ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 122/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 7 năm 2013
|
BÁO CÁO
TỔNG
KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN SỐ (2003 - 2013)
Thực hiện Công văn số 6466/BYT-TCDS ngày 25 tháng 9
năm 2012 của Bộ Y tế về việc tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số
(2003 - 2013).
Nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo thực
hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2003-2013 tại thành phố,
để góp phần xây dựng Luật Dân số; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo
các nội dụng cụ thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ -
XÃ HỘI
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung
tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối
giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan
toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của
cả nước.
Trong những năm gần đây, với nhịp độ tăng trưởng
kinh tế ngày càng cao (GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.600
USD so với GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.800
USD), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia
tăng; hàm lượng khoa học - công nghệ cao chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, các nguồn
lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; vị trí, vai trò
của thành phố đối với vùng và cả nước ngày càng được khẳng định. Chất lượng
công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được nâng lên; đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới, chỉnh trang các khu đô thị theo hướng
văn minh, hiện đại; di dời hệ thống cảng biển đạt kết quả tích cực; công tác quản
lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường có tiến bộ.
Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
có bước tiến tích cực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã góp
phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển; chất lượng chăm sóc sức khỏe người
dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng nâng cao; chính
sách xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả, hộ nghèo giảm rõ rệt (năm 2012
tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm của thành phố
duy trì ở mức dưới 2,21% ).
Với diện tích tự nhiên 2.095 km2,
tổ chức hành chính gồm 19 quận, 5 huyện với 322 phường -
xã, thị trấn, thành phố có quy mô dân số lớn (7.791.789 người) và mật độ dân số rất cao (3.719 người/km2).
Các cấp ủy Đảng,
Chính quyền, các Ban ngành, Đoàn thể từ thành phố đến cơ sở luôn nhận thức việc
triển khai Pháp lệnh Dân số là nhân tố quan trọng để hoàn thành công tác Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình và góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn thành phố.
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ năm 2003 đến năm 2013, thành phố
đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề ra:
- Tỷ suất sinh thô giảm từ 15,80%o năm 2003
xuống còn 14,03%o năm 2012.
- Tổng tỷ
suất sinh năm 2012 dự ước là 1,51 con, hiện ở mức
thấp so với mức sinh thay thế 2,10 con.
- Tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở
lên giảm đều hàng năm, năm 2003 là 5,65% đến năm 2012 đã giảm xuống
còn 3,71%, bình quân hàng năm giảm 0,2%.
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện
pháp tránh thai hàng năm đạt khoảng 80%, trong đó sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại đạt khoảng 70%.
- Tỷ số nạo phá thai giảm từ 101,40/100
trẻ sinh ra sống năm 2003 xuống còn 46,54/100 trẻ sinh ra sống năm 2012.
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học hàng năm vẫn
ở mức cao, năm 2003 là 20,76%o đến năm 2012 là 15,81%o.
- Tỷ số giới tính khi sinh giảm dần
khoảng cách chênh lệch, năm 2003 là 123 bé trai/100 bé gái, năm 2012 là 106
bé trai/100 bé gái.
- Tình trạng dân số không đều giữa
các quận - huyện, năm 2012, có 02 quận có dân số trên 500 ngàn
dân (quận Bình Tân, Gò Vấp), 07 quận - huyện có dân số trên 400
ngàn dân (quận 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Bình
Chánh), trên 300 ngàn dân có 02 huyện (huyện Củ Chi, huyện Hóc
Môn).
- Các chỉ báo kiểm định chất lượng
dân số, sức khỏe sinh sản có tiến bộ đáng kể, góp phần nâng chất lượng cuộc sống
của người dân thành phố. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2009 xếp hạng thứ
3/63 tỉnh, thành phố; tuổi thọ trung bình ở mức khá cao 75,1 tuổi;
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 11%, GDP bình quân đầu người
năm 2012 đạt 3.600 USD. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm
là 2,21 %.
B. NỘI DUNG TỔNG
KẾT
I. TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI PHÁP LỆNH DÂN SỐ VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
1. Các văn bản
ban hành theo thẩm quyền:
Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố đã có những
văn bản chỉ đạo, điều hành như sau:
- Chương trình hành động số 01/CTr-TU
ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Thành ủy
về thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW
ngày 22 tháng 3 năm 2005
của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình.
- Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND ngày
09 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2010.
-
Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành chính sách về Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định số 87/2006/QĐ-UBND ngày
14 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định chính sách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình giai đoạn 2006 - 2010.
- Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2008
của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005
của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình.
+ Quyết định số 6102/QĐ-UBND ngày 15
tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Đề án “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy
con tốt” giai đoạn 2010 - 2015.
- Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày
24 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định chính sách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình giai đoạn 2011 - 2015.
-
Quyết định số 3905/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch hành động thực hiện
Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011 - 2015.
Cấp ủy Đảng, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
đã đưa các chỉ tiêu về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân; ban hành các văn bản chỉ đạo (chương trình, kế hoạch công tác,
…).
Nội dung các văn bản ban hành theo thẩm
quyền có sự phù hợp, tính khả thi và đảm bảo giải quyết đặc điểm các vấn đề dân
số tại thành phố trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Pháp lệnh.
Chương trình hành động của Thành ủy là cơ sở nhằm đảm bảo việc các cấp ủy Đảng tập trung tăng cường lãnh chỉ đạo đối với công tác Dân số tại địa
bàn. Với hai quyết định về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được ban
hành ở 2 giai đoạn thực hiện Chiến lược Dân số (Quyết định
số 87 và Quyết định số 06) đã cụ thể hóa bằng các chế độ hỗ trợ và động viên người dân trong
việc thực hiện tốt chính sách Dân số trên địa bàn thành phố.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: đã lồng ghép nội dung thực hiện chính sách Dân số
vào tiêu chuẩn xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố và tham mưu cho
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định chỉ đạo thực hiện
trong từng giai đoạn, cụ thể:
+ Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 05
tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tiêu chuẩn phường - xã, thị trấn văn hóa
giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 1537/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến - văn hóa,
giai đoạn 2007 - 2010.
+ Quyết định
số 2347/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5
năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành bộ 14 tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2011 - 2015.
+ Quyết định số 4946/QĐ-UBND ngày 25
tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành bộ 12 tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2012 -
2015.
Nội dung chính sách Dân số đã được cụ
thể hóa bằng các tiêu chí đánh giá “gia đình văn hóa”, “khu phố - ấp văn hóa”,
“phường-xã, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” góp phần tác
động trách nhiệm của cộng đồng, cơ quan đơn vị vào việc thực hiện tốt chính
sách Dân số.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố: đã ban hành các văn bản góp phần đưa chính sách Dân số vào hoạt động của
Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong những năm qua, cụ thể:
+ Triển khai thực hiện Công văn số 3579/UBND-VX ngày 02 tháng 6 năm
2006 của Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo về
việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ ngoại thành.
+ Kế hoạch số 90/KH-PN ngày 16
tháng 9 năm 2011 của Hội Liên hiệp Phụ nữ
thành phố về triển khai thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Trong đó, nội dung không sinh con thứ 3 trở lên là một trong các tiêu chí đánh
giá của bộ tiêu chuẩn.
- Liên đoàn Lao động thành phố:
có văn bản triển khai trong hệ thống tổ chức Công đoàn về chỉ tiêu phấn đấu
“không có cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên” vào bình xét thi
đua cá nhân và tập thể công đoàn cơ sở hàng năm.
