ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 187/BC-UBND
|
Long An, ngày 07 tháng 10 năm 2016
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC 3
THÁNG CUỐI NĂM 2016
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh
ủy, HĐND tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2016 đã đề ra, các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh đã phát huy những mặt thuận lợi, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, đạt được kết quả khả quan.
A. KẾT QUẢ 9
THÁNG ĐẦU NĂM 2016
I. Về kinh tế
1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, thời tiết chuyển biến bất thường,
nước lũ thấp hơn so với các năm trước nên việc xử lý đất trước khi gieo sạ gặp
nhiều khó khăn; tình hình khô hạn, nước mặn xâm nhập sớm và sâu vào trong
nội đồng gây thiệt hại, giảm năng suất hầu hết các loại cây trồng
so với cùng kỳ năm 2015 (năng suất lúa mùa giảm 4,28 tạ/hecta so với cùng kỳ,
lúa đông xuân giảm 5,8 tạ/ hecta so với cùng kỳ và mất trắng tại một số huyện
vùng hạ; sâu bệnh hại diễn biến phức tạp).
a) Trồng trọt:
Tổng diện tích lúa gieo cấy đạt 507.666 hecta, đạt 99% so với kế hoạch (KH), bằng
101,7% so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch ước 430.402 hecta, năng suất khô đạt
54,4 tạ/ hecta, sản lượng đạt 2.343.077 tấn, đạt 83,1% kế hoạch.
Về tình hình triển khai xây dựng “cánh đồng lớn”:
- Vụ đông xuân 2015/2016 đã triển
khai thực hiện 43 cánh đồng, diện tích 15.446 hecta, đạt 128% KH; đã thu hoạch
15.446 hecta, năng suất tươi ước đạt 75 tạ/hecta, sản lượng 115.845 tấn; giá bán bình quân cao hơn so với bên ngoài 100 - 150 đồng/kg,
nông dân có lãi từ 14 - 17 triệu đồng/hecta, cao hơn 1,5 -
2,2 triệu đồng/ hecta so với bên ngoài.
- Vụ hè thu 2016 đã triển khai và các
doanh nghiệp đăng ký được 72 lượt cánh đồng với diện tích 14.542 hecta, đạt
121% KH; đến nay đã thu hoạch 11.227 hecta, năng suất 60 tạ/ hecta, sản lượng
67.362 tấn.
Một số cây trồng chuyển đổi như:
Thanh long, chanh, mè, rau màu các loại,... nhìn chung có diện tích và sản lượng
tăng so với cùng kỳ (sản lượng thanh long tăng 24,2%; chanh tăng 33,7%; mè tăng
173,3%;…)
Tình hình tiêu thụ nông sản của các
loại cây trồng chủ lực của tỉnh trong 9 tháng đầu năm không
ổn định, giá nông sản biến động theo mùa vụ. Một số loại
nông sản giá tăng hơn so với cùng kỳ như lúa, mía, khoai mỡ,
đậu phộng... Tuy nhiên vẫn còn một số nông sản có giá giảm so với cùng kỳ như
chanh, thanh long...
b) Chăn nuôi:
Tình hình hạn, mặn ảnh hưởng không lớn
đến ngành chăn nuôi nhưng chi phí đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y biến động
tăng; ngoài ra, giá sản phẩm chăn nuôi không tăng nhiều
nên hiệu quả chăn nuôi thấp, ảnh hưởng đến việc mở rộng
quy mô, phát triển đàn; sản lượng thịt heo, gia cầm xuất
chuồng tăng nhẹ so với cùng kỳ như sản
lượng thịt heo tăng 6,5%, gia cầm tăng 35,7% trong khi đó thịt trâu hơi giảm
4,2%, bò hơi giảm 2,1%, sữa tươi giảm 14,4%, trứng các loại giảm 11,6%.
Từ đầu năm đến nay không có dịch bệnh
xảy ra. Tiếp tục tiêm phòng vắc- xin LMLM trên gia súc, cúm gia cầm. Lũy kế từ đầu năm đến
nay, đã tiêm phòng 111.877 liều vắc-xin LMLM trên gia súc; 28.638 liều vắc-xin
PRRS trên heo và 4.936.429 liều vắc-xin cúm gia cầm.
Giá sản phẩm chăn nuôi duy trì ở mức
thấp trong thời gian dài nên tình hình chăn nuôi phát triển chậm. Tuy nhiên từ
tháng 4/2016 đến nay, giá heo hơi nhìn chung tăng, giá heo hơi hiện nay là
4,5-5,2 triệu đồng/tạ, giá gà lông màu cũng tăng nên việc tái đàn bắt đầu tăng.
Riêng tình hình tiêu thụ sữa tiếp tục gặp khó khăn, do giá nguyên liệu trên thế
giới giảm mạnh.
c) Lâm nghiệp:
Diện tích rừng tính đến cuối năm 2015
là 25.625,33 hecta (gồm: Rừng sản xuất 21.455 hecta; rừng đặc
dụng 2.094,5 hecta; rừng phòng hộ 2.075,83 hecta), giảm 110,76 hecta so với đầu
năm 2015. Nguyên nhân giảm do chuyển sang trồng lúa 98,26
hecta, làm đường giao thông 02 hecta, sản xuất kinh doanh 03 hecta, nuôi trồng
thủy sản 7,5 hecta.
Do mùa khô xảy ra sớm, kéo dài và diễn
biến phức tạp, tỉnh đã tổ chức nhiều lượt kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng tại 08 huyện, thị xã có rừng; 61 lượt đến các xã có rừng và
28 lượt đến các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng chỉ đạo các chủ
rừng lớn tăng cường, chủ động các biện pháp phòng chống
cháy rừng trong mùa khô năm 2016. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 11 vụ cháy và đã
kịp thời dập tắt, thiệt hại nhỏ 0,86 hecta.
d) Thủy sản:
- Diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn
tỉnh 4.551,3 hecta đạt 65% KH, bằng 72,2% so với năm 2015; trong đó tôm sú
786,8 hecta, tôm chân trắng 3.764,5 hecta. Diện tích thu
hoạch 3.126,7 hecta, năng suất bình quân ước 1,9 tấn/hecta, sản lượng 5.924,1 tấn,
đạt 43,9% KH, bằng 68,4% so với cùng kỳ. Diện tích tôm thiệt hại là 839,8
hecta, chiếm 18% tổng diện tích thả nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do hội chứng hoại
tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng. Giá tôm ổn định so với cùng kỳ. Đối với diện
tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi lãi từ 120 - 180 triệu đồng/hecta.
- Sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt đạt
17.491,9 tấn, đạt 87,4% KH (KH 20.020 tấn), bằng 105,3% so với cùng kỳ; sản lượng
thủy sản khai thác đạt 9.800 tấn.
đ) Chương trình xây dựng nông thôn mới
(NTM):
Trong 9 tháng đầu năm 2016, tỉnh công
nhận thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên
50/166 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 30.1% tổng số xã trên địa bàn tỉnh); 59 xã đạt từ
14-18 tiêu chí (chiếm 35,5%); 49 xã đạt từ 10-13 tiêu chí (chiếm 29,5%); 08 xã
đạt từ 6-9 tiêu chí (chiếm 4,8%). Số tiêu chí đạt bình
quân/xã của tỉnh là 15,1 tiêu chí, tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2015.
2. Công nghiệp - xây dựng
a) Sản xuất công nghiệp:
Chỉ số phát triển công nghiệp (IPP)
tháng 9 tăng 5,88% so với tháng trước và tăng 12,85% so với cùng kỳ. Lũy kế 9
tháng tăng 13,37% (cùng kỳ tăng 12,56%).
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo
giá so sánh 2010) trong tháng 9/2016 là 12.519,2 tỷ đồng,
tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng đầu
năm 2016 là 103.601,2 tỷ đồng, đạt 75,8% KH, tăng 15,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ
tăng 15,3%). Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện
hành) tháng 9/2016 là 16.772,9 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng
18,7% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng đầu năm 2016 là 137.945,6 tỷ đồng, tăng
18,6% so với cùng kỳ.
Có 55/67 nhóm sản phẩm công nghiệp có
sản lượng tăng so cùng kỳ (gồm nước rau quả tăng 83,1%, nước khoáng tăng 38,9%,
sản xuất thức ăn gia súc tăng 24%, sản xuất thức ăn thủy sản tăng 10,2%...) và
có 12/67 nhóm sản phẩm giảm (như đường RE giảm 70,53%; cá ngừ đóng hộp giảm
40,04%...).
Đến nay, toàn tỉnh
có tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,72% (KH là 99,65%), trong đó tỷ lệ hộ sử dụng
điện nông thôn đạt 99,66%.
b) Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Vốn ngân sách địa phương:
+ Vốn XDCB của tỉnh quản lý 2.149,4 tỷ
đồng, giá trị khối lượng thực hiện 1.240,4 tỷ đồng, đạt 57,7% KH, bằng 102%
cùng kỳ; giá trị giải ngân khoảng 1.392,7 tỷ đồng, đạt 64,8% KH, bằng 108% so
cùng kỳ.
+ Vốn XDCB phân bổ cho huyện quản lý là 392,9 tỷ đồng, giá trị khối lượng thực hiện 245,9
tỷ đồng, đạt 62,6% KH, bằng 103% so cùng kỳ; giá trị giải ngân khoảng 260,2 tỷ
đồng, đạt 66,3% KH, bằng 110% so cùng kỳ.
+ Ngoài ra, tỉnh cũng đã giao KH vốn
năm 2016 cho các nguồn như sau: Vốn đầu tư phát triển thuộc Chương, trình mục tiêu quốc gia đã được Trung ương giao là 38,2 tỷ đồng, vốn
Tạm ứng Kho bạc thuộc KH năm 2015 (còn lại chuyển qua năm
2016) thực hiện là 20 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi để kiên
cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn năm 2015 nhưng mới được Ngân hàng
Phát triển thông báo vốn đầu năm 2016 là 35 tỷ đồng, vốn vượt thu ngân sách năm
2015 (bổ sung) là 27,8 tỷ đồng, vốn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2015 là 59,1
tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực hiện và giải ngân các nguồn vốn này lần lượt là 77,8%; 78,1%.
- Vốn trái phiếu Chính phủ: Tổng vốn trái phiếu Chính phủ Trung ương phân bổ là 557 tỷ đồng (đợt 1
là 344,05 tỷ đồng và đợt 2 là 212,95 tỷ đồng) cho 10 dự án thuộc ngành Y tế,
bao gồm 66,5 tỷ cho 3 dự án thanh toán khối lượng năm trước
và 490,5 tỷ đồng cho 7 dự án chuyển tiếp. Giá trị khối lượng thực hiện 9 tháng
khoảng 193,7 tỷ đồng, đạt 34,8% KH; giá trị giải ngân
330,3 tỷ đồng, đạt 59,3% KH.
c) Thu hút đầu tư trong và ngoài nước:
- Đầu tư trong nước: Tính từ đầu năm
đến nay thành lập mới 974 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 10.484 tỷ đồng
(trong đó có 179 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp với vốn đăng ký 4.180 tỷ
đông), tăng 44.7% số doanh nghiệp và tăng 26,3% số vốn
đăng ký so với cùng kỳ; giải thể 130 doanh nghiệp, tăng
42,8% so cùng kỳ, trong đó: Có 19 doanh nghiệp ở khu công nghiệp; tạm ngừng
kinh doanh 132 doanh nghiệp, tăng 55,2% so với cùng kỳ. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 7.833 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn
đăng ký 189.008 tỷ đồng. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho
300 dự án với số vốn đăng ký 27.544 tỷ đồng, tăng 88 dự án
và tăng 5.411 tỷ đồng vốn đầu tư so với cùng kỳ. Đến nay,
tổng số dự án vốn đầu tư trong nước là 1.259 dự án, vốn đầu tư đăng ký 139.845
tỷ đồng.
- Đầu tư nước ngoài: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 89 dự án, tổng vốn đăng ký là 542,7 triệu
USD, tăng 10 dự án và số vốn giảm 143,3 triệu USD so với cùng kỳ. Đến nay tổng số dự án đăng ký trên địa bàn tỉnh là
772 dự án, vốn đăng ký là 5.121 triệu USD; trong đó có 459 dự án đi vào hoạt động,
chiếm 59,4% tổng số dự án đăng ký, với tổng vốn thực hiện khoảng 3.001 triệu
USD, đạt 58,6% tổng vốn đăng ký.
