi được hưởng chính sách
trợ giúp xã hội theo quy định, trên 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế,
90% người cao tuổi được lập sổ quản lý sức khoẻ, khám-chữa bệnh tại các cơ sở y
tế, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung tại các cơ sở
bảo trợ xã hội, 80% xã, phường thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Nhóm chỉ tiêu chung về đảm bảo an
sinh xã hội cho người dân
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%; trong đó tỷ
lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 40%; giải quyết việc làm cho
khoảng 200.000 lao động, trong đó khoảng 20.000 lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt
trên 97%; tỷ lệ người tham gia BHXH đạt 40% và tham gia BHTN đạt 38% so với lực
lượng lao động.
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
xuống còn dưới 7‰; dưới 1 tuổi xuống dưới 5‰.
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 75%;
- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến
trường trên 99,5%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 99,9%, học trung học
cơ sở đạt 99%, học trung học phổ thông trên 92%.
(Đính kèm phụ lục 4)
IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tập trung thí điểm
các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người có công, hộ nghèo và đối
tượng bảo trợ xã hội
1.1. Thực hiện đầy đủ các chính sách
theo quy định của Nhà nước
- Người có công với cách mạng: tổ chức
triển khai, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp
của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng; tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về
sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng; xác
định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là
bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách Nhà nước theo quy định cho người
có công như: trợ cấp ưu đãi hàng tháng, nhà ở, bảo hiểm y tế và các chính khác
theo quy định của Nhà nước.
- Chương trình giảm nghèo bền vững: tập trung
thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021- 2025; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý chí vươn
lên thoát nghèo; tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo phát triển sinh kế, nhân rộng mô hình
giảm nghèo; thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở,
dạy nghề, giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tiền điện, ... theo quy định; thực hiện tốt phong
trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía
sau”. Đồng thời, lồng ghép với nguồn vốn của các Chương trình, dự án khác trên
địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, góp
phần kéo giảm hộ nghèo xuống còn dưới 3% vào cuối năm 2025 và dưới 2,5% vào
cuối năm 2030; hàng năm tổ chức điều tra, rà soát đầy đủ, chính xác hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho từng giai
đoạn để làm cơ sở dữ liệu và xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp hỗ trợ
cho người nghèo theo quy định.
- Chính sách cho đối tượng bảo trợ xã
hội:
tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội theo
quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ
cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như: trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng,
trẻ em con hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, ...trên
địa bàn; triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai
đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái pháp luật
giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 và các chương khác có liên quan đến trẻ em
nhằm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em theo quy định của Luật trẻ em, tạo môi
trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất,
trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội góp phần kéo giảm trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai thực hiện đầy
đủ các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước dành cho người cao tuổi theo
quy định của Luật người cao tuổi, tạo điều cho người cao tuổi được chăm sóc sức
khỏe, có cuộc sống ổn định nhất là người cao tuổi neo đơn, không có người phụng
dưỡng, có hoàn cảnh khó khăn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành có liên
quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1.2. Ban hành chính sách đặc thù riêng
của tỉnh hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khó khăn đảm bảo an sinh xã hội
a) Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, đa
dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
Nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có
điều kiện phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm
nghèo từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền
vững của Trung ương và kinh phí đối ứng (10%) của ngân sách địa phương, tỉnh
cần ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về mức hỗ trợ vốn
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân
rộng mô hình giảm nghèo. Căn cứ vào điều kiện phát triển sinh kế của hộ nghèo
để có mức hỗ trợ tối đa là 30 triệu/hộ và mức thu hồi sau khi kết thúc mô hình
là 50%.
b) Hỗ trợ chi phí cho người lao động
tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 06 tháng
12 năm 2018 của Tỉnh ủy Bến Tre về đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, với tinh thần “Đi học nghề, về
làm chủ, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bắt đầu khởi nghiệp”.
Trong thời gian qua, tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác đưa người lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đạt và vượt chỉ tiêu đề
ra, đã tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập cao và ổn định, góp phần
cho tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, chi phí tham gia đi
làm việc ở nước ngoài tương đối cao nên gây khó khăn cho người lao động, nhất
là người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã
hội,...
Nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham
gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó tập trung nâng
cao chất lượng của đội ngũ người lao động, lao động trình độ cao khi tham gia
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài dạng chuyên gia... thực hiện tốt Đề án số
06-ĐA/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm
nhìn 2030; thực hiện tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Ngoài ra,
tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ riêng để hỗ trợ cho người lao động thuộc diện
hộ nghèo, cận nghèo, người tham gia chương trình khởi nghiệp thoát nghèo, bộ
đội xuất ngũ, lao động thuộc diện mồ côi sống ở cộng đồng hoặc trong các cơ sở
bảo trợ xã hội được hỗ trợ chi phí học nghề và các chi phí cần thiết khác, đồng
thời hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ nguồn kinh phí của Ngân hàng chính sách xã hội
và nguồn vốn ủy thác của tỉnh qua Ngân hàng chính sách xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các sở, ban ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
c) Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận
nghèo
Căn cứ vào Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước
hỗ trợ 70% mệnh giá mua bảo hiểm y tế, phần còn lại 30% do người dân đóng góp
(theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 10
tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi
hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế)
Trong thời gian qua, trên cơ sở tổng hợp tình
hình mua BHYT cho hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 50% trên tổng
số nhân khẩu của hộ cận nghèo[10]
(vận động gia đình và vận động xã hội hóa đóng góp); Nguyên nhân do hộ cận
nghèo không có điều kiện để đóng góp 30% mệnh giá để mua bảo hiểm y tế, tiêu
chí về thu nhập của hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo,
hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là như nhau, hộ cận nghèo chỉ khác
hộ nghèo là các chiều thiếu hụt ít hơn nên việc bỏ tiền ra để đóng góp 30% mệnh
giá mua BHYT gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh
cho thành viên thuộc hộ cận nghèo khi có bệnh.
Đối với nhóm hộ cận nghèo, ngoài việc thực
hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định thì ngân
sách tỉnh hỗ trợ kinh phí 30% mệnh giá mua BHYT cho hộ cận nghèo, góp phần đảm
bảo cho 100% nhân khẩu sống trong hộ cận nghèo có BHYT.
d) Hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo
thuộc diện chính sách người có công và hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội
- Hộ gia đình chính sách người có công thuộc
hộ nghèo: là những hộ có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng
chính sách ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh người có công.
- Hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội: là
những hộ nghèo có thành viên đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy
định của Chính phủ và những thành viên còn lại trong hộ không có khả năng lao
động (trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh nan y, người khuyết tật), không có
điều kiện phát triển sinh kế, không có khả năng thoát nghèo.
Đối với nhóm hộ này, ngoài việc thực hiện đầy
đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định, tùy điều kiện
ngân sách tỉnh và khả năng vận động xã hội hóa để xây dựng chính sách hỗ trợ
đặc thù riêng của tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho hộ có mức sống ngang bằng với
mức sống trung bình của người dân trên địa bàn.
1.3. Huy động nguồn lực xã hội hóa
a) Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong đó
có hộ người có công thuộc hộ nghèo
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các
ngành, các cấp nên công tác vận động hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình
thương đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, qua điều tra, rà soát thì hộ nghèo sống
trong nhà tạm bợ còn rất nhiều. Hiện toàn tỉnh có trên 3.536 hộ nghèo và 1.144
hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở. Đồng thời, theo quy định của
chương trình nhà ở của Chính phủ thì hộ nghèo chỉ được vay vốn ưu đãi là 25
triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở. Trong điều kiện của hộ nghèo thì không có khả
năng để xây dựng nhà ở nên việc vận động xã hội hóa để hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo là cần thiết, giúp cho hộ nghèo cải thiện chiều thiếu hụt về nhà ở, tạo
điều kiện thoát nghèo bền vững theo mục tiêu đề ra.
b) Hỗ trợ dụng cụ chứa nước sạch cho
hộ nghèo, cận nghèo
Theo số liệu rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối
năm 2020 toàn tỉnh có 4.985 hộ thiếu hụt về tiếp cận nước sạch trong sinh hoạt.
Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng đến đời sống của
người dân, nhất là người sống trong hộ nghèo và cận nghèo. Để hỗ trợ cải thiện
các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản thì việc vận động hỗ trợ dụng cụ
chứa nước; cấp nước sạch cho hộ nghèo và cận nghèo rất là cần thiết.
- Cơ quan chủ trì: Đề nghị Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài nguyên và môi trường, và các sở, ban ngành có liên quan; Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu Chiến binh; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
tỉnh Bến Tre, Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo; Hội Nạn nhân chất
độc da cam-Dioxin và Quyền trẻ em; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
(Đính kèm Dự
báo nhu cầu hỗ trợ - phụ lục 5)
c) Công tác chăm sóc y tế, nhà xã hội
cho người cao tuổi sống trong hộ gia đình có mức sống trung bình
Thực hiện theo Luật người cao tuổi thì công
tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi được triển khai đạt kết quả
đáng trân trọng, người cao tuổi được chăm sóc tốt sức khỏe theo quy định. Tuy
nhiên, người cao tuổi thường xuyên đau ốm, bệnh tật nên cần có BHYT. Theo số
liệu báo cáo cuối năm 2020, toàn tỉnh có 180.116 người cao tuổi, trong đó
159.021 người có thẻ BHYT, 21.095 người chưa có BHYT (chiếm tỷ lệ 11,71% so với
tổng người cao tuổi). Đa số người cao tuổi chưa có BHYT sống trong hộ gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, có mức sống trung bình (trừ người cao tuổi đang hưởng
lương hưu, người có công hoặc đang hưởng bảo trợ xã hội, ...), không có khả
năng để mua BHYT.
Theo dự báo trong giai đoạn 2021-2025, số
người cao tuổi Bến Tre tăng lên khoảng 200.000 người vào cuối năm 2025, chiếm
tỷ lệ trên 14% so với tổng số dân trong tỉnh (bình quân mỗi năm tăng 4.000
người). Đây là nhóm người có nhiều nguy cơ bệnh tật, sức khỏe giảm sút, cần có
thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi, ngoài
việc thực hiện tốt các chính sách dành cho người cao tuổi theo quy định thì vận
động nguồn lực xã hội đế hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người cao tuổi là cần
thiết, nhất là người cao tuổi sống trong hộ gia đình có mức sống trung bình,
không có khả năng mua BHYT. Số người cao tuổi có mức sống trên mức sống trung
bình thì tổ chức vận động gia đình mua BHYT cho người cao tuổi, tạo điều kiện
cho 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe.
Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài tỉnh xây dựng các cơ sở xã hội, nhà ở xã hội cho người cao
tuổi không có điều kiện sống ở cộng đồng.
2. Nhóm giải pháp đảm
bảo an sinh xã hội chung cho người dân
2.1. Về hỗ trợ giải quyết việc làm
Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách,
chương trình việc làm, đa dạng các hoạt động truyền thông, tư vấn giới thiệu
việc làm; triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên,
phụ nữ, người khuyết tật; chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho người
dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm; thực hiện
công tác dự báo thị trường lao động. Tập trung giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn và mở rộng thị trường lao động, nhất là thị trường lao động ngoài
nước. Phấn đấu đến năm 2025, giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 lao động
(chỉ tiêu Nghị quyết giao mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao
động), trong đó đưa khoảng 10.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
theo hợp đồng (chỉ tiêu Nghị quyết giao 2.000 lao động/năm); tỷ lệ thất nghiệp
thành thị giảm còn dưới 3%.
