Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 194/BC-UBND 2015 tổng kết 10 năm Quyết định 521/QĐ-TTg Hồ Chí Minh

Số hiệu: 194/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Tất Thành Cang
Ngày ban hành: 03/08/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” (19/8/2005 -19/8/2015)

Căn cứ Quyết định số 521/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 19 tháng 8 hàng năm là “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;

Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-BCA ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công an về phối hợp thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2015) và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2015); Kế hoạch số 43/KH-BCA-V28 ngày 05 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công an về Tổng kết và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 - 19/8/2015); Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tổng kết 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 - 19/8/2015), như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Thành phố bao gồm 19 quận, 05 huyện với 322 phường, xã, thị trấn; tổng diện tích là 2.095,06 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Về dân số, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2015 thì Thành phố có 7.955.000 người thường trú, tạm trú và khoảng 02 triệu khách vãng lai, lưu trú, ra vào thường xuyên trong ngày. Về thành phần dân tộc, có 05 dân tộc chính gồm: dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer và các dân tộc khác; có 1.749 cơ sở thờ tự thuộc các Tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài...

Trên địa bàn Thành phố có nhiều công trình kiến trúc - lịch sử, như: trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, Bến Nhà Rồng, Hội trường Thống nhất, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ; có nhiều cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại... là những địa điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm. Về ngoại giao, có 54 Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán và Lãnh sự quán danh dự; có 11 cơ quan đại diện cho các Tập đoàn kinh tế lớn của thế giới và 151 tổ chức NGO. Về kinh tế, khoa học và giáo dục, Thành phố có 16 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao; có 35 trường Đại học, 26 trường Cao đẳng, 36 trường Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước, chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng chiếm 21,3% tổng sản lượng (GDP); 29,38% tổng thu ngân sách và 1/3 tổng dự án đầu tư của nước ngoài trên toàn quốc.

Đây cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch và các tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước tập trung chng phá, thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, gây bất ổn về an ninh và chính trị; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, tiềm ẩn và phát sinh nhiều nguy cơ, thách thức mới. Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tội phạm về kinh tế hoạt động ngày càng tinh vi. Đlàm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và hoạt động của các loại tội phạm, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố luôn xác định công tác vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; đổi mới phương thức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đa dạng hóa các hình thức tổ chức lực lượng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Tập trung củng cố, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn; xây dựng lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; phát triển các nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân, phường, xã, thị trấn tự quản về an ninh trật tự. Mở rộng các hình thức liên kết, liên tịch giữa Công an và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và giữ gìn an ninh trật tự. Qua đó, đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện:

a) Thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19 tháng 8 hàng năm là “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; từ năm 2005 đến nay, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Tổng Công ty trực thuộc Thành phố, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, gồm:

- Chỉ thị số 18/2005/CT-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam và chào mừng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8);

- Công văn số 1565/UBND-PCNC ngày 10 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đẩy mạnh thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;

- Công văn số 213/UBND-PCNC ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 05 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và sơ kết 5 năm về thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;

- Công văn số 2611/UBND-PCNC ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;

- Chỉ thị số 10/2014/CT-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức các hoạt động tiến tới kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

- Hướng tới tổ chức hội nghị tổng kết kỷ niệm 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cấp Thành phố vào năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Công văn số 2896/UBND-PCNC ngày 14 tháng 6 năm 2013 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó đã chọn Quận 11, Phường 11- quận Tân Bình, xã Bình Mỹ - huyện Củ Chi và Viễn thông Thành phố là các đơn vị làm điểm tổ chức hội nghị, để rút kinh nghiệm.

- Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-BCA-V28 ngày 05 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công an về Tổng kết và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005-19/8/2015), Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 2619/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2015 về tổng kết và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (2005 - 2015) để triển khai cho các đơn vị, địa phương thực hiện.

b) Về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:

- Thực hiện Quyết định số 1523/QĐ-BCĐ ngày 28 tháng 10 năm 2005 của Ban chỉ đạo Trung ương, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 5624/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2007 thành lập Ban Chỉ đạo Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gồm 14 đồng chí, trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo; Phó Giám đốc Công an Thành phố làm Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin làm Phó Trưởng ban; các Ủy viên Ban chỉ đạo gồm có: đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Thành đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Người cao tuổi Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Phòng Xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Công an Thành phố và Ban Phong trào - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.

- Ngày 05 tháng 11 năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 5037/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và ban hành Quyết định số 5490/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ban Chỉ đạo định kỳ 06 tháng, 01 năm tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động và đề ra kế hoạch thực hiện tiếp theo.