Tiếp tục công tác rà soát tiến độ các
dự án đầu tư: Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã thu hồi 06 dự
án đầu tư nước ngoài với vốn 16,5 triệu USD và 22 dự án
trong nước với diện tích 1.550,6 hecta.
d) Hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ
doanh nghiệp:
Triển khai Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày
09/6/2016 của UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiệm vụ cải thiện,
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Long An năm 2016 (năm
2015, chỉ số PCI tỉnh Long An đứng hạng 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương với 60,86 điểm (giảm 0,51 điểm), trong đó có 5/10 chỉ
số thành phần giảm điểm và 5/10 chỉ số thành phần tăng điểm, xếp thứ 2 so với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Đồng Tháp).
Tổ chức thành công buổi họp mặt doanh
nghiệp đầu năm 2016. Tổ chức tiếp đoàn Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành
phố Hồ Chí Minh; tham gia Hội nghị các Tham tán, Tùy viên Thương mại với doanh
nghiệp tỉnh Long An...; tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần
Komtek thực hiện tư vấn cho tỉnh về kịch
bản phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh.
Tham gia MDEC Hậu Giang năm 2016; Hội
nghị xúc tiến đầu tư do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì tổ chức tại Hà Nội; tổ
chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp. Phối hợp thực hiện chuyên đề giới thiệu về
tỉnh Long An với tạp chí VietNam Business Forum - VCCI. Lập danh sách “đường
dây nóng” của các cơ quan liên quan tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo “Phát huy
tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020”, tạo tiền đề tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Long An
năm 2016 với chủ đề “Hợp tác - Phát triển bền vững” dự kiến
vào trung tuần tháng 10/2016.
d) Tình hình phát triển khu, cụm công
nghiệp:
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng diện
tích đất đã cho thuê trong khu, cụm công nghiệp 276 hecta, đạt 92% KH (300 hecta); trong đó khu công nghiệp 263 hecta, đạt 105% KH; cụm công nghiệp
13.5 hecta, đạt 27% KH.
Toàn tỉnh hiện có 16/28 khu công
nghiệp đang hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy khoảng
64,5%, đã thu hút được 1.185 dự án đầu tư, thuê lại 1.722,9 hecta đất và
998.449 m2 nhà xưởng, trong đó có 491 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng 3.065,7 triệu USD và 694 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn 51.461.4 tỷ đồng.
Có 14/32 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 88,37%. Hiện các CCN hoạt động
thu hút 263 dự án đầu tư gồm 60 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu
tư 209,609 triệu USD và 203 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 5.333,13 tỷ
đồng; thuê lại 411,5 hecta đất; có 185 doanh nghiệp đã hoạt
động sản xuất, thu hút khoảng 16.000 lao động làm việc.
3. Thương mại, dịch vụ
a) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội tháng 9/2016 là 4.770,5 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước
và tăng 18,6% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng là 42.531,5 tỷ đồng, đạt 74,6% KH,
tăng 18,4% (cùng kỳ tăng 19%).
b) Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2016
là 378,5 triệu USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 16,5% so với cùng kỳ,
lũy kế 9 tháng là 2.898 triệu USD, đạt 68% kế hoạch, tăng
7,8% (cùng kỳ tăng 9,2%). Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2016 là 306,6 triệu USD, tăng 6% so với tháng trước và tăng 9% so
với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng là 2.292 triệu USD, đạt 71,2% KH, tăng 9% (cùng kỳ
tăng 13,1%).
c) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2016:
Tăng 0,61% so tháng trước, tăng 3,84% so với cùng kỳ và tăng 3,48% so với tháng
12 năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2016 tăng 2,69% so cùng kỳ.
d) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị
trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại; hoạt động thu mua hàng hóa trái
phép của thương nhân nước ngoài; buôn bán vận chuyển nông, lâm, thủy sản nhập lậu;
tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
trên tuyến biên giới và các địa bàn trọng điểm. Trong 9 tháng đầu năm, tổng số vụ vi phạm 3.154 vụ; xử lý thu nộp
ngân sách 70,518 tỷ đồng; số thuốc lá ngoại tịch thu 1.862.474 gói và một số
tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu....
4. Tài chính - tín dụng
a) Tài chính, ngân sách:
Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu
năm 2016 là 6.470,6 tỷ đồng, đạt 79% dự toán Trung ương và tỉnh giao, bằng 111%
so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa 5.180.1 tỷ đồng đạt 76,2%
dự toán, bằng 107% so với cùng kỳ, thu thuế
xuất nhập khẩu 1.290,5 tỷ đồng đạt 92,2% dự toán, bằng
127% so với cùng kỳ. Thu xổ số kiến thiết 798,3 tỷ đồng đạt 79,8% dự toán, bằng
89% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng
đầu năm 2016 là 6.014,4 tỷ đồng, đạt 74% dự toán Trung
ương và tỉnh giao, bằng 106% so với cùng kỳ, trong đó chi
đầu tư phát triển 1.512 tỷ đồng đạt 102.6% dự toán Trung
ương và 104,7% dự toán tỉnh giao; chi thường xuyên 4.502,4 tỷ đồng, đạt 83% dự toán Trung ương và 78,7% dự toán tỉnh
giao. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn xổ số kiến thiết 697 tỷ đồng đạt
69,7% dự toán, bằng 120% so với cùng kỳ.
b) Tín dụng:
Tổng nguồn vốn
hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2016
là 73.312 tỷ đồng, tăng 17,3% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động đạt 42.377 tỷ đồng, chiếm 62,4%
tổng nguồn vốn, tăng 17,3% so với đầu năm. Tổng dư nợ của
các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 39.137 tỷ đồng, tăng
5,1% so với đầu năm. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 848 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/tổng
dư nợ là 2,2%, tăng 1% so với đầu năm do sau khi rà soát các khoản nợ xấu thì ngân hàng thương mại đánh giá lại tăng mức rủi ro của khách hàng lên mức
độ 5 để sang quý IV/2016 bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản
(VAMC)
II. Tài Nguyên Môi
trường
Ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày
09/5/2016 tăng cường công tác quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Long An. Tiến hành công tác điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020)
cấp tỉnh; điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch
sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp huyện; hoàn thành việc thẩm định kế hoạch sử
dụng đất cho các huyện, thị xã, thành phố.
