Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 34/2017/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha Người ký: Nguyễn Hòa Bình, Rafael Catalá Polo
Ngày ban hành: 18/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha, ký tại Man-đrít ngày 18 tháng 9 năm 2015, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 08 tháng 7 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC T
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Hải Triều

 

HIỆP ĐỊNH

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha (sau đây gọi là “các Bên”);

Mong muốn duy trì và củng cố các mối quan hệ giữa hai nước;

Mong muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác hiệu quả hơn giữa hai Bên trong việc phòng ngừa, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm hình sự, đặc biệt trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố;

Mong muốn nâng cao quan hệ hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự giữa hai Bên phù hợp với pháp luật của mỗi nước;

Đã thỏa thuận như sau:

PHẦN I

QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 1

PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Hiệp định này nhằm điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp giữa cơ quan có thẩm quyền của các Bên liên quan đến các vấn đề hình sự.

2. Phù hợp với quy định của Hiệp định này và pháp luật của mỗi Bên, các Bên dành cho nhau sự tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể trong việc phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm hình sự và các hoạt động khác về hình sự thuộc phạm vi nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tại thời điểm đưa ra yêu cầu tương trợ.

3. Hiệp định này không áp dụng để:

a) bắt người nhằm mục đích dẫn độ hoặc theo yêu cầu dẫn độ;

b) thi hành các quyết định của tòa án hình sự, bao gồm cả việc chuyển giao người bị kết án;

c) tương trợ trực tiếp với cá nhân hay một Nước thứ ba.

4. Hiệp định này chỉ nhằm mục đích tương trợ giữa các Bên. Các điều khoản của Hiệp định không trao quyền cho bất kỳ cá nhân hoặc thể nhân nào trong việc thu thập, loại bỏ hoặc loại trừ chứng cứ hay ngăn cản việc thực hiện một yêu cầu tương trợ.

ĐIỀU 2

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

1. Mỗi Bên chỉ định một Cơ quan trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp gửi và nhận các yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này.

2. Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan trung ương của Vương quốc Tây Ban Nha là Bộ Tư pháp. Mỗi Bên có thể thay đổi Cơ quan trung ương đã được chỉ định và thông báo cho Bên kia qua kênh ngoại giao.

3. Vì mục đích của Hiệp định này, các Cơ quan trung ương sẽ liên hệ trực tiếp với nhau, cố gắng sử dụng công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ.

4. Ngoài ra, các Bên có thể sử dụng kênh ngoại giao để chuyển hoặc nhận yêu cầu tương trợ hoặc các thông tin về thực hiện yêu cầu tương trợ trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án.

ĐIỀU 3

PHẠM VI TƯƠNG TRỢ

Tương trợ tư pháp bao gồm:

a) xác định địa điểm và nhận dạng người;

b) tống đạt tài liệu tư pháp;

c) thu thập chứng cứ, bao gồm cả việc lấy lời khai;

d) thực hiện lệnh khám xét và thu giữ;

e) tống đạt giấy triệu tập để đạt được sự đồng thuận của người được đề nghị cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra tại Bên yêu cầu, và trường hợp người đó đang bị giam giữ thì tổ chức chuyển giao tạm thời người đó sang Bên yêu cầu;

f) khám xét, phong tỏa, thu giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội;

g) chuyển giao đ vật bao gồm cả việc trao trả đồ vật và chứng cứ cho mượn để xuất trình tại tòa án;

h) trao đổi thông tin về tội phạm và th tục tố tụng hình sự tại Bên được yêu cu;

i) trao đổi thông tin về tiền án, tiền sự của công dân của Bên kia;

j) chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự;

k) các hình thức tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

ĐIỀU 4

TỪ CHỐI TƯƠNG TRỢ

1. Bên được yêu cầu sẽ từ chối tương trợ trong các trường hợp sau:

a) nếu yêu cầu không phù hợp với điều ước quốc tế mà Bên được yêu cầu là thành viên và quy định của pháp luật Bên được yêu cầu;

b) nếu việc thực hiện yêu cầu có thể gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hay các lợi ích chung thiết yếu khác;

c) nếu yêu cầu tương trợ liên quan đến việc truy tố một người về một tội phạm mà người đó đã bị kết án, được tuyên vô tội, được đại xá hoặc đặc xá ở Bên được yêu cầu hoặc người đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu nếu tội phạm đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền xét xử của Bên được yêu cầu;

d) nếu hành vi liên quan đến yêu cầu không cấu thành tội phạm theo pháp luật Bên được yêu cầu;

e) nếu yêu cầu liên quan đến tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình trên lãnh thổ của Bên yêu cầu nhưng tội phạm đó trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu không bị tuyên phạt hình phạt tử hình hoặc nhìn chung không áp dụng hình phạt này, trừ trường hợp Bên yêu cầu đưa ra cam kết mà Bên được yêu cầu thấy thỏa đáng rằng hình phạt tử hình sẽ không được tuyên, hoặc nếu tuyên thì sẽ không được thi hành.

2. Bên được yêu cầu có thể từ chối tương trợ trong các trường hợp sau:

a) nếu yêu cầu liên quan đến tội phạm có tính chất chính trị. Theo đó, tội phạm khủng bố hay bất cứ loại tội phạm nào khác mà Bên được yêu cầu có thể xem xét loại trừ khỏi nhóm tội này, căn cứ vào một Điều ước quốc tế mà Bên được yêu cầu là thành viên không công nhận loại tội phạm đó “có tính chất chính trị”;

b) nếu yêu cầu liên quan đến tội phạm theo luật quân sự mà không phải là tội phạm theo pháp luật hình sự thông thường;

c) nếu có đủ căn cứ tin rằng yêu cầu tương trợ được lập vì mục đích điều tra, truy tố hoặc xét xử một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, quan điểm chính trị hay giới tính, hoặc nhằm mục đích làm cho người đó bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào hoặc tình trạng của người đó có thể bị ảnh hưởng bởi một trong các lý do này;

d) nếu Bên yêu cầu không thể tuân thủ các điều kiện liên quan đến bảo mật hoặc hạn chế sử dụng thông tin được cung cấp theo quy định tại Điều 8.

