THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/BC-UBND
|
Quận
5, ngày 06 tháng 02
năm 2013
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 5 NĂM 2012
Căn cứ Quyết định số 4249/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành
“Chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020” và thực hiện Chương trình số
91/CTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận 5 về thực hiện
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 5 giai đoạn 2011 -
2020; Ủy ban nhân dân quận 5 báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia về
bình đẳng giới trên địa bàn quận năm 2012 như sau:
Phần I
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2012
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH:
Quận 5 là một quận nội thành, có diện
tích 4,27km2, dân số trên 177.648 người (Nữ 96.182 người)
với 43.517 hộ dân, mật độ dân số 45.702 người/ km2, được tổ chức thành 15 phường,
99 khu phố, 824 tổ dân phố; tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm
35,6%, đa số dân tộc Hoa chiếm 98% trong số đồng bào dân tộc, chiếm 35% dân số
toàn quận (Nữ Hoa: 27.844, Nữ Chăm: 205, Nữ Khmer: 596, Nữ dân tộc khác: 344).
Có 498 hộ nghèo chuẩn dưới 12 triệu đồng/người/năm (Hoa: 233, Chăm: 9, Khmer:
1) và 1.177 hộ cận nghèo chuẩn dưới 16 triệu đồng/người/năm (Hoa: 529 hộ). Có
hơn 7.200 đơn vị hoạt động theo Luật doanh nghiệp, 19 hợp tác xã và hơn 15.500
hộ sản xuất kinh doanh cá thể, sử dụng trên 76.500 lao động. Doanh thu thương mại
ước đạt 105.269 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước
đạt 4.354 tỷ đồng, tăng 9,61 % so với cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế của quận được xác định
chủ yếu là phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu và sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, đại bộ phận là thành phần lao động,
có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, cần cù siêng năng, chịu khó làm ăn,
biết thích nghi nhanh với hoàn cảnh cuộc sống, có sở trường thế mạnh về kinh
doanh buôn bán, mạnh về tay nghề truyền thống gia đình, sản xuất TTCN, nhà hàng
ăn uống, thuốc đông y... Các chính sách về an sinh xã hội tại địa phương được
thực hiện tốt.
Được sự hỗ trợ của thành phố và sự chỉ
đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận, công tác bình đẳng giới trong những năm
qua đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể; Hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng
giới trên địa bàn quận dần ổn định, đi vào nề nếp. Công tác đào tạo, bố trí cán
bộ nữ được tập trung thực hiện thường xuyên. Công tác tuyên truyền pháp luật về
bình đẳng giới, về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã được các ban ngành đoàn thể quận và 15 phường triển
khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và trong quá trình tuyên
truyền đã quan tâm đến từng giới và các nhóm dân cư, góp phần thay đổi nhận thức
về giới, về sự tiến bộ của phụ nữ về bình đẳng giới của người dân đặc biệt là đội
ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn quận.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN:
1. Xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới:
Căn cứ Quyết định số 4249/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành
Chương trình thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020; Ủy ban nhân dân quận xây dựng Chương
trình số 91/CTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 về thực hiện Chiến lược Quốc gia
về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 5 giai đoạn 2011 - 2020.
Thực hiện Kế hoạch số 2197/KH-UBND
ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về “Triển
khai thực hiện Chương trình chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, năm 2013”. Ủy ban nhân dân quận đã ban hành các
văn bản triển khai thực hiện:
- Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 19
tháng 3 năm 2012 về thực hiện Chương trình chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới
năm 2012.
- Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 04
tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận 5 về triển khai
Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” trên địa bàn quận
5.
- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 01
tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận 5 về triển khai thực hiện Đề án “Giáo
dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt (giai đoạn 2010 - 2015)” trên địa bàn quận
5.
- Quyết định 3246/QĐ-UBND ngày 12
tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận 5 về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện
Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và
Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị
quyết 11/NQ-TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; Luật Bình đẳng giới, Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đặc
biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới chú trọng vào việc định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang
định kiến giới, không tạo ra định kiến
giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới.
