Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 61/BC-UBND 2015 công tác người cao tuổi Hồ Chí Minh 2014

Số hiệu: 61/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 12/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2015

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014, KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM 2015

Thực hiện Công văn số 58/UBQGNCT-VP ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam về việc báo cáo công tác người cao tuổi năm 2014, Kế hoạch nhiệm vụ năm 2015; Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THÀNH PHỐ

1. Tình hình chung:

- Diện tích: 2.095,01 km2

- Dân số: 8.477.000 người.

- Tổng số hộ dân toàn Thành phố: 1.962.121 hộ.

- Tổng số hộ nghèo Thành phố: 28.381 hộ, trong đố có 15.713 người cao tuổi thuộc hộ nghèo.

- Tỷ lệ hộ nghèo: 1,45 % (so với dân số)

- Tỷ lệ hộ nghèo có người cao tuổi: 0,8 % (so với dân số).

2. Thực trạng người cao tuổi:

- Tổng số người cao tuổi: 642.947, tỷ lệ người cao tuổi 5,4 % (so với tổng dân số).

- Chia theo độ tuổi:

+ Từ 60-79 tuổi là: 559.281 người

+ Từ 80-99 tuổi là: 83.156 người

+ Tròn 100 tuổi là: 201 người

+ Từ 101 trở lên là: 309 người

- Tổng số hội viên Hội người cao tuổi: 437.765 hội viên.

Trong đó hội viên Hội người cao tuổi dưới 60 tuổi: 26.208 hội viên.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI (Biểu tổng hợp kèm theo):

1. Công tác chỉ đạo:

- Đảng bộ và chính quyền Thành phố thường xuyên quan tâm ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các hoạt động công tác người cao tuổi cụ thể như: nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người cao tuổi; phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của người cao tuổi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng.

- Các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức mọi tầng lớp nhân dân chăm sóc người cao tuổi; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để vận động xã hội, huy động mọi nguồn lực chăm sóc người cao tuổi. Theo đó, thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế; vận động các cá nhân và tổ chức xã hội, nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi; thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ, động viên tinh thần người cao tuổi; tổ chức các mô hình câu lạc bộ, hội thi thơ ca, thể dục thể thao dưỡng sinh... phù hợp với người cao tuổi tại phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố, p; đặc biệt quan tâm chăm sóc người cao tuổi thuộc diện neo đơn, nghèo, tàn tật sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội.

- Bên cạnh đó, thành phố luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ; gương mẫu xây dựng xã hội học tập, gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học...; vận động con cháu chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện sức khỏe; duy trì và truyền nghề truyền thống cho con cháu như: đan lát, đồ gốm, mỹ nghệ, làm thuốc chữa bệnh... giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát huy truyền thống dân tộc, toàn xã hội đã quan tâm chăm sóc người cao tuổi bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, để người cao tuổi luôn “sống vui, sống khỏe, sống có ích”, tích cực đóng góp những ý kiến quan trọng trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước; truyền đạt tri thức, vốn sống cũng như những kinh nghiệm quý báu cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

2. Công tác tuyên truyền, tập huấn:

- Công tác triển khai Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Người cao tuổi được thành phố quan tâm chỉ đạo, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện, các tổ chức và đơn vị liên quan đã ban hành theo thẩm quyền hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người cao tuổi; cơ bản đáp ứng yêu cầu hỗ trợ trực tiếp người cao tuổi, nhất là chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, miễn giảm giá vé giao thông, phí dịch vụ trong một số loại hình văn hóa, thể thao, du lịch.

- Công tác tập huấn, tuyên truyền Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn các chính sách về người cao tuổi đã được quan tâm, triển khai thực hiện nhanh chóng kịp thời. Trong năm đã tổ chức được 1.214 lớp tập huấn cho 130.837 lượt là lãnh đạo, cán bộ cấp quận huyện, phường, xã, thị trấn về các chính sách xã hội, chế độ trợ cấp của Nhà nước dành cho người cao tuổi; 4.932 cuộc tuyên truyền với 276.340 lượt người tham dự, trong đó thu hút đông đảo người cao tuổi tham dự về tuyên tuyền giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam theo chủ đề năm 2014: “Xây dựng nhân cách người Việt nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”; tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi với 300.786 lượt người cao tuổi tham gia; 5.953 cuộc tuyên truyền về phòng chống tội phạm; hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma túy; phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao; bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu ...với trên 304.000 người tham dự.