3. Bên được yêu cầu có thể hoãn tương trợ nếu việc thực hiện yêu cầu có thể cản trở hoạt động điều tra hay hoạt động t tụng khác đang tiến hành tại Bên được yêu cầu.

4. Trước khi từ chối hoặc hoãn tương trợ theo Điều này, Bên được yêu cầu, thông qua Cơ quan trung ương:

a) phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu lý do từ chối hay hoãn tương trợ; và

b) phải trao đi với Bên yêu cầu để xác định liệu việc tương trợ có thể được thực hiện theo thời gian và với điều kiện cần thiết do Bên được yêu cầu đưa ra.

5. Nếu Bên yêu cầu chấp nhận việc tương trợ được thực hiện theo thời gian và các điều kiện quy định tại khoản 4(b) thì phải tuân th thời gian và các điều kiện đó.

PHẦN II

THỦ TỤC VÀ VIỆC THỰC HIỆN YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

ĐIỀU 5

HÌNH THỨC YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

1. Yêu cầu tương trợ phải được thể hiện bằng văn bản và có chữ ký của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, yêu cầu có thể được gửi qua fax, thư điện tử hay các hình thức khác đảm bảo chuyển hóa được thành văn bản thể hiện nội dung yêu cầu. Yêu cầu trong trường hợp này phải được xác nhận bằng việc gửi văn bản yêu cầu gốc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu theo các hình thức nói trên.

2. Yêu cầu tương trợ và các tài liệu kèm theo phải được dịch sang ngôn ngữ của Bên được yêu cầu hoặc tiếng Anh.

ĐIỀU 6

NỘI DUNG YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

1. Yêu cầu tương trợ phải bao gồm các thông tin sau đây:

a) tên và thông tin liên hệ của cơ quan tiến hành điều tra hay hoạt động tố tụng liên quan đến yêu cầu;

b) mô tả về vụ án và việc điều tra hay hoạt động tố tụng, bao gồm cả tóm tắt hành vi phạm tội cụ thể có liên quan;

c) mô tả chi tiết nhất có thể các chứng cứ, thông tin hay nội dung khác cần được tương trợ;

d) nêu mục đích của yêu cầu tương trợ đối với chứng cứ, thông tin hay các nội dung khác cần thu thập và mối liên hệ của chúng với các tình tiết của vụ án đang được điều tra;

e) nêu hoặc trích dẫn điều luật có liên quan, bao gồm c hình phạt áp dụng làm căn cứ của các hoạt động điều tra hoặc thủ tục tố tụng.

2. Khi phù hợp, yêu cầu tương trợ có thể bao gồm:

a) thông tin về nhận dạng và chỗ ở của người là đối tượng của yêu cầu;

b) mô tả mối quan hệ của người đó với hoạt động điều tra hay tố tụng, và nếu có thể, nêu rõ hình thức cần tống đạt hoặc lấy lời khai;

c) danh sách các câu hỏi đối với người làm chứng hoặc mô tả chi tiết vấn đề mà người làm chứng sẽ được thẩm vấn;

d) thông tin bằng văn bản về an toàn, chỗ ở, điều kiện đi lại, sinh hoạt phí và chi phí, thời hạn hay các điều kiện cụ thể khác liên quan đến sự có mặt của một người ở Bên được yêu cầu tại Bên yêu cầu;

e) mô tả chi tiết địa điểm hay người cần khám xét, đồ vật cần thu giữ và tài sản cần thu giữ hoặc tịch thu;

f) các yêu cầu liên quan đến bảo mật đối với yêu cầu tương trợ;

g) mô tả về thủ tục đặc biệt mà Bên yêu cầu muốn được thực hiện trong quá trình thực hiện yêu cầu;

h) danh sách những người có thẩm quyền của Bên yêu cầu sẽ tham gia vào quá trình thực hiện yêu cầu tại Bên được yêu cầu và mục đích, thời gian và lịch trình dự định;

i) thời gian cần thiết phải thực hiện yêu cầu, nếu trong trường hợp khẩn cấp thì phải nêu lý do;

j) các thông tin khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Bên được yêu cầu trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ.

ĐIỀU 7

THỰC HIỆN YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

1. Yêu cầu tương trợ được gửi trực tiếp đến Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu. Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu phải nhanh chóng thực hiện yêu cầu hoặc chuyển yêu cầu đó đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện.

2. Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu về tình huống có thể dẫn đến việc thực hiện yêu cầu bị trì hoãn đáng kể.

3. Trong trường hợp quy định tại Điều 4, Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu về các lý do hoãn hoặc từ chối thực hiện yêu cầu và các điều kiện để yêu cầu có thể được thực hiện.

4. Trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ, Bên được yêu cầu phải nỗ lực duy trì tính bảo mật theo quy định tại Điều 8.

ĐIỀU 8

BẢO MẬT VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG THÔNG TIN

1. Theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu phải đảm bảo tính bảo mật đối với yêu cầu tương trợ, nội dung yêu cầu, các tài liệu kèm theo cũng như các hoạt động khác được thực hiện theo yêu cầu tương trợ. Nếu yêu cầu không thể thực hiện được mà không vi phạm tính bảo mật thì Bên được yêu cầu phải thông báo việc này cho Bên yêu cầu để quyết định có tiếp tục yêu cầu tương trợ trong điều kiện tính bảo mật không được đảm bảo hay không.

