TỔNG
CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH - HỘI KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/CTPH-TCDS
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012
|
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
GIỮA
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, BỘ Y TẾ VÀ HỘI KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2012 -
2015
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và
Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
52/2009/QĐ-TTg, ngày 9/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020.
Căn cứ Thông báo số 05/TB-VPCP
ngày 04/1/2012 của Văn phòng Chính phủ về Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược Dân số và Sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 4669/QĐ-BYT
ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình
hành động Truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
giai đoạn 2011 - 2015.
Căn cứ Quyết định số 2062/QĐ/BTT
ngày 22/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về tiếp thị xã
hội các phương tiện tránh thai trong chương trình mục tiêu Quốc gia.
Căn cứ Kế hoạch Chiến lược giai
đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020 của VINAFPA với 07 ưu tiên (Truyền thông-Vận
động xã hội; Vị thành niên-thanh niên và các đối tượng thiệt thòi; Phòng, chống
HIV/AIDS; Thực hiện phá thai an toàn; Tiếp cận toàn diện; Tham gia thực hiện
những vấn đề mới của các Chương trình Quốc gia; Củng cố, phát triển Hội trên cơ
sở nguyên tắc và các chuẩn đánh giá của IPPF).
Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (VINAFPA)
là một tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ Quốc gia hoạt động chuyên ngành
về DS-KHHGĐ/SKSS.
Hoạt động của Hội nhằm góp phần cải
thiện sức khỏe và phúc lợi gia đình của người dân Việt Nam, bảo vệ các quyền
của họ qua việc đẩy mạnh cung cấp thông tin, tư vấn truyền thông và dịch vụ
SKSS/KHHGĐ có chất lượng, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp
nhận sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Những đối tượng nhạy cảm, dễ bị
tổn thương như: Vị thành niên, thanh niên, phụ nữ nghèo và những người dân ở
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được Hội đặc biệt chú trọng.
Hội KHHGĐ Việt Nam là thành viên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là thành viên chính thức của Hiệp hội KHHGĐ
Quốc tế (IPPF), là cơ quan tư vấn trong Ủy ban Kinh tế Xã hội của Liên Hợp
Quốc. Sau 19 năm hoạt động, Hội KHHGĐ Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng Huân
chương lao động hạng Ba.
Hiện nay, Hội KHHGĐ Việt Nam có mạng lưới từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức Hội đã phát triển tại 49/63
tỉnh/thành phố và 240/625 Quận huyện/thị xã.
VINAFPA có đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm trong chỉ đạo quản lý và triển khai các dự án về truyền thông, giáo dục
và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tới cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng vị
thành viên, thanh niên và các đối tượng vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
VINAFPA có 19 phòng khám đạt tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc của IPPF.
Hội KHHGĐ Việt Nam đã xây dựng các
Kế hoạch Chiến lược trong từng giai đoạn theo hướng phát triển chương trình
KHHGĐ sang chăm sóc SKSS từ các cam kết tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát
triển (ICPD) 1994, lấy gia đình làm hạt nhân; nâng cao chất lượng truyền thông
trực tiếp và phát triển các hình thức truyền thông đại chúng; nâng cao năng lực
quản lý, và năng lực thiết kế các dự án chương trình; củng cố tổ chức Hội, phát
triển Hội đi đôi với xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng nguồn tài chính cho các
hoạt động của Hội. Các Kế hoạch Chiến lược của Hội đã và đang thực hiện là:
- Kế hoạch Chiến lược giai đoạn
2004-2010;
- Kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực 2005-2010;
- Kế hoạch Chiến lược giai đoạn
2011-2015 và tầm nhìn 2020 của VINAFPA với 07 ưu tiên (Truyền thông - Vận động
xã hội; Vị thành niên - thanh niên và các đối tượng thiệt thòi; Phòng, chống
HIV/AIDS; Thực hiện phá thai an toàn; Tiếp cận toàn diện; Tham gia thực hiện
những vấn đề mới của các Chương trình Quốc gia và Củng cố, phát triển Hội trên
cơ sở các nguyên tắc và các chuẩn đánh giá IPPF).
I. MỤC TIÊU
Góp phần chủ động duy trì mức sinh
thấp hợp lý; khống chế tốc độ gia tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao
chất lượng dân số, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất
nước.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ của hệ thống Hội các cấp, đẩy
mạnh sự phối hợp với ngành DS-KHHGĐ các cấp trong quá trình triển khai các hoạt
động về DS-KHHGĐ.
2. Tăng cường năng lực, nâng cao
nhận thức, kiến thức cho hội viên các cấp về chính sách và các nội dung liên
quan về dân số - KHHGĐ.
3. Tổ chức các diễn đàn, giao lưu,
tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua Báo Gia đình
Việt Nam.
4. Xây dựng và nhân rộng các mô
hình hiệu quả về DS-KHHGĐ (Bao gồm các mô hình về truyền thông, tư vấn, dịch vụ
DS-KHHGĐ)
5. Địa bàn, đối tượng:
5.1. Địa bàn: 49 tỉnh thành hội
5.2. Đối tượng tác động:
- Cán bộ Hội các cấp.
- Nhân dân và các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ, VTN/TN.
6. Kinh phí:
Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế sẽ
hỗ trợ cho Hội KHHGĐ Việt Nam hàng năm để thực hiện một số hoạt động từ nguồn
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ; đồng thời huy động, bổ sung từ các
nguồn kinh phí khác (nếu có).
Hội KHHGĐ Việt Nam sẽ huy động thêm nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động phối hợp (nếu có).
7. Thời gian thực hiện: 04 năm, từ
năm 2012 - 2015.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN
1. Hội KHHGĐ Việt Nam:
Thực hiện theo các quy định của nhà
nước trong việc quản lý, điều hành và thực hiện chương trình phối hợp và các
quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số-KHHGĐ.
Hàng năm xây dựng kế hoạch, quản lý
và sử dụng kinh phí hỗ trợ từ CTMTQG tổ chức và hướng dẫn các cấp Hội kiểm tra
giám sát việc thực hiện kế hoạch giám sát thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo
kết quả tiến độ và sơ kết, tổng kết các hoạt động trong Chương trình phối hợp
theo quy định.
2. Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế:
Có trách nhiệm định kỳ cung cấp các
thông tin, tài liệu về DS-KHHGĐ có liên quan, thẩm định nội dung phối hợp hàng
năm và cả giai đoạn; đảm bảo kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật; phối hợp kiểm tra,
giám sát, đánh giá, sơ tổng kết việc triển khai kế hoạch phối hợp; chỉ đạo cơ
quan DS-KHHGĐ các cấp phối hợp trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động.
Chương trình phối hợp này sẽ là cơ
sở để Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội KHHGĐ Việt Nam thực hiện, kiểm tra, giám
sát, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các hoạt động đã được hai bên
thống nhất.
Chương trình phối hợp này được lập
thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản, các bản đều có giá trị ngang nhau.
TM
.BAN THƯỜNG TRỰC
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Bá Nhất
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ
Dương Quốc Trọng
|