Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1212/QĐ-UBND 2017 phòng chống tội phạm giết người cố ý gây thương tích Thanh Hóa

Số hiệu: 1212/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 18/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1212/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Bộ Luật hình sự năm 1999 và 2015;

Căn cứ Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị s48-CT/TW ngày 22/10/2010 của BChính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đm bảo quốc phòng - an ninh;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 113/TTr-CAT- PV11 ngày 16 tháng 3 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”.

Điều 2. Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về UBND tỉnh để chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Thường trực T
nh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Trại giam của BCA trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Nguyễn
Đình Xứng

 

ĐỀ ÁN

PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1212/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

- Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”.

- Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”.

- Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 5132/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2016 của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

II. CĂN CỨ THỰC TIỄN

1. Thực trạng tình hình, đặc điểm của tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

a) Thực trạng tình hình và đặc điểm của tội phạm giết người:

Tội phạm giết người là nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự cý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật và bị xử lý theo quy định tại các Điều 93, 95, 96 - Bộ luật Hình sự năm 1999 và các Điều 123, 125, 126 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong 3 năm (từ 16/3/2013 đến 15/3/2016), trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 101 vụ giết người, liên quan đến 186 đối tượng, làm chết 90 người, bị thương 35 người. Trong đó: Tội giết người (Điều 93 - Bộ luật Hình sự 1999) chiếm 96%; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 - Bộ luật Hình sự 1999) chiếm 4%.

Trong tổng số vụ án giết người trên địa bàn tỉnh thì có trên 80% số vụ án xảy ra do nguyên nhân xã hội (mâu thuẫn bột phát trong sinh hoạt, cuộc sng, tham gia giao thông; sinh nhật, đám cưới, tiệc liên hoan...). Đáng chú ý, nhiều vụ giết người do nguyên nhân xã hội diễn biến nhanh, thậm chí hết sức bất ngờ khiến cho mọi biện pháp phòng ngừa đều bị vô hiệu, đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn trong công tác phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng Công an; còn lại gần 20% là các vụ giết - cướp tài sản, giết - hiếp dâm.

- Các đối tượng phạm tội giết người phần ln không nằm trong diện quản lý nghiệp vụ của lực lượng Công an, số đối tượng chưa có tiền án, tiền sự chiếm 74,2%; một số đối tượng trước đó là người tốt, có mối quan hệ quen biết nhau, thậm chí là người thân, nhưng có thể chỉ do sự kích động mạnh của hành vi trái pháp luật từ phía nạn nhân, hoặc do kích thích của bia rượu, chất ma túy (trong đó chiếm 32,5%)...cũng gây ra tội ác.

- Số đối tượng có tiền án, tiền sự gây ra các vụ án giết người chiếm 22,8%. Đối tượng thuộc các băng, nhóm tội phạm hoạt động hết sức manh động, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, khi gây án đã mất hết nhân tính, bất chấp đạo lý làm người, coi thường pháp luật, giết người kèm theo hành vi hiếp dâm, cướp tài sản, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép...chỉ chiếm 3% tổng số vụ giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhưng đã tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, gây hoang mang, lo lắng, bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

- Các vụ án giết người xảy ra vào ban đêm (từ 22h đến 05h sáng hôm sau) chiếm trên 64%, các vụ án giết người xảy ra vào ban ngày chiếm gần 36%. Địa điểm xảy ra các vụ giết người cũng khá đa dạng, có thể xảy ra bất kỳ nơi nào: Tại nhà riêng chiếm 44,6%, tại nơi công cộng chiếm 33,7%, nơi khác chiếm 21,7%. Đa số các đối tượng giết người nằm trong độ tuổi lao động, trong đó từ 18 đến 30 tuổi chiếm 59,7%; trên 30 tuổi chiếm 23%; dưới 18 tuổi chiếm 17,3%. Thời gian gần đây, số đối tượng gây án có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Số đối tượng giết người trên địa bàn tỉnh có tính chất nhỏ lẻ, bột phát, số đối tượng tham gia ít chỉ từ 1 đến 3 đối tượng chiếm trên 87% (thường là đồng phạm đơn giản).

- Đáng chú ý là các vụ án giết người do sử dụng rượu, bia chiếm 9,9%; do sử dụng ma túy chiếm 3,96 % và do băng nhóm tội phạm chiếm 2,97%.

b) Thực trạng tình hình và đặc điểm tội phạm cố ý gây thương tích:

- Tội phạm cố ý gây thương tích là nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý dùng sức mạnh vật chất và thể chất tác động trực tiếp lên cơ thể người khác, nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của họ và bị xử lý theo quy định tại các Điều 104, 105, 106 - Bộ luật Hình sự năm 1999 và các Điều 134, 135, 136 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Trong 3 năm (từ 16/3/2013 đến 15/3/2016), trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra 2.062 vụ cố ý gây thương tích, liên quan đến 3.130 đối tượng, làm chết 14 người, bị thương 2.320 người. Trong đó: Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 - Bộ luật Hình sự 1999) chiếm 96,75%; Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mnh (Điều 105 - Bộ luật Hình sự 1999) chiếm 3%; Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 - Bộ luật Hình sự 1999) chiếm 0,25%.

- Trong tổng số vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn thì có trên 85% tổng số vụ án xảy ra là do mâu thuẫn cá nhân bột phát nhất thời (mâu thun trong sinh hoạt, cuộc sng, tham gia giao thông, sinh nhật, đám cưới, tiệc liên hoan...), còn lại chiếm gần 15% là do mâu thuẫn thù tức từ các băng, nhóm tội phạm hoạt động trên địa bàn trả thù lẫn nhau, gây thương tích, tranh dành địa bàn kinh doanh, làm ăn.

- Các đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích phần lớn không nằm trong diện quản lý nghiệp vụ của lực lượng Công an, phạm tội lần đầu chiếm 71,6%. Đối tượng gây án đa số là đối tượng không nghề nghiệp, lao động tự do chiếm trên 57%, nông dân chiếm trên 30%; nam giới chiếm 94%. Số đối tượng thuộc các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động manh động, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê hoặc khi nảy sinh mâu thuẫn chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí, hung khí mang theo để gây án chiếm 28,4% tổng số vụ gây thương tích. Tuy slượng ít nhưng các vụ án, vụ việc xảy ra đã tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, gây hoang mang, lo lng, bức xúc trong dư luận qun chúng nhân dân.

- Các vụ gây thương tích xảy ra ban đêm (từ 22h đến 05h sáng hôm sau) chiếm 50,8%, ban ngày chiếm 49,2%. Địa điểm gây án không cố định, có thể xảy ra bất kỳ nơi nào, ở đâu khi mâu thuẫn phát sinh. Qua phân tích cho thấy, các vụ gây thương tích ở nơi công cộng (công viên, trường học, siêu thị, chợ, bến xe, nhà ga, bến tàu, bệnh viện, nhà thi đu, khu di tích lịch sử...) chiếm tỷ lệ trên 43%; tại nhà riêng trên 31%, các nơi khác chiếm gần 26%. Hầu hết các đi tượng gây thương tích nằm trong độ tuổi lao động, trong đó từ 18 đến 30 tuổi chiếm 59,4%; trên 30 tuổi chiếm 29,45%; dưới 18 tuổi chiếm 11,15%. Thời gian gần đây, độ tuổi của các đối tượng gây án xu hướng ngày càng thấp hơn, trẻ hơn.

