Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 193/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Chương trình phòng chống mua bán người 2021 2025

Số hiệu: 193/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 09/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội Khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại Tờ trình số 23/TTr-BCA-C02 ngày 14 tháng 01 năm 2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình phòng, chống mua bán người).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Th
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nư
c;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).DTH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Hòa Bình

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 19
3/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

a) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người; huy động nguồn lực trong nước, sự ủng hộ, hỗ trợ của các nước, tổ chức quốc tế và các tổ chức có liên quan. Thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, lồng ghép các biện pháp phòng, chống mua bán người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

b) Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; kịp thời … và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể

a) Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác phòng, chống mua bán người ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương và hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã hàng tháng có chuyên mục, tin, bài tuyên truyền về phòng, chống mua bán người phù hợp các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương. Thường xuyên cập nhật các hình thức, thủ đoạn và mục đích của tội phạm mua bán người trên các trang mạng và mạng xã hội có nhiều người theo dõi, truy cập tại Việt Nam.

b) Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người bo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố. 95% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết và truy tố. 90% số vụ án mua bán người hàng năm được giải quyết, xét xử.

c) Bảo đảm nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm. Xây dựng, củng cố, tng bước nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tiếp nhn, xác minh, xác định, hỗ trợ nạn nhân các cấp.

d) Chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chng mua bán người, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất phù hợp với pháp luật khu vực, quốc tế và thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người.

đ) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế trong tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện có hiệu quả, định kỳ sơ kết, tổng kết.

e) Dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người được xây dựng, kết nối giữa các bộ, ngành chức năng, thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin, phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả và xây dựng chính sách về công tác phòng, chống mua bán người.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Truyền thông về phòng, chống mua bán người

a) Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương xây dựng, duy trì hoạt động các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, trong đó, tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ việc.

b) Chú trọng công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương; lồng ghép các thông tin về quyền của nạn nhân, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, tiếp nhận thông tin dành cho nạn nhân vào các thông điệp, tin bài, chuyên mục và tài liệu truyền thông về phòng, chống mua bán người.

c) Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các nhà mạng trong các hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người.

d) Tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của từng nhóm nạn nhân, nhóm có nguy cơ trở thành nạn nhân cũng như đặc điểm của từng vùng miền. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với thông điệp của Liên hợp quốc và tình hình thực tiễn của địa phương.

đ) Lồng ghép và truyền tải các thông điệp phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học.

c) Xây dựng, nhân rộng các mô hình truyền thông tại cộng đồng hoạt động có hiệu quả; tổ chức thu thập, nắm bắt kịp thời thông tin, dấu hiệu có liên quan đến mua bán người tại cộng đồng dân cư.

2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người

a) Tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phòng ngừa tái phạm liên quan đến tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan.

b) Tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người; điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng; thực hiện các biện pháp giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm.

c) Tăng cường quản lý biên giới, cửa khẩu, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, di cư tự do; tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động; cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, môi giới, tổ chức đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc, học tập, du lịch và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhằm kịp thời phát hiện vụ việc mua bán người trong các lĩnh vực này.

3. Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người

a) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ việc mua bán người, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

b) Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án mua bán người; nghiên cứu xây dựng án lệ về mua bán người.

c) Lựa chọn, xác định các vụ án trọng điểm, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân.

4. Tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và bảo vệ nạn nhân

a) Thực hiện tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu nạn nhân theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm; thực hiện hỗ trợ thiết yếu ban đầu theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin, an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ theo quy định của pháp luật.

5. Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

a) Xây dựng, triển khai quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; nghiên cứu, thực hiện thí điểm quy trình chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán; xây dng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp kết nối dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán.

b) Củng cố, phát triển, cải thiện chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và thí điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

c) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

6. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người

a) Tổ chức sơ kết, tổng kết toàn diện thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, trên cơ sở kết quả tổng kết, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người.

b) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người.

c) Xây dựng kế hoạch triển khai và theo dõi thi hành pháp luật về phòng chống mua bán người, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

7. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người

a) Xây dựng, ký kết và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, duy trì cơ chế báo cáo, chia sẻ thông tin định kỳ giữa các cơ quan liên quan ở cấp trung ương và địa phương trong tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người.

b) Tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin, nghiên cứu thiết lập đường dây nóng giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để kịp thời liên hệ, hỗ trợ xác minh, xác định nạn nhân tại nước ngoài và phối hợp điều tra, bảo vệ, giải cứu nạn nhân.

c) Xây dựng và thống nhất với các nước có chung đường biên giới về tiêu chí xác định nạn nhân, cơ chế phối hợp trong việc trao đổi thông tin, hồi hương nạn nhân. Phát huy hiệu quả hoạt động của Văn phòng liên lạc qua biên giới tại các tỉnh có chung đường biên giới.

d) Tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, cam kết quốc tế phù hợp với thực tiễn thi hành.