2. Theo đề nghị của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu phải đảm bảo tính bảo mật đối với chứng cứ và thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện yêu cầu, ngoại trừ các chứng cứ và thông tin cần thiết cho hoạt động tố tụng hoặc điều tra được nêu trong yêu cầu.

3. Bên được yêu cầu có thể thực hiện yêu cầu dựa trên các điều khoản hay điều kiện cụ thể liên quan tới việc sử dụng thông tin hay chứng cứ. Trong mọi trường hợp, Bên yêu cầu không được sử dụng chứng cứ được thu thập vào mục đích khác ngoài các mục đích được nêu trong yêu cầu mà không có đồng ý trước của cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu.

ĐIỀU 9

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG

1. Việc thực hiện yêu cầu tương trợ phải được tiến hành theo pháp luật của Bên được yêu cầu và các quy định của Hiệp định này.

2. Theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu, trong quá trình thực hiện yêu cầu, phải tuân thủ các trình tự, thủ tục đặc biệt được nêu trong yêu cầu nếu không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

ĐIỀU 10

THÔNG TIN VỀ YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

1. Theo đề nghị của Cơ quan trung ương ca Bên yêu cầu, Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu phải cung cấp các thông tin về cách thức yêu cầu được thực hiện hoặc tiến độ thực hiện tương trợ.

2. Cơ quan trung ương cửa Bên được yêu cầu phải chuyển mọi thông tin và chứng cứ thu thập được cho Bên yêu cầu.

3. Khi Bên được yêu cầu không thể thực hiện hoặc chỉ thực hiện được một phần yêu cầu, Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu về việc này và các lý do kèm theo.

ĐIỀU 11

CHI PHÍ

Bên được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thực hiện yêu cầu trừ các chi phí dưới đây do Bên yêu cầu chi trả:

a) chi phí gắn với việc chuyên chở người đến hoặc đi từ lãnh thổ của Bên được yêu cầu và các khoản thù lao, sinh hoạt phí, chi phí mà người đó được hưởng trong thời gian có mặt tại Bên u cầu theo yêu cầu tương trợ quy định tại Điều 14 và Điều 15 Hiệp định này;

b) chi phí gắn với việc chuyên chở của nhân viên dẫn giải hoặc hộ tống;

c) chi phí liên quan đến giám định;

d) chi phí liên quan đến việc phiên dịch, biên dịch và sao chép tài liệu và thu thập chứng cứ bằng hình ảnh qua cầu truyền hình hoặc các phương tiện kỹ thuật khác từ Bên được yêu cầu đến Bên yêu cầu;

e) chi phí bất thường phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu khi Bên được yêu cầu đề nghị.

PHẦN III

HÌNH THỨC TƯƠNG TRỢ

ĐIỀU 12

TỐNG ĐẠT

1. Nếu mục đích của yêu cầu tương trợ là tống đạt giấy tờ tư pháp thì cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải thực hiện việc tống đạt nói trên theo pháp luật tố tụng của nước mình.

2. Nếu mục đích của yêu cầu tương trợ là chuyển giao đồ vật hoặc tài liệu thì cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải thực hiện việc chuyển giao đồ vật hoặc tài liệu nói trên do Bên yêu cầu gửi đến.

3. Việc tống đạt được thực hiện theo một trong các hình thức được quy định trong pháp luật của Bên được yêu cầu hoặc theo hình thức do Bên yêu cầu đề nghị nếu không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.

4. Việc chuyển giao đồ vật hoặc tài liệu phải được xác nhận bằng biên bản giao nhận thể hiện ngày tháng và chữ ký của người nhận hoặc bằng văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nêu rõ thủ tục chuyển giao đã được thực hiện. Biên bản giao nhận hay văn bản xác nhận được gửi cho Bên yêu cầu. Trong trường hợp việc chuyển giao đồ vật, tài liệu không thể thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.

ĐIỀU 13

SỰ CÓ MẶT TRÊN LÃNH THỔ CỦA BÊN ĐƯỢC YÊU CẦU

1. Một người đang trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu và được triệu tập để đưa ra lời khai, cung cấp chứng cứ hay kết luận giám định phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu theo pháp luật của Bên được yêu cầu. Bên được yêu cầu gửi giấy triệu tập cho người này kèm theo chế tài theo quy định của pháp luật Bên được yêu cầu.

2. Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu, dưới sự kiểm soát của mình, có thể cho phép người có thẩm quyền của Bên yêu cầu được nêu trong yêu cầu tương trợ có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu và có thể cho phép họ được đặt câu hỏi. Việc lấy lời khai phải được tiến hành theo thủ tục tố tụng của pháp luật Bên được yêu cầu hoặc, không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu, theo cách thức đặc biệt do Bên yêu cầu đề nghị.

3. Trong trường hợp quy định tại khoản trên, Bên được yêu cầu, trong một thời hạn hợp lý, phải gửi cho Bên yêu cầu thông báo trước về thời gian và địa điểm tiến hành thực hiện yêu cầu tương trợ. Nếu cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham vấn với nhau thông qua Cơ quan trung ương để thống nhất về thời gian cho các cơ quan có thẩm quyền của các Bên.

4. Nếu người quy định tại khoản 1 tuyên bố có quyền miễn trừ, được hưởng đặc quyền hoặc không có năng lực hành vi theo pháp luật của Bên được yêu cầu, thì cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải xác định tính hợp pháp của tuyên bố đó trước khi thực hiện yêu cầu và thông báo quyết định nêu trên cho Bên yêu cầu thông qua Cơ quan trung ương.

5. Nếu người quy định tại khoản 1 tuyên bố có quyền miễn trừ, được hưởng đặc quyền hoặc không có năng lực hành vi theo pháp luật Bên yêu cầu, thì cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải thông báo cho Bên yêu cầu về việc này thông qua Cơ quan trung ương để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu áp dụng các biện pháp phù hợp.

