|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 299 Điều 300 của Bộ luật Hình sự
Số hiệu:
|
07/2019/NQ-HDTP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hòa Bình
|
Ngày ban hành:
|
25/10/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
07/2019/NQ-HĐTP
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 10 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 299 VÀ ĐIỀU 300 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Điều 299 về tội khủng bố và Điều 300 về tội tài trợ khủng bố của
Bộ luật Hình sự.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng pháp
luật
Việc xử lý hình sự đối với tội khủng bố và tội tài
trợ khủng bố phải tuân thủ quy định Bộ luật Hình
sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn của
Nghị quyết này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Về một số thuật ngữ được
sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300
của Bộ luật Hình sự
1. “Tình trạng hoảng sợ
trong công chúng” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ
luật Hình sự là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi,
hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho
người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham
gia giao thông).
Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các
hành vi khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự
có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng
trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các
phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi,
giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,...).
Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt
lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ
quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 của Bộ
luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
2. “Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự
là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
3. “Đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định
tại khoản 1 Điều này” quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật
Hình sự có thể được thực hiện bằng lời nói, gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc bằng
các hành vi khác làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được và lo sợ về sự an
toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.
4. “Hành vi khác uy hiếp tinh thần” quy định
tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi lôi kéo,
kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc đe dọa
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
thân nhân người bị uy hiếp hoặc các hành vi khác nhằm làm cho người bị uy hiếp
lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình
thường.
5. “Huy động tiền, tài sản
dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là
hành vi vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền,
cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
6. “Hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức
nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều
300 của Bộ luật Hình sự là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn
tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Điều 4. Về một số tình tiết định
khung hình phạt
1. “Chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình
sự là hành vi chiếm đoạt, nắm giữ, chi phối trái phép quyền quản lý, sở hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. “Làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình
sự là hành vi cố ý làm giảm giá trị sử dụng của tài sản hoặc làm hư hỏng
tài sản nhưng có thể khôi phục lại được.
3. Tấn công, xâm hại mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi sử dụng
không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây
gián đoạn hoạt động bình thường, an toàn và bảo mật của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
b) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
c) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được
lưu trữ, truyền đưa qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
d) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng
bảo mật và dịch vụ hệ thống của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử;
đ) Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử của các cơ quan, tổ chức thiết yếu, cơ mật (ví dụ:
Chính phủ, cơ quan Quân sự, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...);
e) Chiếm quyền điều hành hệ thống mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử;
đ) Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
4. Cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự là
hành vi xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn
trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm
hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người thực hiện một hành vi phạm tội
vừa có dấu hiệu của tội khủng bố vừa có dấu hiệu của tội phạm khác nhẹ hơn thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.
Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công
chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để
trong sân của Công ty B. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật
Hình sự.
2. Trường hợp người thực hiện nhiều hành vi phạm tội,
trong đó có hành vi có dấu hiệu tội khủng bố, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm
khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và tội phạm khác, nếu
thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công
chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để
trong sân của Công ty H. Sau đó, Nguyễn Văn A lại lấy trộm xe máy trị giá 40
triệu đồng của anh Trần Văn C (là nhân viên của Công ty B) để cùng đồng phạm bỏ
trốn. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
khủng bố theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự và
tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật
Hình sự.
3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.
Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết
và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của
Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội
A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá
nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định
tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 16 tháng 10 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám
sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
|
Resolution No. 07/2019/NQ-HDTP dated October 25, 2019 guiding the application of a number of regulations of Article 299 and Article 300 of the Criminal Code
COUNCIL OF
JUSTICES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
07/2019/NQ-HDTP
|
Hanoi, October
25, 2019
|
RESOLUTION GUIDING
THE APPLICATION OF A NUMBER OF REGULATIONS OF ARTICLE 299 AND ARTICLE 300 OF
THE CRIMINAL CODE COUNCIL OF JUSTICES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT Pursuant to the Law on Organization of People’s
Courts dated November 24, 2014; For the purposes of proper and consistent
application of the regulations of Article 299 and Article 300 of the Criminal
Code; At the request of the General of the Supreme
People’s Procuracy and the Minister of Justice, HEREBY RESOLVES: Article 1. Scope ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Scope of application Criminal prosecution for terrorism and terrorism
financing must comply with regulations of the Criminal Code, the Criminal
Procedure Code, the guidelines herein and other relevant legislative documents. Article 3. Definitions 1. “bring terror to the public” stated in
Clause 1 Article 299 of the Criminal Code means the state of anxiety, fear or
confusion in people regarding their lives, health, property and other
legitimate rights and interest (e.g., setting off an explosion in a transport
hub causes people to feel anxious about their lives, health and property when travelling).