- Ngày 17 tháng 12 năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố có Công văn số 6743/UBND-PCNC chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; trong đó, đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực quận, huyện, phường, xã, thị trấn làm Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo tương ứng như cấp Thành phố.

- Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, ngày 29 tháng 5 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2679/QĐ-UBND về việc đổi tên “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” thành “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh” (sau đây gọi tắt là BCĐ 138/TP). Do đó, các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại Thành phố đã có sự tập trung, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân; người dân Thành phố ngày càng hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống tội phạm đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được biểu dương, khen thưởng.

2. Công tác tham mưu của lực lượng Công an cho cấp ủy, chính quyền các cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, lực lượng Công an Thành phố đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; hướng dẫn các Sở - ngành, các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và các quận, huyện hàng năm tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Cụ thể, đã ban hành 04 Kế hoạch, 03 Hướng dẫn và 05 Công văn để các đơn vị, địa phương thực hiện, như: Kế hoạch số 129/KH-CATP(PX28) về thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc” 19/8/2005; Hướng dẫn số 15/CATP(PX28) ngày 24 tháng 5 năm 2006 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 01 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” 19/8/2005 - 19/8/2006; Công văn số 44/CV-CATP ngày 01 tháng 2 năm 2010 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 569/CATP(PV28) ngày 19 tháng 4 năm 2011 về thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... Đặc biệt, để tiến tới tổ chức kỷ niệm 10 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cấp Thành phố, Công an Thành phố đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Công văn chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2013 và chọn 04 đơn vị làm điểm tổ chức Ngày hội; đồng thời, ban hành Kế hoạch số 131/KH-CATP-PV28 ngày 27 tháng 6 năm 2013 để hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc 04 đơn vị được chọn làm điểm tổ chức hội nghị và các đơn vị, quận, huyện còn lại triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Ngoài ra, để tập trung phát động phong trào trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường, Công an Thành phố đã ban hành 07 Kế hoạch, 03 Hướng dẫn, 13 Thông báo, 20 Công văn; trọng tâm là Kế hoạch số 117/KH-CATP(PX28) ngày 14 tháng 8 năm 2009 về “Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để bảo vệ an ninh nội bộ, phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố”; Kế hoạch số 119/KH-CATP(PX28) ngày 20 tháng 8 năm 2009 về “Phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong khu chế xuất, khu công nghiệp”. Từ đó các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp đều có kế hoạch hoặc hướng dẫn thực hiện các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại đơn vị, địa phương mình.

3. Công tác phối hợp của lực lượng Công an với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, các cơ quan, Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố.

Trong thời gian qua, công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên với lực lượng Công an trong vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua các Chương trình, Kế hoạch đã ký kết trên cơ sở Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQ-LT ngày 04 tháng 12 năm 2001 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới”.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 09/Ctr-BCA-MTTW ngày 01 tháng 8 năm 2013 giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên cùng với Công an Thành phố đã xây dựng và triển khai Chương trình phối hợp số 478/CTr-CA-MTTP ngày 07 tháng 4 năm 2014 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” trên địa bàn Thành phố; đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phối hợp số 478/Ctr-CA-MTTP gồm 10 đồng chí (trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Giám đốc Công an Thành phố phụ trách Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc làm Phó ban và đại diện các Sở - ngành, đoàn thể là thành viên); ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, cũng như ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, trong đó, phân công cụ thể vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên, từng tổ chức đoàn thể trong công tác phối hợp.

Công an Thành phố đã phối hợp với các đoàn thể thực hiện các Chương trình, Kế hoạch cụ thể như:

- Phối hợp Hội Nông dân Thành phố tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp hành động 03/CTPH về đẩy mạnh hoạt động của Hội Nông dân nhằm tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu “3 giảm” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2011, triển khai Chương trình phối hợp số 94/CTPH-LT ngày 16 tháng 6 năm 2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Hội Nông dân nhằm tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2015.

- Phối hợp với Hội Người cao tuổi Thành phố tổng kết 05 năm việc thực hiện Chương trình phối hợp số 06/CTPH ngày 11 tháng 8 năm 2006 về “Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2006 - 2010 và triển khai Chương trình hành động số 152/CTPH-LT ngày 27 tháng 9 năm 2011 về “Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2015.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố tổng kết 10 năm thực hiện Kế hoạch số 32/KH-LT ngày 08 tháng 11 năm 2001 về thực hiện Chương trình “3 giảm” của Thành phố và triển khai Kế hoạch số 66/KH-LT ngày 17 tháng 10 năm 2011 về phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu “3 giảm” của Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ công nhân tự quản khu nhà trọ”.