đ) Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, diễn đàn song phương và đa phương về phòng, chống mua bán người; chủ động trao đổi thông tin về chủ trương, chính sách và nỗ lực, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người.

e) Huy động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân cho công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân.

8. Xây dựng dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người

a) Dữ liệu thống kê thường xuyên cập nhật các thông tin, số liệu về tình hình, kết quả công tác phòng, chống mua bán người và dữ liệu khác có liên quan, được kết nối thường xuyên, chặt chẽ giữa các bộ, ngành chức năng.

b) Hàng năm và từng giai đoạn, tiến hành đánh giá, phân tích dữ liệu thống kê, phục vụ báo cáo, lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người.

9. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan đến phòng, chống mua bán người

a) Nghiên cứu, xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm các công tác liên quan đến phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

b) Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ làm công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người của các bộ, ngành và địa phương.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật chủ động tham mưu, xây dựng, ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Bộ Công an

a) Thường trực giúp Thủ tưng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp công tác, chủ động nắm chắc tình hình, triển khai các kế hoạch, phương án đấu tranh, ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tội phạm mua bán người và các tội phạm có liên quan tại khu vực nội địa.

c) Chủ trì thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và bảo vệ nạn nhân; tổ chức sơ kết, tổng kết toàn diện thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, trên cơ sở tổng kết, đề xuất các cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, trong đó có việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người, nhất là với các nước có chung đường biên giới, các nước có đông công dân Việt Nam cư trú.

đ) Xây dựng tiêu chí thống kê về mua bán người, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng và thống nhất quản lý dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan báo chí, truyền thông triển khai các hoạt động phòng ngừa xã hội; thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng nội dung tuyên truyền định kỳ về kết quả phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.

g) Đề xuất các cấp có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người.

2. Bộ Quốc phòng

a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người tại địa bàn biên giới, cửa khẩu, biển, hải đảo và các khu vực thuộc trách nhiệm quản lý.

b) Thực hiện công tác giải cu, bảo vệ, tiếp nhận và htrợ nạn nhân; quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, cửa khẩu, biển, hải đảo và các khu vực thuộc trách nhiệm quản lý; hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.

c) Cung cấp các thông tin theo tiêu chí thống kê để phục vụ quản lý dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Sơ kết, tổng kết việc thi hành các quy định của pháp luật về công tác hỗ trợ nạn nhân, trên cơ sở kết quả tổng kết, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ nạn nhân.

b) Chủ trì thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân; củng cố, phát triển, cải thiện chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc trách nhiệm quản lý; thí điểm mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền, hội thảo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ người làm công tác hỗ trợ nạn nhân; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.

c) Thực hiện công tác tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác về mua bán người tới Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; xử lý thông tin, tư vấn, chuyển tuyến các trường hợp là nạn nhân hoặc nghi là nạn nhân bị mua bán.

d) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xử lý nghiêm các sai phạm; công khai các tổ chức, doanh nghiệp được phép tchức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các loại phí người lao động phải trả.

đ) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.

e) Cung cấp các thông tin theo tiêu chí thống kê để phục vụ quản lý dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống mua bán người trên phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng, các mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở; lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác; nâng cao kỹ năng thông tin, tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho người làm công tác thông tin cơ sở, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các nhà mạng triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người.

5. Bộ Ngoại giao

a) Chđạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và những người đang trong thời gian chờ xác minh theo quy định; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài thực hiện việc xác minh, tiến hành các thủ tục cần thiết khác để đưa nạn nhân về nước.

b) Chủ trì, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng chủ trương, chính sách về các vấn đề di cư quốc tế nhằm nâng cao công tác quản lý di cư quốc tế, góp phần ngăn chặn nguy cơ mua bán người.

c) Chủ trì, phối hợp thông tin đối ngoại về chính sách, nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người và các vấn đề khác có liên quan.

d) Cung cấp các thông tin theo tiêu chí thống kê để phục vụ quản lý dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.