- Số đối tượng gây thương tích trên địa bàn tỉnh phần lớn có tính chất nhỏ lẻ, bột phát, số đối tượng tham gia ít, từ 1 đến 5 đối tượng chiếm trên 65%; số đối tượng tham gia trong các vụ có tính chất phức tạp, hoạt động theo băng nhóm chiếm 35%; số vụ có tính chất ít nghiêm trọng chiếm 73,8%; số vụ có tính chất nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chiếm 26,2%.

- Đáng chú ý là các vụ cố ý gây thương tích do sử dụng rượu, bia chiếm 37,77%; do sử dụng ma túy chiếm 5,28 % và do băng nhóm tội phạm chiếm 2,57%.

c) Riêng năm 2016: Trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 39 vụ giết người, 636 vụ gây thương tích làm 44 người chết (39 người chết do tội phạm giết người; 5 người chết do tội phạm cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người), 422 người bị thương (15 người bị thương do tội phạm giết người; 407 người bị thương do tội phạm cố ý gây thương tích gây ra), gây thiệt hại trên 200 triệu đồng. Đã điều tra khám phá 357 vụ, 628 đối tượng có liên quan. Khởi tố 226 vụ, 375 đối tượng, xử lý hành chính 125 vụ, 265 đối tượng. Đáng chú ý là xảy ra vụ chú họ bị tâm thần giết 2 cháu nhỏ ở Ngọc Lặc; đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp dạng đá gây ra vụ giết người, hiếp dâm tại Triệu Sơn...

2. Hậu quả của tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích

Tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích luôn là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn. Trong 3 năm trên phạm vi toàn quốc xảy ra 4.026 vụ án giết người (chiếm 2,46% số vụ phạm pháp hình sự về trật tự xã hội), 97.468 vụ cố gây thương tích với 3.685 người chết và gần 100.000 người bị thương. Riêng đối với địa bàn tỉnh ta đã xảy ra 101 vụ án giết người và 2.062 vụ án cố ý gây thương tích, làm chết 104 người và bị thương 2.355 người, trong đó có 1.023 người bị thương tật vĩnh viễn, mất đi một phần cơ thể quan trọng và mất khả năng lao động; 1.297 người bị suy giảm sức lao động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thu nhập của gia đình mỗi nạn nhân.

Tuy tội phạm giết người chỉ chiếm 1,5% tổng số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh (101/6.759 vụ), nhưng hậu quả về mặt xã hội của loại tội phạm này là rất nghiêm trọng, tội phạm giết người đã xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật, xâm phạm đến quyền thiêng liêng nhất của con người đó là quyền được sống. Hệ lụy của các loại tội phạm này là cảnh tang thương xuất mát, gia đình vợ mất chồng, chồng mất vợ, bố mẹ mt con, anh chị em mất nhau, con cái mồ côi, gia đình mất đi người lao động chính, thu thập sa sút, kinh tế khó khăn, nợ nần, túng thiếu... Nghiêm trọng hơn là tình trạng người thân trong gia đình giết lẫn nhau như bố giết con; con giết bố, mẹ; vợ giết chồng, chồng giết vợ; anh em chém giết lẫn nhau... mà trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ án hết sức man rợ đó là giết nhiều người, thậm chí là giết nhiều người trong một gia đình, điển hình như: vụ chồng giết vợ và 2 con rồi treo cổ tự txảy ra tại số nhà 218, Trần Phú, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa; vụ con rể giết mẹ vợ, vợ rồi dùng xăng tự thiêu xây ra tại thôn 4, xã Xuân Thọ, huyện Như Thanh... đã gây sự ám ảnh, tiêu cực nặng nề trong cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Thân nhân của đối tượng phạm tội giết người không những chịu sự giày vò về tâm lý, không chỉ ảnh hưởng trong gia đình đối tượng phạm tội, mà còn ảnh hưng đến cả dòng họ, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc đời của chính đối tượng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời con, đời cháu, thậm chí là nhiều thế hệ; đó chính là sự kỳ thị, xa lánh của xã hội vì gia đình đó có kẻ giết người, dòng họ đó mọi người thân giết hại lẫn nhau... Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thân phạm tội giết người không còn có sự quan tâm, chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lệch lạc về tâm lý, nhân cách, dễ sa ngã và vướng vào tệ nạn xã hội và có nguy cơ vi phạm pháp luật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách pháp luật của nhà nước, cản trở công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh và đã tác động nghiêm trọng đến sự ổn đnh chính trị của tỉnh nhà; Ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương của Đảng trong việc thực hiện Chiến lược mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mà cụ thể là tiêu chí số 19 về đảm bảo an ninh, trật tự xã hội...

Tội phạm cố ý gây thương tích chiếm 30,5% tổng số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh, trong đó đã xảy ra nhiều v con gây thương tích cho bmẹ, cháu gây thương tích cho ông bà; anh em trong gia đình gây thương tích cho nhau; bạn bè, đng nghiệp gây thương tích ln nhau, nhiều vụ dẫn đến chết người... đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục, tình làng, nghĩa xóm, văn hóa dân tộc của người Việt, tác động xấu đến quan điểm, đường li của đảng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tng địa phương, gây tâm lý lo lắng, bất bình trong dư luận xã hội và cuộc sng bình yên của nhân dân.

Nguy hiểm hơn, dù chỉ chiếm 15% trong tổng số vụ án gây thương tích nhưng các đối tượng trong các băng, ổ nhóm tội phạm hình sự trên địa bàn toàn tỉnh gây ra bằng vũ khí quân dụng, hung khí nguy hiểm với mục đích trả thù, thanh toán lẫn nhau, tạo thanh thế, tranh dành địa bàn làm ăn, bảo kê, đòi nợ thuê... đã hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm mất ổn định tình hình ANTT trên địa bàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xã hội, phục vụ phát triển kinh tế. Đin hình như: Vụ 08 đối tượng trong 01 ổ nhóm sử dụng súng quân dụng bắn bị thương 03 đối tượng trong ổ nhóm khác tại 4 địa điểm trên địa bàn các phường Lam Sơn, Ba Đình, Đồng Vệ, Ngọc Trạo - thành phố Thanh Hóa; vụ án 02 nhóm đi tượng tại thôn Yên Khang, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương và Nông Cống sử dụng súng tự chế bn, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, nguyên nhân do mâu thuẫn tranh chấp trong kinh doanh vận tải vật liệu xây dựng.

Tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích gây ra hậu quả rất nặng nề về mặt kinh tế. Trên thực tế, để điều tra, truy tố, xét xử một vụ án Giết người hay một vụ cố ý gây thương tích mang tính chất băng, ổ nhóm thì các cơ quan chức năng phải chi phí hàng trăm triệu đồng, thậm chí là hàng tỷ đồng. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 03 năm qua các cơ quan chức năng đã phải sử dụng gần 6 tỷ để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử 92 vụ giết người và 2.062 vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn toàn tnh. Nếu chỉ tính riêng tiền ăn, ở, sinh hoạt, khám chữa bệnh cho người bị tạm giam trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, phạm nhân chấp hành hình phạt tù tại các Trại giam, Trại tạm giam về hành vi giết người, cố ý gây thương tích trong 3 năm qua được áp dụng theo Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ và thực hiện thi hành án tử hình đối với người bị kết án thình thì ngân sách Nhà nước phải chi là khoảng hơn 35 tỷ đồng.