- Phối hợp với Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kiểm tra về thực hiện Chương trình phối hợp số 08/Ctr/TĐ-CATP ngày 28 tháng 01 năm 2010 về “Phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên” và Chương trình phối hợp số 14/CTPH/CA-TĐ ngày 31 tháng 8 năm 2010 về “Phối hợp hành động phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2010 - 2015, tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03 về “Phối hợp phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn Thành phố” (giai đoạn 2010 - 2012) và triển khai kế hoạch phối hợp giai đoạn 2013 - 2015.

- Phối hợp với Hội Cựu chiến binh Thành phố kiểm tra và tổng kết 10 năm Nghị quyết liên tịch số 01 về “Phối hợp vận động toàn dân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 1999 - 2009, khảo sát và tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 63/CT/BCĐ về “Phối hợp vận động toàn dân xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2010 - 2015, triển khai Chương trình phối hợp số 526/CTPH-LT ngày 31 tháng 10 năm 2014 về “Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố” giai đoạn 2014 - 2020;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/LT về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” giai đoạn 2008 - 2012.

- Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố tổng kết 05 năm thực hiện Hướng dẫn số 01/PHHD/CA-QS ngày 26 tháng 01 năm 2005 của phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Công an thành phố và phòng Tham mưu - Bộ Tư lệnh Thành phố về “Công tác phối hợp bảo vệ an ninh trật tự giữa lực lượng Công an phường, xã, thị trấn, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp với lực lượng Dân quân tự vệ”.

Qua công tác phối hợp tuyên truyền vận động, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã phát huy hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức cảnh giác phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an toàn giao thông của cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân. Công an Thành phố đã biên soạn và cung cấp các tài liệu tuyên truyền để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng đến các địa bàn dân cư, nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh, trấn áp tội phạm, tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố. Công an các quận, huyện đã tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể; hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tập trung vào công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước, chống hoạt động câu móc, lôi kéo, xúi giục, kích động gây rối an ninh trật tự; tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động và nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, không để kẻ địch lợi dụng hoạt động phá hoại.

III. KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” (2005-2015)

1. Nội dung, hình thức, phương pháp triển khai thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”:

Thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, hàng năm Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Thành phố (nay là Ban Chỉ đạo 138/TP) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, như: Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14 tháng 10 năm 2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, IX; tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28 ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công an về tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công an về Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo.

Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20 tháng 6 năm 2012 thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kế hoạch số 3852/KH-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Chương trình hành động số 35-CTrHĐ/TU ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kế hoạch thực hiện Chthị 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo và Thông tri số 36-TT/TU ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thành ủy về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công an.