Tiếp tục thực hiện hoàn thành các dự
án: Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng vùng cấm, hạn chế, khu vực phải
đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An; quy hoạch khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Long
An.
III. Khoa học và
công nghệ
Triển khai các dự án khoa học và công
nghệ cấp nhà nước như: Ứng dụng công nghệ sản xuất phân phức
hợp hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao nuôi thủy sản và rơm rạ cho các loại cây trồng
chính của tỉnh Long An; khai thác và phát triển nguồn gen giống lúa Nàng thơm
Chợ Đào tại xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước; ứng dụng công nghệ sản
xuất các chế phẩm sinh học từ hèm rượu, cám gạo, phân trùng quế phục vụ nông nghiệp tại tỉnh Long An.
Đẩy mạnh triển
khai các dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh bao gồm: Thực hiện 29 đề tài, dự
án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyển tiếp từ năm 2014 và các
năm trước chuyển sang, bao gồm 21 đề tài cấp tỉnh và 8 đề
tài cấp cơ sở. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức
nghiệm thu 8 đề tài cấp tỉnh và 6 đề tài cấp cơ sở. Từ đó,
đã có 23 mô hình được ứng dụng tại các huyện trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp,
4 kết quả từ 4 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn được sử dụng để phục vụ giảng dạy và quản lý nhà
nước các ngành: Công thương, y tế, quân sự, chính trị.
IV. Về văn hóa -
xã hội
1. Giáo dục và đào tạo
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
quốc gia năm 2016 trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, đúng
quy chế, tỷ lệ thí sinh đạt tốt nghiệp đạt 90,1%, tăng 1,7% so với năm 2015.
Mạng lưới trường lớp tiếp tục được đầu tư, mở rộng theo hướng đạt chuẩn quốc gia,
đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục. Tính đến nay, toàn tỉnh
có 657 trường từ mầm non đến phổ thông
và 18 cơ sở giáo dục thường xuyên. Tiếp tục thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì 15/15 huyện, thị xã, thành phố, đạt tỷ
lệ 100% được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Duy
trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học. Thực hiện khảo
sát việc lập đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Đề
án xây trường học khu, cụm công nghiệp ở các huyện Cần Giuộc, Cần
Đước, Bến Lức, Đức Hòa, Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành.
Thường xuyên nâng cao đội ngũ giảng dạy, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi Trung học phổ thông cấp tỉnh;
tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường
phổ thông giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020; tiếp tục thực hiện dạy thí điểm
tiếng Anh theo chương trình mới, tổ chức bồi dưỡng tại địa
phương cho 150 giáo viên môn Tiếng Anh; bồi dưỡng cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non về “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non”.
2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân
Trong 9 tháng năm 2016, không có trường
hợp mắc cúm A H1N1 và A H5N1; các bệnh quai bị, tay chân
miệng đều giảm so với cùng kỳ; bệnh sốt xuất huyết tăng 21,5% so với cùng kỳ. Tổ chức hướng dẫn về việc phòng
chống dịch bệnh do virus Zika; tuyên truyền, tư vấn và
siêu âm sàng lọc thai phụ có nguy cơ về bệnh do virus Zika. Tăng cường tuyên
truyền về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống trên phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường giám sát và phòng chống bệnh
dại mùa hè.
Số ca nhiễm HIV và chết có giảm so
cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên số chuyển sang AIDS tăng 9 ca. Tính đến nay số bệnh
nhân còn sống đang được quản lý tại cộng đồng là 1.399 người. Tình hình ngộ độc
thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2016 giảm so cùng kỳ (Số
vụ/mắc/chết: 02/101/00; năm 2015, số vụ/mắc/chết: 03/427/00). Tổng số trẻ sinh giảm 483 trẻ so cùng kỳ năm 2015; trẻ sinh là con thứ
ba trở lên giảm 20 trẻ so cùng kỳ.
Tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Số lượt khám bệnh giảm so với cùng kỳ, giảm
84.215 lượt khám và công suất sử dụng giường bệnh giảm
4,1% so với cùng kỳ. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân là 6,2 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ dược sĩ
đại học/vạn dân là 0,39 dược sĩ đại học/vạn dân; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ 95%;
tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi 100%; tỷ lệ y tế
ấp hiện đang hoạt động 100%. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhằm hoàn
thành lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, đến nay số người
tham gia bảo hiểm y tế đạt 78,2% dân số.
3. Văn hóa, thể thao và du lịch
Hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ tốt
nhiệm vụ chính trị và các công tác trọng tâm tại địa phương, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong các dịp lễ, tết. Hoạt động trùng tu, tôn tạo,
bảo tồn và phát triển các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng
trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện. Đã tổ chức phúc tra và
quyết định công nhận 19 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; nâng tổng số xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn văn hóa lên 104/192, chiếm tỷ lệ 54,2%.
Các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu
quốc gia và khu vực như: Giải vô địch bóng chuyền quốc gia; giải Bóng đá vô địch quốc gia Toyota năm 2016; Đoàn thể
thao học sinh tỉnh Long An tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn
quốc lần thứ IX khu vực V năm 2016 diễn ra tại thành phố Cần
Thơ, đạt 45 huy chương vàng, 34 huy chương
bạc và 32 huy chương đồng, xếp hạng Nhì toàn đoàn. Toàn tỉnh đã tổ chức 132 giải
thể thao phong trào cơ sở với các môn: Bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, đá cầu,
bida, quần vợt, thể dục dưỡng sinh, cầu
lông.
4. Công tác lao động - thương binh
và xã hội
Trong 9 tháng đầu năm 2016, tuyển
sinh đào tạo 14.113 lao động, đạt 78,4% KH; đã giải quyết
việc làm cho 27.205 lao động, đạt 90,6% KH; giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho
12.151 người, số tiền chi trợ cấp thất nghiệp là 109,6 tỷ đồng góp phần giảm bớt khó khăn, ổn
định cuộc sống và giúp người lao động
tìm việc làm mới. Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều, kết quả toàn tỉnh có 15.704 hộ nghèo, tỷ lệ
4,03%; 14.490 hộ cận nghèo, tỷ lệ 3,72%.
Thực hiện đầy đủ chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi; tổ chức, hướng dẫn chúc thọ, mừng thọ cho 12.733 người cao tuổi, trợ
cấp Tết cho 190 hội viên Hội người mù. Tổ chức Lễ phong tặng, truy tặng, danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đợt 6 cho 270 Mẹ.