Các Ban ngành đoàn thể và Ủy ban nhân
dân 15 phường đã tổ chức triển khai và xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức
thực hiện sát với tình hình cơ sở.
2. Công tác tổ chức
bộ máy, nhân sự:
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày
11 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, kiện toàn Ban
Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân các cấp. Đến
nay quận đã ban hành Quyết định kiện toàn thành viên và đổi tên Ban Vì sự tiến
bộ phụ nữ quận thành Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới quận có 18
thành viên, giúp việc Ban Vì sự tiến bộ quận 5 có 4 thành viên và 15 phường đã
kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ có 142 thành viên. Kết
quả qua kiện toàn đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của
phụ nữ các cấp. Với chức năng, nhiệm vụ Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ là tổ chức phối
hợp liên ngành có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân nghiên cứu, phối hợp
giải quyết những vấn đề liên ngành đến sự tiến bộ của phụ nữ, thay vì thực hiện
các nhiệm vụ như là cơ quan đầu mối về giới như trước đây. Phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội là Cơ quan thường trực của Ban Vì sự
tiến bộ của phụ nữ, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban và sử
dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban; bố trí 01 phó phòng
và 01 cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới. Riêng tại 15 phường có cán bộ
phụ trách công tác Bình đẳng giới - Trẻ em, với vai trò là Phó Ban thường trực,
100% Chủ tịch Hội phụ nữ đảm nhận Phó ban tham mưu lồng ghép các hoạt động giới.
3. Công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Nghị
quyết 11/NQ-TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình,
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
chú trọng vào việc định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; không mang định kiến giới, không tạo
ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới.
Tham gia Hội nghị triển khai các văn
bản liên quan đến Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015
do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức. Phối hợp với Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tổ chức 03 lớp tập huấn, bồi dưỡng “Nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới” với 150 người tham
dự (Nam 43, nữ 107) gồm lãnh đạo, thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ
nữ quận, phường, cán bộ phòng ban, đơn vị sự nghiệp, Công an, cán bộ pháp chế,
tư pháp quận và phường.
Phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận tổ
chức lớp tập huấn Đề án 343 của Chính phủ về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo
đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong cán bộ, hội viên, phụ nữ giai đoạn 2010 - 2015, có 130 thành viên tham dự
(Nam 43, nữ 87) là Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ quận, phường, Ban chấp hành Hội
Liên hiệp Phụ nữ, cán bộ phụ trách nữ công các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; cử
2 cán bộ chuyên trách quận và phường 14 dự tập huấn báo cáo viên nguồn tại Sở
Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố.
Việc triển khai các văn bản Luật mới
ban hành được tập trung sâu rộng xuống từng khu phố, tổ dân phố. Trong đó,
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã phối hợp
cùng Phòng Tư pháp và Phòng Văn hóa Thông tin tổ chức 82 cuộc tuyên truyền
về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng chống
mua bán người và Luật nuôi con nuôi với 1.594 lượt người tham dự. Phối
hợp Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền và tham gia cuộc thi “Tìm
hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới 2012”, có 50 bài dự thi.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ đã phối hợp
triển khai tập san, tờ tin “Phụ nữ và phát triển”, mở chuyên mục “Phụ nữ và cuộc
sống”; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới dành cho các đối
tượng nam giới để tạo ý thức quan tâm hỗ trợ các thành viên trong gia đình chia
sẻ công việc cho nhau, tạo điều kiện cho phụ nữ có thời
gian học tập tham gia các hoạt động xã hội nhằm định hướng cho việc xây dựng
gia đình theo tiêu chuẩn “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn
bản của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới tại đơn vị, địa
phương, kết hợp phổ biến trong các cuộc họp của cơ quan, đơn vị; đưa thông tin
tuyên truyền về bình đẳng giới lên mạng internet nội bộ, trang web của cơ quan,
đơn vị; lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các đợt sinh hoạt chính trị, các
hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao, tổ chức các buổi cho cán bộ, công chức,
viên chức học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới,
tuyên truyền giáo dục, vận động gia đình cán bộ, công chức thực hiện chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới....