Hàng năm, các Sở, ban, ngành, Tổng Công ty, đoàn thể và quận, huyện tổ chức kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đơn vị như: tổ chức các hoạt động mít-tinh, kỷ niệm; ký kết giao ước thi đua giữa các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh trật tự; tổ chức tọa đàm, triển lãm, hội thi văn nghệ, thể dục, thể thao, treo panô, khẩu hiệu tuyên truyền, diễu hành xe hoa chào mừng Ngày hội và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...; tổ chức giao lưu, gặp mặt, tặng quà, biểu dương những mô hình, điển hình, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đều có các nội dung, hình thức thích hợp để tổ chức tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Qua đó, đã tập trung tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân người lao động và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; đồng thời thông báo, phổ biến về tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông, tai nạn cháy nổ tại địa bàn và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Các đơn vị, địa phương tổ chức kỷ niệm Ngày hội có sự đầu tư nghiêm túc, hình thức phong phú, đa dạng thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng tạo được khí thế sôi nổi, thiết thực, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn Thành phố. Trong 10 năm qua, nhân dịp kỷ niệm Ngày hội, các đơn vị, địa phương tổ chức được 230.150 buổi tuyên truyền để vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với 15.373.000 lượt người tham dự; treo 57.408 băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức 4.756 xe hoa lưu động; phát hành 2.634.000 tài liệu, tờ tin, bướm tuyên truyền; tổ chức 41.166 buổi họp mặt, giao lưu với 6.368.000 lượt người dự; tổ chức 2.032 buổi chiếu phim, 120 buổi triển lãm, 2.514 buổi tọa đàm và trao tặng 6.590 Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhiều đơn vị đã có cách làm hay, sáng tạo như: Công an Thành phố phối hợp với Thành Đoàn, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố và Trung tâm thông tin triển lãm Thành phố tổ chức triển lãm nhân kỷ niệm Ngày thành lập Công an nhân dân gắn với các hoạt động của “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại nhà hát Hòa Bình; Công an Thành phố phối hợp với Đài truyền hình Thành phố và Cung Văn hóa lao động Thành phố tổ chức chương trình giao lưu “Gương sáng phố phường” (truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 vào dịp ngày 19 tháng 8 liên tục trong 16 năm qua); tổ chức thực hiện được 124 chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường” (phát mỗi tuần một lần trên kênh HTV7 và HTV9 vào cuối tuần từ tháng 3 năm 2013 đến nay), qua đó đã tuyên dương hơn 110 gương tiêu biểu, xuất sắc của lực lượng Công an Thành phố và nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các Quận 1, Quận 2, Quận 7... biên soạn tài liệu bằng tiếng Anh gửi đến du khách người nước ngoài để cảnh báo tình hình tội phạm lừa đảo, cướp giật để du khách cảnh giác; Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 11, Quận 12, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi... chiếu phim tư liệu chào mừng ngày thành lập Công an nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, biên soạn video clip về các hoạt động của lực lượng an ninh cơ sở và quần chúng nhân dân để tuyên truyền; Viễn thông Thành phố tổ chức kỷ niệm Ngày hội với nội dung thiết thực, gắn với sơ kết Quy chế phối hợp công tác với lực lượng Công an. Ngoài ra, Công an Thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên triển khai Công văn số 1754/CATP ngày 31 tháng 10 năm 2013 về thông báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lợi dụng dịch vụ cầm đồ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phương thức, thủ đoạn gọi điện thoại mạo danh cơ quan pháp luật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua ngân hàng; phối hợp với Tổng Công ty Thông tin di động Việt Nam (Mobiphone), Công ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone) phát 03 đợt tin nhắn cho 8 triệu thuê bao cảnh báo cho nhân dân về các thủ đoạn này.

2. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng và tham gia các hoạt động về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”:

Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố luôn xác định công tác tuyên truyền, vận động là công tác then chốt có ý nghĩa quyết định trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vì vậy, trong những năm qua, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng đơn vị “An toàn về an ninh trật tự”; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.

Công an Thành phố triển khai Kế hoạch số 47/KH-CATP(PV28) ngày 20 tháng 4 năm 2009 về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư; Kế hoạch số 88/KH-CATP(PV28) ngày 26 tháng 6 năm 2009 về phát động phong trào quần chúng phòng, chống tội phạm trộm tài sản; Kế hoạch số 60/KH-CATP(PV28) ngày 05 tháng 5 năm 2010 về xây dựng khu phố, ấp không có tội phạm ẩn náu hoạt động và khu phố, ấp có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời; Hướng dẫn số 23/HD-CATP(PV28) ngày 02 tháng 11 năm 2010 về xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự; Kế hoạch số 999/KH-CATP-PV28 ngày 27 tháng 10 năm 2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Công an Thành phố đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên tập trung hướng dẫn các đơn vị, địa phương đổi mới nội dung, biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng; thông tin về tình hình chính trị trong nước và thế giới, âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”; phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; tình hình trật tự, an toàn giao thông, cháy nổ... gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào cách mạng địa phương, đơn vị. Biên soạn nhiều tài liệu tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân tại khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thành phố, như: Tài liệu tuyên truyền phòng, chống tội phạm trộm tài sản; phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản trên đường phố; phòng ngừa tội phạm cướp xe ôm; tuyên truyền bảo vệ mạng lưới viễn thông, chiếu sáng công cộng; tuyên truyền phòng, chống trộm trong các bệnh viện, phòng khám; thông báo nhân rộng cách làm hiệu quả công tác phòng, chống trộm tại 03 quận Bình Tân, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức; thông báo về “Phương thức, thủ đoạn trộm cắp, tiêu thụ xe gắn máy”... Ngoài ra, các đơn vị, địa phương còn tranh thủ người có uy tín trong các tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ, đồng bào dân tộc thực hiện đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, dân tộc; hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường về công tác phòng ngừa, phát hiện các hoạt động có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến an ninh trật tự, tuần tra, canh gác, phòng gian bảo mật, đề phòng các hoạt động phá hoại, gây cháy nổ, rải tờ rơi phản động, viết vẽ khẩu hiệu chống phá. Lực lượng Công an phối hợp vi Ban Giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Ban Quản lý các ký túc xá sinh viên chủ động triển khai các biện pháp nắm tình hình, sinh hoạt chính trị, vận động học sinh, sinh viên không bị các đối tượng kích động, lôi kéo biểu tình. Một số địa phương, như: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 11, Quận 12, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Thủ Đức... đã chủ động xây dựng Tổ tuyên truyền kiêm nhiệm để phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, tuyên truyền tại khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn với nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân tham dự.