6. Bộ Tư pháp

a) Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật; theo dõi thi hành chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người, bảo đảm thực thi có hiệu quả, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

b) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

c) Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Lồng ghép phổ biến pháp luật và tuyên truyền về phòng, chống mua bán người vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch kết hợp với xây dựng các hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học, các khu dân cư.

b) Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ văn hóa, thể thao, nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

c) Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm mua bán người.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức phòng, chống mua bán người lồng ghép trong các hoạt động học tập ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, ngành học, giáo dục về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên, học viên.

b) Chỉ đạo nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện quản lý chặt chẽ việc học tập và hoạt động của học sinh, sinh viên, học viên; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân của mua bán người được học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng; phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.

c) Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn du học, đưa người đi học tập ở nước ngoài, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm.

9. Bộ Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân ưu tiên khám, chữa bệnh cho nạn nhân bị mua bán; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế đối với nạn nhân bị mua bán trở về địa phương, phù hợp với quy định của pháp luật

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mua bán người trong lĩnh vực đánh bắt, khai thác thủy sản; phối hợp với các cơ quan có liên quan phòng chống sử dụng lao động cưỡng bức trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý.

11. Bộ Tài chính

Chủ trì, tổng hợp kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm cho các dự án phục vụ công tác phòng, chống mua bán người theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người, tập trung vào công tác truyền thông phòng ngừa; đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người; tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.

b) Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ phòng, chống mua bán người vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn, các chương trình, nguồn lực và các dự án do địa phương quản lý.

c) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

14. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

a) Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người; tuyên truyền thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

b) Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, tích cực trong phối hợp với chính quyền chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. Tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán được tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tố giác, đấu tranh, lên án đối với tội phạm mua bán người; phối hợp tổ chức hiệu quả diễn đàn “Quần chúng nhân dân lên án, tố giác tội phạm” tại các địa bàn trọng điểm.

d) Thường xuyên sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương, rút kinh nghiệm nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm mua bán người ở cơ sở.

15. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, trong đó chú trọng tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, đổi mới hình thức tuyên truyền.

b) Xây dựng, nhân rộng các mô hình truyền thông; mô hình hỗ trợ nạn nhân có hiệu quả về mua bán người; cung cấp thông tin và kết nối nạn nhân với các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; tạo điều kiện để nạn nhân bị mua bán được tham gia các chương trình hỗ trợ vay vốn của Hội phụ nữ các cấp.

c) Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương.

16. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

a) Thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp công tác với Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ trong phòng, chống mua bán người; hướng dẫn các cơ quan tư pháp ở địa phương áp dụng thống nhất pháp luật về phòng, chống mua bán người, chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và tội phạm có liên quan, bảo đảm kịp thời và nghiêm minh; thực hiện thống kê và cung cấp các thông tin theo tiêu chí thống kê để phục vụ quản lý dữ liệu thng kê về công tác phòng, chống mua bán người.

b) Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu xây dựng án lệ, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án mua bán người; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua xét xử các vụ án mua bán người.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; ngoài ra được huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Chương trình này, định kỳ hàng tháng, quý, năm có báo cáo kết quả gửi về Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Giao Bộ Công an giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chương trình này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 193/QD-TTg

Hanoi, February 09, 2021

 

DECISION

APPROVING ANTI-HUMAN TRAFFICKING PROGRAM FOR THE PERIOD OF 2021 - 2025 AND ORIENTATION UNTIL 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Anti-Human Trafficking dated March 29, 2011;

Pursuant to Decision No. 623/QD-TTg dated April 14, 2016 of the Prime Minister approving the National Strategy for Fighting and Preventing Crime for the period of 2016 - 2025 and orientation until 2030;

Pursuant to Decision No. 634/QD-TTg dated May 13, 2020 of the Prime Minister approving the Program for implementing Resolution No. 96/2019/QH14 dated November 27, 2019 of the 14th National Assembly on fighting and preventing crime and violations of the law, operations of the People’s Procuracy, People’s Court, and judgment enforcement;

At request of the Minister of Public Security under Presentation No. 23/TTr-BCA-C02 dated January 14, 2021,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Approve the Anti-human trafficking program for the period of 2021 - 2025 and orientation until 2030 (hereinafter referred to as the “Anti-human trafficking program”).

Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementing this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Truong Hoa Binh

 

PROGRAM

FOR ANTI-HUMAN TRAFFICKING FOR THE PERIOD OF 2021 - 2025 AND ORIENTATION UNTIL 2030
(Attached to Decision No. 193/QD-TTg dated February 9, 2021 of the Prime Minister)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General objectives and requirements

a) Exercise the combined force of the entire political system and the general public; identify tasks and responsibilities; improve cooperation effectiveness between ministries and local governments in preventing and fighting human trafficking; mobilize domestic resources, support and assistance of other countries, international organizations, and relevant organizations. Effectively implement Scheme assigned under the National strategy for fighting and preventing crime for the period of 2016 - 2025 and orientation to 2030, integrate anti-human trafficking measures in the Scheme.

b) Create the important shift in awareness and responsibilities of all levels, disciplines, and classes of the general public; promptly clarify and rectify causes, conditions that give way to crimes, and reduce risks of human trafficking; develop policies and regulations on anti-human trafficking; effectively receive, verify, identify, rescue, protect, and support victims of human trafficking.

2. Specific objectives and requirements

a) Promote communications to raise awareness of individuals, families, and community regarding anti-human trafficking measures, prioritizing high risk groups, especially those in rural, remote, border areas and ethnic minority areas. Central and local press authorities and radio station systems in districts and communes deliver articles, sections, publications regarding anti-human trafficking for different target audiences and different districts, communes on a monthly basis. Regularly update forms, schemes, and goals of human traffickers on popular websites and social network sites in Vietnam.

b) Ensure that 100% of crime reports and petitions for prosecution relating to human trafficking are received and classified with more than 90% of which are processed and resolved. Cases suggesting signs of human trafficking must be investigated and verified and, after all bases are present, prosecuted as per the law. Investigation, prosecution, and trial of human traffickers are proper, legitimate, and without errors. More than 90% of prosecuted cases are investigated and resolved. 95% of annual human trafficking cases are resolved and prosecuted. 90% of annual human trafficking cases are resolved and adjudicated.

c) Victims are verified, identified, rescued, protected, and supported in a timely and effective manner as per the law. Develop, reinforce, upgrade, and invest in amenities and equipment of facilities providing support for human trafficking victims. Provide training, improve knowledge and skills for officials who receive, verify, identify, and support human trafficking victims.

d) Policies and regulations relating to anti-human trafficking operations, verification, identification, rescue, protection, and support for human trafficking victims are regularly amended to stay consistent with regulations of regions, international laws, and implementation of anti-human trafficking operations.

dd) Improve effectiveness of interdisciplinary cooperation and international cooperation in receiving, verifying, identifying, rescuing, protecting, assisting victims, investigating, prosecuting, and adjudicating human trafficking cases. International treaties, bilateral agreements, unilateral agreements, agreements on anti-human trafficking to which Vietnam is a signatory are effectively implemented and concluded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. TASKS AND SOLUTIONS

1. Communications regarding anti-human trafficking

a) Central and local press authorities develop and maintain articles, sections, programs on radio and television regarding anti-human trafficking which focus on new schemes, methods, and key locations of such crimes, potential victims, benefits of victims, and hotline for receiving information on human trafficking victims and cases.

b) Prioritize communications on mass media, websites and social network sites, information systems for different target audiences and locations; integrate information on rights of victims, assistance, support, counseling, and information receipt in messages, articles, sections, and communication materials regarding anti-human trafficking.

c) Mobilize participation of telecommunication, information technology service enterprises and internet service providers in communicating anti-human trafficking.

d) Organize effective implementation of behavior change communication in community, change forms of communication to best fit different groups of victims and potential victims. Organize activities celebrating “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” (Date of general public’s participation in anti-human trafficking of July 30) consistent with messages of UN and local implementation.

dd) Integrate and communicate anti-human trafficking messages in character education and extracurricular programs.

c) Develop and duplicate communication models in communities; collect, gather information and signs relating to human trafficking in local communities.

