ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/CT-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 12 tháng 10 năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH, BẢO ĐẢM AN NINH,
AN TOÀN CHO KHÁCH DU LỊCH VÀ CHẤN CHỈNH, XỬ LÝ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trong thời gian qua, Du lịch Hải
Phòng đã có bước phát triển khá toàn diện: hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp,
sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất
lượng, các loại hình dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, thu hút khách du lịch
ngày càng tăng, đóng góp một phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh
và tập trung vào mùa cao điểm đã phát sinh những vấn đề về môi trường du lịch,
đảm bảo vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong việc xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh,
thân thiện theo định hướng phát triển ngành du lịch của thành phố trong giai đoạn
hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu
thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện khẩn trương thực hiện tốt các công việc sau:
1. Ban Chỉ đạo
Phát triển Du lịch thành phố:
Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể,
Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp tục triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt
Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 03/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch đảm bảo an ninh, an toàn
cho khách du lịch; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy
phát triển du lịch; tăng cường công tác phối hợp quản lý bảo đảm về an ninh trật
tự, vệ sinh môi trường, đồng thời có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời
các hiện tượng, vụ việc có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường du lịch và hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
2. Sở Du lịch:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở lưu
trú du lịch đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, phục vụ du khách chu đáo, tận
tình; có kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn cho du
khách, phòng chống cháy nổ, chú trọng đến công tác cứu hộ tại các bể bơi, bãi
biển của đơn vị; thực hiện tốt quy định về
niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, giữ bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong
các ngày cao điểm, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong doanh nghiệp và các khu vực lân cận.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của
Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp trong trao đổi, cung cấp
thông tin, phối hợp quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn, chống
chèo kéo, ép giá khách du lịch.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, về
bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường, các quy định về quản lý giá,
phí đối với dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch; kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến khách du
lịch tại các khu, điểm du lịch; phát động, hướng dẫn, tổ chức triển khai các
chương trình, chiến dịch cải thiện môi trường du lịch. Tổ chức các đoàn công
tác liên ngành kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại khu du lịch Cát Bà,
Đồ Sơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và có các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn những hiện tượng người nước
ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách
du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam hoặc sử dụng
ngoại tệ trong thanh toán với khách du lịch. Không để các doanh nghiệp du lịch nước ngoài núp bóng hoạt động
kinh doanh trên địa bàn thành phố làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và
thương hiệu du lịch Hải Phòng.
- Thiết lập đường dây nóng tại các
khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý phản
hồi của khách du lịch. Cung cấp thông tin chính xác, công khai các điểm cung ứng
dịch vụ du lịch đạt chuẩn, tin cậy và khuyến cáo các địa điểm không nên đến đối
với khách du lịch.
3. Công an thành
phố:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch và
các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân
dân các quận, huyện tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch thành phố triển
khai các đề án, kế hoạch về bảo đảm an ninh trật tự, an
toàn giao thông tại các khu, tuyến, điểm du lịch phục vụ hiệu quả cho yêu cầu
phát triển du lịch thành phố.
- Lắp đặt và quản lý máy ghi hình cố
định tại một số địa điểm du lịch thường xảy ra tình trạng cướp giật, bán hàng
rong, ăn xin, tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách
du lịch để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công an các quận,
huyện triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông
thông suốt tại các khu, điểm du lịch, nhất là công tác trật tự an ninh tại các
khu vực tập trung khách du lịch.
- Tập huấn, hướng dẫn các nghiệp vụ cần
thiết đối với công an các quận, huyện nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa, chủ động
phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản
của khách du lịch; xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch
nhập cảnh Việt Nam hoạt động trái pháp luật, lừa đảo, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Hải Phòng.
4. Sở Giao thông
vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch,
Công an thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Hải Phòng, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng và các địa phương liên quan có văn
bản chỉ đạo để tăng cường kiểm tra,
yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh phương tiện thủy
vận tải hành khách thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn giao thông
đường thủy, đặc biệt là tuyến vận tải Hải Phòng - Cát Bà; thực hiện ngay các biện
pháp kiên quyết để phòng ngừa, xử lý tình trạng chở quá tải, không đủ các điều
kiện về an toàn về vận tải hành khách và phòng chống cháy nổ trên tuyến.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, tăng cường các
phương tiện kỹ thuật, thông tin, hỗ trợ nhân lực bảo đảm môi trường du lịch tại
các bến tầu, bến xe, trạm dừng chân.