4. Công tác kiểm
tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo:
- Công tác thống kê, thu thập thông
tin, số liệu tách biệt về giới :Các phòng, ban, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân
15 phường thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm, lồng ghép báo cáo của ngành và phường. Nội dung báo cáo thể hiện số liệu
tách biệt giới theo chủ đề thông tin thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để có
cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
- Công tác kiểm tra, thanh tra tình
hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi quyền hạn của đơn vị: Năm
2012, phòng Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra giám
sát công tác bình đẳng giới và trẻ em tại Ủy ban nhân dân 15 phường; thời gian
thực hiện kiểm tra giám sát từ 7/9 đến 7/10/2012, với phương pháp kiểm tra giám
sát thực tế tại Ủy ban nhân dân 15 phường và không có trường hợp khiếu nại tố
cáo liên quan đến bình đẳng giới.
- Công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo,
đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới được quận và
phường thực hiện theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm (lồng ghép vào sơ kết, tổng
kết của ban ngành và các phường).
III. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN CÁC LĨNH VỰC:
1. Lĩnh vực
chính trị:
Quận đã tổ chức triển khai Kế hoạch đến
Cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể, thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ quận
và 15 phường. Thông qua việc tổ chức quán triệt kế hoạch đã tạo nên thống nhất
về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị về tầm quan trọng của công tác
bình đẳng giới.
Tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy
Đảng, chỉ đạo của Thủ trưởng các đơn vị đối với công tác bình đẳng giới và đưa
nội dung bình đẳng giới vào nhiệm vụ chính trị. Trong năm thực hiện lồng ghép
giới trong xây dựng chương trình kế hoạch hành động, coi đây là một tiêu chí để
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, cơ sở hàng năm, xây dựng cơ chế
phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.
Quận chỉ đạo các Cấp ủy tổ chức khảo
sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nữ để có hướng quy hoạch, đào tạo, bố
trí, điều động, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu
dài; đồng thời xây dựng, tạo nguồn cán bộ dài hạn, cán bộ nữ, cán bộ người Hoa,
cũng như đề xuất các chính sách đối với cán bộ nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp
ủy, giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý ngày một tăng. So với nhiệm kỳ trước, tỷ
lệ nữ tham gia Cấp ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, quận và phường đạt 110/303 nữ, tỷ lệ
36,3 %. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn Quận có 2 nữ là Phó bí thư thường trực
Quận ủy và Phó bí thư Quận ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, 17 nữ là trưởng
hoặc phó các phòng ban quận (42,5%); Cán bộ nữ chủ chốt cấp cơ sở là 82/107 chiếm
76,63%; nữ cán bộ công nhân viên chức toàn quận, phường là 291/594, chiếm 49%;
có 8/13 phòng ban cấp quận có tỷ lệ nữ cán bộ công chức từ 30% trở lên; có
117/280, chiếm 42% cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Đây được xem là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng
chung của quận, qua đó nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của phụ nữ trong công
tác quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực
chính trị.
2. Lĩnh vực
kinh tế và lao động:
Quận đã triển khai nhiều biện pháp,
chính sách khuyến khích đầu tư để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động
nữ nói riêng như: chính sách cho vay không lấy lãi để người lao động học nghề,
chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên, phối hợp các đơn vị đào tạo học
nghề tổ chức đào tạo nghề miễn giảm học phí cho lao động nghèo, các chính sách
khuyến khích đầu tư đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, thực hiện các chính sách khuyến khích mở rộng các mặt
hàng truyền thống; các chương trình hỗ trợ vốn cho phụ nữ như: Quỹ giảm nghèo,
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ đào tạo và giải quyết việc làm hỗ trợ cho
người có đất bị thu hồi, Quỹ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ của Hội
Liên hiệp Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình ...