2. Fighting human trafficking

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Receive, verify, and promptly resolve accusations, information, and petitions for prosecution of human trafficking crimes; investigate and unveil cases, series of human trafficking crimes, hunt subjects; adopt solutions for rescuing, receiving, protecting, assisting victims as per the law; initiate series of intensive offending and suppressing of human trafficking crimes and relevant crimes on a nationwide scale, especially key routes and areas.

c) Enhance border and checkpoint management, effectively prevent illegal entry and exit; enhance state management regarding adoption, marriage with foreign element, Vietnamese guest worker service provision and brokerage, studying, tourism, and other conditional lines of business in order to promptly discover human trafficking in these sectors.

3. Prosecution and adjudication of human traffickers

a) Exercise prosecutor’s rights and control resolution of human trafficking cases and ensure legitimacy thereof.

b) Promptly and strictly adjudicate human trafficking cases; research and develop precedents regarding human trafficking.

c) Choose and identify key cases, organize experience-learning trials to improve adjudication quality, publicize law education to the general public.

4. Victim receipt, verification, identification, rescue, and protection

a) Receive, verify, identify, and rescue human trafficking victims in a manner revolving around the victims; provide initial essential support as per the law.

b) Implement solutions for ensuring information security and safety for victims and their relatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Develop and implement standard procedures for assisting human trafficking victims to rehabilitate; research and carry out pilot implementation of procedures for referring human trafficking victims and suspected victims; develop regulations on interdisciplinary cooperation in receiving and supporting victims, providing connection and services for receiving, assisting victims and suspected victims.

b) Reinforce, develop, and improve quality of public services utilizing state budget in supporting human trafficking victims and ensure availability and accessibility thereof; invest, upgrade equipment, develop criteria for assessing quality of victim support services and carry out pilot implementation of rehabilitation assistance models.

c) Integrate anti-human trafficking information in programs for preventing crimes, social evils, reducing poverty, providing vocational education and training, creating jobs, ensuring gender equality, protecting children, and other socio-economic development programs.

6. Policy and regulation development, and monitoring of policy and regulation implementation relating to anti-human trafficking

a) Organize preliminary conclusion and final conclusion of implementation of the Law on Anti-Human Trafficking of 2011; on the basis of final conclusion results, request competent authorities to improve effectiveness of anti-human trafficking operation.

b) Research to amend and complete regulations on anti-human trafficking and guiding documents, ensure consistency and conformity with international treaties to which Vietnam is a signatory and anti-human trafficking situation.

c) Develop plans for implementing and monitoring compliance with regulations and law on anti-human trafficking and relevant guiding documents.

7. Enhancement of interdisciplinary and international cooperation in anti-human trafficking

a) Develop, sign, and effectively implement regulations on cooperation, maintain periodic reports and information sharing between relevant authorities in central and local level relating to receiving, verifying, identifying, rescuing, protecting, and supporting victims; investigate, prosecute, and adjudicate human trafficking cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Develop and reach an agreement with neighboring countries regarding criteria for identifying victims, regulations on cooperation in exchanging information and repatriating victims. Effectively utilize the Border Liaison Office in border provinces.

d) Organize effective implementation of international treaties regarding anti-human trafficking and relevant international treaties to which Vietnam is a signatory; organize preliminary and final conclusion of the implementation. Research, propose amendments, sign, participate in international treaties, agreements, and commitments.

dd) Organize and participate in domestic and international conventions, conferences, multilateral and bilateral forums regarding anti-human trafficking; exchange information regarding principles, policies, efforts, and experience of Vietnam in preventing and fighting human trafficking.

e) Mobilize resources of social agencies, organizations, enterprises, international organizations, NGOs, and individuals for preventing and fighting human trafficking and assisting human trafficking victims.

8. Development of statistical data on anti-human trafficking

a) Statistical data must regularly update information and data on implementation, results of anti-human trafficking and other relevant data, be regularly and closely connected between ministries and disciplines.

b) Carry out assessment, analyze statistical data to serve reports and plans for implementing relevant activities in anti-human trafficking every year and every stage.