Cấp 52.060 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo và 43.748 thẻ bảo hiểm y tế cho các
đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2016, chủ đề “Vì
cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” với 150 em
tham dự; tổ chức thăm hỏi và tặng 4.500 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn ở 15 huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch hành động về bình đẳng
giới tỉnh Long An giai đoạn 2016-2020 và hướng dẫn triển
khai công tác Bình đẳng giới năm 2016 cho các địa phương.
5. Thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin của tỉnh vận hành ổn
định, sẵn sàng phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của cơ quan Đảng và Nhà nước,
không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Công tác trao
đổi văn bản điện tử, sử dụng phần mềm
Quản lý văn bản và điều hành, chữ ký số có nhiều chuyển biến tích cực, đã kết nối
liên thông quản lý văn bản và điều hành với Văn phòng Chính phủ. Tỷ lệ hồ sơ đã
giải quyết đúng hạn trên trang Một cửa điện tử của tỉnh đạt 88%, tăng 4% so với
cùng kỳ năm 2015. Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ và giữa các cơ quan nhà nước đạt 80%, tăng 13% so với cùng
kỳ năm 2015 (chỉ tiêu đề ra là 60%); tỷ lệ văn bản đi được ký số đạt 11%; tỷ lệ
sử dụng hộp thư của tỉnh đạt tỷ lệ 66%, trong đó hộp thư đơn vị là 79%, hộp thư
cá nhân khoảng 60%, không có tiến triển so với cùng kỳ năm
2015 (chỉ tiêu đề ra là 100%). Các hoạt động thông tin đại chúng thực hiện tốt
nhiệm vụ, đúng chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các sự kiện lớn, nổi bật(1).
Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong tình hình mới ngành thông tin và truyền
thông trên địa bàn tỉnh Long An và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Long An giai đoạn
2016-2020. Thực hiện hoàn thành Đề án số hóa truyền hình mặt đất theo Kế hoạch
số 1485/KH-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh, hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt
đất cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 06
huyện, thị xã.
V. Công tác quốc
phòng, an ninh, nội chính
1. Tình hình an ninh chính trị ổn định. Các ngành chức năng phối hợp với các địa phương chủ động đấu
tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Hoàn thành công tác tuyển
chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2016, giao quân đủ chỉ
tiêu được giao. Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng như: Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng - an ninh năm 2016; kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng 3 và tương đương năm
2016; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, ban hành kế hoạch tổng kết 10 năm thực
hiện Luật Quốc phòng; kế hoạch tổng kết 20 năm thực hiện Pháp
lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996-2016).
2. Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội xảy
ra 362 vụ (giảm 22% so với cùng kỳ), thiệt hại tài sản 18,55 tỷ đồng. Lực lượng Công an các cấp đã điều tra làm rõ
307 vụ (đạt 84,4%). Khởi tố 362 vụ tội xâm phạm trật tự xã hội, 418 bị can. Triệt
xóa 388 tụ điểm cờ bạc, lập hồ sơ xử lý 946 đối tượng. Bắt
và vận động ra đầu thú 51 đối tượng có quyết định truy nã.
Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 208
vụ (giảm 32,3% so với cùng kỳ), chết 100 người (giảm 22,5%), bị thương 191 người
(giảm 21,1%), hỏng 42 ô tô, thiệt hại tài sản 574 triệu đồng. Tai nạn giao
thông đường thủy xảy ra 07 vụ (tăng 22,2% so cùng kỳ), chết 07 người (tăng 01
người so cùng kỳ), bị thương 01 người (tăng 01 người so cùng kỳ). Tuần tra kiểm
soát phát hiện 45.241 trường hợp vi phạm, phạt 56,546 tỷ đồng; tước giấy phép
lái xe 5.386 trường hợp.
3. Triển khai 66 cuộc thanh tra hành
chính, đã ban hành kết luận 38 cuộc, kết thúc thanh tra trực tiếp 18 cuộc; phát
hiện giá trị sai phạm về kinh tế gần
4,205 tỷ đồng, thu hồi 2,615 tỷ đồng. Triển khai 1.482 cuộc thanh tra chuyên
ngành, phát hiện 3.303 cá nhân, 192 tổ chức vi phạm, xử phạt vi phạm với số tiền
6,999 tỷ đồng.
Tập trung tổ chức đối thoại và giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếp công dân 5.327 lượt với 5.770 người
(giảm 11,2% so cùng kỳ). Nhận 1.333 đơn thư khiếu nại và 79 tố cáo; đã giải quyết
1.143 đơn thư khiếu nại (85,7%), 57 đơn tố cáo (72,2%).
Triển khai kế hoạch phòng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016; thường xuyên kiểm tra đôn
đốc các ngành và địa phương có kế hoạch thực hiện nghiêm túc.
VI. Xây dựng củng
cố chính quyền
1. Tiếp tục thực hiện thi nâng ngạch
công chức, viên chức theo đúng quy định; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức biên chế theo quy định đã hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ bảo đảm
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước. Toàn tỉnh có 2.595 biên chế chính
thức bằng biên chế Bộ Nội vụ giao và tỉnh giao thêm 214 biên chế dự phòng,
trong đó, cấp tỉnh là 1.206 biên chế chính thức, 132 biên chế dự phòng; cấp huyện
1.389 biên chế chính thức, 82 biên chế dự phòng; viên chức cấp tỉnh, cấp huyện
là 29.447 người; cán bộ chuyên trách cấp xã có 2.084 người và những người hoạt
động không chuyên trách có 7.573 người.
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh đã tổ chức
thực hiện hoàn thành 16 nhiệm vụ đạt 31,37% kế hoạch, 22 nhiệm vụ được tổ chức
thực hiện thường xuyên trong năm, 13 nhiệm vụ còn lại tiếp tục thực hiện theo
tiến độ.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn tỉnh đối với các thủ tục hành
chính được xác định cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút nguồn lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông: Toàn tỉnh có 100% cơ quan hành chính nhà nước và các cơ
quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế một cửa; 100% UBND cấp huyện, cấp xã và 09/19 Sở ngành tỉnh thực hiện cơ chế một cửa liên
thông; 06/19 Sở ngành tỉnh có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả điện tử; 06/15
đơn vị cấp huyện có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại; 100% đơn vị cấp
huyện, cấp xã đều thực hiện tiếp nhận và giải quyết tất cả các công đoạn trên
môi trường mạng. Chỉ đạo đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đi vào
hoạt động trong tháng 10/2016.
