Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87/BC-LĐTBXH Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phùng Ngọc Hùng
Ngày ban hành: 04/09/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 87/BC-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2009

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ DIỄN ĐÀN TRẺ EM QUỐC GIA NĂM 2009

Thực hiện kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2009 (theo Quyết định số 262/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo và tổ chức Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009 với chủ đề “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em”. Mục đích của Diễn đàn Trẻ em là: (i) Thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình mục tiêu vì trẻ em; (ii) Hình thành cơ chế thực hiện quyền tham gia của trẻ em thông qua việc tổ chức các diễn đàn trẻ em định kỳ (cấp tỉnh, cấp quốc gia); (iii) Chuyển thông điệp hàng năm của trẻ em đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Với mục đích trên, Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009 đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 4 tháng 8 năm 2009 với sự tham gia của 126 trẻ em đến từ 21 tỉnh thành phố: An Giang, Cà Mau, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc. Sau đây là những vấn đề cơ bản của Diễn dàn:

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ DIỄN ĐÀN TRẺ EM CẤP TỈNH

1. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật cho địa phương

Tháng 3/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Diễn đàn, phối hợp với 5 tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức Plan, Tổ chức Tầm nhìn thế giới và Tổ chức Childfund) chỉ đạo hỗ trợ tổ chức Diễn đàn trẻ em ở 21 tỉnh, thành phố; trên cơ sở đó lựa chọn đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Ủy ban nhân dân 21 tỉnh phối hợp chỉ đạo Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, đồng thời đã thành lập Ban Tổ chức Diễn đàn với 3 tiểu ban (Nội dung, Truyền thông, Hậu cần) để tổ chức triển khai thực hiện Diễn đàn.

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức Diễn đàn trẻ em của tỉnh, thành lập Ban Tổ chức Diễn đàn gồm có Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục Đào tạo; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Sở Y tế… một số tỉnh Lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp tham gia chỉ đạo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với 5 tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức Plan, Tổ chức Tầm nhìn thế giới và Tổ chức Childfund) tổ chức tập huấn cho 63 dẫn trình viên và đại diện trẻ em của 21 tỉnh (ngày 4 và 5 tháng 6 năm 2009) để hướng dẫn kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em; đóng góp ý kiến đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001-2010; xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn trẻ em ở cấp tỉnh.

Sau khi tham dự tập huấn của Trung ương, các tỉnh đã về triển khai tập huấn cho Dẫn trình viên và trẻ em nòng cốt của các quận, huyện, các đơn vị tham gia tổ chức Diễn đàn. Đối tượng tham gia tập huấn: Lãnh đạo, cán bộ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, cán bộ Đoàn TNCSHCM và trẻ em nòng cốt của các quận, huyện, các đơn vị hoặc Câu lạc bộ trẻ em sẽ tham dự Diễn đàn.

2. Tổ chức Diễn đàn của trẻ em tại các tỉnh

Trong thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 2009, tại 21 tỉnh, thành phố đã tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh. Phần lớn trẻ em tham gia có độ tuổi từ 12-16, các em hiện đang tham gia các đội, nhóm nòng cốt trong các hoạt động tham gia của trẻ em ở trường học, cộng đồng và Câu lạc bộ của huyện, tỉnh, thành phố, một số là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Số lượng trẻ em tham gia Diễn đàn mỗi tỉnh trung bình khoảng 60 em, tỉnh ít nhất là 40 em (Hòa Bình), tỉnh nhiều nhất là 137 em (TP Hồ Chí Minh).

Diễn đàn trẻ em các tỉnh được tổ chức trong 2 ngày, chia làm 2 phần chính:

* Phần thứ nhất: Gồm các hoạt động chuẩn bị cho phiên đối thoại: Các nhóm trẻ tự giới thiệu, trang trí, trưng bày góc truyền thông, hình ảnh của đội, nhóm mình; Tổ chức các cuộc thi: cắm trại, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ; Chia nhóm thảo luận việc thực hiện, kết quả, tác động của Chương trình hành động Vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 ở địa phương.

Tuy mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau, nhưng các vấn đề trẻ em các tỉnh quan tâm đưa ra thảo luận tại Diễn đàn tập trung vào: Áp lực học tập và môi trường học đường đối với trẻ em; Thiếu sân chơi và điều kiện vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; Trẻ em bị bạo lực, bóc lột, xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và vấn đề bảo vệ trẻ em; Phòng tránh tai nạn thương tích, an toàn giao thông; Quyền tham gia của trẻ em chưa có cơ chế thực hiện; Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm; Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; Biến đổi khí hậu; Sức khỏe, dinh dưỡng…

* Phần thứ hai: Phiên đối thoại:

(i) Đại diện trẻ em báo cáo tóm tắt với đại biểu Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, đoàn thể về kết quả làm việc ngày thứ nhất, các vấn đề cần ưu tiên thảo luận, đối thoại.