3. Kết quả của công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích.

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

- Thực hiện chtrương, đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chính phủ... trong 03 năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 21 Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động để chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm giết người và tội phạm gây thương tích trên địa bàn tỉnh đhuy động sức mnh của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân cùng tham gia. Đã tổ chức hàng 100 hội nghị để triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác đu tranh phòng, chng tội phạm trên địa bàn tỉnh để cán bộ, nhân dân và đảng viên nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm gây thương tích trên địa bàn tỉnh.

- Công an tỉnh (Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) đã phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh xây dựng 121 kế hoạch, chuyên đề công tác đchỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện công tác đu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm gây thương tích mà xác định lực lượng Công an làm nòng cốt phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tiến hành các biện pháp đấu tranh mang tính chất xã hội nhằm từng bước xóa bỏ những yếu tố xã hội tiêu cực có thể trở thành nguyên nhân của tội phạm giết người, cố ý gây thương tích. Tổ chức, triển khai nhiều biện pháp công tác đấu tranh quyết liệt, kịp thời điều tra, khám phá các vụ án giết người, cố ý gây thương tích mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân.

b) Công tác phòng ngừa tội phạm:

- Trong 3 năm qua, lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền ban hành 228 Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động về phòng, chống tội phạm; phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh tổ chức 82 cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật; 21 hội nghị, 586 lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật ở các huyện, thị xã, thành phố; biên soạn và phát hành 30.650 tờ gp pháp luật, 8.560 cun tài liệu, hỏi đáp pháp luật về phòng chống tội phạm.

- MTTQ và các đoàn thể quần chúng địa phương đã phối hợp tổ chức trên 2.000 hội nghị “Lắng nghe ý kiến nhân dân”; 10.000 buổi tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn; 5.450 buổi tuyên truyền lưu động, kẻ vẽ gần 20.000 khẩu hiệu, panô, áp phích ở khu vực công cộng. Quần chúng nhân dân trực tiếp cung cấp cho cơ quan Công an trên 40.000 nguồn tin, trong đó trên 35.000 tin có giá trị, giúp lực lượng chức năng điều tra, giải quyết hàng nghìn vụ việc; tham gia bắt, vận động, thanh loại 405 đối tượng truy nã, trốn thi hành án. Qua việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở đã phát hiện, giải quyết có hiệu quả trên 3.156 mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân, không để phát sinh phức tạp, hình thành điểm nóng.

- Lực lượng nòng cốt là Công an, Quân sự, Biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng khác đã chủ trì, phi hợp với các ban, ngành liên quan và chính quyền các địa phương mở nhiều đợt cao điểm tổng kiểm tra, rà soát và vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu n, công cụ hỗ trợ; thu hồi 205 lựu đạn, 2.273 súng các loại, 503.254 viên đạn, 3.000 kíp nổ, 303kg thuốc n, 2.560 dao kiếm các loại và 1.006 côn, nỏ.

- Lực lượng Công an các cấp từ tỉnh đến cấp xã đã tổ chức lực lượng gọi, hỏi, răn đe, cảm hóa, giáo dục 2.568 lượt đối tượng có nguy cơ cao hoạt động phạm tội trên địa bàn, trọng tâm đối tượng nằm trong diện tái hòa nhập cộng đồng, có điều kiện, khả năng hoạt động phạm tội, đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai cho 1.281 người nghiện tại xã, phường, thị trấn; Tổ chức cai nghiện tập trung cho trên 1.000 lượt người nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Sở Y tế đã tổ chức điều trị thay thế cho 2.634 người nghiện bằng Methadone.

- Các cơ quan tố tụng của tỉnh (Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án) đã phối hợp tổ chức 216 phiên tòa xét xử lưu động các vụ án điểm, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa, răn đe tội phạm.

c) Công tác điều tra, xử lý tội phạm:

- Đối với tội phạm giết người: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã điều tra, làm rõ 92 vụ, 186 đối tượng có liên quan đạt tỷ lệ 91,1% (cao hơn kết quả điều tra, làm rõ các vụ án hình sự nói chung), trong đó tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội đạt tỷ lệ 100%; thu hồi 4 súng, 625 vũ khí thô sơ như dao, kiếm, mã tấu... Đã khởi tố 101 vụ, 186 bị can, xử lý hành chính 27 đối tưng có liên quan trong các vụ án hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã ra quyết định truy tố 92 vụ, 128 bị can có liên quan. Tòa án nhân dân tỉnh đã tổ chức xét xử 91 vụ, 133 bị cáo. Theo đó tuyên phạt mức án: Dưi 3 năm tù: 06 bị cáo; từ 3 đến 7 năm tù: 8 bị cáo; từ 7 đến 15 năm tù: 66 bị cáo; trên 15 năm tù: 36 bị cáo; Chung thân: 6 bị cáo và t hình: 11 bị cáo.

- Đối với tội phạm có ý gây thương tích: Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an Thanh Hóa đã điều tra, làm rõ 1.968 vụ, 3.191 đối tượng có liên quan đạt tỷ lệ 95,44%; thu hồi 11 súng, 975 vũ khí thô sơ như dao, kiếm, mã tấu... Đã khởi tố 816 vụ, 968 bị can, xử lý hành chính 394 đối tượng có liên quan trong các vụ án hình sự; Xử lý hành chính 1.110 vụ, 1.793 đối tượng, xử phạt 3,167 tỷ đồng; Chuyển cơ quan khác: 45 vụ, 61 đối tượng. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã ra quyết định truy tố 492 vụ, 692 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã tổ chức xét xử 467 vụ, 679 bị cáo. Theo đó tuyên phạt mức án: Cải tạo không giam giữ: 10 bị cáo; Dưới 3 năm tù: 447 bị cáo; từ 3 đến 7 năm tù: 189 bị cáo; từ 7 đến 15 năm tù: 31 bị cáo; Chung thân: 2 bị cáo.

4. Những hạn chế, thiếu sót và những nguyên nhân phát sinh tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích

a) Hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, cố ý gây thương tích:

- Tội phạm giết người, có ý gây thương tích mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh nhưng tình hình vẫn đang diễn ra rất phức tạp với tính chất mức độ ngày càng nguy hiểm và hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm trọng hơn. (Đã đánh giá cụ thể trong phần 1 và 2 của Mục I)

- Các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa làm tốt công tác nắm tình hình để phát hiện kịp thời các đối tượng có nguy cơ phạm tội giết người, cố ý gây thương tích tđó tham mưu và đề ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh xử lý; chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để có biện pháp răn đe, giáo dục thích hợp đối với s đi tượng có biu hiện hoạt động phạm tội; chưa giải quyết kịp thời, hóa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ khi mới nảy sinh, từ những mâu thuẫn nhỏ.