- Công an thành phố: có Hướng dẫn số 158/CATP-TCCB ngày 25 tháng 02
năm 2010 của Công an thành phố về quy định xử lý kỷ luật đối với
cán bộ chiến sĩ, công nhân viên chức trong lực lượng công
an nhân dân vi phạm chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Các văn bản Ban ngành, Đoàn thể triển
khai thực hiện chính sách Dân số đã góp phần đưa chính sách đi vào cuộc sống.
2. Công tác phổ
biến giáo dục Pháp lệnh Dân số:
Thành phố đã tổ chức hội nghị quán
triệt cho tất cả cán bộ chủ chốt các cấp về nội dung Pháp lệnh Dân số năm 2003,
Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số và các văn bản có liên quan như:
- Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22
tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
- Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12
ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
- Nghị định số 104/2003/NĐ-CP
ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ
về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.
- Nghị định số 114/2006/ND-CP
ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính
phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về Dân số và Trẻ em.
- Nghị định số 20/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
- Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17
tháng 3 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi
Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
Việc triển khai quán triệt Pháp lệnh
Dân số và các văn bản chỉ đạo có liên quan của thành phố đã tạo sự chuyển biến
tích cực nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về
công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Hầu hết cấp ủy Đảng,
Chính quyền, Ban ngành, Đoàn thể từ thành phố đến quận - huyện và cơ sở đã xây
dựng kế hoạch, chỉ thị, chương trình hành động thực hiện Pháp lệnh Dân số, quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác Dân số.
3. Công tác
truyền thông Pháp lệnh Dân số:
- Thành phố
đã tổ chức tập huấn triển khai, nói chuyện và truyền thông chuyên
đề về Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan 37.126 cuộc, với sự tham dự của 1.483.783 người bao gồm cấp ủy Đảng và Chính quyền, Ban ngành, Đoàn thể, cán bộ công chức - viên chức,
cán bộ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các cấp và cộng tác viên Dân số, Ban điều
hành khu phố - ấp, tổ trưởng, tổ phó dân phố và các đối tượng nhân dân. Các quận
- huyện, phường - xã, thị trấn đã tổ chức xe loa phát thanh 26.026 lần với
tổng thời lượng là 156.881 phút và 5.519 tin bài.
Để cung cấp những thông tin về Pháp lệnh
Dân số, các văn bản pháp luật và các chuyên đề về Dân số, Sức khỏe sinh sản - Kế
hoạch hóa gia đình đến tận tay người dân, thành phố đã sản xuất và nhân bản 20.000
quyển sách và 2.848.989 tờ rơi về Pháp lệnh Dân số tiếng Việt và 8.000
quyển sách về Pháp lệnh Dân số tiếng Hoa; 27.323 quyển sách, 29
băng đĩa, 170 tranh đứng, 12.000 tranh lật và 4.363.449 tờ
rơi về chính sách và các chuyên đề về chính sách Dân số.
- Các Ban ngành, Đoàn thể (Sở Giáo dục
và Đào tạo, Trường Cán bộ thành phố, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Thành Đoàn) đã tổ chức 408
lớp tập huấn về Pháp lệnh Dân số, các chính sách và các chuyên đề về Dân số, Sức
khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình cho 15.871 người là giáo viên, cán
bộ Đoàn, cán bộ y tế, cán bộ Hội và Hội viên, cán bộ lãnh đạo và đoàn viên Công
đoàn; tổ chức 1.155 cuộc truyền thông cho 220.204 người là học
sinh, sinh viên, vị thành niên - thanh niên, các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ, thanh niên công nhân; tổ chức 27 hội thi tìm hiểu về Pháp lệnh
Dân số, các văn bản pháp luật và các chuyên đề về Dân số, Sức khỏe sinh sản - Kế
hoạch hóa gia đình với sự tham dự của 6.120 người là Hội viên Hội Nông
dân, Đoàn viên Công đoàn, công nhân các khu chế xuất - khu công nghiệp, các đơn
vị ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn thành phố.
- Đài Tiếng nói nhân dân thành phố thực hiện phát sóng 1.190 lần với 595
tiết mục, tổng thời lượng là 35.700 phút với các chuyên đề về Pháp lệnh
Dân số và chính sách Dân số. Các chương trình phát sóng được xây dựng dưới các
hình thức: phỏng vấn, tiểu phẩm, câu chuyện truyền thanh, bài viết, phóng sự
thu thanh, trang tin, những ghi nhận từ cấp cơ sở …
- Đài Truyền hình thành phố đã xây dựng
và phát sóng 2.552 lần với 15 phim dưới dạng spot, phim tuyên
truyền, phim phóng sự, 09 tọa đàm và phỏng vấn với
thời lượng 38.280 phút về các chuyên đề: Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh sửa
đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, Chiến dịch truyền thông lồng ghép, chăm sóc sức
khỏe sinh sản vị thành niên - thanh niên, chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới,
phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức
khỏe Tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, các hệ lụy của
mang thai ngoài ý muốn, vấn đề sinh con năm đẹp, ..
- Nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền cổ động trực quan về các chính sách Dân số đến với mọi tầng lớp nhân
dân, Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố đã thực hiện các pa nô, khẩu hiệu
để phục vụ các đợt của chiến dịch truyền thông lồng ghép, ngày Dân số Thế giới
và Việt Nam, tháng hành động quốc gia về Dân số. Kết quả đã triển khai 14.105
cụm pa nô, 14.303 băng rôn và 950 cờ phướn tại khu vực trung tâm,
các cửa ngõ ra vào thành phố, các con đường có đông người qua lại.
- Việc truyền thông Pháp lệnh Dân số
còn được thực hiện thường xuyên và liên tục thông qua đội ngũ 11.425 cộng
tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở dưới nhiều hình thức vãng gia,
tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”,… nhằm đảm bảo cho tất
cả mọi người dân được tiếp cận các nội dung có liên quan.
Các hoạt động truyền thông được chú
trọng và tăng cường, góp phần vào việc xây dựng các chính sách, huy động thêm
nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho công tác Dân số. Quy mô gia đình có đủ
số con ngày càng được sự đồng thuận cao của xã hội, hiểu biết và thực hành về
chính sách Dân số của Đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân được nâng
lên rõ rệt.
4. Khen thưởng, xử
lý các trường hợp vi phạm chính sách Dân số:
Thực hiện Quyết định số
87/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2006
của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định chính
sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 - 2010. Từ năm 2006 đến nay,
các đơn vị có thành tích trong việc thực hiện chính sách Dân số trên địa bàn
thành phố được khen thưởng như sau:
+ Có 24 lượt phường - xã, thị
trấn đạt danh hiệu “phường - xã, thị trấn không có trường hợp sinh con thứ 3
trong 1 năm”, 03 lượt phường - xã, thị trấn đạt danh hiệu “phường - xã,
thị trấn không có trường hợp sinh con thứ 3 trong 2 năm liên tục”.
+ Có 1.778 lượt khu phố - ấp đạt
danh hiệu “khu phố - ấp không có trường hợp sinh con thứ 3 trong 1 năm”, 1.107
lượt khu phố - ấp đạt danh hiệu “khu phố - ấp không có trường hợp sinh con thứ
3 trong 2 năm liên tục”.
+ Có 297 lượt đơn vị cung cấp
dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình được khen thưởng với thành tích hoàn thành đạt và
vượt chỉ tiêu triệt sản và đặt dụng cụ tử cung.
Việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức vi phạm chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong những năm gần đây
có xu hướng giảm. Trong 9 năm có 341 người là cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức thuộc quận - huyện quản lý vi phạm sinh con thứ 3 trở lên (năm 2003:
19 người, năm 2004: 34 người, năm 2005: 49 người, năm 2006: 40 người, năm 2007:
28 người, năm 2008: 130 người, năm 2009: 16 người, năm 2010: 10 người, năm
2011: 5 người và năm 2012: 10 người).