2.2. Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế
Tiếp tục phát huy vai trò của các cấp ủy
đảng, chính quyền, đoàn thể trong tổ chức triển khai thực hiện Luật bảo hiểm xã
hội sửa đổi; các chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh; thực hiện đạt mục tiêu Chỉ thị số
38-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới,
Chương trình hành động số 34- CTr/TU ngày 31/7/2018 của Tỉnh ủy về việc thực
hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính
sách BHXH trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030; nghiên cứu, thực hiện có hiệu
quả các mô hình truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN phù hợp với chính
sách của địa phương góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với chính
sách BHXH, BHYT, BHTN, chú trọng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình. Đổi
mới công tác chi trả BHXH theo hướng tăng cường sự tham gia của các đối tác
cung cấp dịch vụ chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
2.3. Về bảo đảm một số dịch vụ xã hội
cơ bản cho người dân
- Về y tế: Hoàn thiện mô hình
tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế ở tất cả các tuyến; nâng cao chất lượng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; giảm tình trạng quá tải ở
các bệnh viện tuyến trên; thực hiện tốt công tác dự phòng, chủ động phòng chống
dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật; đẩy mạnh
chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thấp hợp lý nhằm
đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến
năm 2025, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%, tỷ suất tử vong trẻ
em dưới 01 tuổi phấn đấu đạt dưới 5‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 05 tuổi phấn
đấu đạt dưới 6‰; tiếp tục duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc
gia về y tế.
Thực hiện tốt công tác truyền thông về giáo
dục sức khỏe và dân số nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của toàn xã
hội; duy trì mức sinh hợp lý, đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số cho phát triển
kinh tế-xã hội; nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người dân Bến Tre. Thường
xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục và vận động Nhân dân thực hiện tốt vệ sinh
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm. Nâng cao
hiệu quả bảo hiểm y tế, đẩy mạnh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Về giáo dục: Tiếp tục
thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đảm bảo các điều kiện
đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện có hiệu quả việc phân luồng học sinh
sau Trung học cơ sở, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ
thông. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng phổ cập
giáo dục. Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo các trường tổ chức 02 buổi/ngày hướng
tới trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ huy động trong độ
tuổi vào nhà trẻ 25%, mẫu giáo 90%, tiểu học 99,9%, trung học cơ sở 99%; trường
đạt chuẩn quốc gia (từ mức độ 1 trở lên) ở mầm non 74,3%, Tiểu học 78,4%, Trung
học cơ sở 75,9%, Trung học phổ thông 77,7%; trên 99% người trong độ tuổi từ
15-60 và trên 99,5% người trong độ tuổi 15-35 biết chữ.
- Về nhà ở: Xây dựng và triển
khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2021-2030. Đẩy mạnh xã hội hóa để bảo đảm nhà ở an toàn cho người dân, đặc
biệt là người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí
hậu; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc triển
khai thực hiện các dự án nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội khu vực đô
thị; khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối
tượng chính sách xã hội.
- Về nước sạch: Triển khai
hiệu quả Chương trình về quản lý, đảm bảo an ninh nguồn nước; nguồn cấp nước
ngọt thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020-2030; tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả các chính sách về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn,
ưu tiên đầu tư nước sạch cho các vùng sâu, vùng xa; vùng bị nhiễm mặn. Hoàn
thành dự án cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ
chính sách, hộ bảo trợ xã hội trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Tích cực kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch nhằm
đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đến
năm 2025, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%, sử dụng nước sạch đạt
70%.
- Về thông tin: Tăng cường
đầu tư, bảo đảm thông tin truyền thông cho người dân; thực hiện tốt công tác
tuyên truyền trên hệ thống báo đài các chính sách xã hội, giảm nghèo và an sinh
xã hội đến người dân.
2.4. Thực hiện các chính sách tín dụng
ưu đãi
Tập trung huy động các nguồn lực thực hiện
tốt các chương trình tín dụng chính sách. Chú trọng công tác tuyên truyền, tiếp
cận đối thoại, tư vấn hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nắm bắt nhu cầu vay
vốn và bình xét cho vay công khai, dân chủ, đúng đối tượng thụ hưởng, giải ngân
kịp thời. Gắn việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi với tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tham gia chuỗi giá
trị sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt
động tín dụng chính sách tại cơ sở. Phát huy hiệu quả vốn vay và đảm bảo chất
lượng tín dụng, thu hồi vốn đúng quy định. Thực hiện tốt cơ chế xử lý nợ rủi ro
do nguyên nhân khách quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và của Ngân
hàng Chính sách xã hội.