- Kết quả xử lý các đi tượng phạm tội giết người, cố ý gây thương tích còn hạn chế, nhiều đối tượng gây ra các vụ án, hậu quả rất nghiêm trọng mang tính chất côn đồ, hung hãn, hoạt động chuyên nghiệp nhưng chưa bị xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm, không đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm.

- Công tác quản lý vũ khí, hung khí còn nhiều sơ hở, bất cập; vũ khí, hung khí nguy hiểm, hóa chất độc hại, công cụ hỗ trợ vẫn còn cất dấu, tàng trữ nhiều trong dân và trong tay các đối tượng hình sự trên địa bàn, khi phát sinh mâu thuẫn và nảy sinh ý định phạm tội thì các đối tượng dễ dàng có nhiều sự lựa chọn để mua, sử dụng vũ khí, hung khí gây ra các vụ giết người và cố ý gây thương tích.

- Phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm tại địa bàn dân cư ở nhiều nơi còn yếu, nhiều công dân có thái độ bàng quang, vô cảm, thờ ơ, tư tưởng né tránh, sợ liên lụy, sợ tội phạm không dám ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi phạm tội giết người, gây thương tích nói riêng.

b) Nguyên nhân làm gia tăng tình hình tội phạm giết người và cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh:

* Nguyên nhân khách quan:

- Sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện sự canh tranh, mâu thuẫn về lợi ích vật chất; sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng rõ nét; nạn thất nghiệp gia tăng, sự xuống cấp đạo đức, lối sống, văn hóa, giáo dục.

- Sự xung đột xã hội ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa, dân tộc, quản lý và sử dụng đất đai... đang có nhiều diễn biến phức tạp, chưa được khắc phục kịp thời, giải quyết triệt để.

- Sự đồng thuận xã hội nhiều mặt giảm sút, tính gắn kết trong quan hệ gia đình, trong cộng đồng làng, bản, khu dân cư bị giảm sút. Một bộ phận không nhỏ người dân thờ ơ, bàng quang, vô cảm trước những hành vi vi phạm pháp luật đang tồn tại và diễn ra xung quanh mình.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng chưa quyết liệt nên chưa huy động được sức mnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và qun chúng nhân dân vào cuộc tham gia tích cực.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong muốn. Nhiều văn bản pháp luật ban hành đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được triển khai kịp thời, chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Ý thức xã hội, ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Trong khi đó sự ảnh hưởng của phim bạo lực, mạng Internet đã tác động đến xu hướng bạo lực trong gii trẻ ngày càng rõ nét.

- Chế tài xử lý hành chính, hình sự đối với nhng hành vi vi phạm về TTATXH chưa nghiêm minh, còn nhiều hạn chế bất cập, chưa phù hợp, còn mang nặng tính giáo dục, đạo đức, phê bình, cảnh cáo mà thiếu sự trừng trị nghiêm minh, chưa đủ sức n đe, cưỡng chế, nhất là tội cố ý gây thương tích.

- Vai trò của các tổ chức hòa giải ở địa bàn cơ sở hoạt động còn hạn chế, cầm chừng, hiệu quả chưa cao, nhất là trong việc phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân chưa kịp thời, không triệt để dẫn đến mâu thuẫn âm , kéo dài và bùng phát thành xung đột lớn.

- Tình trạng lạm dụng, sử dụng chất kích thích còn phổ biến, nhất là lạm dụng rượu bia, sdụng ma túy tổng hợp dạng “đá” đã và đang tác động xấu đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

5. Dự báo tình hình tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích trong thời gian tới

Trong thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định khó lường. Dự báo trong thời gian tới, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn cả nước sẽ gia tăng và diễn biến phức tạp hơn.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm giết người, gây thương tích có chiều hướng gia tăng, số vụ giết người, gây thương tích do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trong gia đình, trong quan hệ xã hội, tranh chấp dân sự... vẫn sẽ ở mức cao (khoảng 80%). Xu hướng các đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm hình sự gây án nhiều hơn, có tổ chức, phân công vai trò của từng đối tượng chặt chẽ hơn trong hoạt động phạm tội, hoạt động can dự vào các lĩnh vực kinh tế, núp bóng doanh nghiệp, chúng sẵn sàng gây án để trả thù nhau, thanh toán lẫn nhau, tạo thanh thế, cạnh tranh địa bàn làm ăn, bảo kê ... Các đối tượng sử dụng ma túy, rượu bia gây án ngày càng nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Cùng với đó là sẽ xuất hiện các đối tượng thuê giết người, giết người thuê, thuê gây thương tích, giết người, gây thương tích thuê với phương thức tinh vi, xảo quyệt; khi gây án xong, các đối tượng xóa dấu vết, dựng hiện trường giả, tiêu hủy vật chứng để che dấu hành vi phạm tội, nhm đánh lạc hướng, đối phó với cơ quan điều tra, thậm chí còn có hành vi đe dọa, khống chế, mua chuộc người bị hại, nhân chứng từ chối khai báo, từ chối giám định, rút yêu cầu đề nghị xử lý khai báo gian dối và không hợp tác cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan điều tra...

Tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm giết người, gây thương tích ngày càng côn đồ, hung hãn, manh động và tinh vi hơn; hậu quả, thiệt hại để lại cho xã hội ngày càng nặng nề, to ln. Khi thực hiện tội phạm, các đối tượng sẽ sử dụng vũ khí nóng, vũ khí, hung khí nguy hiểm có thể gây chết người ngay, thậm chí chết nhiều người, gây thương tích, cố tật nặng cho nhiều người khác như: Bom, mìn tự chế, súng quân dụng, súng tự chế, thuốc độc, dao, kiếm, mã tấu. Giết người bằng “bom thư” sẽ xảy ra nhiều hơn; tiếp tục xảy ra nhiều vụ giết người, gây thương tích cho nhiều người trong một gia đình, ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người...

Xuất phát từ thực trạng tình hình phức tạp của tội phạm giết người, cố ý gây thương tích trong thời gian qua và những dự báo khoa học về tội phạm giết người, cố ý gây thương tích trong thời gian tới, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020” là yêu cầu hết sức cần thiết nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tính mạng, sức khỏe, sự bình yên, hạnh phúc của mọi công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, góp phần ổn định ANTT, thúc đẩy phát triển kinh tề - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Phần 2

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Làm tốt công tác phòng ngừa, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; hạn chế thấp nhất tính chất, mức độ, hậu quả gây ra cho xã hội; kiềm chế, đấu tranh ngăn chặn, từng bước làm giảm tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh; kết quả công tác điều tra, khám phá, xử lý hiệu quả cao, triệt để.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm 25% tổng số vụ giết người, giảm 25% tổng số vụ c ý gây thương tích xy ra vào năm 2020 so với năm 2016, cụ thể:

+ Năm 2017 giảm 10% tổng số vụ giết người, 10% tng svụ cố ý gây thương tích so với năm 2016.

+ Năm 2018 giảm 15% tổng số vụ giết người, 15% tổng số vụ cố ý gây thương tích so với năm 2016.

+ Năm 2019 giảm 20% tổng số vụ giết người, 20% tổng số vụ cố ý gây thương tích so với năm 2016.