9. Improve capacity of officials engaging in activities relating to anti-human trafficking

a) Research, develop documents, disseminate, provide training, education, improve skills of officials directly engaging in activities relating to anti-human trafficking and assisting human trafficking victims.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. RESPONSIBILITIES

Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, within their responsibilities and powers, shall advise, develop, issue plans, implement tasks and solutions of the Anti-human trafficking program; while implement the following specific tasks:

1. Ministry of Public Security shall

a) Assisting Prime Minister, National Steering Committee for Anti-crime of the Government in inspecting, encouraging, organizing preliminary conclusions and final conclusions of implementation of tasks and objectives of the Anti-human trafficking program.

b) Take charge and cooperate with forces, synchronously implement professional measures, acknowledge the situation, implement plans, solutions for fighting, preventing human trafficking and relevant crimes.

c) Take charge receiving, verifying, identifying, rescuing, and protecting victims; organizing preliminary conclusion and final conclusion of implementation of the Law on Anti-Human Trafficking of 2011 and request competent authorities to develop solutions for improving effectiveness of anti-human trafficking operation, including development of regulations and law on anti-human trafficking.

d) Take charge and cooperate with relevant authorities in promoting international cooperation in preventing and fighting human trafficking crimes, especially with neighboring countries and countries with large Vietnamese population.

dd) Develop statistical data criteria regarding human trafficking while ensuring consistency with international practice; develop and manage statistical data regarding human trafficking.

e) Take charge and cooperate with ministries, press and communication authorities in implementing social deterrence activities; effectively implement general public’s participation in national defense, security, crime and social evil prevention; develop contents for periodic communications regarding anti-human trafficking results on mass media and website of the Ministry of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Ministry of National Defense shall

a) Take charge fighting and preventing human trafficking crimes in borders, checkpoints, sea, islands, and other areas under their management.

b) Rescue, protect, receive, and assist victims; oversee security and order in border areas, checkpoints, sea, islands, and other areas of their responsibility; implement international cooperation on anti-human trafficking.

c) Provide information based on statistical data criteria to serve management of statistical data on anti-human trafficking.

3. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall

a) Carry out preliminary conclusion and final conclusion of implementation of regulations and law on victim support and request competent authorities to develop regulations on victim support.

b) Take charge assisting victims; reinforcing, developing, and improving quality of public services utilizing state budget in assisting human trafficking victims; carry out pilot implementation of assisted rehabilitation; disseminating, organizing conferences, training, improving capacity of personnel assisting victims; inspecting and supervising implementation of victim support.

c) Receive information, notice regarding human trafficking via hotline 111; process information, counsel, and refer cases of human trafficking victims or suspected victims.

d) Increase supervision, inspection, and examination regarding organizations and individuals engaging in Vietnamese guest worker service provision or brokerage; take strict actions against violations; disclose organizations and enterprises allowed to provide Vietnamese guest workers and fees payable by employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Provide information based on statistical data criteria to serve management of statistical data on anti-human trafficking.

4. Ministry of Information and Communications shall

a) Take charge communicating anti-human trafficking on mass media, websites, social network sites, and information systems; integrate anti-human trafficking contents in other information programs; improve skills in disseminating anti-human trafficking of persons engaging in communication work, journalists, and editors of press authorities.

b) Direct enterprises, telecommunication services, information technology, and internet service providers to communicate anti-human trafficking.

5. Ministry of Foreign Affairs shall

a) Direct and guide Vietnamese representative missions in foreign countries to offer protection to Vietnamese citizens, assist victims of human trafficking, and persons awaiting verification; cooperate with authorities of Vietnam and foreign countries in verifying and adopting other necessary procedures for bringing the victims back.

b) Take charge and advice Government, Prime Minister to develop principles, policies regarding international migration issues in order to improve management effectiveness of international migration and prevent the risks of human trafficking.

c) Take charge and cooperate with foreign affair information regarding policies and efforts of Vietnam in anti-human trafficking and other relevant information.

d) Provide information based on statistical data criteria to serve management of statistical data on anti-human trafficking.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Cooperate with Ministry of Public Security and relevant authorities in reviewing and developing law system; monitor enforcement of regulations and policies relating to anti-human trafficking, ensure effective implementation and consistency with international treaties to which Vietnam is a signatory.

b) Manage, guide, inspect, and investigate activities assisting marriage, adoption, giving up for adoption in order to prevent exploitation of these activities for the purpose of human trafficking.

c) Guide state legal aid centers and organizations to provide legal aid for human trafficking victims as per the law.

d) Cooperate with ministries and local governments in publicizing and educating laws regarding anti-human trafficking.

7. Ministry of Culture, Sports and Tourism shall

a) Integrate law education and dissemination regarding anti-human trafficking in cultural, artistic, sports, and tourism activities together with developing agreements in local communities, developing cultural lives in agencies, organizations, schools, and residential areas.

b) Enhance management, inspection, and investigation of tourism, cultural, sports service provision in order to prevent exploitation of these activities for the purpose of human trafficking.

c) Publicize, educate moral and lifestyles to prevent, fight, denounce human trafficking crimes.