Qua công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao ý thức và vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong việc triển khai và thực hiện các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” có hiệu quả thiết thực, nhân dân ngày càng hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, biện pháp, do đó đã tạo được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo nhân dân và xem đây là Ngày hội của mọi người cùng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch liên tịch, phối hợp tổ chức Ngày hội được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng và củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Kết quả vận động nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình hành động phòng, chống ma túy, giữ gìn trật tự an toàn xã hội:

Thực hiện Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Bí thư; các Chỉ thị, Thông tư của Bộ Công an về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm; xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện; các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã tích cực hưởng ứng, tham gia, tình hình an ninh trật tự nói chung đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định, góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Số vụ phạm pháp hình sự hàng năm được kéo giảm và tỷ lệ khám phá án được nâng lên; từ năm 2005 - 2009 xảy ra 33.892 vụ phạm pháp hình sự (so với 05 năm liền kề đã kéo giảm 3.656 vụ, tỷ lệ giảm 10,7%), điều tra khám phá 19.608 vụ đạt tỷ lệ 57,85%; từ năm 2010 - 2014 xảy ra 29.239 vụ phạm pháp hình sự, so với giai đoạn 2005 - 2009 đã kéo giảm 4.653 vụ, tỷ lệ giảm 13,73%), điều tra khám phá 19.178 vụ đạt tỷ lệ 65,59% (tăng 7,74%). Lực lượng Công an các cấp đã thể hiện được vai trò nòng cốt, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống tội phạm, rà soát đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, tăng cường củng cố lực lượng Công an phường, xã, thị trấn, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và các tổ chức quần chúng khác làm nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Kết quả, qua công tác tuyên truyền, vận động, nhân dân đã cung cấp cho cơ quan Công an 612.249 nguồn tin liên quan đến an ninh trật tự (trong đó có 362.597 tin có giá trị), giúp lực lượng Công an xác minh làm rõ 64.868 vụ việc, bắt giữ, xử lý 100.201 đối tượng các loại, thu hồi tài sản trị giá hơn 220,6 tỷ đồng; nhân dân đã cùng lực lượng Công an chuyển hóa 1.838 địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, kéo giảm đáng kể số vụ phạm pháp hình sự; trực tiếp bắt 28.640 đối tượng; giao nộp 2.675 súng các loại, 100.573 viên đạn, 19.500 dao lê, mã tấu và hung khí tự tạo khác; vận động 2.724 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú; các ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp với Công an quản lý, giáo dục, giúp đỡ 223.183 đối tượng, trong đó có 105.648 đối tượng đã tiến bộ. Với những kết quả và thành tích đạt được, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương cho 04 tập thể; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 04 cá nhân; Bộ Công an tặng Bằng khen cho 68 tập thể; Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen cho 562 tập thể và 553 cá nhân; Công an Thành phố tặng Giấy khen cho 1.765 tập thể và 5.706 cá nhân; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tặng Giấy khen cho 13.700 tập thể và 69.219 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

4. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:

Trong những năm qua, Thành phố luôn chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức rà soát các mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự; xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả và các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã xây dựng, duy trì hoạt động trên 122 mô hình quần chúng tự quản, tự phòng về an ninh trật tự với 64 tên gọi khác nhau, nội dung và hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. Trong đó, có 50/64 loại mô hình hoạt động có hiệu quả trong phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; những mô hình này đã thực sự lan tỏa trong đời sống cộng đồng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự ở địa bàn dân cư, tạo động lực thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững. Một số mô hình tiêu biểu được Công an Thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên nghiên cứu, phổ biến, nhân rộng trên toàn Thành phố như: Mô hình “Nhà trọ tự quản”; “Tổ xe ôm tự quản”; mô hình “5+1”, “Dân phòng tự quản”, ‘Nhóm hộ tự quản”, “Nghiệp đoàn bốc xếp tự quản về an ninh trật tự”, “Tổ công nhân đường phố phòng, chống tội phạm”, “Tổ ngành hàng tự quản về an ninh trật tự”, “Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ”, “Tổ thanh niên xung kích phòng, chống tội phạm”. Đặc biệt là mô hình “Camera quan sát an ninh trật tự” xuất phát từ Phường 12 - quận Gò Vấp đã được triển khai nhân rộng ra nhiều quận, huyện để giám sát hình an ninh trật tự tại các khu dân cư. Hiện có 14/24 quận, huyện đã vận động nhân dân đóng góp, tự trang bị 2.069 camera, trong đó nhiều địa phương có kết nối về trụ sở Công an phường, hoặc trụ sở bảo vệ dân phố, khu phố, bảo vệ chung cư, để giám sát tình hình an ninh trật tự, cụ thể: Quận 1 gắn 08 camera; Quận 2 gắn 52 camera; Quận 3 gắn 23 camera; Quận 7 gắn 71 camera; Quận 8 gắn 26 camera; Quận 10 gắn 40 camera; Quận 11 gắn 118 camera; quận Tân Bình gắn 25 camera; quận Bình Tân gắn 370 camera; quận Phú Nhuận gắn 4 camera; quận Gò Vấp gắn 1.262 camera; quận Bình Thạnh gắn 40 camera; quận Tân Phú gắn 12 camera và huyện Hóc Môn gắn 18 camera. Công an Thành phố đang tiến hành sơ kết mô hình “Camera quan sát an ninh trật tự” để nhân rộng ra toàn Thành phố.

Trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có 05 mô hình, trong đó có 03 mô hình phối hợp giữa Công an với cơ quan doanh nghiệp, nhà trường về công tác đảm bảo an ninh trật tự, gồm: “Mô hình phối hợp giữa Công an với Trường đại học về đảm bảo an ninh trật tự tại Ký túc xá”; “Mô hình phối hợp giữa Công an với Ban giám đốc các bến tàu, bến xe, nhà ga về đảm bảo an ninh trật tự”; “Mô hình phối hợp giữa Công an với Công ty dịch vụ bảo vệ về đảm bảo an ninh trật tự” các mô hình này đang hoạt động có hiệu quả, góp phần giữ gìn tốt tình hình an ninh trật tự tại các Ký túc xá, bến tàu, bến xe và cơ quan doanh nghiệp. Thông qua các mô hình tự quản, tự phòng về an ninh trật tự đã tuyên truyền, vận động được các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư gắn với thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự.

5. Kết quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước và các ban, ngành, đoàn thể:

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, lực lượng Công an phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt, có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào cách mạng khác của Đảng và Nhà nước như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Dân vận khéo”; “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Cuộc vận động vì người nghèo, Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá. Phối hợp vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở các địa bàn giáp ranh, xây dựng khu dân cư, phường, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh trật tự, không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Phối hợp thực hiện Tiêu chí 19 về “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới... Qua đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” và gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” gắn với việc xây dựng khu dân cư, phường, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về an ninh trật tự”. Góp phần giữ vững ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ công tác xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của từng đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên như: Hội Phụ nữ với cuộc vận động “Xây dựng gia đình năm không, ba sạch”, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” giai đoạn 2011-2015; Đoàn Thanh niên với phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Năm Thanh niên tình nguyện”, “Mùa hè xanh”; Hội Người cao tuổi với phong trào “Tuổi cao, gương sáng”; Liên đoàn Lao động với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; phát hiện, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