3. Giải pháp về quản
lý và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xã hội
3.1. Quán triệt, tuyên truyền, nâng
cao nhận thức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, người dân về Đề án
thí điểm đảm bảo an sinh xã hội
Công tác đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ
quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong giai đoạn
2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, do đó các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành
và toàn xã hội phải đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đầy đủ nội dung của Đề án
đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong toàn
tỉnh, nhằm thực hiện tốt và đạt hiệu quả các mục tiêu của Đề án. Phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan truyền thông đại chúng,
chính quyền, đoàn thể...góp phần giúp các cấp, các ngành và Nhân dân năm được
chủ trương, chính sách an sinh xã hội.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
đến các cấp, các ngành và địa phương. Tăng cường tính chủ động của địa phương,
các tổ chức, cộng đồng dân cư trong thực hiện, tư vấn, phản biện, kiến nghị và
giám sát thực hiện.
Tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức
của người dân với nội dung và hình thức đa dạng nâng cao hơn nữa nhận thức của
đội ngũ cán bộ, tổ chức, cá nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc
xây dựng và thực thi chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính trị, qua đó
nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, tạo phong trào thực hiện an sinh xã hội.
Truyền thông, vận động, huy động sự tham gia
của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện an
sinh xã hội.
Nâng cao nhận thức của các đối tượng yếu thế
về các giải pháp thực hiện công tác an sinh xã hội, chú trọng nâng cao ý thức
tự vươn lên, tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu thiết yếu là nền tảng cơ bản để thoát
nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống.
3.2. Đổi mới công tác quản lý nhà nước
về công tác an sinh xã hội
Trong quản lý nhà nước, thực hiện đổi mới
phương thức quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy theo
hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Tăng cường giám sát chất lượng cung
cấp dịch vụ xã hội cho người dân, nhất là nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người
nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
tiếp cận các dịch vụ khi có nhu cầu; rà soát, thống kê, quản lý đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp để có kế hoạch vận động nguồn lực hỗ trợ kịp
thời, giúp người dân thoát khỏi khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án
đổi mới phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn 2030; Kế
hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội ứng
dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020
định hướng phát triển đến năm 2030; Kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng
đồng và người khuyết tật tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030; thực hiện đầy đủ,
kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội; giúp
người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và có cơ hội tham gia vào quá
trình cải thiện sinh kế, giảm bớt khó khăn; mở rộng diện bao phủ của trợ giúp
xã hội, ưu tiên đối tượng khó khăn, bảo đảm công bằng, ổn định và phát triển
bền vững.
3.3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch
vụ công tác xã hội chuyên nghiệp
- Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ
công tác xã hội
Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch
vụ công tác xã hội trong các sở, ban ngành, lĩnh vực và các tổ chức chính trị -
xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo hướng thực hiện trợ giúp
toàn diện, bền vững.
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
tại các cơ sở bảo trợ xã hội, đảm bảo tiếp nhận 100% đối tượng thuộc diện chính
sách được nuôi dưỡng tập trung theo quy định, phù hợp với chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy năng lực, hiệu quả của các
cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, hỗ trợ các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập có đủ
điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Xã hội hóa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở
theo hướng tăng đối tượng có nhu cầu được nuôi dưỡng theo hình thức tự nguyện;
vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở xã hội ngoài công lập để tiếp
nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội
ngũ làm công tác xã hội
Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo trình độ trung
cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho tối thiểu 400 cán
bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân
40 người/năm); đào tạo kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc, phục
hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, tối thiểu 02 chỉ tiêu/năm; đào tạo 50 cán bộ y
tế lao động xã hội đang làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã
hội (bình quân 05 người/năm);
Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho tối
thiểu 3.500 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình
quân 350 người/năm) về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; công tác xã hội trong lĩnh vực
tư pháp và một số lĩnh vực đặc thù khác.
4. Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác an sinh xã hội của tỉnh
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát cán bộ,
công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cũng như
việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy tắc ứng
xử; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp
luật, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị trong công
tác triển khai thực hiện Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, chính sách giảm nghèo,
chính sách người có công, chính sách về y tế, giáo dục và các chính sách có
liên quan trong lĩnh vực an sinh xã hội.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các hoạt động trọng tâm thực hiện
đề án
1.1. Tổng kinh phí cho các giải pháp
trọng tâm thực hiện đề án giai đoạn 2021-2025 là 4.005,2 tỷ đồng, trong đó:
- Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách
mạng: 80,8 tỷ (Trung ương hỗ trợ: 57,2 tỷ đồng; vận động gia đình đóng góp:
22,88 tỷ đồng).
- Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có hộ
chính sách thuộc hộ nghèo: 176,8 tỷ đồng (nguồn Trung ương phân bố cho Ngân
hàng chính sách xã hội: 43,4 tỷ đồng; vận động gia đình đóng góp: 43,4 tỷ đồng;
vận động xã hội: 90 tỷ đồng).
- Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo:
286,33 tỷ đồng (nguồn: Trung ương hỗ trợ 200,43 tỷ đồng (70 % mệnh giá mua
BHYT); Ngân sách tỉnh hỗ trợ 85,9 tỷ đồng (30% mệnh giá mua BHYT).
- Hỗ trợ mua BHYT cho người cao tuổi: 83,16
tỷ đồng (vận động xã hội hóa: 33,16 tỷ đồng, vận động gia đình: 49,89 tỷ đồng).
- Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: 202,2 tỷ đồng (nguồn Chương trình Mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo: 168,48 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng: 18,2
tỷ đồng; vận động xã hội: 15 tỷ đồng).
- Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận
nghèo, mới thoát nghèo phát triển sản xuất: 2.275 tỷ đồng (nguồn Trung ương
phân bổ cho Ngân hàng chính sách xã hội).
- Hỗ trợ chi phí cho người lao động tham gia
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: 287,5 tỷ đồng (nguồn
NHCSXH:125 tỷ đồng; Chương MTQGVL: 37,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương ủy thác
qua NHCSXH: 125 tỷ đồng).
- Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh và dụng cụ chứa
nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo: 612,4 tỷ đồng (nguồn Trung ương phân bổ cho
Ngân hàng chính sách xã hội: 600 tỷ; vận động xã hội: 12,4 tỷ đồng).
- Tổ chức triển khai thực hiện, Nâng cao năng
lực, truyền thông, giám sát đánh giá và hoạt động thực hiện Đề án: 2 tỷ đồng
(nguồn ngân sách địa phương).
1.2. Tổng kinh phí và nguồn kinh phí
thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện: 4.005,20 tỷ đồng,
trong đó:
- Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 3.507,01 tỷ đồng
+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững, Chương trình người có công, Chương trình mục tiêu về việc làm: 463,61
tỷ đồng.
+ Nguồn vốn tín dụng ưu đãi: 3.043,4 tỷ đồng.
- Ngân sách tỉnh: 231,62 tỷ đồng.
- Vận động xã hội hóa: 150,40 tỷ đồng.
- Đóng góp của hộ gia đình: 116,17 tỷ đồng
(Đính kèm phụ lục 5)
2. Các hoạt động đảm bảo an sinh xã
hội chung cho người dân của Đề án: lồng ghép kinh phí của các chương
trình, dự án có liên quan của các sở, ngành để triển khai thực hiện.
Phần
thứ ba
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Để thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án thí
điểm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025,
tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam
tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, các hội có liên quan; Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh theo dõi, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả
Đề án hàng năm; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết đặc thù
của tỉnh đế hỗ trợ cho các đối tượng Đề án; chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực
hiện tốt chính người có công với cách mạng, dạy nghề cho lao động nông thôn,
việc làm, giảm nghèo bền vững, chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp vận động
nguồn lực cho các hoạt động của Đề án; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp,
báo cáo kết quả thực hiện hằng năm, từng giai đoạn để báo cáo cho Thường trực
Tỉnh ủy và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi và chỉ đạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đảm bảo các điều kiện
đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện có hiệu quả việc phân luồng học sinh
sau trung học phổ thông, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng phổ
cập giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo. Giữ vững và phát huy các thành quả đã đạt được phấn đấu hoàn
thành các chỉ tiêu về giáo dục theo chỉ tiêu đề ra.