VII. Đánh giá
chung
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
trong 9 tháng đầu năm 2016 tiếp tục đạt được một số kết quả nhất định. Dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản được kiểm soát chặt chẽ; giá đầu ra một số nông sản, chăn nuôi, thủy sản có tăng hơn so với cùng kỳ
như: Giá lúa, mía, khoai mỡ, đậu phộng... Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, tình hình sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục
tăng khá, nhiều nhóm ngành công nghiệp chủ lực phát triển
tốt (có 55/67 nhóm sản phẩm công nghiệp có sản lượng tăng so với cùng kỳ).
Thương mại, kinh doanh nội địa tăng khá và ổn định, hàng hóa đa dạng phong phú,
không thiếu hàng, giá cả được kiểm soát. Thu hút đầu tư
trong và ngoài nước tăng về số lượng
doanh nghiệp so cùng kỳ; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công. Tiến độ thu ngân sách đạt kế hoạch; thực hiện
tiết kiệm chi tiêu công theo quy định. Các lĩnh vực cải cách hành chính được tập
trung, thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội; các
chỉ tiêu văn hóa - xã hội cơ bản đảm bảo tiến độ kế hoạch.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn
tại cần tập trung khắc phục:
- Do ảnh hưởng của khô hạn, nắng nóng
kéo dài, nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào trong nội đồng
gây ra nhiều khó khăn sản xuất nông nghiệp.
- Vẫn còn nhiều
sản phẩm công nghiệp giảm sản lượng so cùng kỳ (có 12/67 nhóm sản phẩm công nghiệp).
- Mức tăng giá
trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng xã hội, kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm so
với cùng kỳ. Tình trạng buôn lậu, gian lận thị trường còn diễn biến phức tạp.
- Tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản chưa cao; việc triển khai
02 Chương trình đột phá và 03 Công trình trọng điểm của
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X chưa đạt yêu cầu.
- Thu hút lắp đầy
các khu, cụm công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực so với cuối năm 2015 nhưng
vẫn chưa đạt tiến độ đề ra (lắp đầy 260,57 hecta/KH 300 hecta). Tiến độ đầu tư
hạ tầng khu, cụm công nghiệp vẫn chậm; các vướng mắc về đất đai, tranh chấp của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa được giải quyết dứt điểm... làm ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư, thu hút đầu tư. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ tái định cư còn nhiều phức tạp.
- Số lượng các doanh nghiệp giải thể,
tạm ngừng hoạt động tăng cao so với cùng kỳ (lần lượt tăng 42,8% và 55,2% so
cùng kỳ).
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường,
an toàn giao thông có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhất định như:
Nhiều loại bệnh có diễn biến tăng trong mùa nắng và thời điểm chuyển mùa; vẫn còn xảy ra ngộ độc thực phẩm; hoạt động các cơ sở
y tế vùng sâu, vùng xa chưa cao. Chất
lượng giáo dục còn hạn chế, thiếu mô hình giáo dục có hiệu
quả. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào
tạo còn bất cập.
B. NHIỆM VỤ 3
THÁNG CUỐI NĂM 2016
Trong 3 tháng cuối năm, UBND tỉnh tập
trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Thủ trưởng Sở
ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung kiểm điểm,
đánh giá thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng đầu năm, xác
định những khó khăn, tồn tại, hạn chế,
nguyên nhân để từ đó đề ra nhiệm vụ,
giải pháp còn lại trong 03 tháng cuối năm với yêu cầu quyết tâm cao, khắc phục khó khăn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ,
chỉ tiêu theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ,
Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra năm 2016. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm
vụ trọng tâm đã được giao tại Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND tỉnh ngày
11/01/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội năm 2016.
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện
các Nghị quyết kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa IX; chuẩn bị
các nội dung phục vụ kỳ họp lệ kỳ cuối năm 2016.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết,
khí hậu, thủy văn; thông tin kịp thời và thực hiện có hiệu quả các biện pháp
phòng chống mưa bão..., đảm bảo thu hoạch an toàn diện
tích lúa hè thu và lúa thu đông. Tập trung chỉ đạo gieo sạ theo khung thời vụ
khuyến cáo và công tác phòng chống sâu bệnh trên lúa mùa, lúa thu đông và lúa
đông xuân 2016/2017. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống
dịch bệnh trên vật nuôi, tập trung công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, bệnh
LMLM trên gia súc và PRRS trên heo..., tăng cường kiểm tra thức ăn chăn nuôi và
việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tập trung triển khai Quyết định số
2486/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; sớm đề xuất và đầu tư xây dựng
các công trình bức xúc để ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc
phục dần hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
trong năm 2017 và những năm tiếp theo; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công sớm
hoàn thành các công trình cấp nước để cung cấp nước phục vụ tiêu dùng ở các xã
vùng sâu, vùng xa ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc. Tăng cường
phối hợp với các huyện vùng hạ theo dõi chặt chẽ và hướng dẫn kịp
thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nhằm đảm bảo đạt chỉ
tiêu kế hoạch về sản lượng tôm các loại. Tiếp tục theo dõi việc thực hiện “cánh
đồng lớn”. Tập trung kiểm tra đôn đốc, huy động nguồn lực
đầu tư xây dựng nông thôn mới để hoàn thành kế hoạch đề ra.
3. Các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản kế hoạch 2016 được giao, đảm bảo thực hiện các
nguồn vốn và giải ngân thuận lợi, tập trung các công trình
trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X. Thực hiện nghiêm Chỉ thị
số 17/CT-UBND ngày 05/8/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc vốn ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 và thực hiện vốn đầu
tư giai đoạn 2017-2020 theo văn bản chỉ đạo số 2916/UBND-KT ngày 01/8/2016 của
UBND tỉnh.