ĐIỀU 14

SỰ CÓ MẶT TRÊN LÃNH THỔ CỦA BÊN YÊU CẦU

1. Nếu cơ quan tư pháp của Bên yêu cầu đề nghị sự có mặt của một người tại lãnh thổ của mình để cung cấp chứng cứ hay thông tin khác, thì đề nghị này cần được nêu rõ trong yêu cầu tương trợ. Các cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ mời người đó có mặt tại cơ quan chức năng trên lãnh thổ của Bên yêu cầu và thông báo cho Bên yêu cầu về trả lời của người này trong thời gian sớm nhất có thể.

2. Yêu cầu triệu tập một người có mặt tại cơ quan chức năng của Bên yêu cầu phải được Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu tiếp nhận ít nhất chín mươi (90) ngày trước ngày người đó cần có mặt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, Bên được yêu cầu có thể không áp dụng thời hạn này.

3. Yêu cầu triệu tập theo quy định tại Điều này có thể không kèm theo chế tài hay điều khoản xử phạt; nếu có thì các chế tài hay điều khoản xử phạt đó sẽ không có hiệu lực trong trường hợp người được triệu tập không có mặt.

4. Trong yêu cầu tương trợ, cơ quan chức năng của Bên yêu cầu phải nêu đầy đủ các chi phí mà họ phải chi trả.

ĐIỀU 15

SỰ CÓ MẶT CỦA NGƯỜI ĐANG BỊ GIAM GIỮ TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA BÊN YÊU CẦU

1. Người đang bị giam giữ trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu và sự có mặt của người đó tại Bên yêu cầu là cần thiết với tư cách là người làm chứng hoặc người giám định vì mục đích tương trợ theo quy định của Hiệp định này có thể, trên cơ sở đề nghị của Bên yêu cầu, được chuyển giao đến lãnh thổ của Bên yêu cầu với điều kiện người đó tự nguyện và Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu đồng ý. Nếu người bị giam giữ không tự nguyện thì họ không phải chịu bất kỳ chế tài hay hình phạt nào.

2. Việc chuyển giao có thể bị từ chối khi người bị giam giữ đang cần thiết cho các thủ tục tố tụng hình sự trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, khi việc chuyển giao có thể làm kéo dài thời gian giam giữ hoặc vì một lý do khác mà Cơ quan trung ương của Bên được yêu cầu cho rằng việc chuyển giao là không phù hợp.

3. Cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu phải giam giữ người được chuyển giao trong toàn bộ thời gian người đó có mặt tại lãnh thổ của Bên yêu cầu. Thời gian người đó bị giam giữ trên lãnh th của Bên yêu cầu sẽ được trừ vào thời hạn giam giữ mà người đó phải chấp hành. Nếu cơ quan có thm quyền của Bên được yêu cầu thông báo cho Bên yêu cầu rằng người này đã hết thời hạn bị giam giữ thì người đó phải được trả tự do ngay và được đối xử như người được quy định tại Điều 14 Hiệp định này.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu phải trao trả người được chuyển giao trong khoảng thời gian do Bên được yêu cầu xác định và, trong mọi trường hợp, khi sự có mặt của người đó tại lãnh thổ của Bên yêu cầu là không còn cần thiết.

ĐIỀU 16

LẤY LỜI KHAI QUA CẦU TRUYỀN HÌNH

Các Bên có thể thỏa thuận về việc lấy lời khai qua cầu truyền hình căn cứ vào các điều kiện trong từng vụ án cụ thể.

ĐIỀU 17

MIỄN TRỪ

1. Người có mặt tại cơ quan tư pháp của Bên yêu cầu theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Hiệp định này, bất kể người đó mang quốc tịch gì, sẽ không bị truy tố, bắt giam hay bị tước quyền tự do cá nhân trên lãnh thổ của Bên yêu cầu về hành vi hoặc kết tội xảy ra trước khi họ rời khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu.

2. Quy định miễn trừ tại Điều này sẽ ngừng áp dụng vào thời điểm người này có cơ hội rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu nhưng vẫn ở lại trong 15 ngày liên tiếp sau khi đã được thông báo chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu rằng sự có mặt của người đó là không cần thiết nữa, hoặc người đó quay lại lãnh th của Bên yêu cầu sau khi đã rời khỏi.

ĐIỀU 18

TÀI SẢN DO PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN PHẠM TỘI

1. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên, thông qua Cơ quan trung ương của mình, có thể yêu cầu xác định hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản do phạm tội mà có hoặc công cụ, phương tiện phạm tội được phát hiện trên lãnh thổ của Bên kia.

2. Bên được yêu cầu phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản và công cụ, phương tiện nêu trên theo quy định của pháp luật Bên được yêu cầu.

3. Bên được yêu cầu, theo quy định của pháp luật nước mình, phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi yêu cầu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình khi tài sản và công cụ, phương tiện này là đối tượng của các biện pháp cưỡng chế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu có thể đưa ra khoảng thời gian hợp lý để áp dụng biện pháp cưỡng chế theo đề nghị căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

5. Vì mục đích của Hiệp định này, tài sản do phạm tội mà có là bất kỳ tài sản có nguồn gốc hoặc có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội; và công cụ, phương tiện phạm tội là những tài sản, công cụ, phương tiện đã, đang hoặc có ý định được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

ĐIỀU 19

TRAO ĐỔI THÔNG TIN TỰ NGUYỆN

1. Không cần yêu cầu trước, các Bên có thể trao đổi thông tin về tội phạm hình sự nếu cho rng thông tin đó có ích cho việc khởi tố, điều tra hay thủ tục tố tụng khác.

2. Bên cung cấp thông tin có thể đưa ra điều kiện về việc sử dụng thông tin cho Bên nhận thông tin. Việc tiếp nhận các thông tin nói trên đồng nghĩa với việc Bên nhận phải tuân thủ các điều kiện được đưa ra.