Quận thường xuyên quan tâm chỉ đạo
các Cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc,
các ban ngành, đoàn thể, khu phố hỗ trợ kịp thời và thường xuyên cho 321
hộ phụ nữ nghèo (Nữ Hoa: 102 hộ) với nhiều hình thức như: trợ vốn, giới thiệu việc
làm, cấp học bổng, đồng thời tạo điều kiện để vận động chăm lo xây dựng “Mái ấm
tình thương”, sửa chữa nhà tình thương cho phụ nữ nghèo. Thực hiện Chương trình
giảm nghèo, tăng hộ khá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ X đã đề
ra, các Cấp ủy Đảng, chính quyền quận luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho
100% hộ phụ nữ nghèo phấn đấu đạt tiêu chí từ 12.000.000 đồng/người/năm trở
lên. Đến cuối năm 2012 hộ nghèo giảm xuống còn 78 hộ
với 271 nhân khẩu, chiếm 0,18% tổng số hộ dân toàn quận, hiện đang
trợ vốn cho 336 hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền 4.338.500.000 đồng từ
quỹ Xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ 42 hộ vay với tổng số
tiền 740.000.000 đồng. Trong năm đã đào tạo nghề cho lao động
nữ 9.889/17.740 tỷ lệ 55,74%; giới thiệu việc làm mới cho lao động
nữ 3.014 /5.480 lao động, tỷ lệ 55%.
3. Lĩnh vực
Giáo dục và Đào tạo:
Quận luôn tập trung công tác giáo dục
và đào tạo thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp để tăng qui
mô phát triển trường, nhằm tạo điều kiện học tập cho học sinh ở các ngành học,
bậc học.
Lực lượng nữ cán bộ quản lý và giáo
viên ngày càng được tăng cường về số lượng; Cụ thể đến nay hiện có 1.679/2.574
cán bộ - giáo viên - công nhân viên nữ (tỷ lệ 65,2%). Trong đó, tổng số
nữ cán bộ quản lý là 134/164 cán bộ quản lý (tỷ lệ 81,7%), có 2/3
đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo là cán bộ nữ, tổng số đảng viên nữ là 356/465
đồng chí (tỷ lệ 76,6%). Phần lớn, đội ngũ cán bộ ngành giáo dục đã thể
hiện được vai trò cốt cán, gương mẫu trong mọi công tác, tỷ lệ cán bộ nữ được đề
bạt làm tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng, Hiệu phó, tín
nhiệm vào Ban chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục và cấp ủy khá cao. Ngành Giáo
dục - Đào tạo rất chú trọng việc đào tạo, quy hoạch cán bộ nữ nên đã cử nữ cán
bộ - giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,
chính trị do quận và Thành phố tổ chức. Quận và ngành luôn tạo điều kiện thuận
lợi cho các đồng chí tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ.
Quận 5 tiếp tục giữ vững chất lượng
và đạt chuẩn chống mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, Trung học cơ
sở và phổ cập bậc Trung học, đặc biệt hoàn thành phổ cập
giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi.
4. Lĩnh vực y tế:
Các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng trên địa bàn quận hoạt động có hiệu quả, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe
nhân dân, các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS luôn được đẩy mạnh.
Các ban ngành đoàn thể và các đơn vị
y tế trên địa bàn quận đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức 490
buổi truyền thông với tổng số 23.367 lượt người tham dự, tổ chức truyền
thông tại 15 phường cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ về chương trình can thiệp giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống
lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, tổng số 15 buổi với 750 người
tham dự. Tổ chức khám và điều trị phụ khoa cho 13.568 lượt phụ nữ, tổ chức
chăm sóc quản lý thai phụ (tỷ lệ 98,95%), tăng 3% so với chỉ tiêu
thành phố giao (tỷ lệ 95%).