6. Công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo”:

Thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố và Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 81/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2008 về thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng Bảo vệ dân phố; đồng thời, ban hành Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2009 về chế độ phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố, quy định Bảo vệ dân phố được hưởng mức phụ cấp là 900.000 đồng/người/tháng và Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó bảo vệ dân phố ở phường, thị trấn và khu phố được hưởng phụ cấp trách nhiệm 100.000 đồng/người/tháng. Qua một thời gian triển khai thực hiện, để đảm bảo hoạt động cho lực lượng Bảo vệ dân phố và chăm lo thêm về đời sống, ngày 26 tháng 3 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND nâng mức phụ cấp đối với lực lượng Bảo vệ dân phố lên 1.500.000 đồng/người/tháng. Đến nay, Thành phố hiện có 264 Ban Bảo vệ dân phố và 1.584 Tổ Bảo vệ dân phố với 9.056 thành viên. Về lực lượng Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có hàng chục ngàn người, trong đó có 43.038 nhân viên bảo vệ đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong thời gian qua, lực lượng Bảo vệ dân phố và Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đã thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra, nắm tình hình, kịp thời phát hiện các vụ việc xảy ra trên địa bàn; tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác và ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật; tham gia các cuộc họp tổ dân phố, khu phố để tuyên truyền các quy định của chính quyền địa phương, về các phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm trong từng thời điểm để nhân dân cảnh giác phòng ngừa với 64.177 buổi và trên 1.875.000 lượt người tham dự; tổ chức 34.059 buổi phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh trật tự với 1.159.654 lượt người tham dự. Qua đó, phát hiện 29.890 vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự; giải quyết 28.177 vụ việc vi phạm hành chính; tham gia hòa giải 18.174 các vụ mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để diễn biến phức tạp, trong đó hòa giải thành được 10.981 vụ (chiếm tỷ lệ 71,35%); tiếp nhận 61.488 tin do nhân dân báo liên quan đến an ninh trật tự, cung cấp phản ánh cho lực lượng Công an 54.993 tin liên quan an ninh trật tự, trong đó có 34.986 tin có giá trị. Phối hợp với lực lượng Công an giải quyết 38.049 vụ, trực tiếp giải quyết 8.544 vụ với 11.420 đối tượng liên quan. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 3.880 đối tượng, có 1.926 trường hợp tiến bộ, 1.903 trường hợp được đưa ra khỏi diện quản lý; giới thiệu việc làm cho 342 đối tượng, giới thiệu học nghề cho 218 đối tượng và hỗ trợ vốn cho 165 trường hợp với số tiền 999.234.000 đồng; vận động 114 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú; trực tiếp bắt 95 đối tượng truy nã và 115 đối tượng truy tìm.

Song song đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” luôn được quan tâm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, không phô trương, hình thức; chú trọng đẩy mạnh thực hiện trong các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ quan tiếp xúc trực tiếp và giải quyết các thủ tục hành chính của nhân dân; tiếp tục hướng dẫn đăng ký bình chọn, khen thưởng, biểu dương, tuyên dương điển hình “Dân vận khéo”. Đặc biệt là gương điển hình “Dân vận khéo” không chỉ có ở cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, mà ngày càng xuất hiện những gương điển hình của các giới, nhân dân, các chức sắc, chức việc trong tôn giáo ở các địa bàn khu dân cư, điều này cho thấy phong trào đã có sự lan tỏa, tác động mạnh trong việc tập hợp, đoàn kết nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. Các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10) được tổ chức rộng khắp trong các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và địa bàn dân cư với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng kết hợp tổ chức tuyên dương điển hình “Dân vận khéo”, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới và ý nghĩa phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó, đã có nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực như: “Khéo” vận động chủ nhà trọ tiếp tục không tăng giá hoặc tăng ở mức hợp lý để hỗ trợ người thuê phòng là công nhân, người lao động có thu nhập thấp tạm ổn định cuộc sống (xuất phát từ quận Thủ Đức); “Khéo” vận động nhân dân tham gia phong trào hiến đất, mở rộng hẻm góp phần chỉnh trang đô thị (ở các huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và quận Bình Tân ...); “Khéo” vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào tự quản về an ninh trật tự; “Khéo” trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, truy bắt tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội; “Khéo” trong công tác cải cách thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân tốt hơn và tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội để giúp đỡ nhân dân, nhất là lao động nghèo, thu nhập thấp.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm:

- Trong 10 năm qua, việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn Thành phố luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các hoạt động kỷ niệm Ngày hội có nhiều chuyển biến tích cực, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; chủ động trong công tác đấu tranh chuyển hóa các địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy, hình sự và tệ nạn xã hội; lực lượng Bảo vệ dân phố, dân phòng, dân quân tự vệ được củng cvà tăng cường hoạt động phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự trong công tác tuần tra, đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp hình sự được kéo giảm, tỷ lệ khám phá án được nâng lên.

- Vai trò của lực lượng Công an các cấp được nâng lên, phối hợp chặt chẽ, thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đạt được nhiều kết quả, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư.

- Các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được các đơn vị, địa phương tổ chức gắn kết chặt chẽ với các chương trình hành động khác, nên vừa có nội dung phong phú, thiết thực, lôi kéo được sự tham gia hưởng ứng đông đảo các tầng lớp nhân dân, vừa phục vụ yêu cầu chính trị của Đảng ở địa phương, đơn vị và đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở.