ĐIỀU 20

CHUYỂN GIAO TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1. Thông qua Cơ quan trung ương, các Bên có thể chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tư pháp của Bên kia khi xét thấy Bên đó có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

2. Bên được yêu cầu phải thông báo cho Bên yêu cầu thủ tục tố tụng áp dụng đối với vụ án được chuyển giao và, nếu thấy phù hợp, gửi cho Bên yêu cầu bản sao quyết định được ban hành.

ĐIỀU 21

CHỨNG NHẬN VÀ CHỨNG TRỰC

Vì mục đích của Hiệp định này, các tài liệu được chuyển giao thông qua các Cơ quan trung ương không đòi hỏi bất kỳ hình thức chứng nhận, chứng thực hoặc hình thức tương tự nào khác.

ĐIỀU 22

THAM VẤN

Cơ quan trung ương của các Bên có thể tiến hành tham vấn nhằm thi hành Hiệp định này hiệu quả hơn và thống nhất các biện pháp thực tiễn cần thiết để hỗ trợ thi hành Hiệp định này.

ĐIỀU 23

GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG

Mọi bất đồng giữa các Bên phát sinh từ việc giải thích từ ngữ hay thi hành Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng tham vấn giữa các Cơ quan trung ương. Trong trường hợp không thống nhất được giải pháp, bất đồng sẽ được giải quyết thông qua kênh ngoại giao.

PHẦN IV

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

ĐIỀU 24

MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐIỀU ƯỚC HAY HÌNH THỨC HỢP TÁC KHÁC

1. Hiệp định này sẽ không cản trở các Bên trong việc tương trợ lẫn nhau theo các điều ước quốc tế khác mà các Bên là thành viên.

2. Hiệp định này sẽ không cản trở các Bên trong việc tăng cường các hình thức hợp tác khác phù hợp với quy định của pháp luật của các Bên.

ĐIỀU 25

HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Các Bên sẽ thông báo cho nhau bng công hàm ngoại giao khi hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật nước mình để Hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng công hàm ngoại giao.

2. Hiệp định này được áp dụng đối với các yêu cầu sau khi Hiệp định có hiệu lực, kể cả yêu cầu liên quan đến hành vi xảy ra trước khi Hiệp định có hiệu lực.

ĐIỀU 26

THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT HIỆP ĐỊNH

1. Hiệp định này có hiệu lực không thời hạn.

2. Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung khi cả hai Bên đồng ý và theo thủ tục để Hiệp định này có hiệu lực. Văn bản sửa đổi, bổ sung là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

3. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng văn bản thông qua kênh ngoại giao. Việc chấm dứt này có hiệu lực sau 6 tháng sau ngày thông báo. Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định không ảnh hưởng đến các yêu cầu tương trợ được lập theo Hiệp định này trước khi Hiệp định chấm dứt hiệu lực.

ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

Làm tại Madrid vào ngày 18 tháng 9 năm 2015 thành hai bộ bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, các bản có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CH NGHĨA
VỆT NAM




Nguyễn Hòa Bình
VIỆN TRƯỞNG
V
IỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TI CAO

THAY MẶT

VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA





Rafael Catalá Polo
BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP

 

TREATY

ON MUTUAL LEGAL ASSISTANCE IN CRIMINAL MATTERS BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE KINGDOM OF SPAIN

The Socialist Republic of Viet Nam and the Kingdom of Spain (hereinafter referred to as “the Parties”);

Desiring to maintain and strengthen the links that unite both countries;

Wishing to establish a more effective collaboration between the two Parties in the prevention, the investigation, the prosecution and the trial of criminal offences, particularly in the fight against organised crime and terrorism;

Desiring to improve coordination and reciprocal assistance in criminal matters between the two Parties, pursuant to the domestic laws and regulations thereof;

Have agreed as follows:

PART I

GENERAL PROVISIONS

ARTICLE 1

SCOPE OF APPLICATION

1. The purpose of this Treaty is to regulate mutual legal assistance between the competent authorities of both Parties in relation to criminal matters.

2. In accordance with the provisions of this Treaty and their respective national laws and regulations, the Parties shall provide each other with the widest form possible of legal assistance in the prevention, investigation, prosecution and trial of criminal offences and any activities within the criminal jurisdictional order which are the competence of the competent authorities of the requesting Party at the moment when the assistance is requested.

3. This Treaty shall not be applicable to:

a) the arrest of persons for extradition purposes or to extradition requests;

b) the execution of criminal court rulings, including the transfer of sentenced persons;

c) direct assistance to individuals or third States.

4. This Treaty is entered into solely for purposes of mutual assistance between the Parties. Its provisions shall not confer any right whatsoever in favour of individuals or private persons to obtain, eliminate or set aside evidence or to hinder complying with a request.

ARTICLE 2

CENTRAL AUTHORITIES

1. Each Party shall appoint a Central Authority to be responsible for sending and receiving directly the requests for assistance, pursuant to this Treaty.

2. The Central Authority of the Socialist Republic of Viet Nam shall be the Supreme People’s Procuracy. The Central Authority of the Kingdom of Spain shall be the Ministry of Justice. Either Party may change the Central Authority appointed and inform the other of such change through the diplomatic channels.

3. For the purposes of this Treaty, the Central Authorities shall communicate directly between each other, endeavouring to use the new technologies, with a view to solving the problems that could arise in the course of implementing the requests for assistance.

4. The foresaid notwithstanding, the Parties may use diplomatic channels to send or receive requests for assistance or of information pertaining to the implementation thereof, whenever deemed necessary due to the special circumstances of the case.