5. Lĩnh vực Văn
hóa thông tin, Thể dục thể thao:
Tổ chức tuyên truyền lồng ghép nội
dung bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp như bài viết, Bản
tin, pa-nô, áp phích, tờ bướm kết hợp phát xe loa, báo cáo chuyên đề, tọa đàm tại
quận và 15 phường về tấm gương phụ nữ vượt khó, tuyên truyền giữ gìn sức khỏe,
nuôi dạy con tốt...phổ biến các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp
phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ công chức viên chức và các
tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.
Phong trào tự rèn luyện sức khoẻ
trong giới nữ trong năm qua được duy trì và đẩy mạnh, nhiều loại hình thể dục
thể thao thích hợp được giới nữ quan tâm rèn luyện như đi bộ, nhảy dây, thể dục
thẩm mỹ, cầu lông, quần vợt, dưỡng sinh, yoga, võ thuật.
6. Lĩnh vực gia
đình:
Quận đã tổ chức thường xuyên nhiều hoạt
động truyền thông thuộc lĩnh vực bình đẳng giới và bình đẳng
trong gia đình với chủ đề phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực giới
và thực hiện quyền bình đẳng giới trong gia đình là hoạt động có tính chất thường
niên. Cùng với hoạt động của Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ
phòng chống bạo lực gia đình tại mỗi phường đã triển khai Mô hình tổ hòa giải với hoạt động gồm 2 chức năng: tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp
thời các vụ bạo lực gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ từ quận đến các chi, tổ
hội đã chủ động phối hợp tổ chức được 2.417 cuộc tuyên
truyền miệng với 105.103 lượt người tham dự (29.878 Hoa); 197
cuộc hội nghị tập huấn triển khai với 15.175 lượt người tham dự (4.352
Hoa); 77 hội thi với 1.050 lượt người tham dự (2.563 Hoa); 178 cuộc
tọa đàm với 9.276 lượt người tham dự (3.415 Hoa).
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, phường đã
phát huy tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và phụ nữ,
chủ động phối hợp với chính quyền tham gia giải quyết những bức xúc có liên
quan đến giới như phòng chống bạo lực gia đình, các hành vi vi phạm nhân phẩm
phụ nữ; hạn chế tình trạng phụ nữ lấy chồng nước ngoài bất hợp pháp; phòng chống
có hiệu quả các loại tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn mại dâm,
buôn bán phụ nữ và trẻ em.
IV. ĐÁNH GIÁ
CHUNG:
1. Mặt được:
- Qua triển khai thực hiện Nghị quyết
số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, Chương trình hành động số 31-CTr/TU của
Ban Thường vụ Thành ủy và Chương trình hành động số 47-Ctr/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp
ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể về công tác bình đẳng giới.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức trong lãnh đạo các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân, cán bộ đảng viên, công
nhân viên chức và nhân dân các giới về các Chủ trương, Chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước liên quan đến bình đẳng giới, công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ
được Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp quan tâm triển khai bằng nhiều hình thức
và nội dung phong phú, nhận thức trong xã hội được nâng lên nhất là giới nữ tự
biết nâng cao kiến thức, trình độ bản thân, có ý thức cầu tiến, độc lập, sống
có mục đích, có kỹ năng sống: như tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch,
biết đối mặt với áp lực, biết tận dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tinh thần.
- Hoạt động quản lý nhà nước về bình
đẳng giới trên địa bàn quận dần ổn định, đi vào nề nếp. Công tác đào tạo, bố
trí cán bộ nữ trong thời gian qua đã được các Cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm
từ khâu khảo sát, quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bố trí được thực hiện thường
xuyên đảm bảo nguồn cán bộ nữ có năng lực và trình độ từ cơ sở đến quận. Đặc biệt,
là những cán bộ nữ, trẻ và người dân tộc có tâm huyết nhiệt tình cùng với trình
độ nhận thức và chuyên môn.