Xử lý vi phạm chính sách Dân số được
căn cứ theo các quy định hiện hành của Đảng, của ngành với các hình thức: kiểm
điểm, khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, không xét
danh hiệu thi đua cá nhân trong năm vi phạm, không đề bạt vào các chức vụ lãnh
đạo …; thông qua cơ chế cộng đồng chịu trách nhiệm với việc vi phạm chính sách
của cá nhân: không xét thi đua tập thể, không xét danh hiệu gia đình văn hóa,
khu dân cư văn hóa, …
5. Công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát tình hình thi hành Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp
luật có liên quan:
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát tình hình thi hành Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật khác có liên
quan được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động cụ
thể như sau:
- Định kỳ hàng năm, Ban Chỉ đạo công tác
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp thành phố đều có 02 đợt giám sát
chuyên đề, họp xem xét các báo cáo và đề xuất các hướng giải pháp kịp thời đối
với tình hình thực hiện công tác Dân số trên địa bàn bàn thành phố.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám
sát liên ngành về các nội dung chuyên đề như: phúc tra phường - xã, thị
trấn, khu phố - ấp không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên;
Chiến dịch Truyền thông lồng ghép; kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ, quản
lý tài chính, thực hiện chính sách, chế độ có liên quan trong công tác đảm bảo
hậu cần và cung cấp các dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình; quản lý hậu cần các
phương tiện tránh thai; quản lý kho dữ liệu điện tử,… Trung bình hàng năm, cấp
thành phố tổ chức trên 150 lượt và cấp quận - huyện tổ chức trên 1.500
lượt kiểm tra, giám sát tại cơ sở.
- Phối hợp cùng Đoàn Thanh tra Bộ Y tế,
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện 03 đợt thanh tra vào
tháng 5/2009, tháng 5/2011 và tháng 3/2012 với nội dung kiểm tra hành vi phổ biến
phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các tài liệu, xuất bản phẩm;
đối tượng kiểm tra là 25 nhà xuất bản và nhà sách trên địa bàn thành phố.
Thông qua việc thanh tra, Đoàn đã phát hiện 40 đầu sách có nội dung vi
phạm, đã tiến hành thu hồi và xử lý theo quy định.
- Thanh tra Sở Y tế đã thực hiện 02
đợt thanh tra vào tháng 6 năm 2009 và tháng 6 năm 2010 về nội dung thực hiện Nghị định số 114/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính về Dân số và Trẻ em tại các phòng khám sản phụ
khoa có siêu âm, chẩn đoán giới tính thai nhi thuộc các đơn vị y tế công lập và
tư nhân.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát được tăng cường đã góp phần điều chỉnh các hiện tượng, hành vi vi phạm và kịp
thời khắc phục, giải quyết các khó khăn của cơ sở trong quá trình triển khai thực
hiện chính sách Dân số.
II. KẾT QUẢ THI
HÀNH PHÁP LỆNH DÂN SỐ VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
1. Phân tích
đánh giá các nhận định của đối tượng điều chỉnh đối với từng vấn đề điều chỉnh,
nội dung điều chỉnh và điều khoản điều chỉnh của Pháp lệnh Dân số và các văn bản
pháp luật liên quan:
1.1. Về Chương I: Những quy định chung:
Nội dung chương này được diễn giải đầy
đủ, rõ ràng cụ thể, dễ hiểu đối với các đối tượng áp dụng. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng của Pháp lệnh Dân số thể hiện rõ các đối tượng điều chỉnh,
tính khả thi của các quy phạm điều chỉnh.
Tuy nhiên, về bố cục trình bày có sự
trùng lặp ở nội dung Chương I và Chương
II, khi ở Điều 4 quy định “quyền và nghĩa vụ của công
dân về công tác dân số”, trong Điều 10 (Pháp lệnh sửa
đổi) tiếp tục quy định “quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng trong việc thực
hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
Đối tượng điều chỉnh không thuận tiện trong việc tiếp cận Pháp lệnh Dân số về nội
dung quyền và nghĩa vụ công dân.
Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số quy định “Sinh một hoặc hai con, trừ
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” chưa đảm bảo được tính nhất quán
so với nội dung tại khoản 9, Điều 3 của Pháp lệnh Dân số khi
quy định “Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá
nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con”. Chưa đảm bảo được
tính thống nhất trong nội dung điều chỉnh đối với vấn đề Kế hoạch hóa gia đình.
Tại điểm a, khoản 2, Điều 4 Pháp lệnh Dân số quy định “Công dân có nghĩa vụ thực hiện kế
hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”. Cụm từ “quy mô gia đình ít con” còn
chưa rõ nghĩa, chưa cụ thể về số lượng, thiếu tính thuyết phục đối với đối tượng
áp dụng.
1.2. Về Chương II: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư:
Nội dung chương này có tính bao quát,
với các quy phạm điều chỉnh chi tiết và khá đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề về
quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư. Qua đó, nhằm góp phần nâng cao
trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý Nhà nước về
dân số.
Trong quá trình triển khai, thực tiễn
phát sinh các vấn đề được ghi nhận như sau:
Quy mô dân số:
- Liên quan đến nội dung điểm a, khoản
1, Điều 10 của Pháp lệnh Dân số trước khi sửa đổi quy định
“Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số
con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe,
điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp
vợ chồng trên cơ sở bình đẳng”. Nội dung này còn chưa rõ ràng và thiếu tính
khả thi, có tác động nhất định đến việc điều chỉnh quy mô dân số của cả nước
trong một thời gian khá dài (5 năm) cho đến khi được điều chỉnh.
- Tại khoản 1, Điều
8, Pháp lệnh Dân số quy định “Nhà nước điều chỉnh quy mô dân số phù
hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường thông
qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc
sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để điều chỉnh mức sinh và
ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý”. Nội dung này chưa điều chỉnh được
vấn đề quy mô dân số theo đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh (tỷ lệ tăng dân số
cơ học vẫn ở mức cao).
Cơ cấu dân số:
- Quy phạm điều chỉnh có liên quan đến
nội dung cơ cấu dân số khá đầy đủ, rõ ràng, hợp lý và có tính khá thi. Tuy
nhiên, quá trình triển khai các chính sách có liên quan đến nội dung này còn chậm,
có tác động đến tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh trên cả nước
(chương trình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu triển
khai từ năm 2009, đến nay chưa có Đề án tổng thể về can thiệp giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh trên phạm vi cả nước). Về đối tượng điều chỉnh tại
nội dung này, cần bổ sung thêm nhóm các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ liên
quan đến việc chẩn đoán giới tính thai nhi.
- Tại Điều 2,
Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính về Dân số và Trẻ em quy định mức xử phạt vi phạm
hành chính về “hành vi lựa chọn giới tính thai nhi”, các biện pháp chế
tài được quy định hiện còn ở mức thấp, chưa đủ tính răn đe và điều chỉnh các
hành vi của người vi phạm.
- Tại Điều 26,
Nghị định số 114/2006/NĐ-CP quy định
về “thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Dân số, Gia đình và
Trẻ em”. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp giải thể từ tháng 6
năm 2008, trên thực tế không còn tồn tại chức năng Thanh tra
chuyên ngành theo Nghị định. Hiện nay, không có Thanh tra chuyên ngành Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình, việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực Dân số
do Thanh tra ngành Y tế kiêm nhiệm, việc này gây ảnh hưởng nhất định đến quá
trình thanh tra, kiểm tra - giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Phân bổ dân cư:
- Tại khoản 1, Điều
18, Pháp lệnh Dân số quy định “Nhà nước có chính sách và biện pháp
cần thiết để hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn;
thực hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết hợp xây dựng đô thị
lớn, vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý”.