ARTICLE 3

SCOPE OF THE ASSISTANCE

Assistance shall include:

a) locating and identifying persons;

b) effecting service of judicial documents;

c) obtaining evidence, including statement of persons;

d) executing search and seizure warrants;

e) serving notices to obtain the consent of persons to give evidence or to assist in investigations in the requesting Party, and where such persons are in custody, arranging for their temporary transfer to that Party;

f) searching, freezing, seizing and confiscating the proceeds of crime and the instrumentalities used to such ends;

g) delivering goods, including the return of objects and the loan of evidence to be produced in court;

h) exchanging information referring to offences and criminal proceedings in the requested Party;

i) exchanging information referring to the criminal records and prior convictions of citizens of the other Party;

j) transfer of criminal proceedings;

k) any other form of assistance included in the object of this Treaty and which is not contrary to the legislation of the requested Party.

ARTICLE 4

REFUSAL OF ASSISTANCE

1. The requested Party shall refuse the assistance requested in the following cases:

a) if the request is not in conformity with international agreements to which the requested Party is a party and its domestic laws;

b) if the implementation of the request may prejudice its sovereignty, security, public order or other essential public interests;

c) if the request for assistance refers to the indictment of a person for an offence for which he was sentenced, acquitted or pardoned in the requested Party or for which he can no longer be brought to criminal prosecution by virtue of statute of limitations if such a criminal offence has been committed within the jurisdiction of the requested Party;

d) if the act or omission to which the request relates does not constitute an offence under the laws of the requested Party;

e) if the request refers to a criminal offence punished with the death penalty in the territory of the requesting Party but for which, in the territory of the requested Party the death penalty is not imposed or is generally not applied, unless the requesting Party were to provide guarantees, deemed sufficient by the requested Party, that the death penalty shall not be imposed or that, if imposed, it shall not be carried out.

2. The requested Party may refuse the assistance requested in the following cases:

a) if the request refers to an offence of a political nature. To such ends, terrorist crimes and any other offences that the requested Party may consider excluded from this category pursuant to any international Convention to which it is a party shall not be construed as “offences of a political nature”;

b) if the request refers to an offence under military law which is not also an offence under ordinary criminal law;

c) if there are substantial grounds to believe that the request for assistance has been made for the purpose of investigation, prosecution or trial of a person for reason of his race, religion, nationality, ethnic origin, political opinions, or sex, or with the intention of subjecting that person to any form of discrimination whatsoever or if such a person’s situation may be prejudiced due to any of these reasons;

d) if the requesting Party is unable to comply with the conditions imposed concerning confidentiality or any limitation regarding use of the material furnished under the term of Article 8.

3. The requested Party may postpone the assistance if execution of the request could interfere with an ongoing investigation or proceeding in the requested Party.

4. Prior to refusing or postponing assistance pursuant to this Article, the requested Party, through its Central Authority:

a) shall promptly inform the requesting Party of the reasons for the refusal or postponement; and

b) shall consult with the requesting Party to determine whether the assistance can be offered within the time frame and under the conditions deemed necessary by the requested Party.

5. If the requesting Party accepts that assistance be executed within the time frame and under the conditions laid down as per paragraph 4(b), such time frame and conditions must be honoured.

PART II

PROCEDURE AND EXECUTION OF REQUESTS

ARTICLE 5

REQUEST FORMAT

1. Requests for assistance shall be made in writing and bear the signature of the competent authority. However, in urgent cases, requests may be transmitted via fax, electronic mail or by any other means providing written proof of their content. The said requests must be confirmed with the original document within ten (10) days of their transmission.

2. Requests for assistance and all documents attached thereto shall be accompanied by a translation into the language of the requested Party or in English.

ARTICLE 6

CONTENT OF THE REQUEST

1. Requests for assistance shall contain the following information:

a) the name and contact information of the authority conducting the investigation or proceeding to which the request relates;

b) a description of the subject matter and nature of the investigation or proceeding including a summary of the specific offence involved;

c) a description as detailed as possible of the evidence, information or any other type of assistance being requested;

d) a statement of the purpose for which evidence, information or any other type of assistance is being requested and their connection with the facts being investigated;

e) a statement or text of the relevant laws, including applicable punishment, on which the investigation or proceeding is based.

2. Where appropriate, requests for assistance may include:

a) information regarding the identity and whereabouts of the person who is the subject of the assistance requested;

b) a description of the relationship that the said person has with the investigation or proceeding and, if relevant, an indication of the form in which notification is to be served or statement taken;

c) a list of questions to be asked to the witness or a detailed description of the matter concerning which the witness is to be interrogated;

d) written information about the safety, accommodation and travel conditions, allowances and expenses, time limit and other specific conditions relating to the appearance of a person on the requested Party in the requesting Party;

e) a detailed description of the place or the person to be searched, the objects to be seized and of the assets liable to confiscation or seizure;

f) requirements concerning the confidentiality of the request;

g) a description of any special proceeding which the requesting Party would like to see followed in the execution of the request;

h) a list of the requesting Party authorities who will participate in the execution of the request in the requested Party and the purpose, intended date and schedule;

i) the time frame within which the request must be carried out and an explanation in the case of urgency;

j) any other information deemed useful for the requested Party in the execution of the request for assistance.

ARTICLE 7

EXECUTION OF THE REQUEST

1. Requests for assistance shall be sent directly to the Central Authority of the requested Party, which will promptly execute the said request or transfer it to the competent authorities for execution.

2. The requested Party shall promptly inform the requesting Party of any circumstance which could cause considerable delay in responding to the request.

3. In accordance with the provisions of Article 4, the requested Party shall likewise promptly communicate the reasons for postponement or refusal to comply with the request and the conditions under which, if relevant, it can be executed.

4. In the execution of the request, the requested Party shall make an effort to maintain confidentiality under the terms laid down in Article 8.

ARTICLE 8

CONFIDENTIALITY AND LIMITS ON THE USE OF INFORMATION

1. Upon request by the requesting Party, the requested Party shall maintain confidentiality in respect of the request for assistance, its content and supporting documents and any actions taken pursuant to the request. If the request cannot be executed without breaching the said confidentiality, the requested Party shall communicate this fact to the requesting Party who will then determine whether the request should be carried out regardless of the said breach.