+ Năm 2020 giảm 25% tổng số vụ giết người, 25% tổng số vụ cố ý gây thương tích so với năm 2016.

- Tỷ lệ điều tra, khám phá, giải quyết, xử lý hàng năm đạt 98% trở lên đối với tng số vụ án giết người và vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Công tác phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138 các cấp, được triển khai cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tnh.

2. Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó lực lượng Công an là nòng cốt, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên.

3. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm giết người và tội phạm gây thương tích trên địa bàn tỉnh, trong đó lấy hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa ngay tgia đình, ngay tại cơ sở là giải pháp trọng tâm, chủ yếu; đu tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội là gii pháp quan trọng.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ chính trị trọng tâm để chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với công tác phòng, chống tội phạm

- Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt sâu sc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là trong chỉ đạo thực hiện: Chthị số 48, Chỉ thị số 21, Chỉ thị số 46 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37, Nghị quyết số 63, Nghị quyết số 96, Nghị quyết số 111 của Quốc hội về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chương trình hành động số 19-CTr/TU Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vthực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ; các chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn đã ban hành.

- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội phải quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thực hiện, nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp về phòng, chống tội phạm, lôi cuốn sự tham gia rộng rãi, tích cực của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng và nhân dân. Kịp thời phát hiện, bịt kín những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về ANTT.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phòng, chống tội phạm, phát hiện làm rõ những thiếu sót, khuyết điểm và xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương không quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, để tình hình tội phạm diễn ra phức tạp, kéo dài, hoạt động lộng hành hoặc bao che cho tội phạm (theo Điều 12, Chương III, Quyết định 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

- Xây dựng chế phối kết hợp phù hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo dục con em trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng việc chỉ đạo xây dựng các phong trào gia đình văn hóa, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, dòng họ tự quản, hiếu học, cơ quan, đơn vị văn hóa...

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng, xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cần được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, có nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và địa phương

- Đổi mới hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng vùng, miền, từng đối tượng, coi trọng các biện pháp truyền thống như: truyền miệng, in ấn tờ rơi, pa nô, áp phích, tranh ảnh biếm họa, nhất là tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các thôn, bản, khu phố...

- Các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình tập trung tuyên truyền về giá trị đạo đức, truyền thống gia đình, xóm, làng, truyền thống của dân tộc; lên án mnh mẽ những người có hành vi phản văn hóa, vi phạm pháp luật; tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày như: Giải quyết tranh chấp mâu thuẫn về dân sự, kinh tế, đất đai, hôn nhân và gia đình...; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, đặc biệt chú ý đến các Điều luật quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, dưới nhiều hình thức (băng zôn, khẩu hiệu, phát thanh, truyền hình, phóng sự, kịch, sân khấu hóa....) về phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả tác hại cũng như tính nghiêm khắc của chế tài xử lý hình sự đối với các loại tội phạm, nhất là tội phạm giết người, cố ý gây thương tích để nhân dân hiểu rõ và chđộng phòng ngừa, đấu tranh.

- Kịp thời thông tin, cảnh báo để người thân, người sinh sống lân cận với những người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, bị “ngáo đá”, có phương pháp phòng ngừa, cảnh giác đối với hành vi mà đối tượng này có thể gây ra hành vi giết người, gây thương tích bất kỳ lúc nào và cho bất kỳ ai.

- Nâng cao kỹ năng của mọi tổ chức, công dân trong phát hiện, phòng ngừa, xử lý đối với những biểu hiện, hành vi và hậu qutác hại của tội phạm gây thương tích, giết người đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

3. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội gắn với thực hiện Chỉ thị số 10, Đề án 375 của UBND tỉnh và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; xây dựng khu phố, thôn, xóm, làng bản, cơ quan, trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội; khu dân cư an toàn về an ninh trật tự.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 và Đề án 375 của UBND tỉnh, Thông tư 23 của Bộ Công an, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trọng tâm là chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Tiêu chí số 19 về công tác đảm bảo An ninh trật tự của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, coi đây là nội dung để xây dựng khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa.

- Đổi mới nội dung xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm khu dân cư. Xây dựng, củng cố, bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo ANTT, nâng cao nhận thức cho các thành viên Ban chỉ đạo về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các mô hình quần chúng tự quản về ANTT tại khu dân cư.

- Thường xuyên phát động và nhân rộng phong trào thi đua đăng ký, cam kết làm nhiều việc tt về ANTT tại khu dân cư, cụ thể là: Từng gia đình dòng họ đăng ký với thôn, bản, khu phố. Từng thôn, bản, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, hợp tác xã, tổ chức đoàn thể trên địa bàn đăng ký với BCĐ ANTT xã, phưng, thị trấn.

- Rà soát, củng cố lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ đảm bảo An ninh trật tự tại địa bàn cơ sở, trọng tâm là lực lượng Công an xã, Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, Tổ bảo vệ dân phố. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, pháp luật, cũng như hỗ trợ các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của lực lượng này.

- Kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở và tổ chức thực hiện công tác hòa giải theo đúng quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; vận động những người có có đủ trình độ, năng lực và uy tín vào Tổ hòa giải; thường xuyên bồi dưng kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên để vận dng linh hoạt trong quá trình hòa giải.

- Thường xuyên tổ chức họp dân, thông qua đó cảm hóa, giáo dục nhng người có biểu hiện vi phạm tại cộng đồng dân cư, phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện về dân sự, hành chính, kinh tế... ngay từ khi nảy sinh không để phát triển thành mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp. Quá trình giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tt đẹp của nhân dân và hương ước của địa phương.

- Đối với các vụ việc vi phạm hành chính khi xảy ra phải được làm rõ, xử lý nghiêm minh, triệt để nhất là các vụ việc đánh nhau, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, vi phạm an toàn giao thông, tranh cãi, đánh nhau trong gia đình, dòng họ, trong sinh hoạt cộng đồng, khu dân cư.

- Thực hiện tốt các biện pháp giám sát, hòa giải, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đi với ngưi dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Mục 2, Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015 (ngay sau khi bộ luật này có hiệu lực pháp luật).

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh giữa các tổ chức đoàn thể với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138 tnh, trọng tâm là giữa lực lượng Công an đối với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

4. Quản lý chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao gây ra các vụ án giết người, gây thương tích tại địa bàn cơ sở như: Đối tượng nghiện ma túy; Người chấp hành xong hình phạt tù; chấp hành hình phạt ngoài tù; đối tượng quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; các đối tượng có tiền án, tiền sự; thanh thiếu niên hư và người bị tâm thần, bị “ngáo đá”

- Rà soát, nắm chắc danh sách những người nghiện ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp dạng đá để lập hồ sơ quản lý, phân loại người nghiện áp dụng biện pháp cai nghiện phù hợp như: điều trị uống Methadone, đưa vào giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động tnh theo quy định của pháp luật.

- Quản lý chặt chẽ các đi tượng chấp hành hình phạt ngoài tù (trọng tâm là các đối tượng đang chấp hành hình phạt ci tạo không giam giữ, án treo), hoãn thi hành án, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người được đặc xá, tha tù về địa phương, các đi tượng bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở ngoài xã hội (bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, cấm xuất...), nghiện game online, người bị tâm thn theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, theo dõi và giám sát hoạt động, di biến động các đối tượng hình sự, các đối tượng là thanh thiếu niên hư có điều kiện khả năng hoạt động phạm tội, các đi tượng đang bị áp dụng các biện pháp hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thông qua đó, phát hiện các vi phạm để có biện pháp ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm theo pháp luật.