Nội dung này, không điều chỉnh được tốc độ tăng dân số cơ học tại thành phố Hồ
Chí Minh trong suốt thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển đô thị thực hiện
chưa thực sự đồng bộ giữa các địa phương. Mặt khác, nội dung này cũng có sự mâu
thuẫn nhất định với Luật Cư trú năm 2006, trong đó xác định quyền
tự do cư trú của công dân, tại Điều 3
quy định “Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan”.
1.3. Về Chương III: Chất lượng dân số:
Nội dung chương này với các khái niệm,
biện pháp tổ chức thực hiện, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng
điều chỉnh được thể hiện chi tiết, với nội dung được diễn giải đầy đủ và dễ hiểu.
Cũng như các quy phạm điều chỉnh về cơ cấu dân số, quá trình triển khai các
chính sách có liên quan đến nội dung nâng cao chất lượng dân số còn chậm so với
yêu cầu thực tế của xã hội, chậm đi vào cuộc sống của người dân (chương trình
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh bắt đầu triển khai từ năm 2007, đến nay chưa có Đề
án tổng thể về nâng cao chất lượng Dân số trên phạm vi cả nước).
1.4. Các Chương còn lại của Pháp lệnh Dân số: quy định về
các biện pháp thực hiện công tác dân số, quản lý nhà nước về dân số, khen thưởng
và xử lý vi phạm, điều khoản thi hành. Nội dung các chương được thể hiện một
cách chi tiết cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với thực tiễn công tác dân số. Các ý kiến
ghi nhận cụ thể như sau:
- Về cơ quan quản lý nhà nước về dân
số, Pháp lệnh quy định Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp chịu trách nhiệm
thực hiện quản lý nhà nước về dân số. Thực tế trong 10 năm
qua, bộ máy tổ chức làm công tác dân số ở địa phương có
nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức (tháng 8 năm 2001
thành lập Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố trên cơ sở sát nhập của Ủy
ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, đến tháng 6 năm 2008
thì giải thể và thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Sở
Y tế vào tháng 8 năm 2008). Sự thay đổi về mặt tổ chức bộ
máy đã tác động không nhỏ đến chủ thể quản lý nhà nước về công tác dân số trong
quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Pháp lệnh.
- Tại khoản 2, Điều
2, Nghị định số 114/2006/ND-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quy định xử phạt vi
phạm hành chính về Dân số và Trẻ em quy định “Đảng viên sinh con thứ ba trở
lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính
phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở
lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người
dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú”. Quy định này là khá chi tiết
và rõ ràng, nhưng trên thực tế khó điều chỉnh được hành vi vi phạm chính sách
Dân số của người dân tại cộng đồng và cán bộ công chức viên chức không là Đảng
viên.
- Việc ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số (ban hành ngày 27 tháng 12
năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2009) đến khi có Nghị định hướng dẫn thi
hành (Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 3
năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 29
tháng 4 năm 2010) với thời gian kéo dài 15
tháng nên việc thi hành pháp luật về Dân số chậm đi vào cuộc sống của người
dân.
Nhận định:
Pháp lệnh Dân số đã góp phần thể chế
hóa quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về công tác Dân số. Các nội dung
điều chỉnh, các quy phạm điều chỉnh của Pháp lệnh Dân số đã thực sự đi vào cuộc
sống của người dân góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội
trong công tác Dân số; nâng cao hiệu lực thực thi và tăng cường thống nhất quản
lý nhà nước về Dân số trên phạm vi cả nước.
2. Phân tích
đánh giá các bằng chứng và các yếu tố tác động đến mức độ nhận biết và hành vi
thực hiện của các đối tượng điều chỉnh đối với từng vấn đề điều chỉnh, nội dung
điều chỉnh và điều khoản điều chỉnh của Pháp lệnh Dân số:
2.1. Điều chỉnh quy mô dân số:
Theo Niên giám thống kê thành phố năm
2012, dân số thành phố có 7.791.789 người, mật độ gần 3.791
người/km2, là thành phố có quy mô dân số lớn và
mật độ dân số cao nhất cả nước. Mật độ dân số cao tạo nên
một áp lực lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề an sinh xã hội
của thành phố.
Thực hiện việc điều chỉnh quy mô dân
số, Ủy ban nhân dân thành phố và quận - huyện đã đưa chỉ
tiêu phấn đấu về dân số (chỉ tiêu mức giảm sinh, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra là con
thứ 3 trở lên, các biện pháp tránh thai hiện đại) vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế
- xã hội hàng năm.
Bảng
1: Các chỉ tiêu về quy mô Dân số
(Nguồn:
Cục Thống kê thành phố)
Tiêu chí
|
Năm 2003
|
Năm 2005
|
Năm 2006
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
- Dân số (người)
|
5.867.496
|
6.291.055
|
6.483.033
|
7.201.550
|
7.396.446
|
7.521.138
|
7.791.789
|
- Tỷ suất sinh thô (%o)
|
15,80
|
15,61
|
15,24
|
14,24
|
13,98
|
13,58
|
14,03
|
- Tổng tỷ suất sinh
|
1,40
|
1,52
|
1,50
|
1,45
|
1,45
|
1,30
|
1,51
|
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
(%)
|
5,65
|
4,98
|
5,36
|
3,65
|
3,43
|
3,22
|
3,71
|
- Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o)
|
11,80
|
11,44
|
10,86
|
10,37
|
10,35
|
9,79
|
10,07
|
- Tỷ lệ tăng cơ học (%o)
|
20,76
|
19,85
|
19,92
|
20,72
|
20,74
|
19,86
|
15,81
|
- Tỷ lệ tăng dân số (%o)
|
32,56
|
31,29
|
30,78
|
31,09
|
31,09
|
29,65
|
25,88
|
Mức sinh trên địa bàn thành phố liên
tục giảm trong từng năm: tỷ suất sinh thô giảm từ 15,80%o năm 2003 xuống
còn 14,03%o năm 2012; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên được kềm giữ ở mức từ
5,65% năm 2003 xuống còn 3,71% năm 2012; tổng tỷ suất sinh năm
2012 dự ước là 1,51 con, hiện ở mức thấp so với mức sinh thay thế 2,10
con.
Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần từ 11,80%o
năm 2003 còn 10,07%o năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số cơ học vẫn ở mức cao,
năm 2003 là 20,76%o đến năm 2012 là 15,81%o.
Từ các số liệu nêu trên cho thấy,
thành phố đã duy trì tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thấp trong suốt
10 năm qua, đây là kết quả sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của người dân
đối với chính sách dân số.
2.2. Các hoạt động chăm sóc Sức khỏe
sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình:
2.2.1. Cung cấp các dịch vụ chăm
sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình:
Mạng lưới dịch vụ chăm sóc Sức khỏe
sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển. Mạng lưới y tế
công lập và ngoài công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch
hóa gia đình phát triển bao gồm: các Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện
đa khoa có khoa phụ sản, các Phòng khám phụ sản, Nhà hộ sinh, Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe sinh sản thành phố, Khoa chăm sóc sức khỏe
sinh sản thuộc Trung tâm Y tế dự phòng quận - huyện, Trạm
y tế phường - xã, thị trấn. Mạng lưới
cung cấp dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình được củng cố,
kiện toàn ở các tuyến, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân thành phố.