- Việc triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao của các Sở, ngành và địa phương đã nhanh chóng đưa Luật người cao tuổi đi vào cuộc sng, tạo điều kiện cho người cao tuổi được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, chất lượng cuộc sống người cao tuổi được cải thiện, vai trò nòng cốt của người cao tuổi và việc xã hội hóa chăm sóc người cao tuổi ngày càng được nâng cao.

3. Về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi:

- Các đơn vị y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo Điều 12, Điều 13 Luật Người cao tuổi và Thông tư số 35/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Các bệnh viện cấp Thành phố đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân sự để thành lập khoa Lão khoa. Một số bệnh viện cấp quận huyện đã thực hiện điều trị các bệnh lý Lão học, thành lập khoa Lão khoa kết hợp với khoa Nội. Tuy chưa đảm bảo 100% cơ sở khám, chữa bệnh triển khai được phòng khám ngoại trú và phòng điều trị nội trú dành riêng cho người cao tuổi, nhưng tất cả các đơn vị đều tổ chức khu vực tiếp nhận, khám và điều trị ưu tiên cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên theo luật quy định, cụ thể:

+ 07/28 bệnh viện cấp Thành phố thành lập khoa Lão khoa: bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, bệnh viện Phong Bến Sắn và bệnh viện Răng Hàm Mặt.

+ 02/28 bệnh viện cấp Thành phố tổ chức khoa Lão khoa kết hợp 1 khoa khác: bệnh viện An Bình và bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

+ 02/23 bệnh viện cấp quận-huyện tổ chức khoa Lão khoa kết hợp 1 khoa khác: bệnh viện Quận 2 và bệnh viện quận Thủ Đức.

+ Số phòng khám ngoại trú dành riêng cho người cao tuổi: 51 phòng khám/51 bệnh viện; Số phòng điều trị nội trú dành riêng cho người cao tuổi: 116 phòng điều trị/51 bệnh viện; Số giường điều trị nội trú dành riêng cho người cao tuổi: 907 giường/51 bệnh viện.

- Công tác khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe, truyền thông phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Trong đó:

+ Số lượng người cao tuổi được truyền thông giáo dục sức khỏe là 300.786 người.

+ Số người cao tuổi được khám định kỳ là 96.679 người.

+ Số người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại phường-xã-thị trấn nơi cư trú là 189.125 người.

- Hiện nay đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 615.480 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Hầu hết người cao tuổi thuộc diện hưởng lương hưu, chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn... đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước.

- Hội người cao tuổi các cấp phối hợp Sở Y tế thành phố hưởng ứng chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi” của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam triển khai cho quận-huyện, phường-xã-thị trấn, đã có 33.806 người cao tuổi thực hiện khám mắt, trong đó có 3.636 người được chữa mắt, kinh phí khoảng 12,5 tỷ đồng.

4. Về chăm sóc đời sống vật chất và Bảo trợ xã hội:

- Số người cao tuổi hiện đang được hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng (Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh...) là 30.000 người. Số người cao tuổi hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Luật người cao tuổi tại cộng đồng là 82.635 người, trong đó 79.0000 người cao tuổi 80 tuổi trở lên, 3.635 người cao tuổi từ 60 tuổi đến 79 tuổi thuộc diện người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo. Người cao tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng theo Luật Người khuyết tật là 4.000 người. Chế độ chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi tại địa phương đủ và đúng thời gian theo quy định.