Đi vào hoạt động hiệu quả Trung
tâm phục vụ hành chính công của tỉnh. Khẩn
trương công tác bàn giao chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cho Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An theo
đúng Thông báo số 163/TB-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh; đồng thời chuẩn bị
điều kiện về nhân sự, quy chế tổ chức hoạt động nhằm đưa Ban Quản lý sớm đi vào hoạt động. Đảm bảo công tác hoàn thành hồ sơ xây dựng cơ bản,
công tác chuẩn bị đầu tư trước ngày 30/10/2016 để đủ điều kiện bố
trí vốn Kế hoạch 2017 theo đúng quy định của Luật Đầu tư
công.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
tiếp tục theo dõi, kịp thời tham mưu đề xuất điều chỉnh
danh mục, điều hòa vốn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy tiến độ thực hiện.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh quyết toán và xử lý nợ đọng trong đầu tư
xây dựng cơ bản theo Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà
soát hoàn chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm
2017, trung hạn 2016 - 2020, hoàn thành vào cuối năm 2016.
Tiếp tục rà soát các dự án đầu tư
trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy tiến độ đầu tư hạ tầng. Triển khai thực hiện Quyết
định số 2746/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện
Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 02 năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3329/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh
về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020, trong đó tập trung kiểm tra đôn đốc thực hiện các giải pháp nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 gắn với thực hiện
các giải pháp cải thiện chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh. Duy trì triển
khai thực hiện có hiệu quả quy định trình tự thủ tục tiếp nhận quản lý các dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh; tập trung xử lý các vướng mắc về giải phóng mặt bằng,
kiểm tra các dự án đã giao, cho thuê đất nhưng chậm triển khai dự án.
- Tiếp tục rà soát các dự án đầu tư hạ
tầng khu, cụm công nghiệp, dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh; đôn đốc,
kiểm tra đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, kiên quyết thu hồi hoặc loại khỏi
quy hoạch khu, cụm công nghiệp đối với các khu, cụm công nghiệp không triển
khai thực hiện... Tổ chức thành công ngày Doanh nhân Việt Nam và Hội nghị xúc
tiến đầu tư (dự kiến trung tuần tháng 10/2016). Tổ chức đối thoại doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, các vướng mắc
trong nội bộ các khu, cụm công nghiệp.
4. Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế
tỉnh, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung công tác rà soát nguồn thu, thu kịp thời vào ngân sách; tích cực xử lý nợ
đọng, phấn đấu
thu đạt và vượt tiến độ kế hoạch nhằm bảo đảm cân đối chi ngân sách của tỉnh, góp phần cho việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về
phát triển kinh tế - xã hội năm; nghiêm túc
thực hiện Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh về ban hành
Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp
tục tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát các hoạt động ngành ngân hàng
trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu, chủ động giải quyết khó
khăn về vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo
kiểm soát hoạt động tín dụng - tiền tệ trên địa bàn theo đúng chủ trương,
chỉ đạo của Trung ương.
5. Sở Công Thương tiếp tục theo dõi
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ giải quyết khó khăn,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu
hàng hóa; tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kịp thời xử lý
tình trạng mua bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng,
thực phẩm tươi sống tại các chợ trên
địa bàn; tập trung kiểm tra, đảm bảo cung cấp điện ổn định
cho sản xuất kinh doanh, thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; tiếp tục vận động tiêu dùng hàng
Việt, tổ chức đưa hàng hóa về phục vụ địa bàn nông thôn, khu, cụm công nghiệp,
khu vực biên giới. Nắm bắt tình hình
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trọng điểm trên
địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh, các mặt hàng có sản lượng giảm so với cùng kỳ nhằm kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản
xuất. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp để lấy ý kiến Bộ Công Thương; tham mưu bổ sung quy hoạch cửa hàng xăng dầu
theo đề nghị của địa phương. Chủ trì phối hợp các địa
phương xây dựng Kế hoạch về đầu tư và phát triển chợ giai
đoạn 2016-2020; tiếp tục xây dựng Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035.
6. Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch
UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu lĩnh vực
văn hóa - xã hội đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.
Tập trung công tác xây dựng trường đạt
chuẩn. Tiếp tục kiểm soát và xử lý có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm,
không để lây lan, chủ động đề phòng lây lan bệnh do virút
Zika; thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thực
hiện Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh về
việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn
tỉnh Long An. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tiếp tục thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”; phát huy và đẩy mạnh các phong trào tập luyện, thi đấu thể dục thể thao; thực hiện nghiêm túc văn bản số 1105/UBND-VX ngày
01/4/2016 của UBND tỉnh Long An về tăng cường công tác quản lý hoạt động văn
hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh. Triển khai công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo theo nhiệm vụ, chỉ tiêu đề
ra. Theo dõi, kiểm tra thực hiện tốt các chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp, người có công, đối tượng chính sách, hộ
nghèo, khó khăn góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ trưởng Sở ngành tỉnh, Chủ tịch
UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc Quyết định số 3068/QĐ-UBND
ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và Quyết định
số 45/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy chế làm việc của UBND tỉnh. Tiếp tục thực hiện văn bản số
183-CV/TU ngày 17/02/2016 của Tỉnh ủy về chấn chỉnh tình trạng uống rượu, bia và tinh thần,
thái độ làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; văn bản số
1843/UBND-NC ngày 25/5/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số
12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Tiến hành sơ kết, tổng kết
các nhiệm vụ định kỳ, thường xuyên được giao vào cuối năm 2016.
7. Các ngành, địa phương tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng theo kế hoạch đề ra, nhất là tập trung triển
khai thực hiện Kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Long An năm 2016. Tập
trung thực hiện tốt các công tác: Giáo dục quốc phòng - an
ninh; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tập trung giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính; thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra. Tiếp tục tập trung triển khai
thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường
thủy, trong đó tập trung thực hiện đợt cao điểm về đảm bảo
an toàn giao thông từ nay đến cuối năm.
Trước tình hình chung còn nhiều khó
khăn, thách thức, nhiệm vụ còn lại của năm 2016 là rất nặng nề; vì vậy thủ trưởng
các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực
hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết các
khó khăn, vướng mắc của nhân dân, doanh nghiệp, không để hồ
sơ tồn đọng; trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ rà soát, đề nghị
đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành, địa phương, trong thực thi nhiệm vụ
phải bảo đảm chấp hành thực hiện đúng quy định của pháp luật; các trường hợp
khó khăn, vướng mắc, chưa rõ cần báo
cáo, đề xuất UBND tỉnh để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ (HN,
TP.HCM);
- Thường trực BCĐ Tây Nam bộ;
- TT TU, T TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Phòng (TH+KT1+KT2+KGVX+NC);
- Ban Tiếp công dân tỉnh;
- Lưu: VT.