- Các ban ngành đoàn thể quận và 15
phường chủ động tham mưu triển khai thực hiện chương trình chiến lược Quốc gia
về bình đẳng giới phù hợp với thực tế của từng ngành và địa phương. Vai trò của
Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp được quan tâm và chú ý phát huy thế mạnh, tổ chức
đoàn thể vận động và tập hợp chị em phụ nữ trong xây dựng đời sống vật chất,
tinh thần và sự tiến bộ bình đẳng giới.
2. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
tổ chức triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới trong năm qua còn gặp nhiều
khó khăn:
- Quan điểm về giới, về bình đẳng giới
trong một bộ phận xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và đúng mức.
- Việc tiếp cận lồng ghép trong việc
xây dựng kế hoạch và thực hiện trong thực tiễn còn là vấn đề mới ở một số
ngành, một số lĩnh vực đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, tạo sự chuyển biến.
- Các thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ
nữ của quận do kiêm nhiệm, nên hoạt động chưa được đều tay.
- Tại quận và 15 phường có phân công
Cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhân sự
nên khó khăn trong quá trình tiếp cận và tham mưu triển khai chương trình mục
tiêu về Bình đẳng giới.
- Việc chưa nắm vững hiểu biết về vai
trò, vị trí của mình và tâm lý an phận vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nữ giới.
* Nguyên nhân:
- Nhận thức về bình đẳng giới của các
cấp ủy, chính quyền, các ngành những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực, có
quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, ở một số ngành cũng chưa quan tâm đúng mức công
tác này.
- Một bộ phận nữ giới còn hiểu biết
mơ hồ về bình đẳng giới, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách
giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai
trò, vị trí về giới của mình, tâm lý an phận, chấp nhận những định kiến về giới
trong tồn tại xã hội.
- Cán bộ làm công tác bình đẳng giới
phải kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu, đầu tư chiều sâu, đề xuất những chính sách
chưa được quan tâm đúng mức; việc cập nhật, theo dõi tổng hợp thông tin báo cáo
ở một số nơi chưa đều, còn hạn chế.
Phần II
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013
Thực hiện Kế hoạch số 181/SLĐTBXH-BĐG
ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức thực
hiện Chương trình chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh năm 2013. Ủy ban nhân dân quận 5 xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương
trình chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn quận năm 2013 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp chính quyền để phối hợp triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với
các chỉ tiêu bình đẳng giới trên địa bàn quận. Tiếp tục tổ chức các hoạt động
truyền thông, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng
giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ
nữ và Bình đẳng giới, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, người lao động
và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
trên địa bàn quận.
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các
hoạt động Chương trình chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, các đơn vị rà
soát những công việc đã triển khai trong năm 2012 để rút kinh nghiệm và nhân rộng
các hoạt động, mô hình hay, sáng tạo nhằm tập trung đầu tư nguồn lực cho việc
triển khai xây dựng và phát triển các hoạt động bình đẳng giới cho phù hợp với
tình hình địa phương, đơn vị và đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư tạo
sự chuyển biến về bình đẳng giới từ nhận thức tới hành động
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các ngành, các cấp và người dân.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN:
1. Tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền:
- Các đơn vị, ban ngành, đoàn thể quận
và Ủy ban nhân dân 15 phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. Lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chương trình quốc gia về bình đẳng giới
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận năm 2013.
- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình
hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; trong đó, tập trung kiểm tra các nội
dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện các kế hoạch, chương
trình, dự án...của đơn vị. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới, các hành vi xâm hại tình dục; kiểm tra pháp luật
lao động chú trọng đến lồng ghép giới, các chế độ chính sách cho nữ.
- Đưa công tác lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới thành nội dung thi đua của đơn vị và lấy kết quả thực hiện tốt việc lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân.
2. Truyền thông
nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới:
- Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao
năng lực hoạt động bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới.