- Hiện nay, Thành phố có 06 Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập hiện đang nuôi dưỡng 1.200 người cao tuổi và 546 người cao tuổi được nuôi dưỡng tại 13 Trung tâm Bảo trợ xã hội ngoài công lập tại cộng đồng, đa số người cao tuổi này không còn gia đình hoặc không nhớ rõ địa chỉ nơi sinh sống, số còn lại có gia đình nhưng đã mất liên lạc, hoặc do đời sống kinh tế khó khăn, không người chăm sóc, không ở được với con cái, hoặc con cái thiếu sự chăm sóc nên bỏ nhà đi lang thang và vào ở tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Ngoài ra, Hội Người cao tuổi các quận - huyện vận động xã hội hóa năm 2014 trên 37,8 tỷ đồng để trợ cấp đột xuất chăm sóc 153 ngàn lượt người cao tuổi như: thăm viếng ốm đau, khám chữa bệnh, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, cô đơn, phúng viếng các cụ qua đời...

- Xóa nhà tạm cho người cao tuổi: xây mới 665 căn, sửa chữa chống dột 128 căn (kinh phí từ Quỹ vì người nghèo Thành phố). Hiện còn 75 trường hợp đang xem xét, đề xuất.

5. Về chăm sóc đời sống tinh thần, xã hội:

- Toàn Thành phố có 2.836 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... quy tụ trên 85.698 người cao tuổi vào thường xuyên luyện tập. Đặc biệt là các câu lạc bộ đẩy mạnh các hoạt động vào các dịp lễ, Tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ... nhằm động viên tinh thần người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích. Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý. Đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo.

- Trong năm, Thành phố có 05 vụ bạo lực gia đình có nạn nhân là người cao tuổi, đã được Phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện kịp thời phối hợp Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xử lý kịp thời, chăm sóc và trợ giúp cho nạn nhân.

- Công tác chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện chặt chẽ từ cấp Thành phố đến cơ sở, bố trí kinh phí và bảo đảm các điều kiện tổ chức chúc thọ, mừng thọ theo quy định cho 55.200 người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi theo quy định vào dịp Tết Nguyên Đán, Ngày người cao tuổi Việt Nam (6/6), ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), ngày sinh nhật người cao tuổi và ngày đầu tháng mỗi quý.

6. Về phát huy vai trò người cao tuổi:

- Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, số hộ gia đình người cao tuổi đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 353.607 hộ, chiếm tỷ lệ 93,8%/tổng số gia đình người cao tuổi của Thành phố.

- Hội người cao tuổi các cấp tích cực phát động phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao Gương sáng” với những nội dụng cụ thể, thiết thực, phát huy được vai trò của người cao tuổi trên nhiều lĩnh vực, điển hình như:

+ Tham gia công tác xã hội (công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ ban hòa giải, thanh tra, an ninh, xây dựng nông thôn mới...) là 45.293 người.

+ Tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo: toàn Thành phố có 4.320 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do người cao tuổi quản lý. Sngười cao tuổi làm kinh tế giỏi là 3.288 người, giải quyết việc làm cho 21.251 lao động, số hộ có người cao tuổi vượt nghèo là 3.101 hộ.

- Vận động trên 4 tỷ đồng để tặng 5.633 suất học bổng cho học sinh, sinh viên khó khăn trong cuộc sống.

- Tổ chức 141 cuộc sinh hoạt cho 8.914 người cao tuổi tham dự về vận động bảo vệ môi trường, xây dựng tuyến đường không rác và thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới...

7. Hoạt động của Quỹ chăm sóc người cao tuổi:

- Công tác triển khai, vận động xây dựng các loại quỹ được các cấp Hội quan tâm, quản lý và sử dụng đúng mục đích đảm bảo công khai minh bạch.

- Tính chung, 322/322 phường, xã, thị trấn đều có Quỹ chăm sóc người cao tuổi (trong đó 168 phường, xã, thị trấn có quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân quận,huyện). Tổng cộng đã huy động trong năm 2014 là 27 tỷ 951 triệu đồng (bao gồm 6 tỷ 545 triệu đồng của năm trước chuyển sang) và đã chi là 15 tỷ 788 triệu đồng. Số dư tồn quỹ hiện nay là 12 tỷ 163 triệu đồng.

8. Các khoản miễn giảm đối với người cao tuổi:

- Việc thực hiện các quy định về miễn giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh của Thành phố luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo và thực hiện đúng theo quy định.