2. Tồn tại, hạn chế:

- Tại một số đơn vị, địa phương, cấp ủy, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; việc triển khai thực hiện còn chậm, chưa thiết thực nên nội dung, hình thức thực hiện thiếu sinh động, chưa trở thành phong trào thường xuyên của nhân dân; chưa kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại đơn vị, địa phương.

- Một số đoàn thể cấp cơ sở còn thụ động trong công tác thực hiện các Chương trình, Kế hoạch liên tịch đã ký kết với lực lượng Công an; hình thức và nội dung phối hợp còn rập khuôn, chưa đi vào cụ thể và phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương. Chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức thành viên trong phối hợp xây dựng các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh trật tự tại cơ sở; chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể trong công tác cảm hóa, giáo dục các loại đối tượng.

- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Thành phố tuy có phát triển, có nhiều giải pháp, cách làm hay và có nhiều tổ chức tự quản, tự phòng của nhân dân về an ninh trật tự; tuy nhiên, một số địa phương, đoàn thể thiếu quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và tạo điều kiện hoạt động nên hiệu quả đạt được còn hạn chế.

- Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác phong trào, công tác dân vận ở các đơn vị, địa phương hu hết không đủ quân số, đa số có độ tuổi cao, cán bộ trẻ còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác, chưa qua trường lớp đào tạo về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nên hiệu quả công tác chưa cao.

3. Bài học kinh nghiệm:

Trong 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (2005-2015) trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung và việc triển khai thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền và vai trò nòng cốt của lực lượng Công an trong công tác tham mưu quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc triển khai thực hiện các hoạt động tổ chức Ngày hội. Các hoạt động tổ chức kỷ niệm về “Ngày hội toàn toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phải được duy trì thường xuyên, nội dung phong phú, đa dạng, có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, đoàn thcùng tham gia. Hàng năm cần tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và đra phương hướng, kế hoạch tiếp theo phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa bàn dân cư.

- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải được phát động, phbiến rộng rãi nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp chủ động, tích cực phối hợp triển khai thực hiện các Nghị quyết liên tịch đã ký kết với ngành Công an, tuyên truyền, vận động các tng lớp nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn dân cư.

- Kết hợp phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, những gương người tốt việc tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; chú trọng xây dựng lực lượng an ninh cơ sở (lực lượng cốt cán) để làm nòng cốt; xây dựng và nhân rộng điển hình, mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư; nhóm hộ, tổ dân ph, tổ nhân dân, khu phố, ấp tự quản về an ninh trật tự.

V. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ” TRONG THỜI GIAN TỚI

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nói riêng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn; các Sở - ngành, Tổng Công ty trực thuộc Thành phố, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 521/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, gắn với thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Kết luận số 86-KL/TW ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 14 tháng 10 năm 2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh Quốc gia trong tình hình mới; Chương trình hành động số 35-CTrHĐ/TU ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” và các văn bản khác của Đảng và Nhà nước có liên quan đến an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Các đơn vị, địa phương, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với các ngày lễ trọng đại của đất nước như Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930); Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890); Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945); Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945); Ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945) để tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Nội dung sinh hoạt gắn với các hoạt động “Thi đua yêu nước”, “Học tập và làm theo tm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua khác của Đảng, Nhà nước và của các đoàn thể.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, cảnh giác trước mọi âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch về âm mưu “Diễn biến hòa bình”, tác động “Tự diễn biến, tự chuyển hóa”; vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Cần nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.

4. Các địa phương tiếp tục quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp xứng đáng là lực lượng nòng cốt (cốt cán) trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng các mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

5. Công an Thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch liên tịch đã ký kết; tích cực tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù về cng đồng dân cư cải tạo tiến bộ, sớm hòa nhập với cộng đồng (theo Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù). Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; xây dựng gia đình, khu phố hòa thuận, lành mạnh không để xảy ra tội phạm, không có ma túy, tệ nạn xã hội./.

 


Nơi nhận:
- Thành viên Chính phủ “để b/c”;
- Bộ Công an “để b/c”;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục V28 - Bộ Công an;
- Thường trực Thành ủy “để b/c”;
- Thường trực HĐND.TP “để biết”;
- TTUB: CT, các PCT;
- UB MTTQVN TP v
à các Đoàn thể TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc TP;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- Các Báo, Đài TW và TP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu: VT(VX-TC)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tất Thành Cang

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 194/BC-UBND ngày 03/08/2015 về tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 521/QĐ-TTg về "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (19/8/2005-19/8/2015) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.619

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.188.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!