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có trọng
tâm, trọng điểm nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới,
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, tổ
chức diễn đàn, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa nữ lãnh đạo các ngành, các cấp.
- Triển khai thí điểm các mô hình hỗ
trợ thực hiện bình đẳng giới như: Mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của
bạo lực trên cơ sở giới”, mô hình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc
làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ có nhu cầu thành lập doanh
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa”.
- Kiểm tra các hoạt động văn hóa,
thông tin có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.
3. Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới:
3.1 Công tác kiện toàn tổ chức:
- Thường xuyên củng cố, sắp xếp tổ chức
bộ máy làm công tác bình đẳng giới cấp quận, phường.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Ban
vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới quận và 15 phường; điều chỉnh bổ sung
hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới của
quận cho phù hợp với tình hình hiện nay và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo hoạt
động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới thành phố.
3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng
giới và cán bộ phụ trách công tác vì sự tiến bộ phụ nữ quận,
phường.
3.3 Thực hiện các chính sách ưu
đãi:
Thực hiện các chính sách đặc thù ưu
đãi cho nữ giáo viên, chính sách thu hút giáo viên tiểu học, và mầm non là nam
giới, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
3.4 Hoạt động kiểm tra, giám sát
và chế độ thông tin, báo cáo:
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm
tra giám sát thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đối với ban ngành
đoàn thể quận và 15 phường.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ
Chương trình Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn quận.
- Khảo sát thông tin, số liệu về giới;
phân tích số liệu tách biệt giới (nam, nữ).
- Thực hiện hệ thống biểu mẫu báo cáo
về Bình đẳng giới và quy định chế độ định kỳ báo cáo để kịp thời nhắm bắt những
thông tin và xử lý dữ liệu thu thập theo hướng dẫn của thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội, Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quận triển khai, thực hiện tốt nội dung kế hoạch Vì sự tiến
bộ phụ nữ và bình đẳng giới năm 2013; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị
tham gia thực hiện có hiệu quả công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới
trên địa bàn quận và báo cáo thành phố tình hình triển khai thực hiện vì sự tiến
bộ phụ nữ và bình đẳng giới của quận.
- Tham mưu nội dung lồng ghép giới
vào lĩnh vực lao động, trong thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của
quận, phân tích tách biệt nữ giới, dân tộc để có những chính sách quan tâm hỗ
trợ cho hộ nghèo là nữ, dân tộc; kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình
đẳng giới; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, các
hành vi xâm hại tình dục, ngược đãi trẻ em gái.
- Phối hợp các ngành, đoàn thể liên
quan kiểm tra giám sát việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tại
các ngành, đoàn thể, các đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân 15 phường.
- Dự toán kinh phí cho hoạt động công
tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
2. Hội Liên hiệp
phụ nữ quận, Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển
khai thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện mô hình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc
làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ có nhu cầu thành lập doanh
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa”.
- Tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em gái nhân kỷ niệm
ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10,
ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
3. Phòng Nội vụ,
Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
- Triển khai các hoạt động giám sát,
đề xuất việc sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự nữ vào các vị
trí cán bộ chủ chốt của các ngành từ quận đến phường.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đưa
công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thành nội dung thi đua của các cơ
quan, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 15 phường; lấy kết quả thực hiện tốt việc
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân.
4. Phòng Văn
hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và
Bình đẳng giới:
- Tăng cường tuyên truyền các chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới,
các nội dung giáo dục gia đình, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với các hình thức đa dạng như băng-rôn, panô,
áp phích, Bản tin, tin video. Phối hợp Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác
hại của bạo lực trên cơ sở giới”.
- Nâng cao nhận thức về giới cho người
sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin, người làm công tác truyền thông. Rà
soát các sản phẩm văn hóa, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bỏ các thông điệp
và hình ảnh mang định kiến giới.
- Kiểm tra các hoạt động văn hóa,
thông tin có nội dung cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới đề
xuất xử lý.
