ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/CT-UBND
|
Bình
Dương, ngày 07 tháng 9 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TRÌNH TƯỢNG ĐÀI,
TRANH HOÀNH TRÁNG, ĐỀN, BIA TƯỞNG NIỆM SỰ KIỆN LỊCH SỬ, BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Với truyền thống và đạo lý “uống nước
nhớ nguồn”, kế thừa phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh thần
đoàn kết, anh hùng, bất khuất của các thế hệ nhân dân Bình Dương qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước. Xuất phát từ mục đích ý nghĩa đó, những năm qua các
cấp, các ngành... đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng,
quản lý hệ thống Tượng đài, Đền, Nhà bia, Đài Tưởng niệm,... tại các huyện, thị
xã, thành phố. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các công trình tượng đài,
đền, bia tưởng niệm... được xây dựng vào những năm trước đây bị tác động bởi
các yếu tố tự nhiên (khí hậu, thời tiết) của môi trường làm ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng của các công trình: xuống cấp, hư hỏng, có dấu hiệu sụp móng gây mất
mỹ quan...; bên cạnh đó công tác tôn tạo, bảo dưỡng cũng như phát huy giá trị
của các công trình chưa được duy trì thường xuyên; công tác tuyên truyền chưa
hiệu quả; các hoạt động diễn ra tại các công trình chưa được quan tâm và thường
xuyên tổ chức.
Để phát huy những kết quả đã đạt
được, kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và phát huy giá
trị các công trình tượng đài, tranh hoành tráng, đền, bia tưởng niệm sự kiện
lịch sử, biểu tượng văn hóa trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan, triển khai thực hiện ngay
một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; quảng bá giá trị nổi bật của
các di sản văn hóa trên các phương tiện truyền thông nhằm thu hút khách du lịch
trong và ngoài tỉnh; nâng cao nhận thức, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh và ý
thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của người dân và khách du lịch.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị các công trình
văn hóa trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, thống kê, đề xuất các giải pháp tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình này
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của mọi tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của công
tác tôn tạo bảo dưỡng, chống xuống cấp, bảo vệ cảnh quan, môi trường, tránh sự
xâm phạm, lấn chiếm đến công trình văn hóa. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, các giải thể thao... gắn với ý nghĩa các di
tích nhằm thu hút người dân đến tham quan và tìm hiểu về giá trị nhân văn của
các công trình này.
d) Vận động các nguồn lực thực hiện
chủ trương xã hội hóa, huy động sức mạnh của các đoàn thể xã hội thực hiện tốt
công tác tôn tạo, bảo dưỡng, chống xuống cấp và phát huy giá trị các công trình
tượng đài, đền, bia tưởng niệm trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với các sở, ban, ngành
thực hiện thẩm định nội dung hồ sơ thiết kế - kỹ thuật, dự toán, phương án tu
bổ, phục hồi các loại hình tượng đài, tranh hoành tráng, đền, bia tưởng niệm,
biểu tượng văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định.
f) Tăng cường các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần phát huy hiệu quả giá trị lịch sử
- văn hóa của các công trình tượng đài, đền, bia tưởng niệm trên địa bàn tỉnh.
g) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động hiện đang quản lý các công trình này để họ đề cao trách nhiệm bảo vệ,
khai thác giá trị các di sản văn hóa ở địa phương một cách bền vững.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố định kỳ tôn tạo, bảo dưỡng,
chống xuống cấp các Đài liệt sỹ, Nghĩa trang liệt sỹ hiện có và thực hiện tốt
công tác đền ơn đáp nghĩa ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, phát huy truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
3. Sở Tài chính:
a) Đề xuất đầu tư kinh phí, phân cấp
cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố đảm bảo công tác bảo quản, tôn
tạo, sửa chữa chống xuống cấp các công trình tượng đài, đền, bia tưởng
niệm...nhằm kéo dài tuổi thọ, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp để tiếp tục phát
huy hiệu quả giá trị các di sản văn hóa của địa phương.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong việc sử dụng kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với
các công trình văn hóa theo đúng quy định của pháp luật.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể:
Thường xuyên thực hiện công tác tuyên
truyền giá trị lịch sử - văn hóa để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức
giữ gìn, phát huy giá trị di tích trong cộng đồng gắn với việc tổ chức các hoạt
động như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tìm
về địa chỉ đỏ”... Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch để thường xuyên tổ chức các hoạt động ý nghĩa này đảm bảo
thiết thực và hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố:
a) Thường xuyên kiểm tra, khảo sát
hiện trạng của các công trình để có kế hoạch gia cố, tôn tạo cụ thể trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, tránh trường
hợp xâm lấn, chiếm đất của các công trình tượng đài, đền, bia tưởng niệm...đã
được xây dựng.
b) Nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết, sự
kiện lịch sử, chính trị của đất nước cần thực hiện tốt việc tiếp đón và hướng
dẫn thân nhân, đồng đội các liệt sĩ và nhân dân đến thăm viếng tại tượng đài,
đền, bia lưu niệm, ghi danh, ghi công liệt sĩ, bia chiến tích... làm tốt công
tác tổ chức lễ viếng, dâng hoa, dâng hương, thắp nến tri ân, tưởng nhớ các anh
hùng liệt sĩ, những người dân yêu nước ngã xuống vì độc
lập, tự do cho dân tộc.
c) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử
trong phạm vi địa phương nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân
nghĩa lịch sử truyền thống dân tộc.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà
nước, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, cháy, nổ; bảo vệ cảnh
quan, môi trường tại các công trình văn hóa. Đồng thời bố trí ngân sách hợp lý
cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị các loại công trình văn hóa tại địa
phương.
6. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phối hợp các cơ quan hữu quan đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, định kỳ 6
tháng, một năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND, Đoàn
ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo, Wesite tỉnh;
- LĐVP, Tùng;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Hưng
|