BC_KTXH9thang2016
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Cần
|
PHỤ LỤC 1
SỐ LIỆU KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
(Kèm theo Báo cáo số: 187/BC-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh)
1. Nông nghiệp
- Lúa mùa và lúa đông xuân đã kết
thúc vụ, diện tích đạt 234.808 hecta, giảm 4.164 hecta so với vụ mùa và đông
xuân năm 2015; sản lượng đạt 1.411.913 tấn, giảm 175.834 tấn, tương đương giảm
11,1%. Do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino gây hiện tượng khô hạn làm ảnh hưởng
6.978 hecta lúa mùa và lúa đông xuân, trong đó mất trắng 3.615 hecta.
- Lúa hè thu 2016: Đã kết thúc gieo sạ,
diện tích gieo sạ ước 224.218 hecta, đạt 100,8% so với KH, bằng 100,1% so với
CK. Diện tích tăng chủ yếu các huyện phía bắc của tỉnh (Mộc
Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ), ngược lại diện tích giảm tại các huyện phía nam (Đức
Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước, Châu
Thành) do thời tiết không thuận lợi. Diện tích thu hoạch 156.906 hecta, năng suất
ước 46 tạ/ hecta, sản lượng 729.214 tấn.
- Lúa thu đông 2016: Diện tích gieo sạ
ước 71.627 hecta, bằng 132,8% KH, tăng 11.623 hecta so với CK, diện tích tăng
chủ yếu ở các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng do nước lũ năm nay thấp hơn các năm trước.
Riêng huyện Châu Thành, nông dân chuyển diện tích sang trồng thanh long. Tiến độ
gieo sạ đến thời điểm hiện tại đã gieo sạ 46.950 hecta; đã
thu hoạch 6.898 hecta, năng suất ước 53 tạ/ hecta, sản lượng 36.655 tấn, chủ yếu ở huyện Tân Thạnh, Vĩnh Hưng và Tân Hưng.
- Diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn:
Lúa mùa, diện tích bị mất trắng là 586 hecta ở huyện Cần
Giuộc. Lúa đông xuân 2015/2016: Diện tích lúa bị ảnh hưởng là 6.392 hecta với tổng
số hộ khoảng 10.846 hộ, bao gồm diện tích bị ảnh hưởng giảm năng suất từ 30-70%
là 3.363 hecta (Tân Trụ 201 hecta, Bến Lức 943 hecta, Cần
Đước 466 hecta, Cần Giuộc 429 hecta và Thủ
Thừa 1.324 hecta); trên 70% (mất trắng) là 3.029 hecta
(Tân Trụ 509 hecta, Cần Đước 266 hecta, Cần Giuộc 1.103 hecta và Thủ Thừa 1.151
hecta).
- Tình hình giá cả một số nông sản chủ
lực: Giá lúa thường từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, tăng 300 - 400 đồng/kg so với
cùng kỳ; giá lúa thơm nhẹ từ từ 4.800 - 5.600 đồng/kg, tăng từ 100 - 600 đồng/kg
so với cùng kỳ; giá nếp từ 5.000 - 6.800 đồng/kg, tăng mạnh từ 400 - 1.700 đồng/kg
so với cùng kỳ. Giá chanh có hạt từ 8.000 - 20.000 đồng/kg
(cùng kỳ giá từ 5.000 - 25.000 đồng/kg), giá chanh không hạt từ 10.000 - 30.000
đồng/kg (cùng kỳ giá từ 15.000 - 32.000 đồng/kg). Thanh long trái vụ giá cao
hơn gấp 3 đến 8 lần so với chính vụ; giá thanh long ruột trắng từ 10.000 -
15.000 đồng/kg (cùng kỳ giá từ 5.000 - 40.000 đồng/kg); giá thanh long ruột đỏ
từ 20.000 - 50.000 đồng/kg (cùng kỳ giá từ 10.000 - 60.000
đồng/kg). Giá Bắp bán bình quân từ 4.700 - 4.800 đồng/kg (giảm 500 - 600 đồng/kg
so với cùng kỳ). Giá mía bán tại ruộng từ 550.000 - 600.000 đồng/tấn (cao hơn 100.000-200.000 đồng/tấn so với cùng kỳ). Giá Khoai mỡ
bán bình quân từ 7.000 - 8.000 đồng/kg (cao hơn 500 - 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ). Giá Cây đậu
phộng bán từ 18.000 - 25.000 đồng/kg (cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cùng
kỳ). Giá cây mè bán bình quân từ 26.000-32.000 đồng/kg (giảm 4.000 - 6.000 đồng/kg
so với cùng kỳ).
2. Thương mại
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: May
mặc 622 triệu USD, đạt 72,3% KH, tăng 10,2%; giày dép 454 triệu USD, đạt 47,7%
KH, giảm 10%; gạo 551.377 tấn đạt 68,9% KH, giá trị là 258
triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 4,9% về giá trị; hạt điều nhân 15.968 tấn
đạt 79,8% KH, giá trị là 122 triệu USD tăng 6,7% về lượng và tăng 8,6% về giá
trị; thủy sản 100 triệu USD, đạt 66,7% KH, tăng 0,1%
- Lũy kế từ đầu
năm đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã mua khoảng 1,1 triệu
tấn quy lúa, giảm 16% so với cùng kỳ. Cụ thể ngày 13/9/2016: Giá lúa tươi OM
4.500 đ/kg, OM 5451 là 4.600 đ/kg; Giá lúa khô OM 6976 là
5.000 đ/kg, IR 50404 là 4.900 đ/kg; Giá gạo loại 5% - 15% - 25% tấm lần lượt là
7.200 - 7.000 - 6.900 đ/kg. Giá xuất khẩu gạo loại 5% -
10% - 15% - 25% tấm lần lượt là 365 USD/tấn - 360 USD/tấn - 355 USD/tấn - 350
USD/tấn.
- Hoạt động thương mại biên giới 9
tháng năm 2016: Xuất khẩu theo hợp đồng thương mại ước đạt 17,7 triệu USD tăng
28% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu là 10,1 triệu USD, nhập khẩu là 7,6 triệu
USD); trị giá hàng hóa mua bán qua biên giới đất liền đạt 4,9 tỷ đồng, giảm 68%
so với cùng kỳ.