5. Phòng Giáo dục
và Đào tạo, Thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
- Triển khai, rà soát và thực hiện lồng
ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục và
đào tạo quận giai đoạn 2011 - 2015 và hàng năm; xây dựng cơ sở dữ liệu của
ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt theo giới tính, dân tộc... ở các cấp học
và bậc học.
- Triển khai thí điểm đưa nội dung về
giới, bình đẳng giới vào giảng dạy ở các cấp học với nội dung và thời lượng phù
hợp với từng lứa tuổi; trong đó lưu ý đưa vấn đề bạo lực trên cơ sở giới vào
trong hệ thống giáo dục để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng
chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học thành nơi an toàn.
- Có những chính sách, chương trình học
bổng hỗ trợ cho nữ học sinh và giáo viên tham gia học tập
nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với nữ học sinh;
chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới...
6. Phòng Tài
chính - Kế hoạch, Thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
Hướng dẫn các đơn vị, ban, ngành của
quận, Ủy ban nhân dân 15 phường lập dự toán ngân sách, quản lý và sử dụng nguồn
tài chính cho hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới bảo đảm đúng mục
đích, có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
7. Phòng Y tế,
Trung Tâm Y Tế Dự phòng, Thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới:
- Tăng cường các hoạt động truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh
thai an toàn cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt lưu ý đến nhóm đối tượng vị thành
niên, thanh niên. Nâng cao nhận thức của nam giới trong việc thực hiện các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông có
trọng tâm, trọng điểm ở những khu phố có nguy cơ mất cân bằng giới tính; đồng
thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám, chủ động kiểm soát
tình trạng phá thai vì lý do giới tính.
- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới; đặc biệt, cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình linh hoạt, dễ tiếp
cận và miễn giảm phí đối với phụ nữ và nam giới tại các đơn vị, doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động nữ.
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... và các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dân số như: dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng
ngừa các loại bệnh...
8. Thủ trưởng các
phòng ban, đơn vị thuộc quận, Thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng
giới có trách nhiệm
đôn đốc, tham mưu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới của quận
và đơn vị.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho
cán bộ công chức đơn vị về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
9. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình, tham gia giám sát và có kế hoạch phối hợp tổ chức triển khai thực hiện
công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới năm 2013; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức
mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về
bình đẳng giới; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;
nghiên cứu, bố trí hội viên làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng
giới ở cơ sở.
10. Ủy ban nhân
dân 15 phường:
- Xây dựng kế hoạch đồng thời tham
mưu Đảng ủy phường đưa vào chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ năm
2013 về công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới; định kỳ kiểm tra, đánh
giá, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới của phường
đã đề ra; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đảng viên, đoàn viên, hội viên và
nhân dân trên địa bàn phường.
- Cử nhân sự tham
gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ
cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới của phường đảm bảo
yêu cầu của thành phố, quận.
- Lập dự toán ngân sách phù hợp trong
hoạt động truyền thông về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới; đồng thời thực
hiện xã hội hóa trong hoạt động truyền thông.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN BÁO CÁO:
Các phòng, ban, đơn vị thuộc quận và Ủy
ban nhân dân 15 phường có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Nội
dung báo cáo phải thể hiện số liệu tách biệt giới theo chủ
đề thông tin thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để có cơ sở dữ liệu quản lý
nhà nước về bình đẳng giới, gửi về Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình
đẳng giới (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận) trước ngày 5 của tháng
cuối quý, để tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ
nữ và Bình đẳng giới (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận)
để xem xét, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế./.
Nơi nhận:
- Ban VSTBPN-BĐG/TP;
- Sở LĐTBXH/TP (P.Bình đẳng giới);
- TT. QU/Q5;
- TT.UBND/Q5;
- UB.MTTQ và các Đoàn thể quận;
- Các phòng ban, đơn vị thuộc quận;
- UBND 15 phường;
- VP.QU - VP.UBND quận;
- Lưu;
( L ....b).
|
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Canh Ba
|