- Tiến hành gọi, hỏi, răn đe, giáo dục, cảm hóa các đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động phạm tội hiện hành, tập trung vào các đi tượng cầm đầu băng nhóm hình sự, hoạt động tín dụng đen, đòi nợ thuê, sđại ca, đu gu, thanh thiếu niên hư...có biểu hiện phạm tội đe dọa giết người, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.

- Thực hiện các giải pháp quản lý, chữa bệnh bắt buộc cho số người tâm thần, bị “ngáo đá”, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần trên địa bàn; điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các trường hợp đối tượng có hồ sơ tâm thần giả, các đối tượng làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần nhằm trốn tránh pháp luật.

- Có chính sách ưu đãi, vay vốn tạo điều kiện cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người chấp hành xong án phạt tù hoàn lương tiến bộ được vay vốn đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm đtăng thu nhập, ổn định đời sống và sớm tái hòa nhập cộng đồng.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, trọng tâm là quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không để tội phạm sử dụng để gây án

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý cư trú nhằm kịp thời phát hiện các đối tượng truy nã, trốn thi hành án, đối tượng có nguy cơ cao gây ra các vụ án giết người, gây thương tích; đối tượng phạm tội trong các vụ án hình sự để ngăn chặn, bắt xử lý.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn, thu giữ, tiêu hủy, loại bỏ kịp thời các loại sách báo, đồ chơi, tranh ảnh, băng đĩa hình, game có tính bạo lực, khiêu dâm độc hại, bị cấm, gây ra tác động xấu làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như: Cơ sở lưu trú, cầm đồ, quán Bar, vũ trường, dịch vụ Internet, cơ sở kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các cơ sở rèn, hàn, sản xuất vũ khí thô sơ (dao, kiếm, mác...), không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội. Đồng thời có hình thức, chế tài xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm Điều kiện về an ninh trật tự trong sản xuất, kinh doanh.

- Thường xuyên mở các đt cao điểm thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân, trọng tâm là vũ khí trong tay đối tượng hình sự, trong băng nhóm tội phạm, thanh thiếu niên hư, càn quấy.

- Tăng cưng công tác qun lý trật tự an toàn nơi công cộng, sớm phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm giết người, gây thương tích.

- Xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lắp đặt hệ thng Camera giám sát an ninh ở địa bàn dân cư, cơ quan, doanh nghiệp và gia đình phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý vi phạm và tội phạm.

6. Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án công tác vũ trang tuần tra kiểm soát, tuần tra nhân dân, tuần tra nghiệp vụ của các lực lượng chức năng nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật

- Lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch, phương án tổ chức lực lượng tuần tra vũ trang, tuần tra nghiệp vụ trên các tuyến, các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, trọng tâm là địa bàn đô thị và vùng giáp ranh vào các giờ cao điểm để mật phục, đón lõng, phát hiện, phục kích bắt quả tang các đối tượng gây án. Kịp thời ngăn chặn không để các vụ phạm tội xảy ra, nhất là đối tượng mang theo vũ khí, hung khí nguy hiểm đi gây án, thanh thiếu niên hư tổ chức càn quấy, đánh nhau, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.

- Chỉ đạo lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố, tổ bảo vệ ANTT thôn có kế hoạch tổ chức các hoạt động tuần tra nhân dân khép kín tại địa bàn dân cư, thôn xóm, làng bản, cơ quan, doanh nghiệp đphòng ngừa, phát hiện truy bắt kịp thời các đối tượng phạm tội.

- Hoàn thiện các phương án, kế hoạch tác chiến, phối kết hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, đặc biệt là trong bảo đảm an ninh trật tự các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn, định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình tuần tra, kiểm soát trong từng địa bàn.

- Lực lượng Công an tỉnh, Công an cấp huyện tổ chức thực tập phương án, kỹ thuật, chiến thuật cụ thể để xử lý khi các tình huống như: Các đối tượng đang tụ tập, chuẩn bị gây án, ẩn náu, cất giấu vũ khí, hung khí; đối tượng đang trên đường đến địa điểm gây án hoặc bỏ trốn sau khi gây án, phương án giải thoát con tin.

- Các lực lương khi thực hiện nhiệm vụ công tác vũ trang tuần tra kiểm soát, tuần tra nhân dân, tuần tra nghiệp vụ luôn đề cao ý thức cảnh giác, tinh thần đấu tranh trấn áp tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật.

7. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với các đối tượng phạm tội giết người và phạm tội cố ý gây thương tích nhanh chóng, kịp thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật

- Tổ chức tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm; duy trì hoạt động của trực ban “đường dây nóng: 02373.725.725”, trực xử lý 113, trực phn ứng nhanh, trực ban hình sự tại các Cơ quan Cảnh sát điều tra, thường trực tại Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an theo quy định đtiếp nhận xử lý kịp thời các nguồn tin về tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm giết người, gây thương tích nói riêng.

- Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về các vụ án giết người, cố ý gây thương tích, Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền phải huy động lực lượng đến ngay hiện trường, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra làm rõ, truy xét, bt giữ đối tượng đxử lý; không đvụ án kéo dài, đối tượng phạm tội chưa bị xử lý, bỏ trốn ở ngoài xã hội có thể tiếp tục gây án.

- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội phạm giết người và tội phạm gây thương tích trên địa bàn. Các cơ quan tố tụng hai cấp (tỉnh, huyện) thường xuyên phối hợp giải quyết các vụ án, vụ việc khi có khó khăn vướng mắc về thủ tục tố tụng, củng cố tài liệu, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, kịp thời đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật, nhất là tội phạm giết người và tội cố ý gây thương tích.

- Tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh mẽ đối với các băng, nhóm tội phạm sử dụng hung khí, vũ khí nguy hiểm để thanh toán lẫn nhau, tranh giành địa bàn, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, hoạt động núp bóng doanh nghiệp, can dự vào các lĩnh vực kinh tế...

- Viện Kiểm sát nhân dân chủ trì xác định vụ án giết người, cố ý gây thương tích là án điểm để phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử. Tổ chức xét xử lưu động một số vụ án phục vụ công tác tuyên truyền và phòng ngừa tội phạm giết người và cố ý gây thương tích tại địa phương đã xảy ra các vụ án hình sự.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, các tỉnh giáp ranh (Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình, Hủa phăn - Lào) và 17 địa bàn trọng điểm về tội phạm hình sự trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm giết người và cố ý gây thương tích.

- Các ngành chức năng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tham mưu cho UBND tỉnh tham gia góp ý sâu sắc vào các dự án luật của Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương góp phần hoàn thiện pháp luật, nhất là các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm hình sự và quản lý trật tự an toàn xã hội.