Tại thành phố 100% phường -
xã, thị trấn có Trạm Y tế; 90,6% phường - xã, thị trấn (292/322)
đạt chuẩn quốc gia về y tế theo quyết định 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế; 100% số Trạm Y tế phường - xã, thị trấn (322/322) đảm bảo
sự có mặt thường xuyên của Bác sĩ; 315/322
phường - xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 100% khu phố - ấp có cộng
tác viên Dân số. Hầu hết nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, nhân viên y tế cơ sở được
đào tạo và có kỹ năng cơ bản về chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia
đình theo chuẩn quốc gia; cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số được tập
huấn về kiến thức, kỹ năng và thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, biện pháp
tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
Việc xã hội hóa công tác chăm sóc Sức
khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình đã được chú trọng và có nhiều chuyển biến
tích cực. Mạng lưới cung cấp dịch vụ tư nhân chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch
hóa gia đình được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội; tiếp thị
xã hội phương tiện tránh thai được tăng cường, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
được mở rộng; tỷ lệ khách hàng tham gia tự chi trả ngày càng tăng.
Tuy nhiên thực trạng nạo phá thai của
thành phố cần được ghi nhận, tỷ số nạo phá thai có kéo giảm qua từng năm nhưng
số người vị thành niên thực hiện nạo phá thai có xu hướng tăng lên (trên 4%).
Bảng
2: Số liệu về thực trạng nạo phá thai
Tiêu chí
|
Năm 2006
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
- Số ca nạo phá thai trên 100 ca sinh sống
|
103,40
|
100,28
|
75,83
|
61,31
|
46,54
|
- Tỷ lệ nạo phá thai ở vị thành niên
|
|
2,42%
|
2,29%
|
4,10%
|
4,03%
|
(Nguồn:
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản thành phố)
Năm 2011, tình hình Sức khỏe sinh sản
của nhóm dân số trẻ đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm như: tình trạng sống thử
và thái độ, hành vi dễ dãi trong quan hệ tình dục, tình dục trước hôn nhân, dẫn
đến mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, phá thai không an toàn và mắc các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Đây là những vấn đề xã hội rất đáng lo ngại, ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng dân số của thành
phố. Trước thực trạng đó, Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành Quyết định số 4247/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 về thành lập Phòng khám Sức khỏe sinh sản
- Kế hoạch hóa gia đình miễn phí trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình nhằm phục vụ cho nhóm dân số đặc thù của thành phố.
Sau 2 năm hoạt động , Phòng khám Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình đã tham gia thực hiện
công tác truyền thông cho 10.350 lượt nam nữ sinh viên tại các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; tư vấn trực tiếp tại
nơi sinh hoạt và làm việc cho 10.500 lượt nữ công nhân; tư vấn trực tiếp
miễn phí tại phòng khám 4.500 lượt người và thực hiện khám lưu động cho 18.414
lượt phụ nữ nghèo, cận nghèo và nữ công nhân làm việc tại các khu chế xuất -
khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
2.2.2. Tăng cường cung cấp dịch vụ
chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình đến các địa bàn khó khăn:
Từ năm 2005 đến năm 2012, thành phố đã tổ chức 16 đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép
cung cấp dịch vụ chăm sóc chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình,
trên địa bàn 24 quận - huyện với 1.451 lượt phường - xã, thị trấn
tham gia. Tổng kinh phí đầu tư cho Chiến dịch là 16,043 tỷ đồng, trong
đó kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 7,664
tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương chi hỗ trợ.
Bảng
3: Số liệu về hoạt động các đợt Chiến dịch Truyền thông lồng ghép
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Năm
|
Hoạt động triển
khai Chiến dịch Truyền thông lồng ghép
|
Ngân sách trung
ương đầu tư cho các hoạt động Chiến dịch (triệu đồng)
|
Ngân sách thành
phố đầu tư cho các hoạt động Chiến dịch (triệu đồng)
|
Số quận - huyện
triển khai
|
Số phường - xã
triển khai
|
Số phụ nữ được
khám chăm sóc SKSS
|
Số phát hiện mắc
bệnh phụ khoa thông thường
|
Năm 2005
|
24
|
188
|
42.225
|
21.438
|
1.519
|
710
|
Năm 2006
|
24
|
159
|
81.248
|
35.115
|
1.659
|
895
|
Năm 2007
|
24
|
159
|
52.532
|
21.515
|
1.552
|
904
|
Năm 2008
|
24
|
257
|
35.145
|
18.684
|
930
|
1.187
|
Năm 2009
|
24
|
286
|
55.354
|
26.308
|
605
|
1.240
|
Năm 2010
|
24
|
235
|
96.902
|
40.856
|
635
|
1.559
|
Năm 2011
|
24
|
104
|
21.810
|
9.478
|
592
|
1.378
|
Năm 2012
|
5
|
63
|
14.799
|
4.432
|
172
|
506
|
Cộng
|
|
1.451 lượt
|
400.015
|
177.826
|
7.664
|
8.379
|
Qua 8 năm triển khai thực hiện, Chiến
dịch đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc Sức khỏe
sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình cho người dân thành phố. Thông qua việc cung cấp
các gói dịch vụ trong Chiến dịch, có 5.395 trường hợp tham gia tự nguyện
triệt sản và 142.946 trường hợp đặt dụng cụ tử
cung, khám chăm sóc Sức khỏe sinh sản cho 400.015 lượt phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ, điều trị các bệnh phụ khoa thông thường cho 177.826 trường
hợp (chiếm tỷ lệ 44%).
Kết quả Chiến dịch đã góp phần tăng
cường công tác truyền thông chuyển biến nhận thức của đại đa số người dân, nhất
là dân lao động nghèo và nhập cư, đây là nhóm đối tượng chính có nhu cầu được
thụ hưởng các gói dịch vụ trong Chiến dịch thông qua việc khám chăm sóc sức khỏe
sinh sản có kết hợp thực hiện công tác tư vấn Sức khỏe sinh sản - Tiền hôn nhân
nhằm góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
2.2.3. Đa dạng hóa các biện pháp
tránh thai:
Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại duy trì đều ở mức phấn đấu trên 65% (năm 2003: 66,4%,
năm 2006: 67,4%, năm 2009: 64,5%, năm 2012: 65,7%). Trong
các năm qua thành phố đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch vận động người sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại do Trung ương giao.
Bảng
4: Số liệu về sử dụng các biện pháp tránh thai
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Tiêu chí
|
Năm 2003
|
Năm 2005
|
Năm 2006
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
- Số PN 15-49 tuổi có chồng
|
833.404
|
968.328
|
1.046.732
|
1.188.247
|
1.239.517
|
1.231.396
|
1.247.772
|
- Số người sử dụng các BPTT
|
695.059
|
749.031
|
811.696
|
983.251
|
1.010.410
|
968.761
|
957.976
|
- Tỷ lệ sử dụng các BPTT (%)
|
83,4
|
77,4
|
77,5
|
82,7
|
81,9
|
78,7
|
76,8
|
- Số người sử dụng các BPTT hiện đại
|
553.380
|
658.968
|
705.245
|
766.513
|
892.748
|
837.344
|
820.935
|
- Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại (%)
|
66,4
|
68,1
|
67,4
|
64,5
|
72,0
|
68,0
|
65,7
|
Cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại có sự thay đổi cơ bản, các biện pháp tránh thai phi lâm sàng (bao
cao su, thuốc uống tránh thai) ngày càng tăng, ngược lại các biện pháp tránh
thai lâm sàng (triệt sản, đặt dụng cụ tử cung) có xu hướng giảm. So với cả nước,
thành phố thuộc nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh
thai đạt khá cao, trên mức 75%.