2. Upon request by the requested Party, the requesting Party shall maintain confidentiality in respect of the evidence and information furnished in execution of the request for assistance, except to the extent the evidence and information is necessary for the proceeding or investigation described in the request.

The requested Party may make compliance with the request contingent upon specified terms or conditions relating to the use made of the information or evidence. In any case, the requesting Party shall not use the evidence obtained for any purposes other than those specified in the request without the prior consent of the competent authority of the requested Party.

ARTICLE 9

APPLICABLE LAW

1. Execution of requests for assistance shall be undertaken in accordance with the law of the requested Party and pursuant to the provisions of this Treaty.

2. Upon request by the requesting Party, the requested Party, in its execution of the request, shall adhere to the special procedures and formalities indicated in the request providing that they do not contravene its domestic law.

ARTICLE 10

INFORMATION ABOUT THE REQUEST

1. Upon request by the Central Authority of the requesting Party, the Central Authority of the requested Party shall furnish information regarding the way the request is being processed or the degree to which the request has been executed.

2. The Central Authority of the requested Party shall forward all information and evidence obtained to the requesting Party.

3. When the requested Party is unable or only partially able to comply with the request, the Central Authority of the requested Party shall promptly inform the Central Authority of the requesting Party of this circumstance and of the reasons therefor.

ARTICLE 11

EXPENSES

The requested Party shall meet the cost of fulfilling the request for assistance except that the requesting Party shall bear:

a) the expenses associated with conveying any person to or from the territory of the requested Party and any fees, allowances, expenses payable to that person whilst in the requesting Party pursuant to a request under Article 14 and Article 15 of this Treaty;

b) the expenses associated with conveying custodial or escorting officers;

c) the expenses associated with experts;

d) the expenses associated with interpreting, translating and transcription of documents and obtaining images of evidence via videoconference or other electronic means from the requested Party to the requesting Party;

e) the expenses of an extraordinary nature arising during the execution of the request as the requested Party requires.

PART III

FORMS OF ASSISTANCE

ARTICLE 12

SERVICE OF DOCUMENTS

1. If the purpose of a request is to serve notice of a judicial document, the authorities of the requested Party shall carry out the said notification in accordance with its procedural law.

2. If the purpose of a request is the delivery of objects or documents, the authorities of the requested Party shall undertake to deliver such objects or documents sent to it by the requesting Party for that purpose.

3. Notifications shall be made in one of the manners provided under the law of the requested Party or in the manner stipulated by the requesting Party provided this does not contravene the former.

4. Delivery shall be confirmed by means of a notice of receipt dated and signed by the addressee or by means of certification by the competent authority confirming that the proceeding was carried out. This certification of compliance shall be sent to the requesting Party. In the event that delivery is not possible, reasons shall be given.

ARTICLE 13

APPEARANCE IN THE REQUESTED PARTY

1. Any person who is within the territory of the requested Party and who is called upon to make a statement or testify, furnish evidence or provide an expert opinion must appear before the competent authorities of the requested Party in accordance with the law of the latter. The requested Party shall issue a subpoena to the person in question under punitive sanctions envisaged in its legislation.

2. The competent authority of the requested Party may authorise, under its control, the presence of the authorities of the requesting Party indicated in the request during the execution of the request and may allow them to pose questions. The hearing shall be conducted in accordance with the proceedings as provided for in the law of the requested Party or, in so far as it is not inconsistent with the law of the requested Party, in the special way as requested by the requesting Party.

3. In the case envisaged in the preceding paragraph, the requested Party shall inform the requesting Party with sufficient notice as to the date and place where the requested assistance will be carried out. The competent authorities shall consult with one another as necessary through their Central Authorities for the purpose of establishing a date agreeable to the competent authorities of both Parties.

4. If the person referred to in paragraph 1 were to claim immunity, privilege or incapacity in accordance with the law of the requested Party, the competent authority of the requested Party shall decide on the validity of such claim before complying with the request and shall communicate the said decision to the requesting Party through its Central Authority.

5. If the person referred to in paragraph 1 were to claim immunity, privilege or incapacity in accordance with the law of the requesting Party, the competent authority of the requested Party shall inform the other Party of this fact through its Central Authority in order to enable the competent authorities of the requesting Party to take appropriate action.

ARTICLE 14

APPEARANCE IN THE REQUESTING PARTY

1. If the judicial authorities of the requesting Party require the appearance of a person in the territory of the requesting Party to give evidence or furnish any type of information, this should be made explicit in the request. The authorities of the requested Party shall invite the person in question to appear before the authorities in the territory of the requesting Party and shall inform the requesting Party as to the response of the person in question as soon as possible.

2. Requests to subpoena such person to appear before the authorities of the requesting Party must be received by the Central Authority of the requested Party not less than ninety (90) days before the date on which the attendance is required in the requesting Party. In urgent cases, the requested Party may waive this requirement.

3. The subpoena requests referred to in this Article may not carry the threat of sanction nor punitive clauses; if they do, such clauses shall not take effect in the event that the person fails to appear.

4. In the request, the authorities of the requesting Party shall stipulate the costs they will cover.

ARTICLE 15

APPEARANCE OF DETAINED PERSONS BEFORE THE AUTHORITIES OF THE REQUESTING PARTY

1. Any person detained in the requested Party, and whose presence is required in the requesting Party as a witness or as an expert for the purpose of assistance under the terms of this Treaty, may, upon request of the requesting Party, be transferred to the territory of the requesting Party providing that the person in question is willing and the Central Authority of the requested Party grants its consent. If the detainee is unwilling, he/she shall not be subjected to any sanction or punitive measure.