(ii) Các em tham gia đối thoại trực tiếp với đại biểu Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh về những vấn đề đã được tập hợp trong ngày thứ nhất thông qua tiểu phẩm văn nghệ, hát múa, hùng biện… Đặc biệt, có 1 tỉnh (Quảng Bình) đã truyền hình trực tiếp Diễn đàn trẻ em trên sóng Đài Phát thanh và truyền hình của tỉnh. Các em đưa ra những khuyến nghị, những câu hỏi về những tồn tại, vướng mắc cần giải quyết để thực hiện các mục tiêu khó đạt trong của Chương trình hành động Vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 ở địa phương. Nội dung các khuyến nghị tập trung vào các lĩnh vực sau: (i) Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; (ii) Bảo vệ môi trường; (iii) Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; (iv) Xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; (v) Thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

Những ý kiến của các em đã được các đại biểu lắng nghe, ghi nhận, giải đáp cụ thể và có trách nhiệm. Kết thúc Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, các em đã lựa chọn thông điệp, khuyến nghị và lựa chọn đoàn đại biểu trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em Quốc gia.

II. TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN TRẺ EM QUỐC GIA NĂM 2009

Từ kết quả Diễn dàn trẻ em cấp tỉnh, Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009 với chủ đề “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em” đã được tổ chức tại Hà Nội trong 4 ngày (từ 01 đến 04 tháng 8 năm 2009). Khách mời dự Diễn đàn có Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành trung ương tại Hà Nội, đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số tỉnh và đại diện Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của 21 tỉnh, thành phố. Tham dự Diễn đàn còn Lãnh đạo 5 tổ chức quốc tế tại Việt Nam bao gồm: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức Plan, Tổ chức Tầm nhìn thế giới và Tổ chức Childfund đã phối hợp cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí tổ chức Diễn đàn trẻ em từ cấp tỉnh đến Quốc gia. Kết quả của Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009 như sau:

1. Hoạt động của Diễn đàn Trẻ em Quốc gia

Hoạt động của Diễn đàn Trẻ em Quốc gia diễn ra rất đa dạng, phong phú, thể hiện qua chương trình và nội dung làm việc của 4 ngày làm việc chính thức của Diễn đàn. Các hoạt động chính:

1. Các đoàn tham gia Diễn đàn tự giới thiệu về mình cùng với thông điệp mang đến Diễn đàn Quốc gia;

2. Hoạt động thi dựng trại ngoài trời;

3. Thi hội diễn văn nghệ của các tỉnh, tổ chức góc truyền thông theo các nhóm chủ đề;

4. Chia làm 6 nhóm thảo luận (mỗi nhóm có 1 em đại diện của mỗi tỉnh) và xây dựng thông điệp chung về các vấn đề lựa chọn ưu tiên của Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em – Nhóm 1: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; Nhóm 2: Nước sạch và vệ sinh môi trường; Nhóm 3: Giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề; Nhóm 4: Văn hóa, vui chơi giải trí, Quyền tham gia của trẻ em; Nhóm 5: Bảo vệ trẻ em – Phòng chống xâm hại, bạo lực, trừng phạt trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em; Nhóm 6: Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt), theo 3 nội dung chính: Nhận định của các em về các vấn đề của các địa phương; Kết quả đạt được và những khó khăn, thách thức; Giải pháp, khuyến nghị.

5. Đối thoại với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành trung ương.

Phiên đối thoại của trẻ em Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành diễn ra trong không khí thân thiện, cởi mở và thẳng thắn, được chia làm 3 phiên đối thoại chính về 3 cụm chủ đề: Phiên 1: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng. Nước sạch và vệ sinh môi trường; Phiên 2: Giáo dục, Văn hóa, Vui chơi, Giải trí và Quyền Tham gia của trẻ em; Phiên 3: Bảo vệ trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tại mỗi phiên làm việc, đại diện trẻ em trình bày tóm tắt kết quả thảo luận đánh giá việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em theo chủ đề của từng phiên và đặt câu hỏi giao lưu đối thoại với Lãnh đạo các Bộ ngành liên quan. Trong phiên đối thoại, các em đặt ra 20 câu hỏi và đã nhận được những trả lời rõ ràng thấu đáo từ phía các bác, các cô, các chú lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan. Tham gia phiên giao lưu, đối thoại với trẻ em có: bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bà Trần Thị Thanh Thanh – Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam, bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành trung ương tại Hà Nội, Ông Jesper Morch – Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Lãnh đạo các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.

2. Những vấn đề mà các em quan tâm, thảo luận

2.1. Tóm tắt những mặt tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em

Mặc dù nước ta đang còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội đã dàng cho trẻ em sự quan tâm và đầu tư đặc biệt, cuộc sống của trẻ em đang ngày càng tốt hơn. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh không mất tiền. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách trợ giúp. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, trẻ em được tạo điều kiện học tập tốt hơn, các phong trào học tập trong nhà trường và xã hội được đẩy mạnh. Có thêm nhiều tờ báo, phương tiện thông tin, giải trí, câu lạc bộ, diễn đàn dành cho trẻ em. Trẻ em đã có cơ hội nói lên tiếng nói của mình, tiếng nói trẻ em đã được người lớn lắng nghe.