Bảng
5: Số liệu về sử dụng các biện pháp tránh thai trong từng năm
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Tiêu chí
|
Số người mới
triệt sản
|
Số người mới đặt
dụng cụ tử cung
|
Số người đang sử
dụng thuốc tiêm
|
Số người mới sử
dụng thuốc cấy
|
Số người đang sử
dụng thuốc uống
|
Số người đang sử
dụng bao cao su
|
Số cặp vợ chồng
đang sử dụng các BPTT
|
Tỷ lệ sử dụng
các BPTT
|
Năm 2003
|
3.735
|
50.463
|
3.940
|
32
|
112.846
|
135.162
|
695.059
|
83,4
|
Năm 2004
|
2.403
|
53.790
|
4.920
|
173
|
128.035
|
151.907
|
752.193
|
85,4
|
Năm 2005
|
2.436
|
57.721
|
5.721
|
71
|
139.432
|
159.438
|
749.031
|
77,4
|
Năm 2006
|
2.537
|
66.878
|
7.425
|
369
|
164.516
|
177.575
|
811.696
|
77,5
|
Năm 2007
|
2.830
|
64.391
|
8.968
|
478
|
184.484
|
216.740
|
884.229
|
82,9
|
Năm 2008
|
2.551
|
62.341
|
10.971
|
391
|
201.227
|
229.876
|
935.511
|
87,0
|
Năm 2009
|
2.315
|
64.939
|
12.417
|
442
|
217.566
|
245.840
|
983.251
|
82,7
|
Năm 2010
|
1.520
|
58.547
|
13.769
|
575
|
226.501
|
267.224
|
1.010.410
|
81,9
|
Năm 2011
|
1.306
|
58.276
|
12.904
|
453
|
215.796
|
255.830
|
968.761
|
78,7
|
Năm 2012
|
1.264
|
51.566
|
14.247
|
429
|
219.074
|
255.875
|
957.976
|
76,8
|
Tổng
|
22.897
|
588.912
|
|
3.413
|
|
|
|
|
Tiếp tục thực
hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và đa dạng hóa việc cung ứng phương
tiện tránh thai và dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình,
tạo cơ hội thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp. Trên địa bàn thành phố hiện có 4 kênh phân phối phương tiện tránh
thai chủ yếu:
- Kênh cung cấp
dịch vụ tránh thai lâm sàng miễn phí do Ngành Y tế đảm nhận. Trong 9 năm (2003 - 2012) đã thực hiện được 22.897
người triệt sản mới, trung bình mỗi năm có 2.544 người triệt sản mới; đặt
dụng cụ tử cung có 588.912 người mới áp dụng, bình quân mỗi năm có 65.435
người; thuốc tiêm tránh thai có 95.282 lượt người sử dụng, bình quân mỗi
năm có 10.587 người và thuốc cấy tránh thai có 3.413 người mới sử
dụng, bình quân mỗi năm có 379 người.
- Kênh cung cấp dịch vụ tránh thai
phi lâm sàng miễn phí (thuốc uống, bao cao su tránh thai) dựa vào cộng đồng do
cán bộ chuyên trách và cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở thực
hiện. Từ năm 2003 đến nay, đã cung cấp miễn phí 5.346.416 chiếc bao cao
su và 3.489.900 vỉ thuốc uống tránh thai cho người dân thuộc diện hộ
nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố, bình quân hàng năm có trên 100.000
người sử dụng thuốc uống tránh thai và bao cao su miễn phí.
- Kênh tiếp thị xã hội các phương tiện
tránh thai phi lâm sàng, được thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ cộng tác viên
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các nhà thuốc tây, các chủ nhà trọ khu lưu trú
công nhân. Trong quá trình triển khai, đã tiếp thị xã hội được 4.542.340
chiếc bao cao su (nhãn hiệu Hello, OK, Yes, NightHappy) và 2.381.276 vỉ
thuốc uống tránh thai (nhãn hiệu NewChoice, NightHappy), bình quân hàng năm có
từ 100.000 đến 120.000 người sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội.
- Kênh cung cấp dịch vụ tránh thai lâm
sàng do các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện và người dân chủ động tiếp cận
một cách thuận tiện các phương tiện tránh thai phi lâm sàng từ thị trường tự
do.
2.2.4. Các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ:
Ủy ban nhân dân
thành phố đã ban hành Quyết định số 87/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2006 về quy định chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai
đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2012 về quy định chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai
đoạn 2011 - 2015. Trong đó có chính sách dành riêng cho người thực hiện các biện
pháp tránh thai hiện đại, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công
tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, khen thưởng phường - xã, khu phố - ấp không có người sinh con thứ 3
trở lên.
Bảng
6: Số liệu về phong trào thi đua phường - xã,thị trấn, khu phố - ấp không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên (Nguồn: Chi cục
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Tiêu chí
|
Phường - Xã đạt
danh hiệu
|
Khu phố - Ấp đạt
danh hiệu
|
Kinh phí khen
thưởng
|
Đạt 1 năm
|
Đạt 2 năm liên
tục
|
Đạt 1 năm
|
Đạt 2 năm liên
tục
|
Năm 2006
|
3 đơn vị
|
-
|
563 đơn vị
|
-
|
234.200.000
|
Năm 2007
|
3 đơn vị
|
-
|
205 đơn vị
|
250 đơn vị
|
291.000.000
|
Năm 2008
|
3 đơn vị
|
-
|
217 đơn vị
|
211 đơn vị
|
264.600.000
|
Năm 2009
|
4 đơn vị
|
1 đơn vị
|
246 đơn vị
|
195 đơn vị
|
272.400.000
|
Năm 2010
|
6 đơn vị
|
-
|
331 đơn vị
|
210 đơn vị
|
318.400.000
|
Năm 2011
|
5 đơn vị
|
2 đơn vị
|
216 đơn vị
|
241 đơn vị
|
306.200.000
|
TỔNG CỘNG
|
1.686.800.000
|
Sau 6 năm thực
hiện, tổng kinh phí thành phố đầu tư cho phong trào thi
đua phường - xã, thị trấn, khu phố - ấp không có trường hợp
sinh con thứ 3 trở lên là 1.686.800.000 đồng, bình
quân mỗi năm có khoảng 04/322 phường - xã, thị trấn (chiếm tỷ lệ 1,24%) và 480/1.968 khu phố - ấp (chiếm tỷ lệ 24,39%) đạt danh
hiệu. Nhờ kịp thời biểu dương, khen thưởng nên hầu hết các quận -
huyện, phường - xã, thị trấn đã xây dựng
được cơ chế cộng đồng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình, tạo được nhiều phong trào thi đua ở
khu dân cư góp phần thực hiện tốt chính sách Dân số.
2.3. Phân bố dân cư:
Tình trạng dân số không đều giữa các
quận - huyện, năm 2012, dân số của 19 quận là 6.329.746 người (tỷ lệ 81,2%),
dân số 5 huyện là 1.462.043 người (tỷ lệ 18,8%).
Bảng
7: Số liệu về dân số thành thị và nông thôn
(Nguồn:
Cục Thống kê thành phố)
Tiêu chí
|
Năm 2003
|
Năm 2005
|
Năm 2006
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
- Dân số (người)
|
5.867.496
|
6.291.055
|
6.483.033
|
7.201.550
|
7.396.446
|
7.521.138
|
7.791.789
|
- Dân số thành thị (người)
|
4.721.727
|
5.330.757
|
5.409.359
|
5.992.278
|
6.152.262
|
6.250.963
|
6.329.746
|
- Dân số nông thôn (người)
|
1.145.769
|
960.298
|
1.073.674
|
1.209.542
|
1.244.184
|
1.270.175
|
1.462.043
|
- Tỷ lệ dân số thành thị (%)
|
80,5
|
84,7
|
83,4
|
83,2
|
83,2
|
83,1
|
81,2
|
Có 02 quận có dân số trên 500
ngàn dân (quận Bình Tân: 606.147 người, quận Gò Vấp: 584.413 người),
07 quận - huyện có dân số trên 400 ngàn dân (quận 8, quận 12, quận Tân Bình,
quận Tân Phú, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh), trên 300 ngàn
dân có 02 huyện (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn).