3. Sở Y tế chủ trì, triển khai
thực hiện hoàn thiện mô hình tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế ở tất cả các
tuyến; nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;
giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; thực hiện tốt công tác dự
phòng, chủ động phòng chống dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp
thời bệnh tật; đẩy mạnh chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức
sinh thấp hợp lý nhằm đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế
xã hội; nâng cao tỷ lệ khám, chữa bệnh và chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là
khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính
sách y tế, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế; tăng
cường công tác chuyên môn y đức, nâng cao chất lượng khám và điều trị góp phần
củng cố xây dựng niềm tin trong Nhân dân.
4. Sở Xây dựng chủ trì, tổ
chức lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở
giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 5 năm và hàng năm, trong đó chú trọng đến công
tác phát triển nhà ở xã hội (nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, nhà ở
cho người có thu nhập thấp tại đô thị). Đặc biệt là công tác hỗ trợ cải thiện
nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
chủ trì, triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất chương trình khuyến nông,
lâm, ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật; triển khai có hiệu quả chương trình
nước sạch vệ sinh môi trường dành cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách người
có công, hộ bảo trợ xã hội...; công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động ở
nông thôn; chương trình chuyển đổi vật nuôi cây trồng ứng phó với biến đổi khí
hậu; chương trình mỗi xã một sản phẩm- OCOP để nâng cao chất lượng và tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì,
thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, đa
dạng hóa thông tin và truyền thông đến người nghèo, các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì,
triển khai Chương trình Phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện trợ giúp cho
nạn nhân bị bạo lực gia đình; kết hợp với Đề án phát triển du lịch tạo việc làm
cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn.
8. Sở Tư pháp phối hợp các Sở,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện chính sách
trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định.
9. Sở Tài chính cân đối, bố
trí vốn thực hiện các chương trình, dự án và chính sách theo quy định về phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn
lực hàng năm cho việc thực hiện mục tiêu của Đề án; vận động nguồn lực, khuyến
khích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người cao tuổi.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì,
thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ nhà
ở, vốn vay học sinh sinh viên, vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn
vốn nước sạch vệ sinh môi trường và các chương trình tín dụng ưu đãi khác. Tổ
chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đúng theo quy
định.
12. Bảo hiểm Xã hội tỉnh chủ trì,
phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo đời sống vật chất,
tinh thần và quyền lợi chính đáng của người tham gia, đồng thời thực hiện đầy
đủ các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp đối với người thụ hưởng.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh
chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống ngành
dọc cấp huyện và cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ,
đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các
hoạt động của Đề án; thông qua thực hiện các phong trào, các cuộc vận động,
nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh” và các phong trào khác do Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên chủ trì thực hiện; thông qua các hoạt động vì người nghèo, an sinh xã hội
để vận động nguồn lực hỗ trợ nhà ở, sinh kế cho người nghèo, hỗ trợ cải thiện
mức sống cho đối tượng bảo trợ, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội
trên địa bàn tỉnh; đồng thời tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
14. Đề nghị Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị tỉnh Bến Tre kết nối với các tổ chức Quốc tế, các Tổ chức từ thiện
vận động nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh.
15. Đề nghị Hội Bảo trợ bệnh nhân
nghèo; Hội Chữ thập đỏ; Hội Nạn nhân chất độc da cam-Dioxin và Quyền trẻ em kết nối với
các tổ chức, các Doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước vận động nguồn lực
để hỗ trợ cho các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố
xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm về đảm bảo an
sinh xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 và kế hoạch
hàng năm đến cơ sở; chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực
hiện hàng năm, từng giai đoạn cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội).
Trên là Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã
hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân
dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên; các sở, ban ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức triển
khai thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra của Đề án./.
Nơi nhận:
-
Bộ LĐTBXH (hỗ trợ);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh có liên quan (thực hiện);
- MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh (p/hợp t/hiện);
- Các Hội có liên quan (phối hợp);
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh;
- Báo ĐK, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, TP (thực hiện);
- Phòng: KGVX, TCĐT, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Tam
|