TỔNG
CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH - VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/CTPH-TCDS
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012
|
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
GIỮA TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, BỘ Y TẾ VÀ VIỆN
KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ -
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2015.
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và
Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
52/2009/QĐ-TTg , ngày 9/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020.
Căn cứ Thông báo số 05/TB-VPCP
ngày 04/1/2012 của Văn phòng Chính phủ về Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược Dân số và Sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 4669/QĐ-BYT
ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình
hành động Truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
giai đoạn 2011 - 2015.
Căn cứ Nghị định 32/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nhiệm vụ ban hành
chương trình giáo dục và đào tạo, chỉ đạo việc đổi mới chương trình, kiểm tra
việc thực hiện chương trình đối với các cấp, bậc học trong đó có giáo dục phổ
thông.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
(sau đây viết tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nghiên cứu
toàn diện về giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục, chính sách quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo; đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ về khoa học giáo dục
các ngành liên quan.
Trong nhiều năm qua, Viện đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp và
biên soạn các tài liệu về giáo dục và truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản/kế
hoạch hóa gia đình (DS, SKSS/KHHGĐ); đặc biệt trong khuôn khổ hỗ trợ của UNFPA
qua các chu kỳ 4, 5, 6, 7, Viện đã triển khai thực hiện thành công hoạt động
đưa giảng dạy nội dung Giáo dục Dân số - SKSSVTN, đào tạo giáo sinh khoa Tâm lý
Giáo dục, Giáo dục Chính trị, Sinh học, Địa lý thuộc 7 trường Đại học Sư phạm,
biên soạn tài liệu “Giáo dục Dân số - SKSSVT thông qua hoạt động ngoại khóa” để
sử dụng cho các trường THPT; Giai đoạn 2008 - 2011 Viện đã phối hợp với Tổng cục
Dân số - KHHGĐ trong việc triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về DS,
SKSS/KHHGĐ đã biên soạn 02 cuốn tài liệu “Tích hợp giáo dục Dân số, sức khỏe
sinh sản vị thành niên trong trường THPT” và “Một số vấn đề về nội dung và
phương pháp Giáo dục Dân số, sức khỏe sinh sản trong nhà trường”; tổ chức tập
huấn giáo viên cốt cán của 24 tỉnh thuộc địa bàn ưu tiên về việc giảng dạy tích
hợp nội dung Giáo dục Dân số - SKSSVTN, tổ chức tập huấn cán bộ Đoàn, cán bộ phụ
trách hoạt động ngoại khóa về Giáo dục Dân số SKSS VTN.
I. MỤC TIÊU
Góp phần chủ động duy trì mức sinh
thấp hợp lý; khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất
lượng dân số về thể chất, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất
nước.
II. NỘI DUNG PHỐI
HỢP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ trong hệ thống giáo dục quốc dân và cán bộ
quản lý giáo dục các ấp, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan
quản lý giáo dục, các nhà trường với cơ quan DS-KHHGĐ các cấp trong quá trình
thực hiện.
2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông về nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ
em, phát huy cơ cấu dân số vàng, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, kiểm
soát tỷ số giới tính khi sinh cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Xây dựng và tổ chức triển khai mô
hình đưa nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh, giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản vào chương trình giáo dục trong hệ thống các trường trung học phổ
thông để học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn về bình đẳng giới, giới
tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản và trách nhiệm trong đời sống gia đình.
4. Huy động tổng hợp nguồn lực ở
các cấp (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động
của chương trình phối hợp.
5. Địa bàn, đối tượng
- Địa bàn: Địa bàn triển khai trong
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân; ưu tiên triển khai tại 10 tỉnh, thành phố
có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Điện Biên, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Trị, Đắc Nông.
- Đối tượng tác động: Cán bộ quản
lý giáo dục các cấp và đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân; cán
bộ quản lý các cấp và đội ngũ giáo viên, học sinh trung học phổ thông và phụ
huynh thuộc 10 tỉnh trọng điểm triển khai mô hình.
6. Kinh phí:
- Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế:
Hỗ trợ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kinh phí hàng năm để thực hiện một số hoạt
động từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, đồng thời huy động, bổ
sung từ các nguồn kinh phí khác (nếu có).
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam:
Chủ trì tham mưu, đề xuất huy động thêm các nguồn kinh phí, tạo điều kiện cho
các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục địa phương thực hiện có hiệu
quả các hoạt động trong chương trình phối hợp.
7. Thời gian thực hiện: Trong 4
năm, từ 2012 - 2015.
III. TRÁCH NHIỆM
CỦA MỖI BÊN
1. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện theo các quy định về quản
lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành
khác liên quan, hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện từ nguồn
hỗ trợ của CTMTQG và các cơ quan quản lý giáo dục, tổ chức triển khai và hướng
dẫn các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường thực hiện, giám sát tình hình
và kết quả thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo kết quả tiến độ và sơ kết, tổng
kết các hoạt động của kế hoạch phối hợp.
2. Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế:
Có trách nhiệm định kỳ cung cấp các
thông tin, tài liệu về DS-KHHGĐ có liên quan, thẩm định nội dung phối hợp hàng
năm và cả giai đoạn; đảm bảo kinh phí, đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho
cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp một số dịch vụ về DS-KHHGĐ, phối hợp kiểm
tra, giám sát, đánh giá, sơ tổng kết việc triển khai và kinh phí thực hiện, chỉ
đạo cơ quan DS-KHHGĐ các cấp phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động.
Chương trình phối hợp này sẽ là cơ
sở để Tổng cục DS-KHHGĐ , Bộ Y tế và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, đánh
giá theo phụ lục kế hoạch phối hợp đã được hai bên thống nhất.
Chương trình phối hợp này được lập
thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản, các bản đều có giá trị ngang nhau.
VIỆN
TRƯỞNG
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Phan Văn Kha
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ
Dương Quốc Trọng
|