8. Ministry of Education and Training shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Direct schools and other education institutions in the national education systems to closely monitor studying and activities of students; enable student who are victims of human trafficking to attend education, vocational training and education, and rehabilitate; cooperate with families, agencies, organizations in implementing anti-human trafficking measures.

c) Manage, supervise, inspect, and investigate organizations, individuals providing study abroad counseling services, study abroad services, promptly rectify and take actions against violations.

9. Ministry of Health shall

Direct, instruct medical establishments to cooperate with social protection facilities and victim support facilities in prioritizing medical examination and treatment for human trafficking victims; research, propose policies financing insurance of human trafficking victims.

10. Ministry of Agriculture and Rural Development shall

Implement tasks and solutions for fighting and preventing human trafficking in aquaculture; cooperate with relevant authorities in preventing labor abuse.

11. Ministry of Finance shall

Take charge and consolidate recurrent expenses for implementing tasks of the Anti-human trafficking program in annual state budget of ministries and central authorities and request competent authorities to approve as per the Law on State Budget and guiding documents.

12. Ministry of Planning and Investment shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall

a) Organize effective implementation of the Anti-human trafficking program, prioritizing communication aiming at prevention; prevent, promptly and strictly deal with violations of the law regarding anti-human trafficking; receive and assist human trafficking victims in rehabilitating; organize effective implementation of state management regarding security and order serving anti-human trafficking purposes.

b) Specify contents and tasks serving anti-human trafficking in socio-economic development plans of each year and each stage, programs, resources, and projects under local governments’ management.

c) Request People’s Councils of the same levels to allocate expenses for implementing Anti-human trafficking program for local agencies and entities in accordance with the Law on State Budget and guiding documents.

14. Central Committee of Vietnamese Fatherland Front and member organizations shall

a) Mobilize the general public, public officials, members, union members, and reputable figures in ethnic minority communities, religious officials to participate in fighting and preventing human trafficking crimes; disseminate and encourage the general public to protect national security.

b) Advise Communist Party committees and cooperate with the government in coordinating anti-human trafficking operations. Enable human trafficking victims to participate in loan support, vocational training and education, rehabilitation support programs and policies.

c) Supervise the implementation of regulations on anti-human trafficking; mobilize members, union members, and the general public to denounce and criticize human traffickers; cooperate in organizing effective implementation of the “Public denunciation of crimes” forum in key areas.

d) Organize frequent preliminary conclusion, final conclusion, commendation, experience learning, and duplication of advanced models in fighting and preventing human trafficking crimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Take charge disseminating anti-human trafficking contents, prioritizing behavior change communication and innovation of communication forms.

b) Develop and duplicate communication models; victim support models; provide information and connect victims with rehabilitation support services; enable human trafficking victims to participate in loan support programs of Women’s Unions of all levels.

c) Improve communication skills regarding anti-human trafficking for speakers and personnel.

16. Supreme People’s Procuracy and Supreme People’s Court shall

a) Effectively implement Regulations on cooperation with the Government; closely cooperate with ministries and Governmental agencies in fighting and preventing crimes; guiding legal authorities to jointly apply regulations on fighting and preventing human trafficking, promote timely and strict investigation, prosecution, and adjudication of human traffickers and relevant criminals; list and provide information in accordance with statistical data criteria.

b) The Supreme People’s Court shall research and develop precedents, organize experience-learning trials to improve adjudication quality of human trafficking cases; cooperate with communication authorities in disseminating and publicizing the law by adjudicating human trafficking cases.

IV. EXPENDITURE ON IMPLEMENTATION

Expenditure on Anti-human trafficking program implementation shall be guaranteed by the state budget and allocated in annual state budget of ministries and local governments in accordance with the Law on State budget and guiding documents; mobilized by sponsorships and donations of domestic and foreign organizations, individuals, other legal sources as per the law.

V. IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Assign the Ministry of Public Security to assist Prime Minister in monitoring, supervising, inspecting, and mobilizing officials of departments and local governments to strictly implement the Anti-human trafficking program. Periodically submit reports on the situation to the Prime Minister./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.875

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.164.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!