2.2. Những khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em

Giá sữa ở nước ta còn cao. Thực phẩm không đảm bảo an toàn. Y tế học đường không đầy đủ và chất lượng thấp. Tỷ lệ trẻ em thấp, còi còn cao. Tình trạng ngập lụt ở các thành phố ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới học tập và tăng nguy cơ dịch bệnh ở trẻ em. Các nguồn nước và không khí bị ô nhiễm. Trang thiết bị trường học còn cũ, thiếu và lạc hậu. Áp lực học tập đối với học sinh thành thị còn lớn. Tình trạng học sinh bỏ học ở nông thôn và các vùng nghèo còn nhiều. Chương trình giáo dục và dạy nghề chưa sát thực tế, ít thực hành. Nhà văn hóa, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em ở xã, phường còn ít và chất lượng thấp. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo vệ trẻ em còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực và bị trừng phạt chậm được phát hiện và giúp đỡ. Vẫn còn trẻ em phải lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại và nguy hiểm. Trẻ em bị tai nạn thương tích có chiều hướng tăng nhanh.

3. Khuyến nghị và Thông điệp của Diễn đàn Trẻ em Quốc gia

Thông qua diễn đàn, trẻ em đã có các khuyến nghị sau:

- Quan tâm đầu tư nâng cao thể trạng và hỗ trợ bữa ăn học đường cho trẻ em nghèo, vùng sâu, vùng xa phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Nâng cao nghiệp vụ, phương pháp thân thiện với trẻ cho cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế học đường và các trạm y tế cơ sở, ưu tiên cán bộ y tế có chuyên môn khá cho các vùng sâu, vùng xa.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người dân về bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi phá hoại môi trường.

- Cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Sắp xếp lại chương trình học để giảm tải và thiết thực hơn. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc học tập của trẻ em.

- Đầu tư và khuyến khích thêm các nguồn đầu tư khác để xây dựng các điểm văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em, trước hết ở vùng sâu, vùng xa. Có nhiều hơn nữa các chương trình, hoạt động để trẻ em được thực hiện quyền tham gia.

- Dành cho trẻ em một Chương trình Bảo vệ trẻ em và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Có các cán bộ ở cộng đồng và địa phương để kịp thời bảo vệ trẻ em và nắm tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Trẻ em mong muốn các Diễn đàn Trẻ em Quốc gia sẽ được tổ chức định kỳ và trở thành một trong những sự kiện quan trọng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Để thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em được tốt hơn, trẻ em đã hứa sẽ hoàn thành bổn phận của mình và vận động các bạn cùng nhiệt tình tham gia.

Kết thúc Diễn đàn, đại diện trẻ em trình bày và trao tận tay những thông điệp đến các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lãnh đạo bộ, ban ngành, địa phương, đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Quốc tế (kèm theo).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Nhìn chung, Diễn đàn Trẻ em Quốc gia, trong đó kể cả Diễn đàn trẻ em 21 tỉnh đã được tổ chức tốt, đạt các mục tiêu và yêu cầu đề ra.

- Trẻ em có cơ hội được tham gia đánh giá và đối thoại trực tiếp với các nhà hoạch định luật pháp, chính sách các cấp về kết quả thực hiện, tác động của các mục tiêu của Chương trình Hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010; được nói lên quan điểm, đề xuất các sáng kiến của mình tại các diễn đàn.

Tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về quyền tham gia của trẻ em và trách nhiệm thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.

- Các thông điệp chính từ các diễn đàn của trẻ em được các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tiếp nhận, thu hút được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

2. Bài học kinh nghiệm

- Sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự thành công của Diễn đàn.

- Sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với 5 tổ chức quốc tế tại Việt Nam là Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức Plan quốc tế, Tổ chức Tầm nhìn thế giới và Tổ chức Childfund.

- Diễn đàn đã tạo được sân chơi hấp dẫn, bổ ích và lý thú để trẻ em thực hiện quyền tham gia của mình.

- Nội dung và chương trình diễn đàn phù hợp với trẻ em. Các vấn đề được thảo luận cũng rất thực tế và sát thực với trẻ em, phản ánh được nhu cầu và nguyện vọng của các em.

Tuy nhiên, do nhiều công việc bận nên một số Bộ ngành chưa bố trí được cán bộ lãnh đạo cấp Bộ hoặc cấp Vụ giao lưu, đối thoại với trẻ em về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.

3. Khuyến nghị

- Các bộ ngành, các cơ quan cần rà soát lại tất cả những vấn đề liên quan đến khuyến nghị, đề xuất của trẻ em tại Diễn đàn để có biện pháp xử lý phù hợp, nhất là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và chương trình dành cho trẻ em.

- Trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến trẻ em, cần có cơ chế lấy ý kiến trẻ em và tôn trọng, lắng nghe trẻ em.

- Cần quy định cụ thể về định kỳ hàng năm tổ chức diễn đàn cho trẻ em./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (để báo cáo);
- Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ, Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội;
- Các Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam: UNICEF, Cứu trợ trẻ em, Plan, Tầm nhìn Thế giới, ChildFund;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT, BVCSTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Ngọc Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 87/BC-LĐTBXH về kết quả diễn đàn trẻ em quốc gia ngày 04/09/2009 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.033

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.121.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!