- Tổng số 07 bảo tàng của Thành phố đã phục vụ cho khoảng 2.850.000 lượt khách, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ 30%. Đã tổ chức 200 cuộc trưng bày, triển lãm, trong đó có khoảng 80 cuộc trưng bày, triển lãm phục vụ lưu động cho 01 triệu lượt khách.

- Các hệ thống thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn Thành phố đều thực hiện việc cấp thẻ miễn phí, phục vụ nhu cầu đọc và mượn sách, ước trong năm đạt 1.675.714 lượt khách, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ 10%.

- Ngoài ra, Thành phố cũng thực hiện thường xuyên việc miễn giảm giá vé khi người cao tuổi tham gia giao thông công cộng, trong đó thực hiện việc miễn phí vé cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt công cộng của Thành phố.

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2012-2020 NĂM 2014

1. Các văn bản chỉ đạo:

Để triển khai Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 theo Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và quận - huyện triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn Thành phố như sau:

- Quyết định số 6328/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 của Thành phố;

- Báo cáo số 23/BC-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014;

- Công văn số 2498/UBND-VX ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức Đoàn đi thăm các cụ 90 tuổi nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống người cao tuổi;

- Công văn số 4958/UBND-VX ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức đoàn đi thăm các cụ 100 tuổi và trên 100 tuổi nhân kỷ niệm ngày Quốc tế người cao tuổi 01/10/2014;

- Quyết định số 4841/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập đoàn kiểm tra tình hình thực hiện chính sách người cao tuổi năm 2014;

- Ngoài ra, căn cứ vào Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020, các Sở ngành, các tổ chức, đoàn thể và 24 quận huyện đều tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện, bám sát nội dung chương trình hành động của thành phố và đặc thù của các ngành, địa phương.

2. Kết quả một số chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2013-2015:

- 15% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;

- 52% số phường, , thị trấn hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;

- 100% người cao tuổi khi ốm đau được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;

- 50% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 25% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp Thành phố có khoa lão khoa;

- 100% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp Thành phố và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tuần;

- 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

- 80% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng;

- 99.9% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

- Mỗi phường, xã, thị trấn có ít nhất 01 mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động thường xuyên hoặc câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Thuận lợi:

- Công tác người cao tuổi của Thành phố được sự quan tâm đúng mức của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương, về cơ bản Luật người cao tuổi và các chính sách liên quan đến người cao tuổi đều được các Sở-ngành, quận-huyện, các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội liên quan đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình để chăm lo cho người cao tuổi một cách thiết thực, cụ thể.

- Công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp, các ngành quan tâm. Nhận thức về vấn đề người cao tuổi của người dân nói chung, cũng như của các cấp Ủy, chính quyền và bản thân người cao tuổi từng bước được nâng lên, đã phát huy được truyền thống đạo lý “kính lão trọng thọ” của dân tộc trong hoạt động chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi.

- Các chính sách đối với người cao tuổi đã được thực hiện. Người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp được hưởng trợ cấp theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. Các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người từ đủ 80 tuổi trở lên theo quy định của Luật Người cao tuổi nhanh chóng, kịp thời.

- Thành phố luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Hội người cao tuổi ở địa phương hoạt động, nhiều mô hình phát huy vai trò của người cao tuổi trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; thường xuyên phát huy kinh nghiệm, sáng kiến của người cao tuổi trong hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, trong phong trào văn hóa - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương; các hoạt động thể dục - thể thao, văn nghệ của người cao tuổi đã và đang hình thành và phát triển.

- Công tác chúc thọ, mừng thọ được tiếp tục duy trì và phát huy. Các cấp chính quyền đã tổ chức mừng thọ người cao tuổi theo quy định hiện hành.

- Các phong trào hoạt động của người cao tuổi có chất lượng và hiệu quả. Người cao tuổi có nhiều hoạt động phát huy vai trò, tham gia các công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể tại cơ sở, tham gia các Câu lạc bộ dưỡng sinh, thể thao, văn nghệ ... đặc biệt là hoạt động hỗ trợ đối với người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi thuộc hộ nghèo đã có những chuyển biến tích cực; người cao tuổi có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng những chính sách tương đối toàn diện từ lĩnh vực văn hóa, xã hội, hoạt động thể dục thể thao, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên.

- Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, Thành phố đã đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chăm lo cho người cao tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo.

2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:

- Công tác thông tin, tuyên truyền về Luật người cao tuổi và các văn bản dưới luật có liên quan tuy được phổ biến rộng rãi trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động các Sở-ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội, các cấp địa phương và người cao tuổi nhưng chưa đến với từng hộ gia đình, đặc biệt là đối với những người có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi tại cộng đồng (con, cháu của người cao tuổi).

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, thành lập các cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi còn hạn chế nên khó thu hút các nguồn vốn đầu tư (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất...).

- Người cao tuổi (người quá tuổi lao động nói chung) có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nhưng khó được các tổ chức tín dụng cho vay.

- Kinh phí hoạt động cho chương trình người cao tuổi của các Sở, ngành, đơn vị chủ yếu lồng ghép chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên chung của ngành nên gặp khó khăn trong công tác tổng hợp báo cáo.

- Các đơn vị tuy có báo cáo theo yêu cầu nhưng chưa đúng theo định kỳ, chưa kịp thời gian theo quy định nên có nhiều khó khăn cho việc tổng hợp.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách người cao tuổi ở các cấp chưa thường xuyên nên công tác tham mưu, đề xuất các chính sách về người cao tuổi còn hạn chế.

- Ban Công tác Người cao tuổi các cấp và bộ phận tham mưu giúp việc hầu hết đã được thành lập nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm, không có bộ phận chuyên trách nên hoạt động chưa hiệu quả.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Đề nghị nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội ở cơ sở nhưng không hưởng lương hưu.

- Đề nghị nghiên cứu, xem xét cho tất cả người từ đủ 80 tuổi trở lên đều được hưởng trợ cấp xã hội theo Luật người cao tuổi, không phân biệt người cao tuổi có hay không có lương hưu hoặc trợ cp bảo hiểm xã hội.

- Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, thành lập các cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi để thu hút các nguồn vốn đầu tư (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất...).

- Đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành và tập huấn sử dụng các mẫu hồ sơ, sổ sách quản lý sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng theo Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của BY tế.

- Đề nghị Bệnh viện Lão khoa Trung ương cần tăng cường hướng dẫn về chuyên môn chuyên ngành Lão khoa, đặc biệt đối với việc thành lập khoa Lão tại các bệnh viện chuyên khoa.

VI. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2015:

1. Các nhiệm vụ thực hiện:

- Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Luật Người cao tuổi và Thông báo kết luận số 305-TB/TW, ngày 03/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thành phố liên quan đến công tác người cao tuổi và Hội Người cao tuổi.

- Tăng cường công tác quản lý đối với công tác người cao tuổi và Hội Người cao tuổi; chủ động triển khai, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 6328/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020. Định kỳ hàng năm tổ chức kỷ niệm ngày Người cao tuổi Việt Nam (ngày 6/6), ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10) để tôn vinh người cao tuổi tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa “Kính lão, trọng thọ” của dân tộc Việt Nam.

- Chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của Ban Công tác người cao tuổi và Ban đại diện Hội Người cao tuổi các cấp. Ban Công tác Người cao tuổi, Ban đại diện Hội Người cao tuổi các cấp và Hội Người cao tuổi cơ sở cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và các quy định, chính sách hỗ trợ người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giảm giá vé tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; việc thực hiện giảm giá vé, hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đối với người cao tuổi. Triển khai các giải pháp tăng cường tiếp cận của người cao tuổi đối với phương tiện giao thông, nhà ga, bến đỗ, khu vui chơi, giải trí...

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả việc thực hiện Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ưu tiên khám, chữa bệnh cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên tại các bệnh viện; thống nhất hướng dẫn sổ theo dõi sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Đánh giá và nhân rộng các mô hình thành công về xây dựng, củng cố và phát triển Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở; phấn đấu cấp thành phố, cấp quận huyện và 100% các xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động có hiệu quả, thiết thực.