Có 62 phường - xã có dân số
trên 30 ngàn dân, 09 phường - xã có dân số trên 60 ngàn dân và có 01
phường có dân số trên 90 ngàn dân (phường Bình Hưng Hòa A - quận Bình Tân: 102.349
người).
Công tác quy hoạch đô thị luôn được
chú trọng, nhiều khu đô thị mới đã được hình thành tại khu đô thị phía Nam
thành phố, các khu dân cư mới ở quận 2, 9, 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi; từ năm
2003 tách thêm hai đơn vị hành chính cấp quận (Bình Tân và Tân Phú) nâng đơn vị
hành chính cấp quận từ 22 lên 24 nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân
thành phố, góp phần thực hiện công tác giãn dân tại các địa bàn quận có áp lực
dân số cao.
Thành phố có kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội tại vùng nông thôn ở 5 huyện ngoại thành theo mô hình nông thôn mới
và đầu tư xây dựng một số khu đô thị vệ tinh hiện đại nhằm tạo động lực phát
triển tại các huyện ngoại thành. Trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch,
đã hình thành các khu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở phục vụ
tái định cư, nhà ở cho công nhân ở khu lao động tập trung nhằm góp phần thực hiện
công tác tái phân bổ dân cư và lao động trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn
tiếp tục diễn ra và hiện chưa có các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế các luồng
di cư tại các vùng ven đô thị và vùng nông thôn, dẫn đến
tình trạng một số quận - huyện và phường - xã quá đông dân đã tạo nên sự quá tải
về môi trường sống và ảnh hưởng đến công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố.
2.4. Cơ cấu dân số:
Bảng
8: Số liệu về dân số trong độ tuổi lao động (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tiêu chí
|
Năm 2005
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
- Dân số (người)
|
6.291.055
|
7.201.550
|
7.396.446
|
7.521.138
|
- Dân số trong độ tuổi lao động (15-59)
|
2.966.400
|
3.868.500
|
3.909.100
|
4.000.900
|
- Dân số phụ thuộc
|
3.324.655
|
3.333.050
|
3.487.346
|
3.520.238
|
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động (%)
|
47,15
|
53,72
|
52,85
|
53,20
|
- Tỷ lệ phụ thuộc (%)
|
52,85
|
46,28
|
47,15
|
46,80
|
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
có xu hướng tăng nhanh kể từ năm 2009; năm 2005 là 47,15% đến năm 2009
là 53,72%, năm 2010 là 52,85% và năm 2011 là 53,20%. Với dân
số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, thành phố đang trong giai đoạn “cơ cấu
dân số vàng”, đây là cơ hội và động lực để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố.
Toàn thành phố hiện có 13 khu
chế xuất - khu công nghiệp và 01 khu công nghệ cao. Theo quy hoạch được
Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, thành phố sẽ có 23 khu chế xuất -
khu công nghiệp. Nhu cầu về nguồn lao động và nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp thiết, dựa trên cơ sở phải có các chính
sách hợp lý để đào tạo, sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả đối với nguồn nhân
lực trẻ.
Về thực trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh, tại thành phố tỷ số giới tính khi sinh có sự giảm dần khoảng cách
chênh lệch, tỷ số giới tính khi sinh năm 2003 là 123 bé trai/100
bé gái đến năm 2012 là 106 bé trai/100 bé gái.
Bảng
9: Số liệu về tỷ số giới tính khi sinh
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Tiêu chí
|
Năm 2003
|
Năm 2005
|
Năm 2006
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Số trẻ sinh sống
|
72.232
|
70.803
|
69.203
|
74.822
|
65.288
|
68.640
|
73.589
|
- Số trẻ nữ
|
32.391
|
35.178
|
33.105
|
35.687
|
31.343
|
33.318
|
37.893
|
- Số trẻ nam
|
39.841
|
35.625
|
36.098
|
39.135
|
33.945
|
35.322
|
35.696
|
- Tỷ số giới tính khi sinh
|
123
|
101
|
109
|
110
|
108
|
106
|
106
|
Việc kiểm soát tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh tại thành phố được thực hiện khá tốt và chặt chẽ. Tỷ số giới
tính khi sinh của thành phố duy trì ở mức hợp lý, đây là kết quả của quá trình
thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác truyền thông vận động và các hoạt
động thanh tra, kiểm tra - giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về
nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngoài ra, nhận thức của người dân thành
phố đối với vấn đề bình đẳng giới khá tích cực.
2.5. Nâng cao chất lượng Dân số
Triển khai thực hiện Mô hình điểm Tư
vấn miễn phí về Sức khỏe sinh sản - Tiền hôn nhân tại cộng đồng thuộc các quận
3, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Củ Chi và Bình Chánh đạt kết quả khá tốt. Từ
năm 2009 đến nay, đã tư vấn miễn phí cho 16.523 lượt người trong đó tư vấn
trực tiếp 9.896 lượt, tư vấn qua điện thoại 5.607 lượt, tư vấn
qua email 1.020 lượt, giới thiệu 743 cặp thanh niên nam, nữ tham
gia khám Sức khỏe Tiền hôn nhân. Tổ chức 241 cuộc truyền thông nói chuyện
chuyên đề về Sức khỏe sinh sản và Sức khỏe Tiền hôn nhân cho 68.080 lượt
người là học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cặp
thanh niên nam, nữ sắp kết hôn và người dân trên địa bàn thành phố.
Mô hình Tư vấn - Kiểm tra Sức khỏe Tiền
hôn nhân: qua 3 năm triển khai thực hiện, đã hình thành 70 câu lạc bộ Sức
khỏe sinh sản - Tiền hôn nhân tại các trường Đại học và cộng đồng dân cư, tiến
hành cung cấp miễn phí dịch vụ khám sức khỏe Tiền hôn nhân cho 335 cặp
thanh niên nam, nữ sắp kết hôn, tỷ lệ phát hiện bệnh là 14,9%. Kết quả
triển khai các mô hình đã góp phần tác động đến ý thức chăm sóc Sức khỏe Tiền
hôn nhân của người dân thành phố.
Bảng
10: Số liệu về chương trình khám sức khỏe Tiền hôn nhân miễn phí
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)
Tiêu chí
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Tổng
|
- Số cặp thanh niên nam - nữ được tham gia cung cấp
dịch vụ khám sức khỏe Tiền hôn nhân miễn phí
|
60 cặp
(120 người)
|
125 cặp
(250 người)
|
150 cặp
(300 người)
|
335 cặp
(670 người)
|
- Số trường hợp phát hiện bệnh
|
31 người
|
22 người
|
47 người
|
100 người
|
- Tỷ lệ %
|
25,8%
|
8,8%
|
15,7%
|
14,9%
|
Chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ
sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời được thực hiện từ năm 2011.
Đến nay, chương trình đã được triển khai trên phạm vi toàn thành phố với các kết
quả chủ yếu như sau: có 74.108 bà mẹ đang mang thai tham gia khám sàng lọc
trước sinh, số trường hợp chẩn đoán xác định có các bất thường về hình thái cấu
trúc thai nhi là 461 chiếm tỷ lệ 0.62%; có 62.929 trẻ sơ
sinh được lấy máu gót chân để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, số trẻ
sơ sinh được chẩn đoán xác định mắc các bệnh lý rối loạn bẩm sinh di truyền là 356
chiếm tỷ lệ 0,56%.