- Các cơ quan tố tụng trong thực tiễn quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích kịp thời phát hiện nhng khó khăn vướng mắc bất cập để kiến nghị Quốc hội và các ngành Tư pháp Trung ương có văn bản hướng dẫn tháo gỡ kịp thời. Trong đó đáng chú ý là tội phạm cý gây thương tích về các hành vi từ chối giám định thương tích, giám định pháp y, bị hại rút yêu cầu xử lý.

8. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, bổ trợ tư pháp gắn với đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, các điều kiện đảm bảo khác cho các lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ pháp luật, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng đạo đức, văn hóa nghề cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, kết luận số 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW

- Rà soát, bổ sung đủ biên chế về cán bộ có chức danh tư pháp trong Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, thăm quan học hỏi kinh nghiệm phòng chống tội phạm trong và ngoài nước cho các lực lương mũi nhọn, nòng cốt trong phòng chống tội phạm.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc 05-ĐA/ĐUCA ngày 06/9/016 của Đảng ủy Công an Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân; tăng cưng thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm minh những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng, có thái độ không đúng mực, thường xuyên vi phạm quy trình nghiệp vụ trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dẫn đến sai lệch hồ sơ, làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế phối hợp số 08 ngày 24/02/2012 giữa 3 cơ quan tiến hành Tố tụng 2 cấp (tỉnh, huyện) trên địa bàn tỉnh trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

- Đầu tư ngân sách mua sắm trang phương tiện, phục vụ các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách nòng cốt. Hỗ trợ kinh phí trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đi với tội phạm nói chung, giết người và gây thương tích nói riêng trên địa bàn tỉnh.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Ban Chỉ đạo 138 tỉnh:

Chịu trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị triển khai thực hiện đề án; Chỉ đạo Giám đốc các Sở, Thủ trưng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND, Ban Chđạo 138 các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình, ban hành các kế hoạch, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp đã được phân công.

2. Công an tỉnh

- Là cơ quan thưng trực thực hiện đề án, chủ động tham mưu cho BCĐ138 tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội phạm giết người, cố ý gây thương tích trên địa bàn; xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch công tác nghiệp vụ cụ thể, xác định trách nhiệm là lực lượng nòng ct nhằm đấu tranh trấn áp có hiệu quả với tội phạm này.

- Thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ 138 tnh (đặt tại Phòng Tham mưu Công an tỉnh) chịu trách nhiệm theo dõi tập hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện; đề xuất kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện, chuẩn bị nội dung phục vụ sơ kết, tổng kết, phối hợp đề xuất khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án, báo cáo UBND tnh và Bộ Công an chỉ đạo.

- Phối hợp với Sở Tài chính dự trù, phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Đề án.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp, quy chế quản lý học sinh, sinh viên, giáo viên trong các nhà trường không đxảy ra vi phạm pháp luật và tham gia các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2015-2020 trong ngành giáo dục. Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trọng tâm là giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên góp phần hình thành nhân cách đúng đắn cho các em, tránh bị lệch chuẩn đạo đức, lối sống.

4. Tỉnh đoàn (Đoàn TNCSHCM tỉnh Thanh Hóa)

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Nghị quyết liên tịch s03 giữa Trung ương Đoàn TNCSHCM với Bộ Công an trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gắn với công tác phòng, chống tội phạm giết người và cố ý gây thương tích.

- Tiếp tục nhân rộng và phát động mạnh mẽ phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, “Xây dựng nét đẹp tuổi học trò xứ Thanh”, Cuộc vận động “2 xây, 1 chống” (xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh nơi công cộng, xây dựng gia đình văn hóa, chống tệ nạn xã hội), diễn đàn “tui trẻ sống đẹp, sng có ích”, và các câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tội phạm.

- Phối hợp với các Trại giam trên địa bàn tỉnh tổ chức hoạt động giao lưu “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” và các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao từ đó xây dựng nếp sóng văn hóa, phòng chống tội phạm.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tổ chức công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng dân cư và cai nghiện tại cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Có biện pháp quản lý sau cai nghiện, hạn chế tối đa để các đối tượng tái nghiện góp phần phòng ngừa, hạn chế đầu vào của các loại tội phạm hình sự nói chung và tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng.

- Thực hiện chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, giúp cho các đối tượng lầm lỗi có việc làm, thu nhập ổn định để họ tái hòa nhập cộng đồng; Phối hợp với các ngành chức năng để tham mưu có chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác dạy nghề, cai nghiện, tạo việc làm cho người nghiện ma túy và người lầm lỗi.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Y tế

- Phối hợp với Công an tnh, Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện có hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; tổ chức kiểm tra, cấp giấy xác định tình trạng nghiện để phục vụ công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục - lao động - thương binh và xã hội tỉnh.

- Chỉ đạo Bệnh viện tâm thần thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nghiệp vụ điều trị và cấp bệnh án tâm thần, cấp sđiều trị ngoại trú; phối hợp với Cơ quan điều tra để phát hiện những hồ sơ bệnh án giả, đối tượng lợi dụng tâm thần để hoạt động phạm tội trốn tránh không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Chỉ đạo Trung tâm pháp y tỉnh, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện đúng quy trình công tác giám định, điều trị, cấp bệnh án, phối hợp phục vụ có hiệu quả công tác điều tra và xử lý tội phạm.

- Phối hợp với Sở Lao động, thương binh và Xã hội đề xuất phác đồ điều trị đối với người nghiện ma túy tng hợp, ma túy tổng hợp dạng “đá”.

7. Sở Tư pháp

- Thường trực hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu biết và tự giác chấp hành, góp phần phòng ngừa tội phạm; xây dựng và đưa vào hoạt động có chất lượng và hiệu quả hệ thống tủ sách pháp luật tại cơ sở, trọng tâm là: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, luật đất đai, luật tài nguyên môi trường, luật hòa giải ở cơ sở...

- Soạn tho và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm. Phối hợp với các ngành trong khối nội chính cấp tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện pháp luật, nhất là pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm.

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; phối hợp Sở Tài chính dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét Quyết định; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

8. Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí và du lịch kết hợp với triển khai xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư và gia đình, góp phn phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ văn hóa, xử lý triệt để, tịch thu tiêu hủy các loại văn hóa phẩm độc hại bị cấm, không để sơ hở, phát sinh tội phạm. Tăng cưng công tác quản lý, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm như: vũ trường, mát sa, karaoke... góp phần phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người, gây thương tích nói riêng.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm; tuyên truyền có hiệu quả về biện pháp triển khai và kết quả thực hiện đề án, những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện để khuyến khích, động viên các tng lớp nhân dân tích cực tham gia, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm.

10. STài chính

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán ngân sách thực hiện Đề án theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành, cân đối nguồn báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện trong kế hoạch ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp (ngoài khoản cấp hỗ trợ hàng năm cho công tác phòng, chống tội phạm).

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn huy động, quản lý, sử dụng kinh phí của các tổ chức cá nhân tài trợ cho quỹ phòng, chống tội phạm theo Quyết số 1743/QĐ-UBND, ngày 13/5/2015 của Chủ tịch UBND tnh.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

11. Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức thành viên

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp phòng, chống tội phạm giữa lực lượng Công an đối với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên; vận động hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện các giải pháp nêu ra trong đề án.