In order to bring terror to the public, the
terrorist acts stated in Article 299 of the Criminal Code may be committed in
public places or crowded places (e.g., squares, shopping malls, traffic
intersections, transport hubs, vehicles, recreational areas, vacation spots,
schools, hospitals, residential areas, buildings, etc.). An act committed in a place that is considered
private property (e.g., houses, workplace, etc.) for the purpose of bringing
terror to the public is liable to criminal prosecution for terrorism according
to Article 299 of the Criminal Code if it exhibits other signs that constitute
this crime. 2. “destroy property of
another organization or individual” stated in Clause 1 Article 299 of the
Criminal Code means the act of rendering property unusable or irreparable. 3. ”threaten to
commit any of the acts specified in Clause 1 of this Article” stated in
Clause 3 Article 299 of the Criminal Code refers to situations where the
offender uses spoken words, text messages, pictures or other means to make an
organization or individual become aware of the threat and fear for their lives,
health, property and other legitimate rights and interest. 4. “other methods to cause
mental intimidation” stated in Clause 3 Article 299 of the Criminal Code
means inciting, encouraging or facilitating a threat to the life, health,
bodily integrity, property, honor or dignity of the victim or the victim’s
family member, or other acts that bring fear to the victim, or restrict the
victim’s normal awareness or control over their acts. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 4. Penalty
determination circumstances 1. “appropriating
property of another organization or individual” stated in Point c Clause 2
Article 299 of the Criminal Code means illegally seizing or controlling the
right to manage, own, use or dispose of property of an organization or
individual. 2. “damaging property of
another organization or individual” stated in Point c Clause 2 Article 299
of the Criminal Code means deliberately reducing the value of property or
damaging property but the damage is repairable. a) Infecting the computer network,
telecommunications network or electronic devices with malware; b) Freezing, suspending or slowing down the
operation of the computer network, telecommunications network or electronic
devices; c) Infiltrating, damaging or stealing data stored
in or transferred via the computer network, telecommunications network or
electronic devices; d) Infiltrating, creating or exploiting a
vulnerability or hole in the security and system services of the computer
network, telecommunications network or electronic devices; dd) Illegally accessing the computer network,
telecommunications network or electronic devices of crucial and confidential
authorities and organizations (e.g., the Government, military authorities,
public security authorities, the State Bank of Vietnam, etc.); e) Taking control over computer network,
telecommunications network or electronic device systems; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. “obstructing or
disrupting the computer network, telecommunications network or electronic
devices of another organization or individual” stated in Point d Clause 2
Article 299 of the Criminal Code means deleting, damaging or modifying
electronic data or software, or illegally hindering data transfer in the
computer network, telecommunications network or electronic devices, or other
acts that obstruct or disrupt the operation of the computer network,
telecommunications network or electronic devices of an organization or
individual. Article 5. Criminal prosecution
in some specific cases 1. If a person committed an
offence that shows signs of both terrorism and a less serious crime, they shall
face criminal prosecution for terrorism. E.g. To bring terror to the public, Nguyen Van A
and his accomplice used mines to destroy some cars in Company B’s yard. In this
case, A and his accomplice shall face criminal prosecution for terrorism according
to regulations of Article 299 of the Criminal Code. 2. In case a person committed
multiple offences, one of which shows signs of terrorism while the others show
signs of other crimes, they shall face criminal prosecution for terrorism and
the other crimes if the signs are sufficient to constitute crimes. E.g. To bring terror to the public, Nguyen Van A
and his accomplice used mines to destroy some cars in Company H’s yard.
Afterwards, Nguyen Van A stole a motorbike worth VND 40 million of Mr. Tran Van
C (Company B’s employee) to escape with his accomplice. In this case, A and his
accomplice shall face criminal prosecution for terrorism according to
regulations of Article 299 of the Criminal Code and for theft according to
regulations of Article 173 of the Criminal Code. 3. If a person committed an
offence that harmed another person’s life or destroyed property of another
organization or individual without the intention to bring terror to the public,
they will not face criminal prosecution for terrorism. Instead, they shall face
criminal prosecution for the respective offence as the case may be. E.g. Due to a personal conflict, Nguyen Van A
killed and mutilated Ms. Nguyen Thi C into multiple parts to dispose of her
body. His acts bring confusion to the public, but at the time the offence was
committed, A had no intention to bring terror to the public but only the
motives of revenge. Therefore, A shall face criminal prosecution for murder in
accordance with regulations of Article 123 of the Criminal Code. Article 6. Effect ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON BEHALF OF
THE COUNCIL OF JUSTICES
THE CHIEF JUSTICE
Nguyen Hoa Binh
Resolution No. 07/2019/NQ-HDTP dated October 25, 2019 guiding the application of a number of regulations of Article 299 and Article 300 of the Criminal Code
1.035
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|