CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 59/2012/NĐ-CP NGÀY 23/7/2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngày 23/7/2012 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật (Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP). Đây là văn bản pháp luật quan trọng được
ban hành nhằm tạo cơ chế hợp lý, toàn diện, bao quát để xem xét, đánh giá tình
hình tổ chức thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật của tổ chức, cá nhân; thực
hiện xử lý các vấn đề được phát hiện trong thi hành pháp luật; đồng thời, tăng
cường trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả
điều chỉnh của pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Để triển khai có hiệu
quả Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP đến cán bộ, công chức,
viên chức, nhân dân tại đơn vị, địa phương mình. Qua đó, nâng
cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và của
nhân dân trong thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Chủ động triển khai các nội
dung của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở kế hoạch
công tác và lĩnh vực lựa chọn hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý
nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện cho
việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Tổ chức, biên
chế, kinh phí và các điều kiện khác.
Đối với các Sở, Ban, Ngành cấp
tỉnh, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm bố trí, chỉ đạo Phòng Pháp chế, cán bộ
pháp chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật theo quy
định tại Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số: 55/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của tổ chức pháp chế.
- Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo,
kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện
công tác theo dõi thi hành pháp luật. Trong quá trình
thực hiện phát sinh vướng mắc, bất cập, cần kịp thời kiến nghị Ủy ban
nhân dân tỉnh, cơ quan liên quan để có giải pháp tháo
gỡ, giải quyết.
- Có cơ chế thích hợp nhằm tạo điều kiện, khuyến khích sự tham gia
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; huy
động sự tham gia hoạt động này theo cơ chế cộng tác viên của Hội, Chi hội Luật
gia, Đoàn Luật sư, các Hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo,
chuyên gia, nhà khoa học.
- Trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình, thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung của công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật.
- Thực hiện tốt chế độ thống
kê, báo cáo (báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất)
tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Tư pháp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã ngoài việc thực hiện các nội dung trên còn có trách nhiệm:
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ
trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật ở địa phương và lĩnh vực được phân công.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật theo nội dung Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP và Chỉ thị này.
3. Giám đốc Sở Tư pháp có
trách nhiệm:
- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Nghị định số:
59/2012/NĐ-CP và văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung này. Hàng năm lựa
chọn lĩnh vực trọng tâm để tập trung theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp
luật tại địa phương.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị của
tỉnh thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở
địa phương.
- Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp
luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời phát
hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất
cập của hệ thống pháp luật. Từ đó, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ
theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho các các Sở,
Ban, Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã để đảm bảo việc triển khai công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật ở địa phương có hiệu quả.
- Xây dựng Dự thảo Quy chế phối hợp giữa Ủy ban
nhân dân tỉnh với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt
trận tổ quốc Việt Nam tỉnh về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật ở địa phương theo Điều 18 Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP. Tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả nội dung này.
- Phối hợp với Sở Tài chính dự
trù kinh phí phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và
kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này. Tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực
hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương về Bộ Tư
pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về mục đích,
yêu cầu, nội dung của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo tinh
thần của Nghị định số: 59/2012/NĐ-CP.
5. Sở Tài chính có trách nhiệm
hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí phục vụ
cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và
các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong
quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký ban hành./.