- Kịp thời rà soát hệ thống biển báo
giao thông dẫn đến các điểm du lịch, sửa chữa hoặc đôn đốc, nhắc nhở các địa
phương khắc phục sửa chữa các đoạn đường, biển báo giao thông hư hỏng, xuống cấp,
đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch đến tham quan.
5. Sở Y tế:
Tăng cường công tác quản lý, thanh
tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện công tác bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh tại các khu, điểm du lịch.
6. Các Sở: Công
Thương, Tài chính:
Tăng cường công tác phối hợp kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, phí, chất
lượng và xuất xứ đối với những mặt hàng, dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật. Chủ trì xử lý hoặc
trình cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về
đăng ký giá, công bố, niêm yết giá... của các cơ sở dịch vụ, nhất là trong dịp
cao điểm du lịch.
7. Sở Lao động
Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp chặt
chẽ với Ủy ban nhân dân các quận, huyện
giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin
đeo bám, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch; có biện pháp rà soát, phân
loại, hỗ trợ, tạo việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn đang kiếm sống tại các điểm
tham quan, du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tập
trung người lang thang và giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang trên địa
bàn thành phố, chú ý tập trung người lang thang xin ăn đeo bám khách du lịch tại
các khu, điểm du lịch, bến tầu, bến xe, nơi công cộng, điểm dừng chân của khách
du lịch.
8. Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An
ninh Hải Phòng:
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử thành phố, hệ thống thông
tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và du
khách về các giải pháp phát triển du lịch, dịch vụ du lịch và giá trị của các
tài nguyên du lịch nhằm góp phần cải thiện môi trường du lịch.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng tăng thời lượng phát sóng, số lượng
tin, bài tuyên truyền về trách nhiệm phát triển du lịch, bảo vệ môi trường du lịch
thông qua các bản tin thời sự, các chương trình chuyên đề.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, vận động nhân
dân tự giác, tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh, giữ gìn trật
tự trị an, vệ sinh môi trường, cam kết không tham gia hoặc tiếp tay cho các
hành vi xâm hại quyền lợi của khách tại các khu, điểm du lịch. Phát động các
phong trào từ các tổ chức, đoàn thể, đơn vị cùng nhân dân
tham gia chung tay cải thiện môi trường tại nơi công cộng, bãi biển; giữ
gìn vệ sinh chung; đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm quy định về
vệ sinh, môi trường.
- Giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang tại các khu, điểm du lịch, bến tàu, bến xe,
nơi công cộng, điểm dừng chân của khách du lịch thuộc địa
bàn các quận, huyện quản lý. Duy trì công tác kiểm tra thường xuyên, phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du
lịch. Tăng cường quản lý vỉa hè lòng đường bảo đảm thông thoáng, vệ sinh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất
vệ sinh, trật tự.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước
thải, rác thải, chất thải tại các khu, điểm du lịch. Tăng cường kiểm tra, xử lý
nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu, điểm du lịch, các điểm dừng
chân,... không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, môi trường và các tổ chức,
cá nhân có hành vi làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện
quy định về lắp đặt bảng nội quy, hướng dẫn khách tắm biển đối với các cơ sở
lưu trú ven biển, các quy định về vận tải
hành khách đường thủy theo quy định. Triển khai các biện pháp đồng bộ để bảo đảm
an ninh, an toàn cho khách du lịch và tàu du lịch hoạt động trên vịnh, trên biển.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tổ chức chính trị xã hội liên quan phối hợp vận
động các hộ kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống, mua sắm trên địa bàn thực hiện tốt quy định về niêm yết giá cả, không để xảy ra nạn
“chặt chém” du khách, làm tốt công tác vệ sinh toàn thực phẩm, xây dựng nhà vệ
sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch,...
10. Tổ chức thực
hiện:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn
thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện căn cứ nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai
và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ sáu (06) tháng báo
cáo tình hình triển khai thực hiện và các vấn đề phát
sinh, gửi về Sở Du lịch trước ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có
khó khăn, vướng mắc khẩn trương phản ánh về cơ quan đầu mối
là Sở Du lịch để phối hợp giải quyết và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Phát triển
Du lịch thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ VHTT&DL;
- Tổng cục Du lịch;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQ VN TP;
- Liên đoàn Lao động TP;
- Các Ban của: TU, HĐND TP;
- Các VP: TU, HĐND TP;
- VP Đoàn ĐBQH tại HP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PT&TH HP;
- Báo HP, Báo AN HP;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Cổng Thông tin điện tử TP;
- Các Phòng chuyên viên;
- Các CV UBND TP;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|