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác người cao tuổi, Hội Người cao tuổi; tuyên truyền những kết quả hoạt động của Hội Người cao tuổi, gương điển hình tiên tiến người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đến các tầng lớp nhân dân nhằm tăng cường trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội đối với công tác người cao tuổi và Hội Người cao tuổi.

- Tiếp tục kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác người cao tuổi tại các địa phương; theo dõi, tổng hợp báo cáo, chuẩn bị nội dung họp tổng kết công tác người cao tuổi năm 2015, tổ chức hội nghị sơ kết kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về công tác người cao tuổi giai đoạn 2013-2015; khen thưởng những gương điển hình tốt, mô hình hay, hoạt động hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với công tác người cao tuổi.

2. Các chỉ tiêu thực hiện:

- 15% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;

- 100% tổng số xã - phường - thị trấn hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;

- 100% người cao tuổi khi ốm đau được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;

- 60% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi, Sản, Điều dưỡng - Phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 35% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố có khoa lão khoa;

- 100% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp Thành phố và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tuần;

- 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;

- 80% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng;

- 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

- Tiếp tục duy trì và phát huy mỗi phường - xã, thị trấn có ít nhất 01 mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động thường xuyên hoặc câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.

3. Giải pháp thực hiện:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật Người cao tuổi, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của thành phố về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

- Nhân rộng xã hội hóa về công tác chăm sóc người cao tuổi; đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực người cao tuổi; tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện Chương trình/Kế hoạch;

- Tiếp tục rà soát, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về chính sách, chế độ trợ giúp người cao tuổi; đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ của các cấp.

- Động viên, khuyến khích phát huy vai trò người cao tuổi tham gia tích cực các lĩnh vực phát triển kinh tế - hội, xây dựng hệ thống chính trị và ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, Pháp luật đối với người cao tuổi.

 


Nơi nhận:
- UBQG về người cao tuổi VN;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Sở - ngành thành phố;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Ban Đại diện Hội Người cao tuổi TP;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, THKH;
- Lưu: VT, (VX/Th2).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

BÁO CÁO

SỐ LIỆU CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số liệu

Nam

Nữ

Tổng

I

THÔNG TIN CHUNG

1.1

Tổng dân s

Người

X

X

8.477.000

1.2

Tổng số hộ dân

Hộ

X

X

1.962.121

1.3

Số hộ có người cao tuổi có từ 01 người cao tuổi trở lên

Hộ

X

X

442.085

 

Trong đó, số hộ hiện chỉ có người cao tuổi sống một mình hoặc chỉ có người cao tuổi sng với nhau

Hộ

X

X

21.368

1.4

Tổng số người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

X

X

642.947

1.5

Trong đó, số người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên

Người

X

X

83.666

1.6

Sngười cao tuổi thuộc hộ nghèo

Người

X

X

15.713

1.7

Số người cao tuổi thuộc hộ cận nghèo

Người

X

X

11.519

1.8

Số người cao tuổi là người dân tộc thiểu số

Người

X

X

15.472

1.9

Số người cao tuổi là người khuyết tật (có chứng nhận của cấp có thẩm quyền

Người

X

X

4.300

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số liệu

II

CHĂM SÓC SỨC KHỎE

2.1

Số người cao tuổi có thẻ BHYT

Người

615.480

2.1.1

Trong đó: + BHYT được cấp

Người

272.228

2.1.2

+ BHYT tự nguyện (tự mua hoặc được hỗ trợ mua)

Người

343.252

2.2

Số nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa

Người

172

2.3

Số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm (theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT)

Người

96.679

2.4

Sngười cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe (theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT)

Người

189.125

2.5

Số người cao tuổi được phổ biến kiến thức về chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe (theo quy định ti Thông tư số 35/2011/TT-BYT)

Người

300.786

2.6

Tổng kinh phí thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (Theo Thông tư số 35/2011/TT-BYTThông tư số 21/2011/TT-BTC)

Nghìn đồng

241.625.232

III

CHĂM SÓC VẬT CHẤT, BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI CAO TUỔI

3.1

Số người cao tuổi đang hưởng trợ cấp người công với cách mạng (hàng tháng).