2.6. Đầu tư kinh phí
Ngân sách thành phố đã hỗ trợ thêm
kinh phí cho việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình bình quân khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm. Quận - huyện,
phường - xã - thị trấn cũng đã trích ngân sách địa phương, vận động các nguồn lực
khác chi hỗ trợ mỗi năm trên 4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu chi cho hoạt động
truyền thông, cung cấp dịch vụ Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, bồi
dưỡng trực tiếp cho các đối tượng tự nguyện triệt sản, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng
tác viên cơ sở.
Bảng
11: Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
giai đoạn 2003 - 2012
(Nguồn:
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố)
Năm
|
Kinh phí
|
Ngân sách trung
ương
|
Ngân sách thành
phố
|
Cộng
|
Năm 2003
|
9.017
|
2.179
|
11.196
|
Năm 2004
|
8.900
|
2.100
|
11.000
|
Năm 2005
|
11.409
|
2.430
|
13.839
|
Năm 2006
|
12.124
|
3.957
|
16.081
|
Năm 2007
|
12.775
|
3.240
|
16.015
|
Năm 2008
|
16.819
|
2.180
|
18.999
|
Năm 2009
|
24.473
|
3.227
|
27.700
|
Năm 2010
|
27.313
|
3.792
|
31.105
|
Năm 2011
|
26.602
|
23.039
|
49.641
|
Năm 2012
|
24.594
|
27.797
|
52.391
|
Cộng
|
174.026
|
73.941
|
247.967
|
Riêng năm 2011 và năm 2012, với định
mức thù lao cho cộng tác viên được nâng lên 200.000 đồng/người/ 1 tháng và các
định mức bồi dưỡng cho người thực hiện Kế hoạch hóa gia đình có sự thay đổi, ngân
sách thành phố đầu tư cho công tăng Dân số có sự tăng cao,
hàng năm trên 20 tỷ đồng.
III. NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ
1. Mặt mạnh:
Qua 10 năm triển khai thực hiện Pháp
lệnh Dân số, thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình như mức sinh thấp hợp lý, tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên được kéo giảm theo từng năm; tỷ lệ cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại được duy trì ở mức hợp
lý; nội dung nâng cao chất lượng Dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số, quản lý và
phân bố dân cư đạt được yêu cầu đề ra góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
Sự quan tâm của cả hệ thống chính trị
từ thành phố đến quận - huyện, phường - xã, thị trấn; từng cấp có kế hoạch cụ
thể nhằm tổ chức triển khai thực hiện chính sách Dân số; nhiều biện pháp được
phối hợp đồng bộ với các Ban ngành, Đoàn thể chức năng, từ đó đã huy động được
nhiều nguồn lực tham gia công tác Dân số. Việc thực hiện chính sách Dân số đã
được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, kế
hoạch hoạt động của ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, phong trào thi đua
công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được xây dựng và duy trì liên tục ở địa
bàn dân cư và phường - xã, thị trấn.
Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm,
nỗ lực kiên trì thực hiện công tác của đội ngũ cán bộ dân số, y tế, cộng tác
viên dân số từ thành phố đến cơ sở đã tác động trực tiếp đến nhận thức của người
dân về thực hiện chính sách Dân số, từ đó điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực
về và đã có sự chuyển biến tích cực trong hôn nhân, sinh đẻ, chăm sóc Sức khỏe
sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình và chăm lo về chất lượng dân số của người dân.
2. Những khó
khăn hạn chế, bất cập:
Những năm qua, thành phố đã hoàn
thành tốt mục tiêu dân số. Tuy nhiên, trong điều kiện đặc thù về dân số như:
dân số đông, phân bổ dân số không đều, các quận - huyện khu vực vùng ven có tốc
độ đô thị hóa nhanh, biến động dân cư rất lớn, dân nhập cư đông là những áp lực
khó khăn trong công tác quản lý dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện
công tác kế hoạch hóa gia đình.
3. Nguyên nhân
của hạn chế bất cập:
Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa quan
tâm đầy đủ đến công tác Dân số; chưa tạo được sự phối hợp hoạt động đồng bộ giữa
các Ban ngành, Đoàn thể.
Một số nội dung quy phạm điều chỉnh của
Pháp lệnh Dân số chưa phù hợp với những vấn đề phát sinh trong thực tiễn về quy
mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác
Dân số không ổn định, do đó gặp không ít khó khăn trong việc tham mưu, phối hợp,
triển khai các hoạt động trên địa bàn thành phố. Năng lực quản lý của đội ngũ
cán bộ chưa mạnh, cán bộ cấp phường - xã, thị trấn còn phải kiêm nhiệm nhiều
công tác khác, cộng tác viên dân số thay đổi nhiều, trình độ năng lực còn hạn
chế.
Đầu tư nguồn lực của Nhà nước cho
công tác Dân số chưa đáp ứng nhu cầu thực hiện các giải pháp, nhất là hoạt động
truyền thông giáo dục.
IV. CÁC Ý KIẾN GÓP
Ý TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CÁC NỘI DUNG CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ
- Nội dung tại khoản 1, Điều 18, Pháp lệnh Dân số về việc “Nhà nước có chính sách và biện
pháp cần thiết để hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn; thực
hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết hợp xây dựng đô thị lớn,
vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý”. Đề nghị
điều chỉnh nội dung này theo hướng “Nhà nước có chính sách tổng thể trên cơ sở
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa đô thị và nông thôn (chính
sách phát triển các vùng nông thôn mới), giữa các vùng địa phương (chính sách
phát triển liên vùng) để tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý”
- Các chính sách về đào tạo nguồn lao
động, phải đảm bảo sự hài hòa giữa lực lượng lao động phổ thông và lực lượng
lao động có trình độ cao, chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao tại các đô thị lớn nhằm tận dụng nguồn nhân lực dồi dào tại chỗ
và tránh sự quá tải về dân cư tại các đô thị lớn.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ xã hội,
chủ yếu cho đối tượng là người già, trẻ em gái để giải quyết tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh. Điều chỉnh chính sách, pháp luật về dân số có những
quy phạm điều chỉnh với hình thức tăng nặng trong việc nghiêm cấm lựa chọn giới
tính khi sinh dưới mọi hình thức.
- Bổ sung nội dung điều chỉnh về kiểm
tra sức khỏe Tiền hôn nhân là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các cặp nam, nữ khi
tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phá thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tinh thần, sức khỏe và hậu quả dẫn tới vô sinh. Vì vậy, chính sách Dân số cần
hướng tới mục tiêu giảm phá thai xuống mức tối thiểu và quy định phá thai có điều
kiện.
- Phát triển dịch vụ điều trị vô sinh
nhằm giải quyết nhu cầu của một bộ phận dân số và xây dựng chính sách hỗ trợ
cho người thu nhập thấp trong việc điều trị vô sinh.
- Xây dựng chính sách bảo hiểm y tế
cho nội dung chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để nâng cao
chất lượng dân số giai đoạn đầu đời.
- Đề xuất bổ sung các nội dung mới
liên quan đến việc nâng cao chất lượng Dân số bao gồm: thực hiện việc quy định
độ tuổi của người mang thai và số lượng thai tối đa (2 thai) trong quá trình thụ
tinh nhân tạo, có cơ chế để quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng tinh
trùng và ngân hàng tế bào gốc, cần có các quy định thật cụ thể của pháp luật đối
với vấn đề mang thai hộ./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế);
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam và các Đoàn thể thành
phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành
TP;
- Thành viên BCĐ CT DS-KHHGĐ. TP;
- UBND các quận - huyện;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX,THKH;
- Lưu:VT, (VX/P) H.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|