- Đa dạng các hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp, tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên và nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Ban Chỉ đạo 138 huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND, Ban Chỉ đạo ANTT các xã, phường, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, quản lý, cải tạo người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư.

- Phối hợp xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đng. Biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện đề án.

- Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh phát huy vai trò nòng cốt trong vận động hội viên, con cháu trong gia đình, dòng họ chấp hành nghiêm pháp luật, tham gia tích cực công tác phòng ngừa tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích.

12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

- Tăng cường công tác kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh các vụ án giết người, cố ý gây thương tích, nhất là các vụ án do băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có tính chất côn đồ, sử dụng bạo lực, vũ khí, hung khí nguy hiểm để gây án.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong thu thập tài liệu, củng cố, đánh giá chứng cứ và các tài liệu có liên quan; kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn đi với loại tội phạm này. Đồng thời kiên quyết kiến nghị, kháng nghị các bản án chưa đúng quy định của pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án giết người, cố ý gây thương tích.

- Phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân tỉnh xét chọn và giải quyết án điểm phục vụ công tác tuyên truyền, phòng ngừa với tội phạm nói chung, tội phạm giết người và gây thương tích nói riêng.

13. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh

- Chỉ đạo tòa án 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) xét xử nghiêm minh với các đối tượng phạm tội gây ra các vụ án giết người, gây thương tích trên địa bàn tỉnh. Tổ chức xét xử lưu động các vụ án điểm, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa, răn đe tội phạm.

- Kịp thời ra Quyết định thi hành án phạt tù đối với các bị cáo mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, đối tượng hết hạn hoãn và tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Kiểm tra những trường hợp tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án để phát hiện những trường hợp áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật.

- Thông báo kịp thời cho UBND các xã, phường, thị trấn để phối hợp quản lý chặt chẽ các đối tượng Tòa án các cấp phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế...các trường hợp hoãn và tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.

14. Các sở, ban, ngành khác, các Trại giam của Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, doanh nghiệp

- Có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án; đồng thời, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người, gây thương tích nói riêng theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình.

- Đề nghị các Trại giam của Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an các huyện, thị, thành phố, các ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội thực hiện các giải pháp nêu ra trong đề án. Trọng tâm là quản lý, giáo dục, cảm hóa các người chấp hành hình phạt tù, phối hợp thực hiện công tác chuẩn bị điều kiện cho các phạm nhân hòa nhập cộng đồng khi chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

15. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo BCĐ138, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội ở cấp huyện triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án, đảm bảo tiến độ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm hoạt giết người, gây thương tích nói riêng trong phạm vi quản lý của mình.

- Ban chỉ đạo 138 huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cụ thể hóa, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đề án ở các ban, ngành các các xã phường, thị trấn. Kiên quyết xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để cho các loại tội phạm này gia tăng hoặc hoạt động công khai, lộng hành.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí dự toán thực hiện Đề án là: 14.432.000.000đ

(Có Dự toán kinh phí Đề án (2017-2020) kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Đề án được thực hiện trong 4 năm, t năm 2017 đến hết 2020 do Ban Chỉ đạo 138 chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện.

2. Các bước triển khai

a) Bước 1:

- Ban Chỉ đạo 138 tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Tổ chức Hội nghị cấp tnh để triển khai thực hiện Đề án.

(Triển khai thực hiện xong trong đu quý II/2017)

b) Bước 2:

- Các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Tổ chức hội nghị cấp huyện để quán triệt.

(Triển khai thực hiện xong trong giữa quý II/2017)

c) Bước 3: Triển khai đồng loạt các giải pháp thực hiện của đề án trên phạm vi toàn tỉnh. (Bắt đầu từ cuối quý II/2017)

3. Chế độ sơ kết, tổng kết và thông tin báo cáo:

- Hàng năm, cấp tỉnh và cấp huyện tiến hành sơ kết tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án từ cơ sở vào tháng 11. Tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án vào cuối năm 2018 và Tổng kết 4 năm thực hiện Đề án vào cuối năm 2020.

- Quá trình triển khai thực hiện Đề án các sở, ban, ngành và địa phương thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh) để tập hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và BCĐ 138 Chính phủ./.

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN (2017-2020)

PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI TP GIẾT NGƯỜI, CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 1212/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Nội dung

ch tính

Stiền

TỔNG CỘNG 4 NĂM (Mục I * 4)

14.432

Dkiến chi 1 năm

3.608

1

Chi tổ chức Hội nghị triển khai đề án toàn tỉnh

 

34

 

Thuê Hội trường, trang trí, khánh tiết 01 ngày

 

10

 

Nước uống:

400 người x 30.000 đ/người

12

 

Tài liệu:

400 người x 30.000 đ/người

12

2

Hoạt động của các Ban Chỉ đạo

 

360

 

Công tác chỉ đạo, kiểm tra: Bồi dưỡng, xăng xe

 

60

 

Công tác theo dõi, tập hợp tình hình, phân tích số liệu, báo cáo

100

 

Thưởng đột xuất khám phá nhanh các vụ án ln, chuyên án

 

200

3

Chi cho công tác tuyên truyn

 

774

 

In đĩa phát trên hệ thống loa phát thanh các xã phòng chống tội phạm giết người

635 đĩa x 30.000 đ/đĩa

19

 

Họp dân để tuyên truyn công tác phòng ngừa, đấu tranh vi tội phạm giết người, cố ý gây thương tích

635 xã x 1.000.000 đ/lần/năm

635

 

Làm nhật ký vụ án, phóng sự tuyên truyền phòng chống tội phạm giết người, cố ý gây thương tích

01 số/tháng x 12 tháng x 10 trđ/ số

120

4

Chi mua tin đối với Cộng tác viên bí mật nắm tình hình địa bàn, đối tượng phục vụ phòng ngừa, đấu tranh vi tội phạm giết người, cố ý gây thương tích

50 tin x 2.000.000 đ
100 tinx 1.000.000 đ
160 tin x 500.000 đ

280

5

Điều tra, xử lý tội phạm
(CA, VKS, TA)

Giết người: 30 vụ x 12.000.000 đ/vụ

C ý GTT: 280 vụ x 5.000.000 đ/vụ

(Bình quân chi điều tra, truy tố, xét xử:

- 01 vụ án giết người: 10 người x 12 ngày x 100.000 đ/người/ngày = 12.000.000 đ

-01 vụ CYGTT: 10 người x 5 ngày x 100.000 đ/người/ngày = 5.000.000 d)

1.760

6

Tuần tra trấn áp tội phạm giết người, cố ý gây thương tích

Hỗ trợ tiền xăng dầu cho 08 xe ô tô đtuần tra tại các địa bàn phc tạp về ANTT Công an Thành phố Thanh Hóa (02 xe), Thị xã Sầm Sơn (01 xe), Bm Sơn (01 xe), Tĩnh Gia (02 xe), Cảnh sát cơ động (02 xe)

2.000.000 đ/đêm x 200 đêm/năm

(Tính bình quân xăng đầu 01 đêm cho tuần tra: 08 xe x 70km/đêm x 20 lít/100km x 17.000 đ/lít)

400

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1212/QĐ-UBND ngày 18/04/2017 phê duyệt Đề án “Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.229

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.6.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!