Người

30.000

3.2

Số người cao tuổi đang hưởng lương hưu hàng tháng

Người

78.582

3.3

Số người cao tuổi đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

Người

34.202

3.4

Số người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Luật NCT

Người

82.635

3.4.1

Trong đó: người cao tuổi từ 60 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Người

3.635

3.4.2

Người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên không lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng

Người

79.000

3.5

Số người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội

Người

-

3.5.1

Trong đó, số người cao tuổi được nhận chăm sóc tại cộng đồng

Người

-

3.6

Số người cao tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng theo Luật Người khuyết tật

Người

4.000

3.7

Số cơ sở bảo trợ xã hội công lập có nuôi dưỡng người cao tuổi

Cơ sở

6

3.8

Số người cao tui đang được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội công lập

 

1.200

3.9

Số cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi dân lập

Cơ sở

13

3.10

Số người cao tuổi được nuôi dưỡng trong cơ sở dân lập

Người

546

3.11

Số người cao tuổi đang phải sống trong nhà tạm, dột nát

Người

75

IV

CHĂM SÓC TINH THẦN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

4.1

Tổng số các Câu lạc bộ người cao tuổi các loại (có quyết định của cấp có thẩm quyền)

CLB

2.836

4.2

Số người cao tuổi tham gia các Câu lạc bộ

Người

85.698

4.3

Số xã/phường/TT có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình Câu lạc bộ tương tự (vừa chăm sóc vừa phát huy, nhiều mảng hoạt động)

Xã/Ph/TT

2.836

4.4

Số người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ theo quy định

Người

55.200

4.5

Số lượt người cao tuổi được thăm hỏi, tặng quà (dịp lễ, tết hoặc ốm đau...)

Lượt người

104.879

4.6

Số vụ vi phạm các hành vi bị cấm trong lĩnh vực người cao tuổi

Vụ

5

4.7

Số vụ vi phạm đã được xử lý

Vụ

5

V

PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI CAO TUỔI

5.1

Số người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, tạo thu nhập

Người

9.539

5.2

Số người cao tuổi được hỗ trợ trong hoạt động kinh tế

Người

5.510

5.2.1

Trong đó: + số người cao tuổi được hỗ trợ vay vốn sản xuất

Người

2.593

5.2.2

+ số người cao tuổi được hỗ trợ hướng dẫn cách làm ăn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Người

4.434

5.3

Số người cao tuổi là chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cá thể tại địa phương (có đăng ký kinh doanh, có giấy phép)

Người

4.320

5.4

Số người cao tuổi tham gia công tác xã hội (công tác Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các tổ ban hòa giải, thanh tra, an ninh, xây dựng nông thôn mới...)

Người

45.293

VI

CÁC LOẠI QUỸ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

6.1

Tổng số tiền huy động trong năm Quỹ hội của người cao tuổi (do người cao tuổi đóng góp)

Ngàn đng

4.835.000

6.2

Số xã/phường/thị trấn có quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi (Quỹ CSPHVTNCT)

Xã/Ph/TT

322

6.3

Số tiền quỹ CSPHCTNCT được huy động trong năm

Ngàn đồng

21.406.000

6.4

Số tiền quỹ CSPHVTNCT đã chi trong năm

Ngàn đng

15.788.000

6.5

Số tiền quỹ CSPHVTNCT dư cuối kỳ (trong đó: tồn của năm trước chuyển sang là 6.545.000.000 đồng)

Ngàn đng

12.163.000

VII

HỘI NGƯỜI CAO TUỔI

7.1

Số xã, phường, thị trấn thành lập Hội người cao tuổi

Xã/Ph/TT

322

7.2

Tổng số hội viên người cao tuổi

Người

437.765

7.3

Trong đó số hội viên từ 60 tuổi trở lên

Người

411.557

VIII

NỘI DUNG KHÁC

8.1

Số lớp tập huấn về công tác người cao tuổi

Lớp

1.214

8.2

Số cán bộ được tập huấn về công tác người cao tuổi trong năm

Người

130.837

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 61/BC-UBND ngày 12/03/2015 về công tác người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, Kế hoạch nhiệm vụ năm 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.401

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.245.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!