2. The transfer may be refused when the presence of the detainee is needed in a criminal proceeding under way in the territory of the requested Party, when the transfer may entail a lengthening of the period of detention or when, for any other reason, the Central Authority of the requested Party deems the transfer inappropriate.

3. The authorities of the requesting Party shall keep the transferred person in custody the entire time he/she is in then territory. The period of time the detained person is held in the requesting Party shall be subtracted from the period of his/her imprisonment. If the authorities of the requested Party inform the other Party that the person in question should no longer remain in custody, the said person shall immediately be set free and be treated as a person referred to in Article 14 of this Treaty.

4. The authorities of the requesting Party shall return the transferred person within the time frame established by the requested Party and, in any case, when his/her presence in the territory of the requesting Party is no longer necessary.

ARTICLE 16

VIDEOCONFERENCE

The Parties may agree to the taking of statements by means of videoconference in accordance with conditions laid down on a case-by-case basis.

ARTICLE 17

IMMUNITY

1. No person under Articles 14 and 15 of this Treaty, regardless of then nationality, requested to appear before the judicial authorities of the requesting Party shall be accused, arrested or subjected to any other deprivation of their personal freedom in the territory of the said Party for events or prior convictions taking place before their departure from the territory of the requested Party.

2. The immunity provided for in this Article shall cease to apply at the moment the person in question, having had the opportunity to depart from the territory of the requesting Party, remains within the said territory for fifteen (15) consecutive days after having been officially notified by the competent authority of the requesting party that his/her presence is no longer required, or returns to the said territory after having left.

ARTICLE 18

PROCEEDS AND INSTRUMENTALITIES OF CRIME

1. The competent authority of one Party, through its Central Authority, may request the identification or the adoption of precautionary measures in respect of proceeds and instrumentalities of crime, which are found in the territory of the other Party.

2. The requested Party shall adopt the precautionary measures in respect of the said proceeds and instrumentalities of crime, as provided by its legal system.

3. The requested Party shall undertake to resolve, in accordance with its laws and regulations, any request regarding the protection of the rights of bona fide third parties in respect of the proceeds and instrumentalities of crime which are subject to the measures envisaged in the preceding paragraphs.

4. The competent authority of the requested Party may establish a reasonable time frame limiting the duration of the measure requested, depending on the circumstances.

5. For the purpose of this Treaty, proceeds of crime shall mean any property derived from or obtained, directly or indirectly, through the commission of an offence; and instrumentalities of crime shall mean any property, equipment or other instrumentalities used in or destined for use in offences.

ARTICLE 19

SPONTANEOUS EXCHANGE OF INFORMATION

1. The Parties may, without prior request, exchange information regarding criminal offences when they consider the said information to be useful in initiating or carrying out investigations or proceedings.

2. The Party providing the information may impose conditions regarding the use made of such information by the receiving Party. Acceptance of the said information means that the receiving Party shall comply with conditions imposed.

ARTICLE 20

TRANSFER OF CRIMINAL PROCEEDINGS

1. The Parties may, through their Central Authorities, transfer charges the aim of which is to initiate a proceeding before the judicial authorities of the other Party, when they consider that the said Party is in a better position to conduct the investigation, prosecution and trial of the offences.

2. The requested Party must notify the requesting Party as to the proceeding adopted in respect of the transferred charges and shall remit, where appropriate, a copy of the decision adopted.

ARTICLE 21

CERTIFICATION AND AUTHENTICATION

For the purposes of this Treaty, the documents conveyed via the Central Authorities shall not require any certification, authentication or any other analogous formality.

ARTICLE 22

CONSULTATIONS

The Central Authorities of the two Parties may hold consultations with a view to promoting the more effective implementation of this Treaty and agree on the practical measures necessary to assist in the implementation thereof.

ARTICLE 23

DISPUTE RESOLUTION

Any dispute that may arise between the Parties, arising from the interpretation or implementation of this Treaty shall be resolved by consultation between the Central Authorities. In the event no solution is reached, diplomatic channels shall be used.

PART IV

FINAL PROVISIONS

ARTICLE 24

COMPATIBILITY WITH OTHER INSTRUMENTS OR FORMS OF COOPERATION

1. This Treaty shall not prevent the Parties from assisting each other pursuant to the provisions of other international arrangements to which they are party.

2. This Treaty shall not prevent the Parties from developing other forms of cooperation, in accordance with their national laws and regulations.

ARTICLE 25

ENTRY INTO FORCE

1. Each Party shall inform the other by diplomatic note when all necessary steps under its domestic laws have been taken for entry into force of this Treaty. This Treaty shall enter into force on the thirtieth day from the date of receipt of the later diplomatic note.

2. This Treaty shall apply to requests presented after its entry into force even if the relevant act or omission occurred before entry into force of this Treaty.

ARTICLE 26

DURATION AND TERMINATION

1. The present Treaty shall have an indefinite duration.

2. This Treaty may be amended and supplemented subject to mutual consent of the Parties and in accordance with the procedure relating to the entry into force of this Treaty. Any amendment and supplement shall become an integral part of this Treaty.

3. Each of the Parties may terminate the present Treaty in writing through diplomatic channels. This termination shall take effect six (6) months after the notification date. The termination of this Treaty shall not affect requests made pursuant to this Treaty before the termination takes effect.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, duly authorised, have signed this Treaty.

Done at Madrid on the eighteenth day of September Two Thousand and Fifteen, in duplicate in the Vietnamese, Spanish and English languages, all texts being equally authentic.

 

FOR THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM


|

Nguyen Hoa Binh
PROCURATOR GENERAL
OF THE SUPREME PEOPLE’S
PROCURACY

FOR THE KINGDOM
OF SPAIN




Rafael Catalá Polo
MINISTER OF JUSTICE

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 34/2017/TB-LPQT ngày 18/09/2015 hiệu lực Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam - Tây Ban Nha

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.596

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.143.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!